Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Quang Trung

Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế, khoa học và văn hóa đang được phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn và trình độ dân trí cũng được nâng cao hơn. Việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm vì trẻ em chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân tương lai của mỗi dân tộc “ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai” Vậy chúng ta quan tâm như thế nào là tốt nhất để giúp trẻ em được phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ?

Như chúng ta đã biết trẻ em nào cũng vậy, đều được quan tâm chăm sóc, giáo dục và nhất là trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì càng cần được nuôi dưỡng, được dạy dỗ, được bảo vệ thật cẩn thận, chu đáo. Bởi trong những năm đầu đời, trẻ em còn quá non nớt về nhận thức và sức đề kháng thì kém. Trẻ chưa có ý thức về ăn sạch, uống sạch, chưa biết tự bảo vệ mình tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa Hơn nữa, ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, nếu chế độ ăn không đảm bảo về lượng và chất dinh dưỡng cân đối hợp lý sẽ làm cho trẻ thấp còi hoặc thừa cân. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nó góp phần bảo vệ và phát triển sức khỏe toàn diện cho trẻ, đảm bảo cho trẻ một tương lai tốt đẹp.

Trong những năm gần đây, xã hội đã quan tâm hơn tới sự chăm sóc giáo dục trong trường mầm non và đặc biệt là sự chăm sóc nuôi dưỡng ngày một chú trọng hơn được coi là mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Với thực tế như vậy mỗi nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non cần phải có trình độ trung cấp nấu ăn trở lên và một tinh thần làm việc trách nhiệm cao, luôn luôn khiêm tốn học hỏi để nâng cao kiến thức hữu ích cho công việc

Cùng với tinh thần trên, bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng tại trường Mầm non, tôi luôn luôn cố gắng đưa những kiến thức đã học cùng với kinh nghiệm vào công việc hàng ngày của mình mong muốn trẻ có những bữa ăn ngon miệng giàu chất dinh dưỡng và an toàn . Chính vì những lý do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Quang Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Tác giả	: Bùi Thị Luân
Lĩnh vực	: Chăm sóc nuôi dưỡng
Cấp học	: Mầm non
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MỤC LỤC
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế, khoa học và văn hóa đang được phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn và trình độ dân trí cũng được nâng cao hơn. Việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm vì trẻ em chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân tương lai của mỗi dân tộc “ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai” Vậy chúng ta quan tâm như thế nào là tốt nhất để giúp trẻ em được phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ?
Như chúng ta đã biết trẻ em nào cũng vậy, đều được quan tâm chăm sóc, giáo dục và nhất là trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì càng cần được nuôi dưỡng, được dạy dỗ, được bảo vệ thật cẩn thận, chu đáo. Bởi trong những năm đầu đời, trẻ em còn quá non nớt về nhận thức và sức đề kháng thì kém. Trẻ chưa có ý thức về ăn sạch, uống sạch, chưa biết tự bảo vệ mình tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa Hơn nữa, ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, nếu chế độ ăn không đảm bảo về lượng và chất dinh dưỡng cân đối hợp lý sẽ làm cho trẻ thấp còi hoặc thừa cân. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nó góp phần bảo vệ và phát triển sức khỏe toàn diện cho trẻ, đảm bảo cho trẻ một tương lai tốt đẹp.
Trong những năm gần đây, xã hội đã quan tâm hơn tới sự chăm sóc giáo dục trong trường mầm non và đặc biệt là sự chăm sóc nuôi dưỡng ngày một chú trọng hơn được coi là mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Với thực tế như vậy mỗi nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non cần phải có trình độ trung cấp nấu ăn trở lên và một tinh thần làm việc trách nhiệm cao, luôn luôn khiêm tốn học hỏi để nâng cao kiến thức hữu ích cho công việc
Cùng với tinh thần trên, bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng tại trường Mầm non, tôi luôn luôn cố gắng đưa những kiến thức đã học cùng với kinh nghiệm vào công việc hàng ngày của mình mong muốn trẻ có những bữa ăn ngon miệng giàu chất dinh dưỡng và an toàn . Chính vì những lý do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là một vấn đề quan trọng đặc biệt là công tác nuôi dưỡng.
Trẻ cần có một chế độ ăn đa dạng biết phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau vì có thực phẩm nhiều chất đạm, có thực phẩm nhiều chất béo, có thực phẩm giầu vitamin và muối khoáng. Vì vậy trẻ rất cần ăn một chế độ ăn hợp lý và cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật, giữa thức ăn cung cấp protein năng lượng với thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng.
	Hiện nay trẻ luôn cần ăn một chế độ ngon và lành hướng về thức ăn có nguồn gốc thực vật, không ăn những thực phẩm đã qua chế biến sẵn không tốt cho sức khoẻ nhất là đối với những trẻ mầm non. Chế độ ăn của trẻ phải hợp lý điều độ , không phải vì ngon, bổ mà cho trẻ ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ, cho trẻ ăn thịt tăng cường cá, đậu phụ, rau xanh. Chế độ ăn uống của trẻ phải dựa vào các loại thực phẩm sạch sẽ, hợp vệ sinh không được cho trẻ ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, mốc, có mùi lạ hoặc thực phẩm biến đổi mầu vì rất dễ bị ngộ độc. Thức ăn, nước uống rất cần thiết đối với cơ thể trẻ, nhưng cũng chính do thức ăn nước uống đã gây cho trẻ biết bao bệnh tật vì thức ăn là môi trường thích hợp cho sự phất triển của vi khuẩn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.
	Khi sơ chế và chế biến thức ăn cho trẻ người nấu ăn cần phải đảm bảo các chất dinh dưỡng phù hợp với yêu cầu đối với cơ thể trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn thị trấn thuộc Huyện Gia Lâm. Với một khung cảnh sư phạm khang trang , trường có hơn 300 học sinh với 11 lớp học. Con số học sinh đó tuy không nhiều nhưng học sinh ăn bán trú tại trường là 100%. Do đó công tác chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo cho trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối và an toàn là mục tiêu hàng đầu của nhà trường.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy có một số thuận lợi khó khăn sau:
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp, phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm, đặc biệt hơn nữa, đó là Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng. 
- Trình độ cô nuôi đạt chuẩn 100%, luôn đoàn kết,yêu nghề ham học hỏi.
- Được sự kết hợp của Hội cha mẹ, phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ.
2. Khó khăn
- Hiện nay trên thị trường người ta sử dụng rất nhiều hóa chất bảo quản thực phẩm cũng như thuốc tăng trọng trong chăn nuôi nên ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm trên thị trường luôn bị biến động về giá cả nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc lên thực đơn, tính định lượng suất ăn của trẻ.
- Nhận thức của một số phụ huynh về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ còn chưa chuyên sâu.
III. Các biện pháp thực hiện:
Qua một thời gian làm việc, học hỏi và nghiên cứu, tôi thấy để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì trong trường mầm non cần thực hiện tốt những khâu sau:
1.Biện pháp 1: Kết hợp với kế toán, tổ trưởng tổ nuôi xây dựng thực đơn:
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cùng tinh thần trách nhiệm tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của trẻ trong trường. Khi mới vào đầu năm học, tôi đã chép lại định lượng theo bảng công khai tài chính mang về nhà nghiên cứu. mục đích lúc đó của tôi chỉ là ôn lại kiến thức đã học ở trường và để học hỏi là chính. Nhưng khi tính song tôi thấy có một số chỗ chưa hợp lý lắm tôi đã mạnh dạn hỏi lại và tham mưu với đồng chí kế toán, đồng chí tổ trưởng tổ nuôi một số ý kiến đóng góp xây dựng thực đơn cho trẻ trong trường mầm non. Sau khi nghe tôi trình bày những kiến thức được học và kinh nghiệp của bản than về xây dựng thực đơn thì mọi nghười đã ủng hộ và đón nhận. Cuối cùng chúng tôi đã cùng bàn bạc thảo luận ra phương pháp xây dựng thực đơn như sau:
Như chúng ta đã biết nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ hết sức quan trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn. Do vậy trong bữa ăn của trẻ ta phải tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ năm yêu cầu sau:
- Đảm bảo đủ lương calo 
- Cân đối các chất P :15-25%,L:25-35%,G:45-52% 
- Thực đơn đa dạng phong phú, dùng loại 5-7 loại thực phẩm cho bữa chính
- Thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ	
 + Tỷ lệ: Canxi 	B1
 Nhà trẻ 1-3 tuổi : 360 mg/ngày /trẻ	0.41mg/ngày/trẻ
 Mấu giáo 4-6 tuổi : 420 mg/ngày/trẻ	0.52mg/ngày/trẻ
- Đảm bảo chế độ tài chính.
Đảm bảo đủ lượng Calo:
Căn cứ vào cân nặng trung bình của trẻ em, Ủy ban bảo vệ BMTE, tổ chức Y tế Thế giới PAO và các khuyến nghị của vệ sinh dịch tễ quy định về năng lượng theo tuổi và theo trọng lượng cơ thể của trẻ trong các trường mầm non như sau:
Tuổi
(Năm)
Nhu cầu về năng lượng
Cho một ngày (KCalo)
Cho 1kg trọng lượng cơ thể (KCalo)
1 - 3 tuổi
1.180
100 – 110
4 - 6 tuổi
1.470
90 – 100
Trong một ngày trẻ được ăn ở gia đình và ở trường thì khẩu phần ăn của trẻ ở trường gửi thông tầm cần đạt khoảng 60% các yêu cầu trên. Nghĩa là ở trường cần cung cấp:
1 -> 3 tuổi 600 – 700 Kcalo/ngày
-> 6 tuổi 650 - 800 KCalo/ngày
 Do đó, để đảm bảo lượng calo cho trẻ ta cần phải nắm rõ sự cung cấp năng lượng của từng loại thực phẩm. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ chất bột đường (các loại ngũ cốc, đường, sữa...) và chất béo (mỡ, dầu ăn và các loại tinh dầu...). Còn rau củ quả thì cung cấp năng lượng thấp nhất trong các nhóm thực phẩm.
 Vậy, khi xây dựng thực đơn ta nên chú ý kết hợp giữa 2 loại thực phẩm có nhiều calo và thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ.
 Ví dụ: Thực đơn 1 ngày ở trường của trẻ là:
- Bữa trưa: + Cơm tẻ
 + Đậu thịt xốt cà chua
 + Canh ngao nấu mồng tơi
Bữa chiều: + Phở bò
 +Sữa dielac
 Vì đậu và cà chua có calo thấp nên ta không chỉ kết hợp với thịt mà còn dùng dầu ăn để làm món xốt cho lượng calo cao. 
Hơn nữa, với thực đơn trên không chỉ đáp ứng nhu cầu về calo mà còn có đủ canxi và vitamin B1. Canxi có trong ngao ,trong thịt bò có nhiều đạm. Còn vitamin B1 có ở trong gạo nên khi vo gạo ta vo nhẹ tay để gạo sạch mà vẫn không mất vitamin B1.
 b. Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm:
Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định.
- Chất đạm ( Protit) hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, cơ thể của trẻ là thành phần chính của kháng thể để chống đỡ bệnh tật. Chất đạm có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, trai, ốc, hến, đậu, lạc, vừng
- Chất béo ( Lipit) có nhiều trong dầu ăn ( như dầu lạc, vừng, dừa, đậu) và mỡ động vật ( mỡ lợn bò, gà, ngan) Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, là dung môi để hòa tan Vitamin, xây dựng tế bào và bảo vệ cơ thể.
- Chất bột đường ( Gluxit) có nhiều trong gạo, mì, ngô, khoai, sắn, mía, củ cải, chuối, cam, đu đủ, nhoChất bột đường cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, xây dựng tế bào, trung hòa độc tố.
Do đó, khi xây dựng thực đơn cho trẻ ta nên kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn.
Ví dụ: Bữa trưa: + Cơm tẻ
 + Cá lăng viên tuyết hoa
 + Canh thập cẩm (cà rốt, khoai tây, xu hào)
 Bữa chiều: + Cháo vịt rau thơm
 + Sữa bột dielac
Và để bữa ăn không nhàm chán, mỗi ngày trong một tháng thực đơn không trùng với nhau. Trên cùng 1 loại thực phẩm ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.
c. Thực đơn theo mùa:
Thực đơn của trẻ không những cần phong phú đa dạng mà còn cần phải thay đổi theo mùa. Bởi chúng ta đang sống ở vùng khí hậu nhiệt đới có bốn mùa rõ rệt, nhu cầu ăn uống và nguồn cung cấp lương thực từ cây trồng cũng thay đổi theo mùa. Vì vậy sự lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non cần phải thay đổi để phù hợp, ngon miệng, dễ ăn. Ví dụ như: mùa hè nóng bức trẻ có nhu cầu ăn các món có nhiều nước, có tính giải nhiệt như canh rau muống, thịt nấu chua, món gà om nấm, canh cua nấu mướp và mồng tơiCòn về mùa đông thời tiết lạnh nên cho trẻ ăn những món giữ nhiệt cao như dậu thịt xốt cà chua, thịt bò hầm củ quả, cháo....
Để đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm ta nên sử dụng mùa nào thức đó.
 d. Đảm bảo độ tài chính:
Khi xây dựng thực đơn làm sao vừa đảm bảo Calo, cân đối các chất, các món ăn phong phú, đa dạng lại phải đủ mức tiền thu là 20.000 đồng/ ngày/ trẻ. Việc này đòi hỏi người xây dựng thực đơn cần phải tính toán một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng.
Để đảm được nguyên tắc trên ta nên: 
+ Dùng thực phẩm đúng mùa thì giá cả sẽ rẻ hơn.
+ Phối hợp thực phẩm đắt với thực phẩm rẻ.
Ví dụ: Món tôm rim thịt (tôm đắt) phối hợp với món canh rau cải nấú thịt
 Món đậu thịt xốt cà chua (đậu có giá rẻ) phối hợp với canh ngao nấu mồng tơi
Dưới đây là bảng thực đơn mà kế toán , bếp trưởng cùng tôi đã xây dựng được
Thực đơn mùa hè tuần 2+4
Thứ
Bữa chính ( Trưa )
( NT + MG )
Bữa chính + bữa phụ chiều ( NT )
Bữa phụ chiều 
 ( MG )
2
Cá lăng viên tuyết hoa
Canh rau cải nấu thịt
Cháo vịt
Sữa dielac
Cháo vịt
Sữa dielac
3
Thịt gà om nấm
Canh bí xanh nấu thịt
Mỳ thịt
Sữa dielac
Mỳ thịt
Sữa dielac
4
Trứng cút ,thịt lợn kho tàu
Canh rau thập cẩm nấu tôm khô
Cơm thịt lợn sốt cà chua
Canh rau bí nấu thịt
Sữa dielac
Súp chim
Sữa dielac
5
Tôm,thịt lợn nạc vai xốt cà chua
Canh củ quả ngũ sắc nấu thịt
Bún mọc
Sữa dielac
Bún mọc
Sữa dielac
6
Thịt bò hầm củ quả
Canh chua thả giá
Cháo gà
Sữa chua
Cháo gà
Sữa chua
7
Đậu,Thịt lợn nạc vai xốt cà chua
Canh ngao nấu mồng tơi
Cơm thịt rim
	Canh rau cải cúc nấu thịt
Sữa dielac
Phở bò
Sữa dielac
Thực đơn mùa hè tuần 1+3
Thứ
Bữa chính ( Trưa )
( NT + MG )
Bữa chính + bữa phụ chiều ( NT )
Bữa phụ chiều 
 ( MG )
2
Trứng cút,thịt lợn om nấm 
Canh bí nấu tôm khô
Cơm,thịt gà,thịt lợn rim.Canh rau cải nấu thịt
Sữa chua
Phở gà
Sữa chua
3
Thịt bò sốt vang
Canh rau mồng tơi nấu thịt
Cháo ngao
Sữa dielac
Cháo ngao
Sữa dielac
4
Cá basa,thịt lợn sốt cà chua
Canh củ quả ngũ sắc nấu thịt
Súp gà.Bánh mì gối
Sữa dielac
Súp gà.Bánh mì gối
Sữa dielac
5
Thịt gà xào nấm sò
Canh rau ngót nấu thịt
Cơm,thịt bò băm viên
Canh bí nấu thịt.Chuối tiêu
Sữa dielac
Mỳ bò
Sữa dielac
6
Tôm, thịt lợn om cốt dừa
Canh cải(xoong) nấu thịt
Cháo chim câu
Sữa dielac
Cháo chim câu
Sữa dielac
7
Trứng vịt đúc thịt
Canh rau thập cẩm nấu thịt
Bún thịt
Sữa dielac
Bún thịt
Sữa dielac
Thực đơn mùa đông tuần 1+3
Thứ
Bữa chính ( Trưa )
( NT + MG )
Bữa chính + bữa phụ chiều ( NT )
Bữa phụ chiều 
 ( MG )
2
Trứng cút,thịt lợn kho tàu
Canh bắp cải nấu thịt
Cơm,thịt lợn ,thịt gà rim.Canh rau cải nấu thịt
Sữa chua
Phở gà
Sữa chua
3
Thịt bò sốt vang
Canh rau mồng tơi nấu thịt
Cháo ngao
Sữa dielac
Cháo ngao
Sữa dielac
4
Cá basa,thịt lợn sốt cà chua
Đỗ quả xào thịt lợn
Canh rau ngót nấu thịt
Súp gà.Bánh mì gối
Sữa dielac
Súp gà.Bánh mì gối
Sữa dielac
5
Thịt gà xào nấm sò
Canh củ quả ngũ sắc nấu thịt
Cơm ,thịt bò băm viên .Canh bí nấu thịt
Sữa dielac
Mỳ bò
Sữa dielac
6
Tôm,thịt om cốt dừa
Canh cải(xoong)nấu thịt
Cháo chim câu
Sữa dielac
Cháo chim câu
Sữa dielac
7
Trứng vịt đúc thịt
Canh rau thập cẩm nấu thịt
Bún thịt
Sữa dielac
Bún thịt
Sữa dielac
Thực đơn mùa đông tuần 2 + 4
Thứ
Bữa chính ( Trưa )
( NT + MG )
Bữa chính + bữa phụ chiều ( NT )
Bữa phụ chiều 
 ( MG )
2
Cá lăng viên tuyết hoa
Canh rau cải nấu thịt
Cháo vịt
Sữa dielac
Cháo vịt
Sữa dielac
3
Thịt gà om nấm
Canh bầu nấu tôm khô
Cơm ,thịt lợn sốt cà chua.Canh bí nấu thịt
Sữa dielac
Bún canh cá rô
Sữa dielac
4
Trứng cút ,thịt lợn om nấm
Gía đỗ xào thịt
Canh bí nấu thịt
Súp chim câu
Sũa dielac
Súp chim câu
Sũa dielac
5
Tôm,đậu,thịt sốt tứ xuyên
Canh củ quả ngũ sác nấu thịt
Bún mọc
Sữa dielac
Bún mọc
Sữa dielac
6
Thịt bò hầm củ quả
Canh chua thả giá
Mỳ thịt
Sữa dielac
Mỳ thịt
Sữa dielac
7
Đậu,Thịt lợn nạc vai xốt cà chua
Canh ngao nấu mồng tơi
Cơm,thịt lợn rim
Sữa dielac
Phở bò
Sữa dielac
2. Biện pháp 2:Lựa chọn thực phẩm ngon và lành (H.1)
Muốn đảm bảo những món ăn ngon và lành ta cần lựa chọn thực phẩm thật cẩn thận và kỹ lưỡng.
- Chỉ chọn và sử dụng cho trẻ các thực phẩm tươi có chất lượng tốt. Ví dụ như:
 + Rau: Phải tươi, non, mới hái, không có mùi thuốc sâu
(Bắp cải: nên chọn cây chắc, lá xoăn, tàu lá dày cuốn chặt)
 + Quả: vừa chín tới, mới hái, không dập ủng
( Cà chua chọn quả chín đều, thành quả dày, thân cứng, nhiều bột, ít hạt)
 + Các loại rau ở dạng củ: Nên chọn các củ trơn nhẵn da căng không bị dập nát, màu sắc củ đồng nhất, không nên chọn các loại củ đã có mầm rất có hại cho sức khỏe ( ví dụ như khoai tây mọc mầm tuyệt đối là không nên chọn )
 + Cá: tươi, còn sống hoặc mang đỏ, vẩy cá óng ánh không tróc, thân cá rắn trắc đàn hồi tốt khi nhấn tay không thấy nhớt và vết tay.
 + Thịt: thịt tươi, có màu sắc sáng hồng, có đàn hồi, không xám ướt, mỡ trắng, khi dùng ngón tay ấn mạnh vào miếng thịt mà thịt đàn hồi trở lại được nhanh, dung dao khía thịt ra để xem không có gì khác thường ( ví dụ như lợn gạo hay là tụ huyết trùng ), ngửi không có mùi ôi thiu.
 + Tôm: tươi, còn nhẩy, mình trong, không rụng đầu, ít có mùi tanh
 + Gạo: khô, thơm, đều hạt, không mốc, mọt, hôi
 + Đậu đỗ khô, lạc vừng: đều hạt, không ẩm mốc
Chọn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và phối hợp các loại thực phẩm để tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn, hàng ngày cần thay đổi thực phẩm cho trẻ.
Đúng vậy nói thì dễ nhưng làm thì không đơn giản, bời khi chọn lựa thực phẩm, tôi thấy rằng chất lượng của thực phẩm không hoàn toàn hết ở bên ngoài.
 Ví dụ: 
+ Rau nhìn thấy tươi, non, không có mùi thuốc sâu nhưng có khi nó được trồng ở chỗ nước bẩn đã nhiễm khuẩn.
+ Thịt trông rất tươi, sờ ấn thì mềm dẻo nhưng tôi không biết thịt đó có nhiễm bệnh hay không.
Do đó, tôi thấy để làm tốt biện pháp này ngoài sự tự mình nghiên cứu học hỏi kiến thức lựa chọn thực phẩm mà còn phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm có đẩm bảo chất lượng vệ sinh an toàn.
Qua đây, tôi thấy mình rất may mắn được làm ở trường mầm non. Đồng chí hiệu trưởng trường đã luôn sáng suốt lựa chọn công ty cung cấp thực phẩm an toàn có uy tín trên thị trường để ký hợp đồng. Điều đó dược thể hiện thực tế là nhiều năm qua trường không có một trường hợp ngộ độc nảo xảy ra, số trẻ đến trường ngày một đông hơn. Vì thế tôi và các đồng nghiệp rất yên tâm công tác, phấn đấu học hỏi không ngừng.
3. Biện pháp 3: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm
	Những bữa ăn của trẻ không chỉ cần đủ calo, đúng tỉ lệ chất mà còn cần đảm bảo an toàn. Để làm được tốt điều đó, công tác nuôi dưỡng ở trường mầm non cần quan tâm thực hiện các biện pháp sau:
a /Vệ sinh cá nhân của nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trường Mầm non và môi trường xung quanh.
	Đây là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi mỗi một nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm đều góp phần vào chất lượng món ăn của trẻ. Bữa ăn của trẻ có được ngon và đảm bảo an toàn thì trẻ mới khỏe mạnh phát triển. Vì vậy cá nhân tôi cũng như các nhân viên nuôi dưỡng khác cần có trách nhiệm cao trong việc giữ vệ sinh bản thân và môi trường xung quanh mình. 
Sinh vật gây ngộ độc thực phẩm có thể tìm thấy ở người, đất, động vật. Người chế biến thực phẩm và cơ sở phải được giữ vệ sinh sạch sẽ để giảm sự lây truyền các sinh vật gây ngộ độc sang thực phẩm.
	Một điều hết sức quan trọng là người chế biến thực phẩm phải giữ vệ sinh thân thể, bàn tay và quần áo. Như ở tay người có thể có các sinh vật gây ngộ độc thực phẩm rất dễ lây truyền sang thực phẩm. Để ngăn ngừa điều này, người chế biến thực phẩm phải rửa tay thật sạch trước khi chế biến thực phẩm phải rửa tay thật sạch trước khi bị nhiễm bẩn ( do: Đi vệ sinh, xì mũi, chế biến thực phẩm sống, đi đổ rác, sử dụng hóa chất tẩy rửa hoặc hóa chất diệt động vật gây hại).
Bên cạnh đó, người chế biến thực phẩm cần rửa tay sao cho đúng cách:
+ Rửa tay sau khi: đi vệ sinh, tiếp súc với thực phẩm sồng, chạm tay vào rác, sau mối lần nghỉ.
+ Rửa tay trước khi: chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ.
+ Rửa tay dưới vòi nước sạch và chảy liên tục
+ Rửa tay bằng xà phòng
+ Tráng lại bằng nước sạch và chảy liên tục
+ Lau tay bằng khăn khô, sạch
Không được lau tay bằng khăn bẩn, ướt, hoặc bằng quần áo của người chế biến vì làm như vậy thì các sinh vật gây ngộ độc thực phẩm có thể quay trở lại bàn tay.
Sử dụng giấy vệ sinh sẽ tốt hơn khăn lau, nếu có điều kiện thì nên dùng khăn giấy.
b. Thực hiện bếp ăn một chiều:
Thực hiện bếp ăn 1 chiều là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Qua nghiên cứu và thực hiện, tôi đã nhận ra nguyên tắc bếp ăn 1 chiều làm cho thực phẩm được lưu chuyển từ sống sang chín, từ sạch đến chưa sạch rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa bếp ăn 1 chiều luôn đảm bảo nền bếp sạch sẽ và khô ráo. 
	Khi thực phẩm đã qua khâu giao nhận nhân viên tổ bếp chúng tôi luôn cố gắng lưu chuyển thực phẩm lần lượt qua từng công đoạn từ sơ chế thô đến sơ chế tinh, từ sống tới chín theo dây chuyền một chiều. Thực phẩm được sơ chế cẩn thận đi đến đâu gọn gàng sạch sẽ tới đó, không để thực phẩm quay lại những công đoạn đã qua. Điều quan trọng nữa là người nấu chính không bao giờ động tay vào thực phẩm sống ( Ví dụ như thịt , cá , trứng sống)
	Tổ nuôi trường tôi luôn làm đúng công việc được giao. Chúng tôi làm dược như vậy là nhờ có bảng phân công và mã số tương ứng với từng công việc đã treo trên tường ở chỗ dễ đọc.
c.Đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ đồ dùng chế biến luôn sạch sẽ:
Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết

File đính kèm:

  • doccsndluanmnquangtrungdoc_22420209(1).doc
Giáo Án Liên Quan