Phương pháp giải bài tập lai hai cặp tính trạng của Menđen

Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám ra ngày càng tăng như vũ bão, nên chúng ta không thể hy vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh với một kho tàng trí thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự nắm bắt thêm tri thức.

Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ của học sinh ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu học tập các môn học ngày nhiều trong đó bộ môn Sinh học trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Không những được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằm kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết của học sinh.

Như chúng ta đã biết, môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm nó có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại, có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế và xã hội loài người. Trong hệ thống chương trình Sinh học cấp trung học cơ sở nói chung và sinh học 9 nói riêng bên cạnh những kiến thức thuộc về lý thuyết được mô tả còn có mảng kiến thức không kém phần quan trọng đó là phần "Bài tập sinh học".

 

doc27 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 11208 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp giải bài tập lai hai cặp tính trạng của Menđen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
I . Lớ do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
2
II. Mục đớch nghiờn cứu
3
III . Khỏch thể , đối tượng và phạm vi nghiờn cứu
3
IV. Phương phỏp nghiờn cứu
3
Phần thứ hai: NỘI DUNG
4
 I. Cơ sở lớ thuyết
1. Cỏc khỏi niệm cơ bản
2. Cỏc quy luật di truyền
4
II . Phõn loại và phương phỏp giải bài tập lai hai cặp tớnh trạng của Menđen
1. Dạng bài toỏn thuận
2. Dạng bài toỏn nghịch
6
III . Một số dạng bài tập cơ bản
9
Phần thứ ba: KẾT QUẢ
23
Phần thứ tư: RÚT KINH NGHIỆM
24
Phần thứ năm: NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
25
Phần thứ sỏu: KIẾN NGHỊ
26
KẾT LUẬN CHUNG
26
Tài liệu tham khảo
27
I. đặt vấn đề 
A/ Lý do chọn đề tài
1/ Cơ sở lý luận
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám ra ngày càng tăng như vũ bão, nên chúng ta không thể hy vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh với một kho tàng trí thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự nắm bắt thêm tri thức. 
Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ của học sinh ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu học tập các môn học ngày nhiều trong đó bộ môn Sinh học trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Không những được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằm kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết của học sinh. 
Như chúng ta đã biết, môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm nó có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại, có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế và xã hội loài người. Trong hệ thống chương trình Sinh học cấp trung học cơ sở nói chung và sinh học 9 nói riêng bên cạnh những kiến thức thuộc về lý thuyết được mô tả còn có mảng kiến thức không kém phần quan trọng đó là phần "Bài tập sinh học".
2/ Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn giảng dạy môn sinh học, tôi thấy học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng trong giải bài tập, đặc biệt là bài tập về các qui luật di truyền thuộc phần di truyền và biến dị, bên cạnh đó thì yêu cầu giải bài tập trong đề thi học sinh giỏi các cấp lại rất cao. Ngược lại trong phân phối chương trình thời gian dành cho giải bài tập thì rất ít, nên việc giải các bài tập di truyền, biến dị của Men Đen với học sinh còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là bài tập về lai hai cặp tính trạng. Xuất phát từ thực trạng bất cập đó tôi muốn tìm ra một giải pháp giúp học sinh giải bài tập sinh học, trong đó chỉ quan tâm đến việc giúp học sinh nắm vững các qui luật di truyền, cách phân loại và cách giải các bài tập di truyền. Chính vì thế tôi mạnh dạn được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Hướng dẫn phương pháp giải bài tập lai hai cặp tính trạng của Menđen" phạm vi chương trình sinh học lớp 9.
B/ Mục đích của đề tài
1. Giúp học sinh hiểu và nắm vững được kiến thức về lý thuyết có liên quan, các qui luật di truyền của Menđen.
2. Giúp học sinh hiểu và nắm vững các dạng bài tập lai hai cặp tính trạng và cách giải của từng loại bài tập
3. Đề tài cũng cung cấp các bài tập tham khảo có liên quan đến lai hai cặp tính trạng của Menđen. 
4. Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho đồng nghiệp học sinh cũng như phu huynh.
C/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1/ Đối tượng nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu Menđen đã đưa ra được 3 qui luật di truyền. Dựa vào 3 qui luật đó, thì có rất nhiều bài tập di truyền liên quan, tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ đi nghiên cứu về việc phân loại và phương pháp giải các bài tập lai hai cặp tính trạng của Menđen trong Sinh học 9 THCS, đây là một nội dung tương đối khó đối với học sinh đại trà. Đồng thời trong đề tài này tôi cũng cung cấp thêm những bài tập di truyền khác mặc dù không phải là những bài tập thông thường áp dụng các qui luật của Menđen mà có sự vận dụng nhiều qui luật trong đó có qui luật của Menđen về lai hai cặp tính trạng.
2/ Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này tôi nghiên cứu ở phạm vi “Lai hai cặp tính trạng của Menđen” được áp dụng đối với 5 lớp 9, ôn tập thi chuyển cấp, trong trường THCS Lê Văn Thiêm. Trên cơ sở đó có thể trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên ngành trong trường cũng như trong toàn huyện, tỉnh.
D/ Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài: Lí luận dạy học sinh, SGK sinh học 9, SGV sinh học 9, cẩm nang ôn luyện sinh học, hướng dẫn giải bài tập sinh học 9.
2. Thực nghiệm sư phạm. 
2.1. Điều tra thực trạng dạy và học kiến thức phần “Các bài tập lai hai cặp tính trạng của Menđen”.
a. Điều tra chất lượng học tập của học sinh 
 - Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 9 
 - Hình thức kiểm tra viết: Ra bài tập về các qui luật di truyền lồng ghép trong bài kiểm tra 1 tiết.
b. Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên.
 - Trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy sinh trong trường và một số bạn đồng nghiệp trường bạn.
 - Dự một số giờ dạy thao giảng.
 2.2. Thực nghiệm giảng dạy.
- Dạy trong tiết học về lai hai cặp tính trạng của Menđen
- Lồng ghép dạy trong các tiết học chữa bài tập lai của Menđen
II/ Nội dung thực hiện đề tài
Từ thực trạng trên, tôi phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu là do học sinh nắm chưa vững nội dung của các qui luật di truyền đồng thời trong quá trình dạy học do yêu cầu của bài học nên giáo viên cũng không có đủ thời gian để hướng dẫn học sinh cách giải bài tập sinh học. Vì vậy muốn làm tốt các bài tập lai hai cặp tính trạng cũng như các bài tập lai của Menđen hay các bài tập phần qui luật di truyền thì học sinh cần phải nắm vững một số kiến thức cơ bản sau:
A/ Phần lý thuyết
1/ Các khái niệm cơ bản
a) Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác.
- Có hai loại tính trạng:
 + Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. 
 + Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.
b) Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và qui định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp TT không tương ứng (di truyền đa hiệu).
c) Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
d) Gen alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số lượng thành phần, trình tự phân bố các Nuclêôtít.
e) Gen không alen: Là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng một NST thuộc một nhóm liên kết.
g) Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật.
h) Kiểu hình: Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng.
i) Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ. 
k) Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.
 + Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội.
 + Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian.
n) Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn
m) Đồng hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng giống nhau.
p) Dị hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng khác nhau.
q) Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
r) Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết, đôi khi có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc điểm của bố mẹ.
s) Giao tử thuần khiết: Là giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử.
2/ Phân loại các qui luật di truyền
a) Qui luật trội lặn hoàn toàn
 Quy luật này được phản ánh qua qui luật của Men Đen
- Thí nghiệm: Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt Vàng với hạt Xanh được F1 toàn hạt Vàng, F2 thu được tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh
 P : Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 AA aa
 F1 : Đậu hạt vàng 
 Aa
 F1 x F1 : Đậu hạt vàng x Đậu hạt vàng
 Aa Aa
 F2 : KG 1AA : 2Aa : 1aa 
 KH 3 vàng 1 xanh 
- Kết quả: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng 
tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng trội và F2 phân tính 3 trội : 1 lặn 
- Cơ chế: 
 + Gen A đứng cạnh gen a trong thể dị hợp không bị hoà lẫn mà vẫn giữ nguyên bản chất, khi giảm phân sẽ cho hai giao tử A và a
 + Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử F1 sẽ cho F2 với tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa
 + Do A át hoàn toàn a nên KG AA và Aa đều có KH trội
- Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về mỗi giao tử và giữ nguyên bản chất như thế hệ P.
- Điều kiện nghiệm đúng:
 + P thuần chủng
 + 1 gen qui định 1 tính trạng
 + Trội hoàn toàn
b) Quy luật trội lặn không hoàn toàn 
- Thí nghiệm: ở hoa Dạ Lan, hoa đỏ là trội không hoàn toàn được qui định bởi gen A, hoa trắng là lặn được qui định bởi gen a, thu được F1 toàn hoa hồng, F2 thu được tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
 P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
 F1 : Hoa hồng 
 Aa
 F1 x F1 : Hoa hồng x Hoa hồng
 Aa Aa
 F2 : KG 1AA : 2Aa : 1aa 
 KH 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
- Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 phân tính với tỉ lệ 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
c) Quy luật phân li độc lập
- Thí nghiệm: Men Đen cho lai 2 dòng đậu Hà Lan thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản hạt vàng trơn với hạt xanh nhăn thu được F1 toàn hạt vàng trơn, cho F1 tự thụ phấn được F2 với tỉ lệ 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn
- Sơ đồ lai:
 PTC : Vàng, trơn x Xanh, nhăn
 AABB aabb
 GP : AB ab
 F1 : AaBb 100% Vàng, trơn
 F1 x F1 : Vàng, trơn x Vàng, trơn
 AaBb AaBb
 GF1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
 F2 : KG 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb
 KH 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
- Kết quả: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng khác
- Cơ chế: 
 + Có sự phân li độc lập của các gen trong giảm phân tạo giao tử
 + Có sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh
- Nội dung: Các nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
- Điều kiện nghiệm đúng:
 + P thuần chủng
 + Mỗi gen qui định 1 tính trạng
 + Trội hoàn toàn
 + Số cá thể phải lớn
 + Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Công thức cơ bản: 
 + Số kiểu giao tử do F1 tạo ra: 2n
 + Số hợp tử ở F2: 4n 
 + Số loại kiểu hình ở F2: 2n 
 + Số loại kiểu gen ở F2: 3n	
 + Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: (3 : 1)n
 + Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2: (1 : 2 : 1)n
B/ Phương pháp giải các bài tập lai hai cặp tính trạng của Menđen
1. Dạng bài toán thuận: Là dạng bài toán đã biết tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu hình của bố mẹ. Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của con hoặc lập sơ đồ lai
a) Phương pháp giải:
Cách giải loại bài tập này cũng tương tự như bài toán thuận của phép lai một cặp tính trạng của Menđen gồm 3 bước sau đây:
- Bước 1: Qui ước gen
- Bước 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ
- Bước 3: Lập sơ đồ lai
b) Một số bài tập cơ bản
Thí dụ 1:
ở cà chua, hai tính trạng thân cao và quả đỏ trội hoàn toàn so với thân thấp và quả vàng. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. Hãy lập sơ đồ lai khi cho cây thân cao, quả vàng giao phấn với cây thân thấp, quả đỏ.
Các bước giải:
- Bước 1:
Theo đề bài, qui ước
Gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn
Gen a qui định tính trạng thân thấp là lặn
Gen B qui định tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn
Gen b qui định tính trạng quả vàng là lặn.
- Bước 2:
+ Cây P thân cao , quả vàng có kiểu gen là AAbb hoặc Aabb
+ Câp P thân thấp, quả đỏ có kiểu gen là aaBB hoặc aaBb
Như vậy có 4 phép lai có thể xảy ra là:
P: AAbb X aaBB; P: AAbb X aaBb
P: Aabb X aaBB và P: Aabb X aaBB
- Bước 3: 
* Sơ đồ lai 1:
P: AAbb (thân cao, quả vàng) X aaBB (thân thấp, quả đỏ)
GP: Ab aB
F1: Kiểu gen: AaBb
Kiểu hình: 100% thân cao, quả đỏ.
* Sơ đồ lai 2:
P: AAbb (thân cao, quả vàng) X aaBb (thân thấp, quả đỏ)
GP: Ab aB, ab
F1: Kiểu gen: 1AaBb: 1Aabb
Kiểu hình: 50% thân cao, quả đỏ: 50% thân cao, quả vàng.
* Sơ đồ lai 3:
P: Aabb (thân cao, quả vàng) X aaBB (thân thấp, quả đỏ)
GP: Ab, ab aB
F1: Kiểu gen: 1AaBb: 1aaBb
Kiểu hình: 50% thân cao, quả đỏ: 50% thân thấp, quả đỏ
* Sơ đồ lai 4:
P: Aabb (thân cao, quả vàng) X aaBb (thân thấp, quả đỏ)
GP: Ab, ab aB, ab
F1: Kiểu gen: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
 Kiểu hình: 1thân cao, quả đỏ: 1 thân cao, quả vàng
 1 thân thấp, quả đỏ: 1 thân thấp, quả vàng.
Thí dụ 2:
ở ruồi giấm, gen B qui định thân xám, trội hoàn toàn so với gen b qui định thân đen. Gen S qui định lông ngắn, trội hoàn toàn so với gen s qui định lông dài. Mỗi gen nằm trên NST riêng rẽ.
Cho giao phối giữa ruồi giấm thuần chủng có thân xám, lông ngắn với ruồi giấm thân đen, lông dài thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2. Hãy lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F2.
Cách bước giải:
Bước xác định kiểu gen bố mẹ.
+ Ruồi giấm P thuần chủng có thân xám, lông ngắn mang kiểu gen là BBSS.
+ Ruồi giấm P có thân đen, lông dài mang kiểu gen là bbss
Bước lập sơ đồ lai:
PTC: BBSS (thân xám, lông ngắn) X bbss (thân đen, lông dài)
GP: BS bs
F1: Kiểu gen: 100% BbSs
Kiểu hình: 100% thân xám, lông ngắn
F1 giao phối với nhau:
F1: BbSs (thân xám, lông ngắn) X BbSs (thân xám, lông ngắn)
GF1: BS. Bs, bS, bs BS. Bs, bS, bs
F2:
BS
Bs
bS
bs
BS
BBSS
xám, ngắn
BBSs
xám, ngắn
BbSS
xám, ngắn
BbSs
xám, ngắn
Bs
BBSs
xám, ngắn
BBss
xám, dài
BbSs
xám, ngắn
Bbss
Xám, dài
bS
BbSS
xám, ngắn
BbSs
xám, ngắn
bbSS
đen, ngắn
bbSs
đen, ngắn
bs
BbSs
xám, ngắn
Bbss
xám, dài
bbSs
đen, ngắn
bbss
đen, dài
Tỉ lệ kiểu gen F2 Tỉ lệ kiểu hình F2
1BBSS
2BBSs 9(B-S-) : 9 thân xám, lông ngắn
2BbSS
4BbSs
1BBss 3(B-ss): 3 thân xám, lông dài
2Bbss
1bbSS 3(bbS-): 3 thân đen, lông ngắn
2bbSs
1bbss 1bbss: 1 thân đen, lông dài
Thí dụ 3:
ở đậu Hà Lan, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai cặp tính trạng về chiều cao cây và màu hạt di truyền độc lập với nhau.
Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai cho các trường hợp sau đây:
Bố có thân cao, hạt xanh và mẹ có thân thấp, hạt vàng
Bố thuần chủng thân cao, hạt vàng và mẹ có thân thấp, hạt xanh.
Giải:
Theo đề bài, qui ước
Gen A: thân cao, gen a: thân thấp
Gen B: hạt vàng, gen b: hạt xanh
Bố thân cao, hạt xanh và mẹ thân thấp, hạt vàng
+ Bố thân cao, hạt xanh mang kiểu gen AAbb hoặc Aabb
+ Mẹ thân thấp, hạt vàng mang kiểu gen aaBB hoặc aaBb.
Do vậy có 4 trường hợp có thể xảy ra là:
P: AAbb 	X 	aaBB,	 P: 	AAbb 	X 	aaBb
P: Aabb 	X 	aaBB và P: Aabb 	X 	aaBb
Sơ đồ lai:
Trường hợp 1:
P: AAbb (thân cao, hạt xanh) 	X 	aaBB (thân thấp, hạt vàng) 
GP: Ab aB
F1: - Kiểu gen: AaBb
 - Kiểu hình: 100% thân cao, hạt vàng
Trường hợp 2:
P: AAbb (thân cao, hạt xanh) 	X 	aaBb (thân thấp, hạt vàng) 
GP: Ab aB, ab
F1: - Kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb
 - Kiểu hình: 50% thân cao, hạt vàng : 50% thân cao, hạt xanh.
Trường hợp 3:
P: Aabb (thân cao, hạt xanh) 	X 	aaBB (thân thấp, hạt vàng) 
GP: Ab, ab aB
F1: - Kiểu gen: 1AaBb : 1aaBb
 - Kiểu hình: 50% thân cao, hạt vàng : 50% thân thấp, hạt vàng
Trường hợp 4:
P: Aabb (thân cao, hạt xanh) 	X 	aaBb (thân thấp, hạt vàng) 
GP: Ab, ab aB, ab
F1: - Kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
 - Kiểu hình: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân cao, hạt xanh
 1 thân thấp, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt xanh
b) Bố thuần chủng thân cao, hạt vàng và mẹ có thân thấp, hạt xanh.
+ Bố thuần chủng thân cao, hạt vàng mang kiểu gen: AABB
+ Mẹ có thân thấp , hạt xanh mang kiểu gen aabb
Sơ đồ lai:
PT/C: AABB (thân cao, hạt vàng) X aabb (thân thấp, hạt xanh)
GP: AB ab
F1: - Kiểu gen: AaBb
 - Kiểu hình: 100% thân cao, hạt vàng
Thí dụ 5:
ở ruồi giấm, hai cặp tính trạng về màu thân và về độ dài lông di truyền độc lập với nhau và gen nằm trên NST thường.
Gen B: thân xám, gen b: thân đen
Gen S: lông ngắn, gen s: lông dài
a) Hãy nêu các kiểu hình có thể có ở hai cặp tính trạng nói trên và liệt kê các kiểu gen tương ứng với mỗi kiểu hình trên.
b) Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu gen trên.
c) Có bao nhiêu kiểu gen thuần chủng và liệt kê chúng
d) Có bao nhiêu kiểu gen không thuần chủng và liệt kê chúng. 
Hướng dẫn giải:
a) Các kiểu hình có thể và kiểu gen tương ứng với kiểu hình
* Các kiểu hình có thể có về hai cặp tính trạng:
Về màu thân có thâm xám và thân đen
Về kích thước lông có lông ngắn và lông dài
Vậy tổ hợp 2 cặp tính trạng có 4 kiểu hình có thể có là:
+ Thân xám, lông ngắn
+ Thân xám, lông dài
+ Thân đen, lông ngắn
+ Thân đen, lông dài
* Kiểu gen tương ứng với mỗi kiểu hình:
+ Thân xám, lông ngắn: BBSS, BBSs, BbSS và BbSs
+ Thân xám, lông dài: BBss và Bbss
+ Thân đen, lông ngắn: bbSS và bbSs
+ Thân đen, lông dài: bbss
b) Các loại giao tử tạo ra từ mỗi kiểu gen:
- Kiểu gen BBSS tạo ra 1 loại giao tử BS
- Kiểu gen BBss tạo ra 1 loại giao tử Bs
- Kiểu gen bbSS tạo ra 1 loại giao tử bS
- Kiểu gen bbss tạo ra 1 loại giao tử bs
- Kiểu gen BBSs tạo ra 2 loại giao tử BS và Bs
- Kiểu gen BbSS tạo ra 2 loại giao tử BS và bS
- Kiểu gen Bbss tạo ra 2 loại giao tử Bs và bs
- Kiểu gen bbSs tạo ra 2 loại giao tử bS và bs
- Kiểu gen BbSs tạo ra 4 loại giao tử BS, Bs, bS và bs
c) Số kiểu gen thuần chủng và liệt kê:
- Có 4 kiểu gen thuần chủng (tức đồng hợp) là: BBSS, BBss, bbSS và bbss.
d) Số kiểu gen không thuần chủng và liệt kê
- Có 5 kiểu gen không thuần chủng (tức dị hợp) là: 
 BbSS, BBSs, bbSs, Bbss và BbSs
Lưu ý: Trong các bài tập về lai 2 cặp tính trạng, ta gặp bài tập mà cả 2 cặp tính trạng có một cặp tính trạng trội hoàn toàn (một cặp tính trạng trội hoàn toàn, một cặp tính trạng không trội hoàn toàn), hoặc cả hai cặp tính trạng đem lai đều trội không hoàn toàn, thì ta vẫn áp dụng qui luật trội không hoàn toàn trong phép lai 1 cặp tính trạng vào để giải.
Thí dụ 6: ở một loài , hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với hoa trắng và kiểu gen dị hợp Dd biểu hiện tính trạng trung gian là hoa màu hồng.
ở cặp tính trạng về hình dạng quả, quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài và quả dẹt là tính trạng trung gian do cặp gen Tt qui định. Biết rằng hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau.
a) Tổ hợp cả 2 cặp tính trạng trên, có tất cả bao nhiêu kiểu hình và hãy liệt kê các kiểu hình đó.
b) Hãy lập sơ đồ để xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của con ở mỗi trường hợp sau đây:
- Cây hoa đỏ, quả dài giao phấn với cây hoa trắng, quả tròn
- Cây hoa hồng, quả dẹt tự thụ phấn
Lời giải
Theo đầu bài ta qui ước gen:
 - Về màu hoa: 
 Gen D: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen d: hoa trắng. Do vậy kiểu gen DD: hoa đỏ, Dd: hoa hồng, dd: hoa trắng
 - Về hình dạng quả:
 Gen T: quả tròn trội không hoàn toàn so với gen t qui định quả dài. Do vậy kiểu gen TT: quả tròn, Tt: qủa dẹt, tt: quả dài
a) Số kiểu hình và liệt kê:
+ Xét tính trạng màu hoa có 3 kiểu hình là hoa đỏ, hoa hồng và hoa trắng.
+ Xét tính trạng hình dạng quả có 3 kiêu hình là quả tròn, quả dẹt và quả dài
+ Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên có tất cả 3 x 3 = 9 kiểu hình khác nhau theo cách tổ hợp sau:
 (hoa đỏ, hoa hồng, hoa trắng)(quả tròn, quả dẹt, quả dài)
9 kiểu hình đó là:
+ Hoa đỏ, quả tròn
+ Hoa đỏ, quả dài
+ Hoa đỏ, quả dẹt
+ Hoa hồng, quả tròn
+ Hoa hồng, quả dẹt
+ 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem sinh hoc 9.doc