Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.

Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng, trong giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh của của mọi người, là tương lai của mọi gia đình, của toàn xã hội và của cả nhân loại.

 Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu. Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi tay và đôi chân của mình.Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Chính vì vậy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Muốn được như vậy, ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm.Những thế giới khách quan xung quanh thật bao la, rộng lớn, có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.

 Khi nghe đến từ “ khoa học”, chúng ta thường có cảm giác căng thẳng vì trong chúng ta luôn sẵn có một suy nghĩ rằng khoa học là cái mà luôn cần đến nhiều tri thức và vắt óc suy nghĩ. Thế nhưng, nếu suy nghĩ theo hướng khoa học dành cho trẻ mầm non chỉ là tìm hiểu những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta mới cảm thấy thoải mái hơn và biết được khoa học không phải là cái gì đó khó và rất khô khan. Ở trường mầm non, khám phá khoa học là một trong những hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ rèn luyện và hình thành kỹ năng nhận thức. Thông qua các bài học đơn giản, giáo viên không những cung cấp cho trẻ một vốn tri thức nào đó mà còn giúp chúng hình thành những năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề, nuôi dưỡng lòng say mê, khám phá những tiền đề cần thiết cho trẻ trong suốt cuộc đời.

 

doc28 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt
 môn khám phá khoa học ở trường mầm non”
Tác giả: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
 Lĩnh vực: Giáo Dục Mẫu Giáo
 Cấp học: Mầm non
Năm học : 2016-2017
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng, trong giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh của của mọi người, là tương lai của mọi gia đình, của toàn xã hội và của cả nhân loại.
	Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu. Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi tay và đôi chân của mình....Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Chính vì vậy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Muốn được như vậy, ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm....Những thế giới khách quan xung quanh thật bao la, rộng lớn, có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.
	Khi nghe đến từ “ khoa học”, chúng ta thường có cảm giác căng thẳng vì trong chúng ta luôn sẵn có một suy nghĩ rằng khoa học là cái mà luôn cần đến nhiều tri thức và vắt óc suy nghĩ. Thế nhưng, nếu suy nghĩ theo hướng khoa học dành cho trẻ mầm non chỉ là tìm hiểu những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta mới cảm thấy thoải mái hơn và biết được khoa học không phải là cái gì đó khó và rất khô khan. Ở trường mầm non, khám phá khoa học là một trong những hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ rèn luyện và hình thành kỹ năng nhận thức. Thông qua các bài học đơn giản, giáo viên không những cung cấp cho trẻ một vốn tri thức nào đó mà còn giúp chúng hình thành những năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề, nuôi dưỡng lòng say mê, khám phá những tiền đề cần thiết cho trẻ trong suốt cuộc đời.
	Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành mục tiêu lớn trong ngành giáo dục mầm non. Vì trẻ lấy mình làm trung tâm, nên trong quá trình hoạt động khoa học, tìm hiểu đặt câu hỏi.....trẻ sẽ nhận ra sự vật hiện tượng và con người có mối quan hệ tác động, tương hỗ lẫn nhau từ đó suy nghĩ của trẻ trở nên khách quan. Trẻ thường hỏi. “ Tại sao ban ngày trời lại sáng? Tại sao ban đêm trời lại tối?” Quá trình giải quyết những câu hỏi này giúp trẻ nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Hơn nữa điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
	Nhưng bên cạnh đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan dùng lời để dạy trẻ môn Môi trường xung quanh, thì trong chương trình giáo dục mầm non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm để giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học.
	Hiểu được bộ môn khám phá khoa học đối với trẻ và cũng là để làm tốt yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG LỚP:
1. Thuận lợi.
 	- Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện, các giáo viên trường tôi luôn được thăm quan và kiến tập các trường bạn, được học tập, tập huấn tại phòng giáo dục một cách thường xuyên. 
- Nhà trường đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học như: Kính lúp, nam châm, đồ dùng đựng nước, cát, các vật thí nghiệm vật chìm, nổi, bình thuỷ tinh, khuôn cát..
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu ngành, yêu nghề, ham học hỏi và luôn tìm tòi sáng tạo, khám phá cái mới để nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân tôi là một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy khối mẫu giáo lớn nên tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp tìm ra những cái mới lạ để truyền thu đến trẻ một cách tốt nhất.
- Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ.
2. Khó khăn.
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ mạnh dạn, có trẻ quá nhút nhát khi khám phá, khi làm thí nghiệm, chậm tiếp thu chưa nêu được ý kiến của mình khi tham gia hoạt động.
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em ở bậc học mầm non nên việc tổ chức các hoạt động khám phá còn hạn chế.
	Trước thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã tìm ra một số biệ pháp giúp trẻ trong lớp mình hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao. Các biện pháp đó là:
II.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Biện pháp 1. Xây dựng nội dung khám phá khoa học theo từng tháng.
a. Xác định hoạt động phù hợp với trẻ.
 	- Mỗi trẻ có một sở thích khác nhau và điều đó sẽ chi phối việc lựa chọn nào cho phù hợp với trẻ. Một bộ sưu tập cát và đá sẽ là sự vui thích của một bé gái 6 tuổi nhưng lại không phải với một bé trai 4 tuổi.
- Những trẻ có nhiều sở thích khác nhau sẽ nhận thấy có nhiều hoạt động khoa học rất thú vị. Nếu trẻ thích nấu ăn hãy cho trẻ thấy sự biến đổi màu sắc của trà khi có thêm chanh hay cách làm sữa kết tủa bằng dấm. Hiểu rõ đặc điểm của trẻ giáo viên sẽ có những quyết định đúng nhất trong việc lựa chọn hoạt động khoa học cho trẻ.
 	- Khuyến khích những hoạt động không quá khó và cũng không quá 
d ễ. Nếu do dự bạn hãy chọn những hoạt động dễ hơn, bởi vì nếu mọi việc quá khó sẽ khiến trẻ thấy bản chất khoa học khó khăn. Người lớn thường cho rằng trẻ con cần những thú có hình thức đẹp đẽ cho cảm hứng khoa học, nhưng thực chất suy nghĩ này là sai lầm
- Hãy xem xét đến nhân cách và những thói quen xã hội của trẻ. Có những việc có thể được làm tốt bởi một cá nhân nhưng một số khác lại cần được làm trong quy mô nhóm. Một số thì cần có sự giúp đỡ, một số khác thì chỉ yêu cầu một vài giúp đỡ nhỏ hay hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Hoạt động đơn lẻ có thể phù hợp với một số trẻ, trong khi những trẻ khác lại thích thú với hoạt động nhóm.
- Dựa vào đặc điểm cá nhân của trẻ trong lớp mà lựa chọn thí nghiệm, phân nhóm chơi cho phù hợp. Những trẻ yếu kém, chậm chạp nên chọn những thí nghiệm đơn giản, sau đó nâng dần độ khó để tạo cho trẻ sự tự tin từ những thành công đã đạt được.
- Lựa chọn những hoạt động phù hợp với nơi sinh sống.
-Hãy cho phép trẻ tham gia vào việc lựa chọn các hoat động. Khi trẻ chọn được một việc gì đó mình muốn làm, trẻ sẽ học chăm hơn và có nhiều thời gian bổ ích cho việc đó.
b. Xây dựng kế hoạch.
 	Với mong muốn trẻ sẽ được mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán...... và được nâng cao hiếu biết của mình về thế giới tự nhiên. Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch theo từng tháng, từng chủ đề.
THÁNG
CHỦ ĐIỂM
TÊN THÍ NGHIỆM
Tháng 9
Trường mầm non
- Vật chìm , vật nổi.
- Làm chìm một vật nổi.
- Cuộc chạy đua của 3 cây nến
Tháng 10
Bản thân.
- Lau khô bàn tay bằng giấy.
- Thí nghiệm về không khí.
- Sử dụng bàn tay trong nước.
Tháng 11
Gia đ ình
- Làm nổi một vật chìm.
- Thử nghiệm với các đồ đựng nước.
- Nam châm hút gì?
Tháng 12
Nghề nghiệp
- Điện thoại bóng bay.
- Có thể trồng cây bằng gì?
- Co và giãn.
Tháng 1+2
Thực vật (tết)
- Quá trình phát triển của cây từ hạt.
- Nhuộm màu hoa.
- Cây cần gì để lớn lên và phát triển
Tháng 3
Động vật
- Làm sách về quá trình phát triển của ếch.
- Động vật ngụy trang.
- Côn trùng.
Tháng 4
Nước và các hiện tượng thiên nhi ên
- Một số trò chơi với nước.
- Các lớp chất lỏng.
- Gió.
Tháng 4 +
đầu tháng 5
Quê hương đất nước
- Gạch được làm ra như thế nào?
- Táo, lê đổi màu.
Tháng 5
Trường tiểu học - Bác Hồ
- Một vài chất tan trong nước.
- Làm một cầu vồng.
- Vì sao nước trong cốc không chảy ra?
Biện pháp 2. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ khám phá.
Để cung cấp những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
a/ Tạo môi trường học tập.
 	Tạo môi trường phong phú, hấp dẫn, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tìm hiểu.
 	Giáo viên nên sử dụng những vật sống, vật thật cho trẻ dễ tìm hiểu: Như bể cá hay vỏ chai, vỏ sò, chim, thỏ.... đối với chủ đề động vật.
 	Đối với chủ đề thực vật giáo viên nên chuẩn bị những hạt giống dễ nảy mầm, dễ lên
- Cây, các hạt giống và chậu gieo hạt.
- Bảng theo dõi thời tiết hàng ngày.
- Bàn chơi nước có chai trong suốt, dụng cụ chứa nước, các vật chìm và nổi trong nước.
- Chậu chơi với cát và nước.
- Đường, muối, màu nước.
Trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, qua tự thăm dò, khám phá. Giáo viên nên bố trí, bày biện phòng nhóm sao cho kích thích trẻ hoạt động và dành phần lớn thời gian cho trẻ tự học qua hoạt động chơi.
Ví dụ: 
 + Cạnh bể cá có treo tranh ảnh về cá hoặc sách về cá để trẻ nhận dạng các loại cá.
 + Lọ đựng các loại họt hạt lộn xộn để trẻ phân loại các hạt.
 	 + Chậu gieo hạt đậu ở gần của sổ để trẻ theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của cây
Môi trường hoạt động không nhất thiết phải là môi trường ở một nơi nào đó nhất định mà có thể là môi trường hoạt động mọi lúc, mọi nơi, cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những hiện tượng quan sát bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp.
- Để tổ chức tốt trò chơi, tôi đã làm tốt công tác chuẩn bị như chuẩn bị đồ đùng đồ chơi an toàn, phù hợ, bố trí thời gian chơi và không gian chơi hợp lý
- Đối với trò chơi được sử dụng trong hoạt động chung, cần chuẩn bị đủ đồ chơi để tạo cơ hộ cho tất cả trẻ đều được chơi, còn khi sử dụng thí nghiệm trong giờ hoạt động góc, hoạt động chiều cần chuẩn bị các loại đồ chơi đa dạng nhưng không quá nhiều để trẻ khó lựa chọn. Để đồ chơi trong trạng thái mở để kích thích trẻ tự lấy, tự chơi, bố trí không gian phù hợp để kích thích trẻ chơi trong nhóm nhỏ.
b. Gây hứng thú cho trẻ thích khám phá khoa học.
 	 - Để cho trẻ yêu thích môn khám phá khoa học tôi đã sử dụng công nghệ thông tin để ghi lại sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ và quan trọng là bài học đã chuyển thể lượng kiến thức mang tính lý thuyết đơn điệu trước đây bằng hình ảnh sống động, phong phú một cách chi tiết, phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ.
 	Tôi dùng những hình ảnh đẹp, xem hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên, về các sự vật hiện tượng xung quanh để trẻ suy nghĩ quan sát và phỏng đoán.
 Ví dụ.
+ Với tiết học về thời tiết, tôi cho trẻ xem hình ảnh về trời nắng, trời mưa, trời râm mát diễn ra như thế nào. Sau trời mưa ông mặt trời lại chiếu sáng, cây cối đơm hoa nảy lộc, tươi tốt hơn, các bông hoa cứ thế từ từ nở khoe sắc. Hay đi dưới trời mưa, trời nắng, các bạn nhỏ phải mang mũ, áo che mưa để bảo vệ cơ thể...Mỗi nội dung bài học được xây dựng xuyên suốt, gần gũi với trẻ nên trẻ tỏ ra vô cùng hứng thú
+ Với tiết thí nghiệm: Làm nổi một vật chìm. Đầu giờ tôi cho trẻ xem video về những chiếc tàu thủy, canô, phà.... đi được ở trên nước. Hỏi trẻ các phương tiện đó đi ở đâu? Nó được làm bằng nguyên liệu gì? Sắt nặng hay nhẹ? Nếu thả xuống nước sẽ bị gì? Vậy vì sao tàu thủy, canô cũng làm bằng sắt, kim loại mà lại không bị chìm?
Trẻ được xem đoạn video và có những lời dẫn dắt của cô trẻ sẽ hứng thú hơn và rất mong muốn mình sẽ là những kỹ sư để có có những công trình vĩ đại.
+ Với tiết học khám phá về mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Cô cho trẻ xem hình ảnh về trái đất rồi hỏi trẻ: Đố các con đây là ai? ( Anh trái đất ạ!) Anh trái đất làm gì? ( Anh trái đất đưa chúng con khám phá tự nhiên và khoa học......)
Tôi cho trẻ xem cảnh bầu trời ban ngày, ban đêm, cảnh sinh hoạt của con người và loài vật vào ban ngày, ban đêm. Xem hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết và các vì sao. 
Đây là tiết khám phá tương đối rộng đối với trẻ mầm non nhưng nhờ có những hình ảnh, video sống động mà trẻ tiếp thu bài rất nhanh, hào hứng tham gia tiết học. Trẻ mong muốn được như chú Phạm Tuân và các nhà du hành vũ trụ bay vào không gian để khám phá hành tinh.
- Ngoài cách gây hứng thú cho trẻ bằng những hình ảnh đẹp, những đoạn video tôi còn gây hứng thú cho trẻ bằng những bài hát, bài đồng dao, ca dao hoặc những bài thơ do tôi tự sáng tác và sưu tầm trên cơ sở đó giới thiệu tên thí nghiệm hoặc kích thích trẻ lựa chọn trò chơi mà trẻ thích.
Ví dụ.
 + Cho trẻ khám phá về các loại đất tôi cho trẻ đọc bài thơ. “ Đất và gạch”
 Đất vào lò tôi luyện
 Lửa hun nóng đêm ngày
 Đất sẵn sàng chịu đựng
 Nằm mơ một ngày mai
 Là gạch hồng chắc khỏe
 Xây lên cửa lên nhà
 Muốn trở thành có ích
 Gian khổ phải vượt qua.
 + Cho trẻ quan sát, khám phá về con cá, khi hỏi trẻ về môi trường sống và cấu tạo của con cá cô đọc cho tre nghe 1 câu thơ nói về môi trường sống của cá
 Đêm hè lặng gió
 Ơi chú cá nhỏ
 Cá ngủ ở đâu?
 Sông nước tràn lan
 Xây sao được tổ
 Ơi chú cá nhỏ
 Đêm hè lặng gió
 Cá ngủ ở đâu?
Đọc xong bài thơ cô hỏi trẻ. Các con đoán xem cá ngủ ở đâu?
Vậy chỉ cần vài câu thơ, câu đố hoặc bài đồng dao sẽ làm cho tiết học không bị trầm, lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá
 Biện pháp 3. Một vài hình thức tổ chức hoạt động KPKH.
Khám phá khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích của giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự.
- Giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, dự đoán, suy luận về các sự vật hiện tượng xung quanh và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều băn khoăn, thắc mắc.
- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
- Giáo viên là người tìm kiếm chủ đề và nội dung khám phá khoa học từ môi trường xung quanh.
- Giáo viên nên cho trẻ khám phá, quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật và hiện tượng xung quanh bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp và qua các hoạt động chơi.
- Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình.
Nên chú ý lắng nghe những câu hỏi của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ. Nếu trẻ có thể nghĩ ra được câu trả lời độc đáo của riêng nó, giáo viên không nên giải đáp luôn mà nên hỏi trẻ “ Tại sao cháu nghĩ như thế” ? để tập cho trẻ biết lập luận, biết suy nghĩ sâu về vấn đề đó, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Nếu trẻ đặt câu hỏi hoặc câu trả lời chưa phù hợp, giáo viên cần khích lệ trẻ, giúp trẻ tự tin hơn.
- Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh.
- Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
Giáo viên mầm non có thể dạy khoa học cho trẻ nhỏ thành công nếu sử dụng cách tiếp cận quá trình, khuyến khích trẻ hành động với các đối tượng.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, giáo viên có vai trò quan trọng kích thích mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh và mong muốn lĩnh hội kiến thức của trẻ. Trẻ lứa tuổi này không những có nhu cầu học mà còn có khả năng học. Giáo viên không chỉ giúp trẻ mở rộng kinh nghiệm để phát triển nhận thức mà còn cần giúp trẻ nhận biết được việc học là một quá trình thú vị, tạo cơ hội cho trẻ khám phá không gian, các đối tượng và chia sẻ với trẻ những hài lòng, vui thích khám phá nhằm kích thích trẻ tính tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh
4. Biện pháp 4. Ứng dụng các thí nghiệm khám phá khoa học vào các hoạt động.
* Cách tiến hành một thí nghiệm: 
 - Cô giáo dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khêu gợi hứng thú của trẻ như đặt câu hỏi, hát, xem video... đưa ra các tình huống có ý nghĩa đối với trẻ để kích thích trẻ suy nghĩ về hiện tượng sẽ tiến hành thí nghiệm.
- Cho trẻ quan sát, ngắm ngía và cùng trẻ trò chuyện về hiện trạng ban đầu của vật làm thí nghiệm
- Cho trẻ phán đoán kết quả thí nghiệm, cô ghi lại phán đoán của trẻ hoặc cho trẻ ghi chép lại phán đoán của mình dưới dạng hình ảnh.
- Trẻ cùng cô chuẩn bị các vật dụng để làm thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm: Tùy thuộc vào mức độ dơn giản hay phức tạp của thí nghiệm mà cô quyết định cùng thực hiện thí nghiệm với trẻ hoặc cho trẻ tự thực hành thí nghiệm.
 Ví dụ: thí nghiệm “ Cái gì tan trong nước” Trẻ có thể tự chọn đối tượng, tự thực hiện thí nghiệm, còn thí nghiệm “ Nước bốc hơi” cô phải thực hiện cùng trẻ vì để trẻ thực hiện sẽ không an toàn. Trong quá trình thí nghiệm diễn ra, cô kích thích ở trẻ sự tò mò, sự hôi hộp, chờ đợi để duy trì hứng thú của trẻ bằng các câu hỏi kích thích trẻ dự đoán.
Với những thí nghiệm ngắn hạn, cô thực hiện chậm rãi từng bước để trẻ kịp quan sát, hướng dẫn trẻ quan sát diễn biến của hiện tượng xảy ra, phát hiện và thảo luận, so sánh với hiện trạng ban đầu để đi đến kết luận.
 Với các thí nghiệm phải tiến hành trong thời gian dài, cô cần lựa chọn những thời điểm thích hợp để hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả quan sát sự thay đổi của vật làm thí nghiệm bằng hình vẽ, biểu đồ, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu, cùng trẻ giải thích nguyên nhân của sự thay đổi và kết quả thí nghiệm. 
4.1: Thí nghiệm 1 : Quả trứng thần bí.
* Mục đích: - Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán.
 - Kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết.
* Chuẩn bị: - 2 quả trứng sống, 2 cốc thủy tinh, Nước ngọt, nước muối.
* Cách tiến hành. - Cô hỏi trẻ các đồ dùng cô đã chuẩn bị, trẻ đoán xem cô sẽ làm gì với những đồ dùng này
- Trẻ đánh dấu thứ tự 2 cốc nước ( Cốc 1 và 2), sau đó thả cả 2 quả trứng vào 2 cốc nước ngọt, trẻ nhận xét khi thả trứng vào thì trứng sẽ nổi lên trên mặt nước. Cô mời trẻ cho muối vào cốc nước thứ nhất, khuấy đều, sau đó thả quả trứng vào. Quả trứng sẽ từ từ nổi lên trên mặt nước.
- Cô cho trẻ quan sát và rút ra kết luận: Quả trứng trong cốc nước muối sẽ nổi lên trên mặt nước vì trứng nặng hơn nước muối, nhưng quả trứng sẽ chìm trong nước ngọt vì nó nặng hơn nước ngọt.
4.2. Thí nghiệm 2. Làm nổi một vật chìm.
* Mục đích yêu cầu.- Rèn luyện sự quan sát chú ý, tư duy thông qua thí nghiệm “ Làm nổi một vật chìm”
- Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
* Chuẩn bị:
- Một vài đồ chìm trong nước như: thìa ilốc, thìa nhôm, gạch đồ chơi, lon côca, chai nước, cốc thủy tinh....
- Một chậu nước.
- Băng dính, đất nặn, túi bóng....
* Cách tiến hành. 
- Cô cho trẻ xem viên bánh trôi nước khi sống, thả xuống nước. Viên bánh trôi sẽ chìm xuống nước. Hỏi trẻ làm thế nào để viên bánh trôi có thể nổi lên? ( Trẻ nêu ý kiến)
- Cô đun làm cho nước nóng lên -> Viên bánh trôi sẽ từ từ nổi lên khỏi mặt nước.
- Cô đặt một đồ chơi đã chuẩn bị vào chậu nước và cho trẻ quan sát, nhận xét ( Các đồ chìm trong nước). Cô hỏi trẻ. Làm thế nào để vật đó có thể nổi lên được?
- Cô hỏi trẻ ngoài cách như vậy thì còn cách nào khác để cho các vật nổi có thể nổi lên được?
- Cho trẻ về các nhóm nhỏ để làm thí nghiệm với các đồ cô đã chuẩn bị. Cô quan sát, bao quát trẻ và hỏi. Làm sao cho vật nổi được? vì sao vật đó lại nổi lên được?
( Mỗi nhóm sẽ có cách riêng của trẻ. Có trẻ đổ nước ở trong lon nước ra, có trẻ dùng túi bóng buộc vào cái thìa, có trẻ lấy băng dính bịt chặt miệng cốc...nh

File đính kèm:

  • docskkn_2017.doc
Giáo Án Liên Quan