Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh văn

 - Ngày nay cùng với sự tiến bộ của xã hội, việc mở rộng quan hệ hợp tác và giao lưu giữa các nước trên thế giới luôn là một nhu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi giữa con người phải hiểu biết lẫn nhau thông qua một ngôn ngữ chung nào đó. vì vậy nhu cầu học ngoại ngữ đã được mọi người quan tâm từ đó và tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung phổ biến nhất và dần chiếm ưu thế trên toàn thế giới. Tuy nhiên đối với bậc Tiểu học, Anh Văn vẫn còn xem là một môn tự chọn, chưa tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh, nên đôi khi học sinh còn xem nhẹ hoặc lơ là trong việc học Tiếng Anh vì cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ. Thậm chí trong giờ học một số em không ghi bài, không chú ý nghe giáo viên giảng. Chính hiện trạng này đã làm cho giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cũng như quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh hay việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên theo tôi, học Anh văn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu ta có phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung và đối tượng giảng dạy

 - Theo phương pháp mới hiện nay, học sinh đóng vai trò trọng tâm, chủ động tìm tòi, tư duy sáng tạo, giáo viên là người hổ trợ, gợi mở, kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy tôi thiết nghĩ việc gây hứng thú trong việc học môn Anh văn là rất quan trọng và cần thiết. Làm sao để các em hiểu và phát huy tính tích cực, sáng tạo ở các em. Điều đó đòi hỏi ở người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cả về phương pháp và thủ thuật dạy học. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 - Ngày nay cùng với sự tiến bộ của xã hội, việc mở rộng quan hệ hợp tác và giao lưu giữa các nước trên thế giới luôn là một nhu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi giữa con người phải hiểu biết lẫn nhau thông qua một ngôn ngữ chung nào đó. vì vậy nhu cầu học ngoại ngữ đã được mọi người quan tâm từ đó và tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung phổ biến nhất và dần chiếm ưu thế trên toàn thế giới. Tuy nhiên đối với bậc Tiểu học, Anh Văn vẫn còn xem là một môn tự chọn, chưa tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh, nên đôi khi học sinh còn xem nhẹ hoặc lơ là trong việc học Tiếng Anh vì cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ. Thậm chí trong giờ học một số em không ghi bài, không chú ý nghe giáo viên giảng. Chính hiện trạng này đã làm cho giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cũng như quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh hay việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên theo tôi, học Anh văn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu ta có phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung và đối tượng giảng dạy
 - Theo phương pháp mới hiện nay, học sinh đóng vai trò trọng tâm, chủ động tìm tòi, tư duy sáng tạo, giáo viên là người hổ trợ, gợi mở, kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy tôi thiết nghĩ việc gây hứng thú trong việc học môn Anh văn là rất quan trọng và cần thiết. Làm sao để các em hiểu và phát huy tính tích cực, sáng tạo ở các em. Điều đó đòi hỏi ở người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cả về phương pháp và thủ thuật dạy học. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
 1. Quá trình phát triển kinh nghiệm :
-Tiếng Anh hiện nay không còn là một môn học mới mẽ gì vì nó đã có từ rất lâu và đã được đưa vào các trường trung học. Tuy nhiên đối với học sinh nó luôn là một môn học mới và tương đối khó học. Đặc biệt là đối với những học sinh vùng nông thôn do các em không có đủ điều kiện. Vì vậy vấn đề “ Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh văn” luôn là một câu hỏi mà tất cả giáo viên Anh văn đều muốn tìm ra câu trả lời. 
+Thực tế cho thấy nếu chúng ta áp dụng phương pháp dạy học theo lối truyền thống là áp đặt – Thầy nói trò ghi thì chỉ khoảng ¼ học sinh trong lớp có thể theo kịp và hiểu được bài, số học sinh còn lại chỉ lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không có quá trình tư duy, sáng tạo. Chính vì vậy học sinh đa số là không nắm được nội dung bài học hoặc kiến thức cũng không được khắc sâu, điều này sẽ dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Bên cạnh đó làm cho học sinh cảm thấy giờ học nặng nề và tẻ nhạt, dần dần số học sinh đó chẳng còn hứng thú gì đối với môn học này, thậm chí đôi khi còn gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học vì không chú ý vào bài giảng. Để khắc phục tình trạng đó thì phương pháp hiệu quả nhất là mỗi giáo viên phải tự chọn cho mình phương pháp dạy phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh trong giờ học Anh văn.
 +Theo tôi việc gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học tiếng Anh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Nó hỗ trợ tích cực trong việc giảng dạy cũng như trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của các em. Sự hứng thú sẽ kích thích tư duy hoạt động và học sinh dễ dang đi đến sự say mê, tìm tòi và kiến thức cũng sẽ dễ dàng được khắc sâu hơn. Sự hứng thú học tập của học sinh chính là động cơ giúp các em dễ dàng đạt được kết quả học tập cao, đó là khâu không thể thiếu được trong quá trình học tập của các em. Hiện nay tôi áp dụng rất nhiều phương pháp nhằm gây được sự hứng thú cho các em trong giờ học. Có hứng thú, có say mê, ham thích đối với môn học thì các em mới cố gắng học để đạt được kết quả cao. Sau đây tôi xin trình bày một số phương pháp dạy ở trên lớp mà tôi đã thực hiện. 
a. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua các trò chơi:
 Nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong giờ học giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi phù hợp trong từng bài dạy để học sinh có thể “ Học mà chơi, chơi mà học”. Áp dụng các trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ kích thích được sự say mê, thích thú, đặc biệt là giải tỏa được sự căng thẳng và e dè ở học sinh.
Tôi sử dụng trò chơi “Sark attack” để kiểm tra vốn từ vựng mà các em đã được học. 
 	Ví dụ: Trước khi bắt đầu bài học mới tôi muốn kiểm tra bài cũ (giáo trình Let’s Learn book 1 – Unit 5: section A1,2,3 ). 
 - Tôi chẩn bị sẵn một hình người và hình con cá
 	 - Tôi vẽ cái cầu thang lên bảng.
 - Giáo viên đưa ra gợi ý về từ để học sinh có thể dễ dàng đoán được. Học sinh có thể đoán từng chữ cái của từ. Nếu đoán sai chữ cái nào thì người bạn đứng trên cầu phải bước xuống một bậc thang. Khi người bạn bước xuống bậc thang cuối cùng sẽ bị cá ăn thịt và cũng có nghĩa là thua cuộc.
 ●Trò “Lucky number”, tôi dùng để ôn lại các mẫu câu đã học.
 	Ví dụ: Trong phần giáo trình Let’s Learn book 2 – Unit 6: section B1,2,3 để ôn lại các mẫu câu của bài 5 và 6. Tôi gắn cây táo lên bảng giống hình mẫu.
 - Bên trong quả táo có gắng số. Ứng với mỗi số là một câu hỏi do giáo viên đặt ra. Và trong số quả táo đó quả nào không mang số là quả may mắn (Lucky number). Hai đội lần lược chọn quả táo và trả lời câu hỏi, nếu đúng sẽ được ghi điểm. Nếu chọn đúng quả táo may mắn thì sẽ được ghi điểm mà không cần phải trả lời câu hỏi. Đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.
 ● Trò chơi “Pelmanism” cũng được tôi áp dụng vào nhằm giúp học sinh có thể khắc sâu về các từ vựng mà các em vừa mới học.
 	Ví dụ: Trong giáo trình Let’s Learn book 3 – Unit 7: section B 1,2,3 học sinh có thể chơi như sau:
Giáo viên gắng 8 ô số lên bảng,và trong mỗi ô là chữ (giống mẫu).
See a doctor
A fever
A cough
A headache
A cold
Not go to school
Take some asperins
Not go out
 - Chia học sinh làm 2 đội.Học sinh trong mỗi đội chọn 2 số bất kỳ. Nếu 2 số đó khớp với nhau và học sinh đọc to cụm từ vừa tìm được sẽ được ghi điểm. Ở trò chơi này ta cũng có thể dùng tranh ảnh thay cho từ.
 Ngoài các trò chơi trên tôi còn áp dụng các trò chơi khác như Guessing game, Kim’s game, Bingo, slap the board, Grossword purzzle......... nhằm làm cho tiết dạy thêm sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh.
 b. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua giáo cụ trực quan:
 Các giáo cụ trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật……. điều có thể gây hứng thú cho học sinh vì nó giúp học sinh 
liên tưởng được ý nghĩa trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch. 
 Ví dụ: Khi dạy Let’s Learn book 2 - Unit 3: section A 1,2,3. Để giới thiệu từ mới :
 A packet of milk (hộp sữa)
 A candy (kẹo)
 A banana (chuối)
 An apple (trái táo)
 An ice cream (kem)
 - Tôi có thể chỉ vào các đồ vật có trong lớp để giới thiệu, và yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa.
 Hoặc khi dạy các từ như: apple,candy,milk.......... Tôi có thể mang theo táo, kẹo, sữa …… Để học sinh có thể dễ dàng đoán nghĩa. 
 - Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có đồ vật thật sẵn để sử dụng, nên tôi cũng dùng tranh ảnh phóng to hoặc tự vẽ các tranh đơn giảng để dạy.
 Ví dụ : Khi dạy Let’s Learn book 3 - Unit 3: section A 1,2,3. Để các em thực hành mẫu câu “ What does your father do?”, tôi sử dụng các tranh phóng to để các em có thể dễ dàng thực hành hơn.
 - Chính vì vậy tôi thiết nghĩ sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài học và tiết học sẽ trở nên sinh động hơn.
- Thật vậy, qua vài năm học hỏi, tham khảo từ tài liệu, bạn đồng nghiệp và những kinh nghiệm rút ra qua các tiết dạy ở trên lớp, bản thân tôi đã rút ra được phương pháp dạy học phù hợp, thu hút được phần lớn học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động và sáng tạo. Tôi nhận thấy ở các em đã có sự say mê, thích thú trong giờ học Anh Văn. Các em không còn e dè và nút nhát mỗi khi phát biểu. Phương pháp này đã giúp tôi thu được kết quả rất khả quan.
 - Sau khi áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em học sinh tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, và đặc biệt là tỷ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể. Cụ thể là :
Năm học
Khối
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
2008 - 2009
3
16,3%
30,8%
35,6%
17,3%
2009 - 2010
19,9%
44,4%
32,5%
3,2%
2008 - 2009
4
6,1%
37,4%
37,4%
19,2%
2009 - 2010
46%
40%
13%
1%
2008 - 2009
5
3,8%
41,8%
48,1%
6,3%
2009 - 2010
40,8%
30,6%
24,5%
4,1%
 2. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm :
- Trước đây mặc dù tôi có áp dụng một số phương pháp như trên, nhưng hiệu quả thu được từ học sinh chưa đạt được kết quả cao. Do trong quá trình dạy chưa kết hợp hài hòa giữa phương pháp giảng dạy và tâm sinh lý của học sinh, chưa tạo được sự hứng thú thật sự ở học sinh, học sinh có sự e dè và ngần ngạy mỗi khi phát biểu. Sau khi đã trãi qua những tiết dạy như vậy, tôi đã suy nghĩ và nhận thấy cần phải tạo ra được sự hứng thú cho học sinh đối với môn học của mình là rất quan trọng. Và sau khi áp dụng các phương pháp trên, tôi đã nhận thấy kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Số lượng học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh yếu kém giảm. Các em đã bắt đầu có sự hứng thú, say mê và dần yêu thích môn học, đặc biệt là các em cũng tích cực hơn trong giờ học. Tôi sẽ tiếp tục vận dụng phương pháp này và tiếp tục tham khảo với các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy của tôi ngày càng đạt hiệu quả và hoàn thiện hơn.
- Tôi thiết nghĩ rằng, nếu giáo viên có nhiều phương và thủ thuật dạy học đa dạng chắc chắn sẽ tạo ra được sự hứng thú,say mê cho học sinh, giáo viên sẽ dễ dàng lôi cuốn học sinh vào bài học của mình. Vì sự hứng thú, say mê là động lực giúp con người dễ dàng đạt đến sự thành công trong bất kì lĩnh vực nào hay bất kì môn học nào. Ở học sinh cũng vậy, nếu có sự hưng thú đối với môn học thì các em mới chủ động học tập tích tực cực thì mới đạt được kết quả cao.
 - Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng nhận biết được một số tâm sinh lý của học sinh, bên cạnh đó tôi cũng học hỏi rất nhiều phương pháp hay từ các bạn đồng nghiệp. Tôi đã kết hợp và áp dụng được hai yếu tố này trên lớp. Kết quả thu được là học sinh học rất tích cực, tiết học cũng trở nên sinh động hơn. Điều này đã giúp cho việc dạy của tôi ngày càng thuận lợi và thành công hơn.
 -Qua thực tế cho thấy, việc dạy học không chỉ đơn giản là quá trình dạy và học mà nó là cả một quá trình nghệ thuật. Người giáo viên phải thật sự khéo léo, tinh tế trong việc truyền thụ kiến thức cũng như trong quá trình giao tiếp với học sinh nhằm giúp cho học sinh cảm thấy tự tin, mạnh dạng và luôn luôn tích cực trong giờ học.
 +Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám đưa tay phát biểu vì sợ bị mắc lỗi sẽ bị cô chê hoặc các bạn cười. Đây chính là yếu tố tâm lý mà giáo viên cần quan tâm để giúp các em vượt qua mà có đủ tự tin và tích cực trong các giờ học.
 + Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên yêu cầu quá cao hoặc không nên quá khắc khe với những lỗi mà học sinh mắc phải chẵn hạn như lỗi phát âm, chính tả. Giáo viên nên chấp nhận những lỗi sai của các em trong quá trình thực hành (vì các em chỉ là học sinh tiểu học và chỉ mới bắt đầu tiếp cận môn học này) để tránh tâm lý sợ mắc lỗi khi thực hành. Nếu học sinh mắc lỗi, giáo viên không nên ngắt lời học sinh để sửa mà nên để học sinh thực hành xong, giáo viên có thể khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu khen và sau đó gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn để tránh làm mất hứng thúthực hành của học sinh. Điều này sẽ làm cho học sinh thêm tự tin và tích cực tham gia phát biểu hơn.
 +Bên cạnh đó giáo viên phải biết tạo ra những tình huống mang tính thi đua, thách đố nhằm hấp dẫn học sinh, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp để các em không bị rơi vào tình trạng thụ động. 
	III. KẾT LUẬN :
 - Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh văn là rất quan trọng và cần thiết. Chỉ có hứng thú mới là nguồn động lực chính làm cho học sinh chủ động học tập và tích cực hơn vì học sinh của chúng ta là học sinh bậc tiểu học các em còn quá nhỏ, chưa có ý thức học tập cao. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp mới, hay “học mà chơi, chơi mà học” nhằm thu hút học sinh, tạo tính chủ động, sáng tạo, tích cực cho học sinh trong các giờ học, làm cho học sinh ngày càng thích thú với môn học này. Sự hứng thú trong học tập của học sinh là điều kiện tiên quyết không chỉ giúp học sinh có động cơ học tập để đạt đến hiệu quả cao mà còn giúp cho giáo viên thuận lợi trong giảng dạy.
 - Trên đây là một số kinh nghiệm qua việc vận dụng một số phương pháp, thủ thuật trong các giờ học Anh Văn của bản thân tôi ở trường. Trong quá trình viết đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong qua trình giảng dạy của mình.
 Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

File đính kèm:

  • docSKKNTHUY_DIEM_20092010.doc
Giáo Án Liên Quan