Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong văn miêu tả

Chương trình ngữ văn hiện nay đang có nhiều đổi mới, phạm vi kiến thức được nâng cao. Qua đó giúp các em phát triển năng lực tư duy và óc sáng tạo. Trong sách Ngữ Văn 6 phân môn tập làm văn cũng có nhiều đổi mới, đặc biệt đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Trong phân môn tập làm văn có phần quan trọng đó là văn miêu tả . Để làm được một bài văn đúng và hay không phải là một điều đơn giản. Đòi hỏi người viết phải nắm vững các thao tác , kỹ năng làm văn miêu tả và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.

 Tôi đến với bài tập lớn này một mặt vừa bổ sung lý luận kiến thức cho bản thân để phục vụ cho công việc giảng dạy vừa là tư liệu tham khảo về thể loại miêu tả và kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả cho học sinh.

 Hiện nay chương trình Ngữ Văn ttrung học cơ sở đang đổi mới theo phương pháp tích hợp. Việc đi sâu nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta liên hệ đến các văn bản một cách tốt hơn, hoàn chỉnh việc tiếp nhận chương trình Ngữ Văn một cách tốt nhất.

 

doc17 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong văn miêu tả
A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
 Chương trình ngữ văn hiện nay đang có nhiều đổi mới, phạm vi kiến thức được nâng cao. Qua đó giúp các em phát triển năng lực tư duy và óc sáng tạo. Trong sách Ngữ Văn 6 phân môn tập làm văn cũng có nhiều đổi mới, đặc biệt đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Trong phân môn tập làm văn có phần quan trọng đó là văn miêu tả . Để làm được một bài văn đúng và hay không phải là một điều đơn giản. Đòi hỏi người viết phải nắm vững các thao tác , kỹ năng làm văn miêu tả và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
 Tôi đến với bài tập lớn này một mặt vừa bổ sung lý luận kiến thức cho bản thân để phục vụ cho công việc giảng dạy vừa là tư liệu tham khảo về thể loại miêu tả và kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả cho học sinh.
 Hiện nay chương trình Ngữ Văn ttrung học cơ sở đang đổi mới theo phương pháp tích hợp. Việc đi sâu nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta liên hệ đến các văn bản một cách tốt hơn, hoàn chỉnh việc tiếp nhận chương trình Ngữ Văn một cách tốt nhất.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Như chúng ta đã biết thể loại văn miêu tả các em học sinh đã được làm quen ở bậc tiểu học. ở đó đã dành một thời gian khá nhiều về văn miêu tả. Lên trung học cơ sở các em tiếp tục học về văn miêu tả trong phân môn tập làm văn của chương trình Ngữ Văn 6 và Ngữ Văn 8với một yêu cầu cao hơn đẻ giúp các em hiểu sâu hơn về văn miêu tả nắm được kỹ năng khi làm bài văn miêu tả (nắm được kỹ năng khi làm văn miêu tả trong đó có kỹ năng lập dàn bài và tiến tới giúp các em học sinh làm văn miêu tả đúng và hay. Vì vậy nên nhiều tác giả sách tham khảo về vấn đề này. Cụ thể:
 1. ''Dàn bài tập làm văn số 6'' tác giả : Nguyễn Trí - Nguyễn Nghiệp - Lê Khanh Sằn và Nguyễn Hữu Kiều (1999-NXBGD)
 2. '' Tập làm văn trung học cơ sở '' tác giả: Tạ Đức Hiền(1997 -NXBGD)
 3. ''Nâng cao ngữ văn 6'' tác giả: Tạ Đức Hiền - Nguyễn Kim Thoa - Lê Thuận An( 2003 - NXB Hà Nội)
 4. ''Bồi dưỡng văn năng khiếu ngữ văn 6'' tác giả Thái Quang Vinh 
 Có thể nói những tìm tòi trên đã giúp tôI rất nhiều khi nghiên cứu đề tài này. Và qua đó cũng đủ thấy đây là một vấn đề rất quan trọng để chúng ta hướng tới kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả với tư cách như một đề tài.
 Nhưng cũng phảI nói thêm rằng các tác giả đè cập nhiều đến phương pháp và các thao tác làm bài văn miêu tả. Nhưng chưa có tác giả nào đI chuyên sâu vào kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả. Một kỹ năng quan trọng trong khi làm văn. để làm một bài văn đúng, đủ, hay chúng ta phảI nắm vững một số thao tác và kỹ năng lập dàn ý. Đó là lý do và mục đích để tôI tiến hành nghiên cứu vấn đề này.
III. Nhiệm vụ - đối tượng - phạm vi nghiên cứu
 1. Nhiệm vụ 
 Tôi tập trung đi sâu nghiên cứu hai vấn đề chính
- Thứ nhất: tìm hiểu các thể loại văn miêu tả từ đó đưa ra kỹ năng lập dàn ý
- Thứ hai: Thông qua các ví dụ giúp học sinh định hướng nắm bắt cách làm bài văn miêu tả.
 2. Đối tượng 
 Đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài này là kiểu bài văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 6. Đặc biệt tập trung nghiên cứu kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả.
 3. Phạm vi nghiên cứu 
- Chương trình tập làm văn trung học cơ sở (văn 6)
- Sách giáo khoa ngữ văn 6
- Sách giáo viên ngữ văn 6
IV. PHƯƠNG PHáp nghiên cứu 
Các phương pháp đã sử dụng trong đề tài
 1. Phương pháp thống kê - phân loại
 2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
 3. Phương pháp phân tích - chứng minh 
 4. Phương pháp diễn dịch - quy nạp
V. bố cục đề tài
 Gồm 3 phần:
 Phần A: Dẫn luận 
 Phần B: Nội dung : Gồm 2 chương: 
 Chương I: KháI quát về văn miêu tả
 Chương II: Kỹ năng cần thiết khi lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
 Phần C: Kết luận 
B. Nội dung đề tài
 Chương I: Khái quát về văn miêu tả
I. Kháiniệm về văn miêu tả và văn miêu tả	
 1. KháI niệm miêu tả 
 Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó để làm cho người khác có thể hình dung hoặc cụ thể sự vật sự việc hay thế giới nội tâm của con người.
 ( Theo ''Từ điển văn học'' - Hoàng Phê chủ biên)
 2. Khái niệm văn miêu tả
 Là loại văn dùng ngôn ngữ để thể hiện sự vật ,sự việc con người, cảnh vật... Một cách sinh động cụ thể như nó vốn có trong đời sống . Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu tưởng tượng và sự đánh giá thẩm mỹ đối với đối tượng miêu tả. 
 Đây là đoạn văn tả cảnh trong tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân:
 '' Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời như lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời mầu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đI chao lại trên mâm bể sáng dần lên chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là đôI cánh''
 Bằng những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ các tính từ chỉ màu sắc thích hợp tác giả đã táI hiện lại một cách sống động cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ, huy hoàng , tráng lệkhông giống với bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, cao nguyên hay đồng bằng
II. Đặc điểm của văn miêu tả 
 Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả nhưng không phảI bất kì sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả. khi miêu tả lạnh lùng khách quan nhằm thông báo thì không phảI là văn miêu tả. khi làm văn miêu tả thì phảI tuân theo những yêu cầu sau:
 1. Tính thông báo thẩm mỹ chứa đựng tình cảm chứa đựng tình cảm của người viết.
 Bao giờ người miêu tả cũng theo một ý tưởng thẩm mỹ thể hiện một quan niệm thẩm mỹ và mang đến cho người đọc một cảm giác thẩm mỹ. Khi Tố Hữu miêu tả chú bé Lượm:
 Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích 
 Nhảy trên đường vàng
 ( Lượm - Tố Hữu - Ngữ Văn 6 )
 Qua đó Tố Hữu đã thể hiện quan niệm của mình về cái đẹp của một chú bé: lấy sự hồn nhiên làm tiền đề cho vẻ đẹp nhí nhảnh, hồn nhiên ngây thơ của tuổi nhỏ.
 Cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng Nguyễn Du quan niệm rằng:
 '' Kiêù càng sắc sảo mặn mà 
 So bề tài sắc lại là phần hơn
 Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh ''.
 Nguyễn Du đã thể hiện quan niệm của phong kiến về cái đẹp của người phụ nữ: lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con ngươì. Còn Tố Hữu đã miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời đại mới đó là yêu nước, biết hành động vì đất nước, dũng cảm, kiên cường.
 '' O du kích nhỏ giương cao súng
 Thằng Mĩ lênh khênh đứng cúi đầu
 Ra thế to gan hơn béo bụng
 Anh hùng đâu cứ phải mày râu''
 Trong cuộc sống có cái đẹp, có cái đáng nhớ.Nhưng bài văn miêu tả phải hướng tới cái đẹp và làm nên cái đẹp.
 Dù tả một cây bàng, một con mèo hay một dòng sôngbao giờ người viết cũng phải viết vào đó ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá bình luận của mình . Do vậy từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang ấn tượng của cảm xúc chủ quan.
 So sánh hai đoạn văn sau:
 '' Ngoài giờ học chúng tôi thơ thẩn bên bờ sông bắt buớm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt , vên cánh có răng cưa lượn lờ như trôi trong nắng''.
 ( Vũ Tú Nam)
 '' Thân bướm có ba phần: Đầu, ngực, bụng. Phần ngực có bốn cánh sáu chân. bướm bay được là nhờ hai đôi cánh là hai màng rộng bản, chúng có màng phấn bao phủ nên không trong như cánh chuồn chuồn.''
 Đoạn thứ nhất: Khi miêu tả loài bướm đã bộc lộ cảm xúc gắn bó của tác giả. Đây là đoạn văn chuẩn mực cho văn miêu tả. đoạn thứ hai chỉ là văn bản khoa học nhằm thông báo trí tuệ mà thôi.
 2. Tính sinh động và tạo hình
 Đặc điểm này là phẩm chất của một bài văn miêu tả hay. Để tạo nên tính sinh động và tạo hình đầu tiên các chi tiết miêu tả cần có vài cái mới riêng. Nếu mất đi cái riêng trong văn miêu tả, bài văn trở nên công thức, sáo rỗng. 
 Miêu tả cây cối có nhà văn thấy chúng như ''những con ngựa đang phi nhanh bờm tung ngực'' có nhà văn lại thấy chúng như '' những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy chuyền''. Một yêu cầu của tính tạo hình và tính sinh động là sự hàm súc là cách tả ít gợi ít. Đoạn văn sau của Nguyễn Tuân kiệm chữ, kiệm lời nhưng sức gợi trong tâm tưởng người đọc rất lớn.
 '' Trên con đường đất cát khô cằn, nơI nước trong lành theo bước chân mau của người đầy tớ già đánh rõ xuống mặt đường những hình ngôI sao ướt và thẫm màu. Những hình ngôI sao nối nhau trên một đoạn đường dài ngoằn nghoèo như lối đI của loài bò sát''.
 Làm nên tính sinh động tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống gây ấn tượng Những chi tiết sống lấy từ sự quan sát cuộc sống quanh ta, từ kinh nghiệm sống của bản thân được sàng lọc, gạt bỏ những chi tiết thừa không có sức gợi làm cho bài văn miêu tả gọn và có sức tạo hình.
 3. Ngôn ngữ giàu cảm xúc tạo hình
 Ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người viết thể hiện một cách sinh động, tạo hình đối tượng miêu tả.
 Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu tính từ, động từ thường hay sử dụng phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ. Do phối hợp với các tính từ ( chỉ màu sắc, phẩm chất) của động từ với phương pháp tu từ nên ngôn ngữ miêu tả luôn toả sáng lung linh trong lòng người đọc gợi nên những ấn tượng hình ảnh về đối tượng được miêu tả.
II. Phân loại văn miêu tả
 Có 6 loại văn miêu tả:
 - Miêu tả phong cảnh 
 - Miêu tả cảnh ô hoạt
 - Miêu tả loài vật 
 - Miêu tả cây cối
 - Miêu tả đồ vật 
 - Miêu tả con người.
Chương II: một số kỹ năng cần thiết khi lập dàn ý cho bài văn miêu tả
I. Vai trò của dàn ý
 Để có thể viết được bất kì một bài văn nào dù ngắn hay dài dù là bài văn hay báo cáo khoa học người viết cũng không thể bỏ qua khâu hết sức quan trọng là lập dàn ý. Dàn ý còn gọi dàn bài hay đề cương. Dàn ý là sự sắp xếp những điều cốt yếu trong một bài văn. Nói cách khác đó là một hệ thống những ý chính trong một bài viết hay bài nói. Dàn ý thực chất là bản kế hoạch, là sơ đồ, là phác thảo về đối tượng mà ta đã viết. Chính vì vậy mà Gớt Tơ nhà văn nổi tiếng người Đức đã quả quyết: '' Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục ''. Còn Đôx-tôi-ép-xki nhà văn Nga nổi tiếng cuối thế kỉ XIX lại ao ước: '' Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt mỡ''.
 Kỹ năng lập dàn ý cần cho tất cả những ai muốn truyền đạt ( viết hoặc nói) một vấn đề nào đó cho mọi người biết. Trong phạm vi nhà trường phổ thông kỹ năng này rất quan trọng đối với học sinh để làm bất cứ một bài văn nào. Nắm vững kỹ năng này các em sẽ làm được một bài văn có tình hệ thống và lô gíc cao, đúng và đủ ý, tránh được hiện tượng lạc đề hay bài văn lủng củng. Dàn ý giúp định hướng được một cách bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu và những yêu cầu cơ bản mà bài viết cần đạt được và đáp ứng được những yêu cầu của đề bài. Khi có dàn ý cụ thể người viết nắm được nét lớn, ý nhỏ của bài viết. Nhờ có sự chuẩn bị và định hướng đúng sẽ làm cho văn bản triển khai đúng trọng tâm, chặt chẽ và mạch lạc. 
II. Các loạt dàn ý, cách đề mục trong dàn ý và ngôn ngữ trong dàn ý 
 1. Các loại dàn ý 
 Dàn ý của bài văn miêu tả cũng như dàn ý của một bài văn phổ biến chung đều có ba phần: phần mở bài( đặt vấn đề), phần thân bài ( giảI quyết vấn đề), phần kết luận( kết thúc vấn đề)
 Dàn ý của bài văn miêu tả thông thường có hai loại: Dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết.
 a. Dàn ý đại cương
 Dàn ý đại cương là dàn ý chỉ ghi những hệ thống đề mục lớn nhất, những ý chủ yếu nhất. Nhìn vào dàn ý đại cương người đọc sẽ thấy được nội dung chính của bài , thấy ngay người làm bài có bám sát yêu cầu đề hay không. Một dàn bài tốt là một dàn bài bao quát được toàn bộ nội dung và phạm vi vấn đề do đề nêu ra, một nhà văn nước ngoài đã nói '' Một bố cục xây dựng chẳng khác nào một cây sồi và mọi chim chóc từ các rừng lân cận tự bay đến làm tổ''.
 Dàn ý đại cương gồm 3 phần:
 I. Phần mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần viết
 II. Thân bài
 1. Luận điểm 1: luận cứ 1, luận cứ 2
 2. Luận điểm 2: luận cứ 1, luận cứ 2
 III. phần kết luận: Nêu cảm nghĩ, nhận xét đánh giá.
 Dàn ý đại cương là cáI khung bước đầu, tập trung các ý chính để người viết hình dung được bài viết, cách viết của mình.
 b. Dàn ý chi tiết
 Dàn ý chi tiết lấy cơ sở từ dàn ý đại cương. Dàn ý chi tiết là dàn ý ngoài các luận điểm, luận cứ còn có các ý nhỏ phát triển, các ý chi tiết cụ thể hoá từ các ý lớn, dàn ý chi tiết sẽ giúp chúng ta hình dung cụ thể hơn các bộ phận của bài viết nhằm giúp chúng ta chuẩn bị tốt cho chất lượng bài viết. Người viết đưa vào các chi tiết cụ thể trong dàn ý chi tiết để lắp ráp hành văn cho hoàn chỉnh.
 2. Các đề mục trong dàn ý
 Đề mục trong dàn ý thể hiện các ý lớn, ý nhỏ của bài văn. Mỗi dàn ý thường bao gồm một hệ thống các đề mục. Một điều hết sức lưu ý là các đề mục đó phảI được sắp xếp theo cùng một hệ thống tương ứng với nhau và thei cùng một trình tự chặt chẽ. Các đề mục được kí hiệu có thể là chữ số La Mã(I, II, III), chữ cái?(A, B), chữ số thường(1, 2, 3). Khi đánh các đề mục ta phảI tuân theo nguyên tắc sau: Các đề mục cung cấp phảI được ghi bằng hệ thống số thứ tự liên tiếp nhau không được cách quãng. Có như vậy khi làm bài mới hình thành văn bản bao gồm những đoạn văn mạch lạc, rõ ràng theo một trình tự hợp lí. 
 3. Ngôn ngữ trong dàn ý
 Ngôn ngữ trong dàn ý không đòi hỏi phảI viết thành từng câu hoàn chỉnh như khi viết thành bài. Dù là dàn ý đại cương hay dàn ý chi tiết thì cách viết thông thường vẫn là ghi ý từ những đề mục lớn hơn những ý nhỏ, những chi tiết cụ thể đều viết theo lối thông báo vắn tắt. Trong dàn bài chúng ta thường gặp những câu không đầy đủ thành phần chủ-vị hoặc những câu rút gọn. Cách viết như vậy sẽ giúp chúng ta ghi được nhiều ý, tiết kiệm thời gian.
III. Kỹ năng lập dàn ý trong các bài văn miêu tả
 1. Tả cảnh
 a. Kỹ năng tìm hiểu đề 
 Đây là kỹ năng cần thiết trước tiên. Có tìm hiểu đề chúng ta mới biết đề yêu cầu tả cảnh gì? Từ đó hình thành các ý và định hướng cho việc lập dàn ý. 
 Chẳng hạn: Đề bài: '' Em hãy tả cánh đồng lúa chín quê em'' 
 Chúng ta phảI tìm hiểu đề yêu cầu tả cảnh gì
 - Cảnh phảI tả: Cánh đồng lúa chín quê em
 - Tả vào thời gian nào( sớm, chiều) người viết tự chọn
 - Tả cảnh đồng lúa ở đâu( miền núi, đồng bằng, trung du)
 Trong thao tác tìm hiểu đề chúng ta trước hết phảI đọc kỹ đề tìm ra những từ quan trọng trong đề và tìm hiểu xem đề yêu cầu những gì để xác định thể loại, cách làm đúng. 
 Đề tả cảnh nào cũng yêu cầu miêu tả. Nhưng có những đề cho phép tả một cách tự do, tự lựa chọn, lại có đề yêu cầu tả cảnh trong một phạm vi cụ thể( cảnh tả vào lúc nào, ở đâu) 
 b. Kỹ năng lập dàn ý 
 Sau khi tìm hiểu đề chúng ta biết đề yêu cầu tả cảnh gì? ở đâu? Vào lúc nào? đồng thời xác định được phạm vi giới hạn của đề bài yêu cầu giảI quyết mấy ý. Từ đó chúng ta phảI thảo dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết. 
 Đối với văn tả cảnh, dàn ý là một phác thảo về toàn cảnh, phân cảnh , cảnh trung tâm, những màu sắc, đường nét và ý nghĩ của banr thân đối với cảnh được thể hiện. Đối với một bài văn tả cảnh chúng ta thường có một bố cục chung như sau:
 I. Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả( ở đâu, lúc nào)
 II. Thân bài:
 1. Tả bao quát 
 2. Tả chi tiết cảnh
 3. Tả hoạt động của con người và cảnh vật xung quanh
 III. Kết luận: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của người tả.
 Chúng ta hãy xét một ví dụ cụ thể: 
 Đề: Em hãy tả lại cánh đồng lúa chín quê em vào một buổi sáng đẹp trời.
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề:
 - Cảnh được tả: Cánh đồng lúa chín 
 - Thời gian miêu tả: buổi sáng.
Bước 2: Lập dàn ý đại cương:
 I. Mở bài: Giới thiệu cánh đồng lúa chín vào buổi sáng đẹp trời.
 II. Thân bài: Tả bao quát cánh đồng, tả chi tiết một vài thửa ruộng, tả cảnh làm việc của các bác nông dân
 III. Kết bài: Nêu ấn tượng và cảm nghĩ của bản thân trước cảnh cánh đồng.
Bước 3: lập dàn ý chi tiết:
 I. mở bài:
 - Nêu lí do ra thăm cánh đồng( chủ nhật về quê, đI thăm đồng)
 - Thấy cánh đồng lúa chín dưới ánh nắng ban mai thật đẹp
 II. Thân bài:
 1. tả bao quát: Dưới ánh nắng ban mai, cánh đồng như một tấm thảm vàng trảI rộng.
 2. Tả chi tiết:
 - Những thửa ruộng lúa chín vàng rực 
 - Những thửa lúa đã chín, bông lúa nhiều hạt làm thân lúa uốn cong xuống giống cáI cần câu.
 - Từng cơn gió thổi làm cho tưngf khoảng lúa lay động khác nhau.
 - Mùi vị: mùi thơm của lúa, của rơm rạ.
 3. Hoạt động của con gười và cảnh xung quanh:
 - Một số người đang gặt lúa, tay liềm, tay cầm những bông lúa một vài chú bé đI chăn trâu thổi sáo vang
 - Bầu trời cao rộng, ánh nắng toả xuống cánh đồng, từng đám mây nhẹ nhàng trôI theo gió.
 - Chim chao mình bay lượn, thỉnh thoảng cất tiếng hót líu lo.
 - Hàng phi lao reo vui trong gió.
 III. Kết luận: nêu cảm nghĩ và ấn tượng:
 Vui vì thấy báo hiệu một vụ mùa bội thu, đI xa rồi mà âm thanh và mùi vị của cánh đồng lúa chín còn đọng mãi.
 2. Tả người.
 a. Kỹ năng tìm hiểu đề
 Sau khi đọc đề chúng ta phảI xác định rõ đối tượng miêu tả: Là người thân, bạn bè hay thầy cô giáo
 Tiếp theo chúng ta phảI xác định xem đề yêu cầu tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc. Từ đó llựa chọn cách quan sát và tìm ra những ý phù hợp. Chẳng hạn người phụ nữ làm nghề dạy học sẽ có trang phục, diện mạo, cử chỉ khác hẳn với người phụ nữ làm công nhân lao động. Đồng thời, làm rõ yêu cầu của đề còn giúp chúng ta biết lựa chọn chi tiết miêu tả, biết nhấn mạnh hoặc lướt qua chi tiết nào. Nếu tả người nối chung thì phảI làm nổi bật đặc điểm ngoại hình và tính cách. Nếu tả người đang trong trạng tháI hoạt động thì phảI tập trung vào cử chỉ động tác.
 Chẳng hạn đối với bài: Trong lớp em có hai bạn tên giống nhau và hình dáng, tính cách có nhiều nét khác nhau. Hãy miêu tả và so sánh hai bạn ấy.
 Đọc kỹ đề ta thấy:
 - Đối tượng miêu tả: Hai bạn cùng tên.
 - Nội dung miêu tả: tính cách và hình dáng 
 - Kiểu bài: Miêu tả kết hợp so sánh giữa hai người.
 b. Kỹ năng lập dàn ý:
 Sau khi tìm hiểu đề, chúng ta xác định được đối tượng miêu tả và nội dung miêu tả. Sau đó chúng ta phảI tháo ra những nét chính về hình dáng và hoạt động của con người theo những mức độ khác nhau tuỳ theo mục đích đề ra. 
 Khi xác lập một dàn ý cho bài văn tả người cụ thể chúng ta cần dựa vào dàn ý chung như sau:
 I. Mở bài: Giới thiệu về người được tả( ai, gặp ở đâu, vào lúc nào)
 II. Thân bài: 
 1. Tả hình dáng
 - Tả bao quát: Tầm vóc, dáng điệu, tuổi tác, cách ăn mặc
 - Tả những nét nổi bật: khuôn mặt, máI tóc, đôI mắt, làn da
 2. Tả tính cách: Chú ý đến lời nói, cử chỉ, tháI độ cư xử của người đó nhằm bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình cảm, thói quen.
 3. Tả hoạt động: Tả kỹ và thứ tự các cử chỉ, động tác, lời nói để thấy rõ cách làm việc, tháI độ, tính nết của người đó.
 III. Kết luận: Nêu cảm nghĩ, tháI độ, nhận xét về người được tả.
Ví dụ: Em hãy tả một thầy giáo hoặc cô giáo đã dạy em mà em nhớ nhất.
Bước1: Tìm hiểu đề:
 - Đối tượng miêu tả: Thầy, cô giáo cũ.
 - Nội dung miêu tả: hình dáng, tính tình.
Bước 2: Lập dàn ý đại cương:
 I. Mở bài: Giới thiệu thầy( cô) giáo được tả
 II. Thân bài: 
 1. Tả hình dáng: Hình dáng, trang phục, giọng nói.
 2. Tả tính tình: Vui vẻ, gần đồng hay nghiêm nghị
 3. Tả hành động: Cô sắp chỗ ngồi, dạy chúng em học, dạy chúng em những trò chơI, yêu thương và chăm sóc từng bạn trong lớp.
 III. Phần kết luận: Nêu cảm nghĩ của mình về thầy( cô) giáo được tả.
 3. Tả cảnh sinh hoạt
 Các cảnh sinh hoạt thường gồm nhiều người, nhiều hoạt động cùng xảy ra trong một thời điểm: Cảnh nhộn nhịp của sân trường lúc ra chơI, cảnh chào cờ đầu tuần, cảnh nhà ga bến tàu lúc xe đến hoặc xe đI. Khi miêu tả chúng ta cần hướng vào làm nổi bật yêu cầu chung của cảnh, không nên miêu tả một cách rời rạc, riêng lẻ các hoạt động. 
 a. Tìm hiểu đề
 Khi tìm hiểu đề bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt, cần xác định rõ đối tượng miêu tả ở đây là hoạt động của nhiều người trong một thời gian ngắn và hoạt động này được khuôn lại trong một thời điểm cụ thể( đúng lúc ra chơI, đúng lúc tàu xe đI hoặc đến). Từ việc xác định được đối

File đính kèm:

  • docSKKN ngu van 6.doc