Nâng cao hiệu quả chương trình rèn luyện đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (chương trình đội viên Măng non- Hay chương trình đội viên sẵn sàng, hạng ba) ở Liên đội Trường Tiểu học Cẩm Vân 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Triển khai thực hiện chương trình rèn luyện đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội, nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cho đội viên rèn luyện phát triển toàn diện, trở thành người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Đội viên trong các Trường Tiểu học chủ yếu là lứa tuổi 9 đến 11 tuổi, nên nội dung rèn luyện tập trung chủ yếu là chương trình đội viên Thiếu niên Tiền phong Măng non (hay chương trình đội viên sẵn sàng-hạng ba).

 Mục tiêu Giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động, hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nhằm thu hút, tập hợp thiếu niên nhi đồng để Giáo dục các em theo Điều Bác Hồ dạy, phấn đấu rèn luyện trở thành đội viên tốt, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 Nội dung Giáo dục Tiểu học và nội dung hoạt động Đội Thiếu niên ở trường Tiểu học đồng nhất về mục tiêu. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu chung, Nhà trường – Đội thiếu niên phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục theo nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội", “Học mà chơi-chơi mà học”. .Song song với hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi thể dục thể thao.

 Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Đội Thiếu niên có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những tri thức, kỹ năng cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống. Việc tạo ra một sân chơi thu hút đông đảo học sinh tham gia là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện.

 Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng cùng lúc hướng tới ba đích. Đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin ), giáo dục thái độ, tình cảm (những rung động, xúc cảm ) và giáo dục hành vi, kỹ năng cho học sinh. Có thể nói, việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng lúc sẽ thực hiện tốt mục tiêu rèn luyện luyện đội viên Măng non và mục tiêu Gáo dục Tiểu học là phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Cũng từ đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học sinh tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động.

 

doc18 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả chương trình rèn luyện đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (chương trình đội viên Măng non- Hay chương trình đội viên sẵn sàng, hạng ba) ở Liên đội Trường Tiểu học Cẩm Vân 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
Triển khai thực hiện chương trình rèn luyện đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội, nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cho đội viên rèn luyện phát triển toàn diện, trở thành người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Đội viên trong các Trường Tiểu học chủ yếu là lứa tuổi 9 đến 11 tuổi, nên nội dung rèn luyện tập trung chủ yếu là chương trình đội viên Thiếu niên Tiền phong Măng non (hay chương trình đội viên sẵn sàng-hạng ba).
 Mục tiêu Giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động, hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nhằm thu hút, tập hợp thiếu niên nhi đồng để Giáo dục các em theo Điều Bác Hồ dạy, phấn đấu rèn luyện trở thành đội viên tốt, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 Nội dung Giáo dục Tiểu học và nội dung hoạt động Đội Thiếu niên ở trường Tiểu học đồng nhất về mục tiêu. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu chung, Nhà trường – Đội thiếu niên phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục theo nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội", “Học mà chơi-chơi mà học”. ..Song song với hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi thể dục thể thao...
 Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Đội Thiếu niên có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những tri thức, kỹ năng cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống. Việc tạo ra một sân chơi thu hút đông đảo học sinh tham gia là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. 
 Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng cùng lúc hướng tới ba đích. Đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin), giáo dục thái độ, tình cảm (những rung động, xúc cảm) và giáo dục hành vi, kỹ năng cho học sinh. Có thể nói, việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng lúc sẽ thực hiện tốt mục tiêu rèn luyện luyện đội viên Măng non và mục tiêu Gáo dục Tiểu học là phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Cũng từ đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học sinh tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động.
 Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng kết thực tiễn quá trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của mình về nội dung " Nâng cao hiệu quả chương trình rèn luyện đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (chương trình đội viên Măng non- hay chương trình đội viên sẵn sàng, hạng ba ) ở Liên đội Trường Tiểu học Cẩm Vân 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nhằm góp phần tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động của Đội phù hợp với điều kiện của liên đội, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả rèn luyện đội viên, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI “CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN” Ở LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN 1
2.a. Khái quát về Trường Tiểu học Cẩm Vân 1
Trường Tiểu học Cẩm Vân 1, là một trường có bề dày truyền thống dạy và học. Đội ngũ cán bộ giáo viên giàu nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Phần lớn học sinh chăm ngoan, tích cực học tập và rèn luyện, được gia đình quan tâm, chăm lo.
Trong nhiều năm qua, nhà trường và các tổ chức Công đoàn, Đội Thiếu niên liên tục đạt các danh hiệu thi đua từ cấp tỉnh trở lên.
 Được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 năm 2002; được công nhận danh hiệu “Cơ quan văn hóa” cấp huyên năm 2005.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thường xuyên trong từng năm học vói nhiều hình thức phong phú đa dạng, như thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi báo tường, tổ chức giao lưu về Quyền và bổn phận trẻ em 
Năm học 2008 - 2009 toàn trường có 17 lớp với 382 học sinh. Trong đó có 145 đội viên với 6 chi đội. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức tốt, không ngừng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối lớp nhằm thu hút toàn thể mọi học sinh đều tham gia.
 2.b. Thực tiễn triển khai thực hiện “Chương trình rèn luyện đội viên” ở Trường Tiểu học Cẩm Vân 1.
 Trong từng năm học Liên đội đã chú trọng:
- Triển khai nội dung tiêu chuẩn 13 chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên măng non và tiêu chuẩn cháu ngoan Bác Hồ đến từng chi đội, đội viên.
- Nhà trường- Đội TN đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm của tháng, trong đó lồng ghép nội dung rèn luyện từng chuyên hiệu. Cụ thể:
Thời gian
chủ điểm
Nội dung lồng ghép
Hình thức tổ chức
Tháng 
9-10/2008
 Truyền thống nhà trường
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “An toàn giao thông”, 
“Chăm học”,
 “Nghi thức Đội”
“Hội vui học tập”
Tháng 11/2008
kính yêu thầy cô
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “Nghệ sĩ nhỏ tuổi”, 
“Chăm học”
 Hội thi “Tiếng ca mừng thầy cô”
Tháng 12/2008
Yêu đất nước Việt Nam
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi”,
 “Chăm học”,
 “Vận động viên nhỏ tuổi”
 Hái hoa dân chủ
Tháng 01-02/2009
Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “Chăm học”,
 “Nhà sử học nhỏ tuổi”,
“Thầy thuốc nhỏ tuổi”
“Hội vui học tập”
Tháng 03/2009
Yêu quý mẹ và cô
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “Nghệ sĩ nhỏ tuổi”,
 “Chăm học”
“Hội vui học tập”
Tháng 04/2009
Hòa bình và hữu nghị
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
 “hữu nghị quốc tế”,
”thông tin liên lạc”
Hái hoa dân chủ
Tháng 05/2009
Bác Hồ kính yêu
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi”,
 “Nghệ sĩ nhỏ tuổi”, 
“Chăm học”
Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”
Tháng 6-7-8/2009
Hoạt động hè
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
 “kỹ năng trại” , 
“Nghệ sĩ nhỏ tuổi”,
 “Khéo tay hay làm”
Sinh hoạt theo các câu lạc bộ
Liên đội triển khai thực hiện đồng bộ 13 chuyên hiệu, trong đó tập trung vào nội dung 4 chuyên hiệu “Nghi thức Đội”, “Chăm học”, “Nhà sử học nhỏ tuổi” và “An toàn giao thông”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN ĐTNTP
1. Lựa chọn thời gian, hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với nội dung rèn luyện từng chuyên hiệu:
chương trình rèn luyện đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là chương trình giáo dục tổng hợp bao gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống về Đoàn, Đội, kiến thức về môi trường, sức khỏe, thể dục thể thao, chăn nuôi, trồng trọt, an toàn giao thông và những vấn đề quốc tế...
Các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng, phong phú. Mỗi hình thức đều có tác dụng to lớn đối với việc rèn luyện từng chuyên hiệu rèn luyện đội viên. Khi tổ chức rèn luyện từng chuyên hiệu cần lựa chọn hình thức thích hợp nhất. Ví dụ: Đối với chuyên hiệu “Chăm học” có thể tổ chức các hình thức như “Hội vui học tập”, “Trò chơi ô chữ”hoặc đối với chuyên hiệu “Nghệ sĩ nhỏ tuổi” có thể tổ chức lồng ghép với chủ điểm “Kính yêu thầy cô” vào tháng 11, (thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20.11) với các hình thức thi giọng hát hay, điệu múa đẹp ca ngợi công lao của thầy cô giáo 
2.Kết hợp rèn luyện nhiều chuyên hiệu khi tổ chức một hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
 Tùy theo chủ điểm của từng tháng có thể bố trí lồng ghép nội dung rèn luyện từng chuyên hiệu sao cho phù hợp vừa đảm bảo mục tiêu của tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp vừa đảm bảo mục tiêu rèn luyện các chuyên hiệu. Ví dụ: với chủ điểm “Yêu đất nước Việt Nam” vào tháng 12 có thể tập trung rèn luyện các chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi”; “Nghi thức Đội”, “Chăm học”, “Vận động viên nhỏ tuổi”. Hoặc với chủ điểm “Hòa bình và hữu nghị” có thể phối hợp rèn luyện các chuyên hiệu “hữu nghị quốc tế”,”thông tin liên lạc”, “Nhà sinh học nhỏ tuổi” 
3. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện các chuyên hiệu theo một quy trình nhất định:
 Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp phối hợp chương trình rèn luyện đội viên cần được phải chuẩn bị chu đáo theo quy trình nhất định, bao gồm:
- Xác định mục tiêu: 
 Trước hết là mục tiêu của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cần đạt cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
 Đối với mục tiêu rèn luyện các chuyên hiệu cụ thể thì căn cứ vào tiêu chuẩn các chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên (Hạng 3).
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị về nội dung: Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp dựa vào từng chủ điểm và nội dung các chuyên hiệu cần rèn luyện để chuẩn bị nội dung. Song cần phải dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở các môn học và tập trung vào những kiến thức cỏ bản, cần thiết, thiết thực cho những mục đích cụ thể.
 + Chuẩn bị về phần tổ chức: 
Ban giám khảo: Mời các thầy cô giáo đại diện cho BGH, Chi đoàn Thanh niên
Dẫn chương trình: Liên đội trưởng và liên đội phó
- Tiến hành hoạt động:
4. Tổng kết, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau
 Đây là việc làm cần thiết và thường xuyên sau mỗi tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được từ đó để phát huy những ưu điểm và có biện pháp kịp thời khắc phục những hạn chế cho các tiết tiếp theo.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN MĂNG NON
 Tiến hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm nhiều con đường khác nhau như sinh hoạt dưới cờ (vào tiết chào cờ đầu tuần), hoạt động giúp đỡ ủng hộ, sinh hoạt lớpTrong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến biện pháp thực hiện chương trình rèn luyện đội viên măng non thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng.
1. Hình thức tổ chức rèn luyện các chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên măng non :
“Trò chơi ô chữ”
Đây là hình thức tôi tâm đắc nhất. ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm nhằm giúp các em lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức, rèn luyện cho các em khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ.
Cách thức tổ chức:
Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá.
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em có thể sẽ được tính điểm (khi tổ chức thi) hoặc được nhận phần thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì) (khi tổ chức hái hoa dân chủ) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) cũng sẽ được tính điểm hoặc nhận phần thưởng là 2 quyển vở.
.“Trò chơi câu đố sử”
Với hình thức này tôi đã sưu tầm và sử dụng những câu đố dân gian, bởi lẽ, câu đố dân gian có tự ngàn xưa, do tác giả dân gian sáng tác và lưu truyền rộng rãi từ đời này qua đời khác. câu đố là những bài thơ dân gian giàu trí tuệ. Thể lục bát trong câu đố dân gian đã giúp cho việc lưu truyền được dễ dàng, thuận tiện vì nó mang hơi thở của lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. 
Những “bài học lịch sử” bằng câu đố dân gian không rườm rà, dài dòng nên các em dễ ghi nhớ và khắc sâu vào lòng người nghe, người đọc.
Cách thức tổ chức:
Có thể sử dụng linh hoạt. Người dẫn chương trình nêu câu đố, sau đó người tham gia sẽ xung phong trả lời trực tiếp hoặc ghi kết quả trả lời đúng.
“Tiểu phẩm vui”
 Học sinh cần có sự chuẩn bị trước. Do vậy để các em có thể xây dựng tiểu phẩm, tổ chức sắm vaithì phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu tháng với các yêu cầu về nội dung, hình thức
“Trò chơi Ghép hình” 
Luật chơi: các đội cùng chơi một lúc, mỗi đội có 16 mảnh ghép, trong thời gian 3 phút phải ghép thành hình một bức tranh.
Yêu cầu: 
Ghép hoàn chỉnh theo đúng chủ đề của đáp án.
đặt tên cho bức tranh hay, ấn tượng,.
Có thể cho điểm từng phần, sau đó tính tổng điểm
Vẽ tranh:
- Tùy từng chủ điểm có thể đua ra các yêu cầu cụ thể về nội dung, đề tài bài vẽ.
Sưu tầm tranh ảnh, thơ:
- Cần phải xây dựng kế hoạch để có thòi gian cho các em tìm kiếm, sưu tầm được theo đúng chủ đề đặt ra.
 Kể chuyện:
- Có thể thể các câu chuyện đã nghe, đã học hoặc kể theo một chủ đề nào đó. Hoặc kể chuyện về Bác Hồ vào các tiết sinh hoạt dưới cờ
.
Nói tóm lại, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp vô cùng đa dạng, phong phú. Do vậy khi thiết kế hoạt động cần dựa vào mục tiêu, nội dung tiết sinh hoạt và các tiêu chuẩn cần rèn luyện của từng chuyên hiệu. Đặc biệt là phải dựa vào điều kiện thực tế về đặc điểm tâm lý, vốn hiểu biết và kỹ năng sống của đội viên-học sinh thì mới thu hút được các em tham gia một cách tích cực. Nếu đề ra yêu cầu quá cao, câu hỏi quá khó thì dễ dẫn đến tình trạng chán nản ở các em.
2. MINH HỌA CỤ THỂ: 
a.Buổi sinh hoạt Ngoài giờ lên lớp
 chủ điểm “Truyền thống nhà trường”
Thời gian: Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
Địa điểm: Sân trường
Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học. Rèn luyện các tiêu chuẩn của chương trình đội về các nội dung:
+ tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng. 
+ Chăm học, chăm làm.
+ Giũ gìn vệ sinh.
+ Tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ.
Tạo hứng thú, phấn khởi trong học tập trong toàn liên đội.
Phát huy tinh thần làm việc hợp tác. Hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp.
Chuẩn bị:
- Đặt tên chủ đề: “Hội vui học tập”
- Hình thức: sân khấu hóa hội thi
Mỗi chi đội lựa chọn 5 đội viên tham gia 4 phần thi
- Ban giám khảo: 
+ Cô Phó hiệu trưởng
+ Thầy giáo Bí thư chi đoàn Thanh niên
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 4,5
- Thư ký:
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 1,2,3
- Dẫn chương trình: 
Liên đội trưởng và liên đội phó
C. Tiến hành buổi sinh hoạt
 gồm 4 phần chính:
1. Phần thi: Chào hỏi
*Nội dungthi: Các đội tự giới thiệu về bản thân, về lớp, về đội chơi của mình.
Yêu cầu: Tự nhiên, dí dỏm, ấn tượng. 
Cách tính điểm: Điểm tối đa của phần thi này là 20 điểm
Điểm của từng đội do Ban giám khảo thống nhất và tính điểm sau khi các đội đã trình bày xong.
2. Phần thi: Em là trò giỏi
*Nội dung thi: Trả lời 12 câu hỏi về lĩnh vực các môn học theo hình thức trắc nghiệm.
Người dẫn chương trình sẽ đưa ra lần lượt từng câu hỏi cùng các phương án trả lời. Trong thời gian 15 giây các đội cùng đưa ra đáp án của mình ( theo hình thức lựa chọn và ghi bảng A ; B ; C;D)
Mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm. 
Tổng điểm tối đa của phần thi này là 120 điểm
Nội dung câu hỏi:
1/. Loài cây nào tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam ?
 A, Cây Đa 
 B, Cây Xương Rồng 
 C, Cây tre
2/.Trật tự có nghĩa là: 
A, Trạng thái bình yên, không có chiến tranh
B, Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào
C, Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật
3/. Đồng bằng lớn nhất nước ta là: 
A, Đồng bằng Bắc Bộ 
B, Đồng bằng Nam Bộ 
 C, Đồng bằng duyên hải Miền Trung
4/. Con người tăng trưởng chiều cao cân nặng nhiều nhất vào giai đoạn nào?
A, Tuổi vị thành niên 
B, Tuổi già 
 C, Tuổi trưởng thành
5/. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa:
A, Dở khóc dở cời
B, Năng nhặt chặt bị
C, Buồn ngủ gặp chiếu manh
6/. Cơ thể con người bị suy dinh dưỡng 
khi thiếu chất gì ?
A, Chất béo 
B, Chất đạm 
 C, Can xi
7/. ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ?
A, Mùa xuân 
 B, Mùa hạ 
 C, Mùa thu
9/. Quặng sắt được sử dụng để làm gì ?
A, Làm chấn song sắt 
 B, Làm đường sắt 
C, Sản xuất ra gang thép
8/. “Thị thơm thì dấu người thơm
Chăm làm thì đợc áo cơm cửa nhà”
 Gợi cho em nhớ đến truyện cổ nào ?
A. Truyện Tấm Cám
B. Câu chuyện quả thị
C. Truyện Quan Tả ngậm hạt thị
9/. Loại kí sinh trùng gây ra bệnh sốt xuất huyết là:
 A.Muỗi dại	 
 B. Muỗi A-nô-phen 
 C. Muỗi vằn
10/. Ghi lại từ miêu tả chiều sâu trong những từ sau:
A. bao la	
B. mênh mông 
C. bát ngát	
D. hun hút
Câu 11: Số tiếp theo của dãy 0, 3, 6, 9, là số nào ? 
A. 10 
 B, 12 
C. 15 
Câu 12 . Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày tháng năm nào ?
3/2/1930
2/9/1945
30/4/1975 
30/4/1945 
3. Phần thi : Biển báo giao thông
*Nội dung thi: Ghép nội dung báo hiệu ứng với từng biển báo giao thông
- Mỗi đội thi sẽ bắt thăm để chọn 1 bộ gồm 5 biển báo giao thông (mỗi bộ được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6). Trong thời gian 50 giây từng đội sẽ tìm nội dung của biển báo (được ban tổ chức chuẩn bị trước) và dùng nam châm gắn ứng với biển báo đó lên bảng lớn.
- Người dẫn chương trình sẽ tính điểm trực tiếp.Mỗi biển báo đúng được tính 10 điểm, biển báo gắn sai nội dung tính 0 điểm. tổng điểm tối đa của phần thi này là 50 điểm.
4. Phần thi Tiểu phẩm
Nội dung thi: Từng đội sẽ lần lượt trình bày tiểu phẩm về nội dung “Quyền và bổn phận trẻ em”
Ban giám khảo sẽ nhận xét và cho điểm sau khi tất cả các đội đã trình bày xong.
Thời gian trình bày cho mỗi đội tối đa là 7 phút
*Cách tính điểm:
 + Nội dung tuyên truyền giáo dục cao. Các tình tiết logic, thuyết phục: tối đa 10 điểm 
 + Hình thức thể hiện: Trình bày tự nhiên, các vai diễn thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với tâm trạng nhân vật: tối đa 10 điểm
+ Trang phục phù hợp: tối đa 10 điểm
- Điểm của từng đội ở phần thi này do Ban giám khảo thống nhất. Điểm tối đa phần thi này là 30 điểm.
BGK tính điểm cho từng đội, sau khi nhận xét về phần trình bày tiểu phẩm của đội đó.
Điểm của mỗi đội là tổng số điểm đạt được qua các phần thi
Tổng kết, nhận xét buổi sinh hoạt và trao giải thưởng
Nhận xét: 
- Qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp với kịch bản trên đây học sinh rất hào hứng không những các em trực tiếp tham gia mà kể cả những em là cổ động viên cùng tham gia thảo luận, đánh giá về phần trả lời của các đội chơi một cách sôi nổi. 
b. Buổi sinh hoạt Ngoài giờ lên lớp
 chủ điểm “Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc” 
 Tháng 02 năm 2009
Thời gian: 14 giờ ngày 27 tháng 2 năm 2009
Địa điểm: Sân trường
Thành phần tham gia: Toàn thể liên đội
Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học. Rèn luyện các tiêu chuẩn của chương trình đội về các nội dung:
+ tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng. 
+ Chăm học, chăm làm.
-Tạo hứng thú, phấn khởi trong học tập trong toàn liên đội.
- Phát huy tinh thần làm việc hợp tác. Hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp.
Chuẩn bị:
- Đặt tên chủ đề: “Hội vui học tập”
- Hình thức: sân khấu hóa hội thi
 Mỗi chi đội chọn 20 đội viên tham gia (Xếp ngồi theo hàng ngang từng chi đội)
- Ban giám khảo: 
+ Cô Phó hiệu trưởng
+ Thầy giáo Bí thư chi đoàn Thanh niên
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 4,5
- Thư ký:
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 1,2,3
- Dẫn chương trình: 
Liên đội trưởng và liên đội phó
C. Tiến hành buổi sinh hoạt
Phần 1. Trò chơi ô chữ
*Phần ô chữ: - có 12 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc.
* Cách tiến hành:
- Mỗi chi đội lần lượt được thảo luận chọn thứ tự từ hàng ngang, sau đó dẫn chương trình sẽ đưa ra gợi ý về từ cần tìm. Nếu trả lời đúng được tính 20 điểm
- Trong thời gian 30 giây nếu không trả lời được thì đội khác được quyền trả lời thay và được 10 điểm.
- Sau lượt trả lời lần thứ nhất các đội được quyền tìm từ hàng dọc. Nếu trả lời đúng được tính 50 điểm, nếu sai mất quyền trả lời các câu tiếp theo.
* Nội dung phần ô chữ:
L
E
V
A
N
T
A
M
C
Â
M
L
Ư
Ơ
N
G
P
H
U
Đ
Ô
N
G
Đ
I
N
H
B
A
N
G
N
H
A
R
Ô
N
G
V
O
T
H
I
S
A
U
K
I
M
Đ
Ô
N
G
B
A
T
R
I
Ê
U
C
U
C
H
I
Q
U
A
N
G
T
R
U
N
G
T
R
Â
N
Q
U
Ô
C
T
O
A
N
T
I
Q
U
Â
N
C
A
Câu hỏi gợi ý:
Người anh hùng thiếu niên miền Nam được gọi là ngọn đuốc sống, đã tẩm xăng vào người để đốt kho xăng của giặc.
Là một xã của huyện Cẩm Thủy, nơi đây có suối cá Thần nổi tiếng.
Địa danh làng Gióng, quê hương của người anh hùng trong truyền thuyết, 3 tuổi đã cưỡi ngựa sắt diệt 

File đính kèm:

  • docSKKN nang cao hieu qua chuong trinh ren luyen doi vienthong qua HDNGLL.doc
Giáo Án Liên Quan