SKKN Một số biện kết hợp giữa cô nuôi và giáo viên nâng cao chất lượng bữa ăn và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, nhân cách của con người được hoàn thiện từ trẻ nhỏ và các chất dinh dưỡng, trong các mặt giáo dục thì giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất vì sức khỏe là vốn quý nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn với con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non, ở cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, đó cũng là mở đầu của sự hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại, văn minh, lịch thiệp kế tiếp thế hệ tương lai và nòi giống của dân tộc ta.

 Như chúng ta đã biết với mỗi gia đình ngày nay các con luôn là mối quan tâm quan trọng nhất và ngày càng phát triển của các bậc phụ huynh vì các bé là những búp chồi non của tương lai là sự kết tinh tình yêu của cha và mẹ, là niềm tự hào của gia đình. Chỉ khi bé lớn lên, khỏe mạnh thông minh, ngoan ngoãn thì gia đình mới có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc tràn ngập. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ là một việc không hề đơn giản, nó đòi hỏi thời gian và công sức của các bậc cha mẹ đặc biệt trong cuộc sống như bây giờ khi công việc và mối quan hệ xã hội đã chiếm phần lớn thời gian và sức lực của các gia đình thì việc chăm lo bữa ăn hàng ngày của trẻ càng trở lên khó khăn.

Gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền tảng chính trong gia đình. Giáo dục không đơn thuần là nuôi con đầy đủ về mặt vật chất và chủ yếu giúp con trở lên hữu ích, là người con hiếu thảo trong gia đình, là người công dân tốt cho xã hội và đất nước. Như nhà giáo dục mỹ đã nói: “ Nhà trường đầu tiên là gia đình, người thầy đầu tiên là mẹ”, người mẹ rất quan trọng đối với trẻ, họ thực hiện nhận thức rõ điều này. Chính vì lẽ đó nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non này có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục về nhân cách con người của thế hệ mới.

 Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là một đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đầy đủ điều kiện về trình độ và sự nhiệt tình tâm huyết với nghề để thực hiện mục tiêu cơ bản, trong đó mục tiêu phát triển hàng đầu cho trẻ ở lứa tuổi mầm non này là phát triển về thể chất xong cần kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe là việc làm cần thiết nhằm giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối về thể chất và tinh thần đồng thời tư duy của trẻ cũng được phát triển.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện kết hợp giữa cô nuôi và giáo viên nâng cao chất lượng bữa ăn và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN KẾT HỢP GIỮA CÔ NUÔI VÀ GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN VÀ GIẢM TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Tác giả	: Hoàng Mai Thương
Lĩnh vực	: Chăm sóc nuôi dưỡng
Cấp học	: Mầm non
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, nhân cách của con người được hoàn thiện từ trẻ nhỏ và các chất dinh dưỡng, trong các mặt giáo dục thì giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất vì sức khỏe là vốn quý nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn với con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non, ở cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, đó cũng là mở đầu của sự hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại, văn minh, lịch thiệp kế tiếp thế hệ tương lai và nòi giống của dân tộc ta.
	Như chúng ta đã biết với mỗi gia đình ngày nay các con luôn là mối quan tâm quan trọng nhất và ngày càng phát triển của các bậc phụ huynh vì các bé là những búp chồi non của tương lai là sự kết tinh tình yêu của cha và mẹ, là niềm tự hào của gia đình. Chỉ khi bé lớn lên, khỏe mạnh thông minh, ngoan ngoãn thì gia đình mới có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc tràn ngập. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ là một việc không hề đơn giản, nó đòi hỏi thời gian và công sức của các bậc cha mẹ đặc biệt trong cuộc sống như bây giờ khi công việc và mối quan hệ xã hội đã chiếm phần lớn thời gian và sức lực của các gia đình thì việc chăm lo bữa ăn hàng ngày của trẻ càng trở lên khó khăn. 
Gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền tảng chính trong gia đình. Giáo dục không đơn thuần là nuôi con đầy đủ về mặt vật chất và chủ yếu giúp con trở lên hữu ích, là người con hiếu thảo trong gia đình, là người công dân tốt cho xã hội và đất nước. Như nhà giáo dục mỹ đã nói: “ Nhà trường đầu tiên là gia đình, người thầy đầu tiên là mẹ”, người mẹ rất quan trọng đối với trẻ, họ thực hiện nhận thức rõ điều này. Chính vì lẽ đó nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non này có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục về nhân cách con người của thế hệ mới.
	Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là một đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đầy đủ điều kiện về trình độ và sự nhiệt tình tâm huyết với nghề để thực hiện mục tiêu cơ bản, trong đó mục tiêu phát triển hàng đầu cho trẻ ở lứa tuổi mầm non này là phát triển về thể chất xong cần kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe là việc làm cần thiết nhằm giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối về thể chất và tinh thần đồng thời tư duy của trẻ cũng được phát triển.
	Bằng những kinh nghiệm thực tế và kiến thức đã được học, là một nhân viên nuôi dưỡng đang làm trong trường mầm non tôi đã kết hợp với các cô giáo dạy ở trên lớp để cùng tìm hiểu một số thông tin tuyên truyền, quảng cáo qua sách báo, đài, vô tuyến, qua các trường bạn để chế biến một số món ăn có nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, để trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn. Trong thực tế bằng những việc làm, những suy nghĩ, những lời nói tôi đã dành những kiến thức tốt nhất và các món ăn ngon nhất để đưa vào chế biến sao cho phù hợp với trường mình và địa phương mình giúp cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, thông qua các món ăn đó sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình cảm yêu thương của các cô giáo và cô nuôi đã dành cho bé.
	Xuất phát từ những nhận thức trên bản thân tôi là một cô nuôi hiểu rõ việc làm của mình nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp kết hợp giữa cô nuôi và giáo viên để nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học này.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
	Trường mầm non nơi tôi công tác nằm ở trung tâm huyện Gia Lâm. Trường có 40 CB-GV-NV chăm sóc giáo dục hơn 300 học sinh trong 11 lớp. Lớp học sạch sẽ, thoáng mát phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ, thu hút trẻ đến trường. 
1.1/ Thuận lợi:
	* Về phía PGD: Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương và sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nuôi dưỡng thông qua các lớp bồi dưỡng và tập huấn 
	* Về phía BGH: Được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn nhà trường đã thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần cho chị em đó là niềm động viên tinh thần đã giúp tôi khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện mua sắm trang thiết bị, dụng cụ cho việc phục vụ hàng ngày góp phần hoàn thiện chất lượng bữa ăn ngày một cao hơn.
Ban giám hiệu chỉ đạo kịp thời về cách chế biến món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. 
Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc hợp đồng các loại thực phẩm với công ty thực phẩm sạch có địa chỉ tin cậy và nguồn gốc thự phẩm rõ ràng. 
Nhà trường thực hiện khá tốt hoạt động vệ sinh cá nhân cho cô và trẻ. hàng năm 100% cô nuôi đi khám định kỳ 	 * Về phía tổ n uôi: 
Đội ngũ nhân viên đều đạt 100% chuẩn và trên chuẩn về trình độ nuôi dưỡng. Các nhân viên tổ nuôi có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc và nhiệm vụ được nhà trường giao cho. Đội ngũ cô nuôi trẻ, khoẻ, tâm huyết với nghề.
* Về phía GV
Đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết gắn bó thường xuyên phối kết hợp góp ý với tổ nuôi về chất lượng các bữa ăn hàng ngày để tổ nuôi có sự điều chỉnh phù hợp với khẩu phần ăn của trẻ.
	* Bản thân: 
	Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm phát huy sáng tạo và tìm tòi học hỏi trong việc cải tiến chế biến món ăn và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Bản thân tôi luôn có tinh thần, trách nhiệm tích cực học hỏi chị em các trường bạn và đồng nghiệp của mình về những kinh nghiệm chế biến món ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
	* Về phía phụ huynh-Trẻ
	Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm đến công tác nuôi dưỡng của nhà trường nên đã nhiệt tình ủng hộ nhà trường và phối kết hợp với nhà trường trong công tác nuôi dạy trẻ.
	Tỷ lệ trẻ ăn bán trú ở trường đạt 100%.
 Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh và các ban ngành, đoàn thể địa phương, mức ăn của trẻ đạt được 20.000 đ/cháu. 
1.2/ Khó khăn:
Tổ nuôi chúng tôi 100% là nữ nên cũng có nhiều hạn chế trong công việc .Khu sơ chế rau còn CHật hẹp, đồ dùng chế biến thức ăn vẫn chưa có nhiều đồ dùng hiện đại.
Một số cô nuôi mới nên chưa có kinh nghiệm ,chưa quen việc nên thực hiện dây truyền còn gặp nhiều khó khăn, một số cô nuôi còn nhận thức chưa đầy đủ về công tác nuôi dưỡng
	Xuất phát từ nhưng thuận lợi và khó khăn trên tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp để phối hợp với giáo viên và các bộ phận cùng nhau chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	Để đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng chăm sóc trẻ tốt hơn theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng thì việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ, trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ mới được hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không đồng đều, không điều độ sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của trẻ, nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc thì sẽ thường xuyên sảy ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như: Tiêu chảy, còi xương, suy dinh dưỡng, khô mắt do thiếu các loại vitaminA.
	Về vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non đã được quan tâm từ rất sớm đồng thời để có cơ thể phát triển tốt, tránh được nhiều bệnh tật thì cần phải đảm bảo một số chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hợp vệ sinh và đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ, chính vì vậy bản thân tôi đã đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:
2.1. Biện pháp 1: Khảo sát số lượng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, lười ăn, tại trường.
	Cân nặng là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của mỗi người, mỗi người cần duy trì cân nặng tương ứng với chiều cao .
	Với trẻ, thiếu cân nặng và chiều cao thường trẻ rất dễ bị ốm, vui chơi học tập kém hiệu quả, đó là những trẻ có biểu hiện lười ăn
	Qua những năm làm cô nuôi tại trường tôi thường xuyên trăn trở làm thế nào để giúp trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi chóng thoát khỏi để trở thành trẻ có cân nặng và chiều cao đạt yêu cầu tôi đã phối kết hợp với giáo viên trên lớp và y tế nhà trường để khảo sát số lượng trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi như sau:
Bảng khảo sát trẻ về cân nặng chiều cao
Năm học 2018-2019
Tổng số trẻ ra lớp
Cân nặng
Chiều cao
Trẻ lười ăn
Trẻ SDD
Tỷ lệ
Trẻ TC
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Đầu năm
332
14
26
2.2. Biện pháp 2: Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
	Vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng là việc làm không thể thiếu được trong các trường mầm non và đặc biệt là khâu chế biến thực phẩm. Những điều kiện cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối đến khâu nấu nướng cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm đó được sạch sẽ, an toàn và phù hợp với điều kiện người tiêu dùng đặc biệt ở trong trường mầm non việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện thường xuyên và phải làm đúng quy trình mới đạt được mục tiêu chăm sóc trẻ.
2.2.1. Vệ sinh cá nhân:
* Đối với nhân viên nhà bếp:
	- Phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi quét dọn, rửa tay sau mỗi công đoạn và lau khô tay bằng khăn sạch.
	- Đầu tóc, quần áo luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn sạch sẽ, rửa bằng xà phòng trước khi chia thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, mặc quần áo đồng phục, có khẩu trang, đeo tạp dề. 6 tháng khám sức khoẻ định kỳ 1 lần, đặc biệt xét nghiệm phân, nước tiểu, chụp tim, phổi nếu phát hiện có bệnh kịp thời điều trị.
* Đối với giáo viên:
	- Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa tay lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay khi bẩn và trước khi ăn, nhắc cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, móng chân cho trẻ, dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn uống như: ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn tránh rơi vãi, ăn cơm xong biết uống nước súc miệng, trải răng sạch sẽ
2.2.2. Vệ sinh môi trường khu bếp:
	- Đảm bảo có nước sạch để dùng hàng ngày, quét dọn bếp, sân trường, khơi thông cống rãnh, hố rác, thùng rác, nhà vệ sinh phải có nắp đậy, xử lý rác thải hợp vệ sinh, định kỳ diệt ruồi, muỗi  hàng ngày tủ lạnh phải có lưu mẫu thức ăn chín có nhãn mác, ký hiệu rõ ràng.
	- Tôi cùng với các đồng chí trong tổ thống nhất sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận, gọn gàng và có biển đề rõ ràng nơi nhận thực phẩm và nơi sơ chế thực phẩm, khu chín và khu chia ăn cho từng lớp, có lịch phân công cô nuôi theo dây truyền như: người nấu chính, người nấu phụ, người phụ 1, người phụ 2, 
	- Thực hiện nghiêm túc lịch vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, hàng tuần. Khi nấu, khi sơ chế xong phải dọn dẹp ngăn nắp đúng nơi quy định, lau sàn bếp thường xuyên.
2.2.3. Vệ sinh nơi sơ chế, chế biến thực phẩm:
	- Hàng ngày trước khi bếp được hoạt động, tôi cùng các cô nuôi mở cửa thông thoáng xua hết ruồi ra khỏi bếp, lau chùi bàn bếp, bàn sơ chế thực phẩm, bệ bếp sạch sẽ.
	- Kiểm tra toàn bộ hệ thống bình ga, bếp ga trước khi cho bếp vào hoạt động và kiểm tra trước khi ra vể.
- Thùng rác thải thực phẩm và thùng đựng thức ăn ( Thùng nước gạo) phải được chuyển đi hàng ngày.
	- Khi có thực phẩm tươi, ngon phải sơ chế và chế biến ngay, lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ như: sâu, mốc, ẩm, mảnh kim loại, tóc, 
	- Các loại thực phẩm như cá đông lạnh, tôm nõn phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi chế biến.
	- Rau phải rửa kỹ dưới vòi nước chảy, nếu nhiều rau phải chia nhỏ rửa làm nhiều đợt sau đó ngâm 15 -20 phút rồi rửa lại lần nữa 
	- Không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín
	- Dùng nước sạch để chế biến, khi chế biến thực phẩm mọi thành phần của thực phẩm đều chín kỹ thì tiêu diệt được hết các vi sinh vật nguy hại.
	Vệ sinh dụng cụ chế biến, dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ.
	- Không để dụng cụ chế biến thực phẩm chín lẫn dụng cụ chế biến thực phẩm sống .
	- Dụng cụ chế biến khi dùng phải rửa ngay
2.3. Biện pháp 3: Biện pháp phối hợp với các giáo viên chăm trẻ trong giờ ăn. (H.1)
	Bản thân tôi là một cô nuôi trong trường tôi luôn cố gắng để chế biến được những món ăn ngon, hấp dẫn trẻ để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết xuất.
	Để làm được điều đó tôi luôn phối kết hợp chặt chẽ với các giáo viên trên lớp để động viên trẻ trong giờ ăn để trẻ cảm thấy ăn ngon miệng, ăn hết xuất, qua đó chúng tôi còn có nhiều kinh nghiệm để chế biến món ăn hàng ngày.
	Thông qua với các giáo viên trên lớp để chuẩn bị đến giờ ăn chúng tôi là cô nuôi đã chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu và đồ dùng phục vụ cho trẻ như: Bát, thìa, đĩa đựng cơm rơi, bát to múc canh và thìa múc canh phải đủ so với trẻ.
Hàng ngay sau khi chia ăn cho các lớp theo quy định tôi đã lên lớp trực tiếp kiểm tra mỗi lớp một tuần để cùng giáo viên chăm sóc và theo dõi trẻ vào các giờ ăn. Mỗi ngày trẻ được ăn một thực đơn chính vì vậy tôi phát hiện ra những hôm thì trẻ hào hứng ăn nhanh và hết xuất nhưng có hôm thì trẻ ăn kém hơn và có trẻ ăn chậm không muốn ăn thức ăn mặn hoặc không thích ăn canh hôm đó. Từ đó tôi cùng kế toán và tổ nuôi điều chỉnh lại thực đơn và cách chế biến sao cho phù hợp khẩu vị trẻ hơn.
	Ví dụ: Trong tuần có một buổi trẻ ăn cá kho thịt nên trẻ chán ăn món đó thì tôi đã không xay trực tiếp mà tôi đem hấp sau đó bóp nhỏ và đảo khô như ruốc cá, nhờ có sự cải tiến chế biến trên nên trẻ đã hứng thú với các giờ ăn hàng ngày.
3.4. Biện pháp 4: Biện pháp phối hợp và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
Nói về công tác phối hợp và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh và cộng đồng luôn là một trong những nội dung quan trọng được ngành Giáo dục đề cập trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành học. Cụ thể là xây dựng kế hoạch được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của nhà trường.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động xây dựng công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của mình không chỉ mang tính chất thông báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ trẻ như một kênh thông tin hữu hiệu để giúp nhà trường có them những ý tưởng hay và cách làm mới trong các hoạt động nhất là chăm sóc nuôi dưỡng con em mình thật tốt và đạt hiệu quả cao việc phát huy được trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của cha mẹ trẻ chính là một trong những yếu tố để nhà trường phát triển bền vững.
Sau một thời gian theo dõi trực tiếp tại các giờ ăn của trẻ tôi thấy rằng trẻ mầm non đặc điểm tâm sinh lý là rất dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên nên hàng ngày sau khi dạy các kiến thức về dinh dưỡng và trẻ được ăn các món ăn của trường theo thực đơn từng ngày, mỗi ngày một món ăn khác nhau, các giáo viên thường trao đổi với phụ huynh của trẻ về bài học đó, chất dinh dưỡng đó, món ăn đó nhờ phụ huynh nhắc nhở trẻ nhớ lâu, nhớ kỹ hơn.
	Trường tổ chức cho phụ huynh đi tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ cũng như tham quan bé làm nội trợ.
	Ngoài ra các giờ đón trẻ và trả trẻ phụ huynh còn được tuyên truyền bằng loa phát thanh do nhà trường phát về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ em, các hình thức tuyên truyền còn được thể hiện trên bảng tin ở các lớp.
	Tôi đã sưu tầm các bài viết về dinh dưỡng và một số thực đơn theo mùa để các cô giáo dán tại bảng tin tuyên truyền của các lớp.
	Vào các buổi sinh hoạt đoàn thể là dịp giáo viên và nhân viên tổ nuôi được giao lưu, trò chuyện thông qua đó cùng nhau truyền đạt một số kinh nghiệm trong chế biến, cải tiến các món ăn có nhiều dinh dưỡng từ đó các chị em hưởng ứng và người này mách cho người kia được nhân rộng trong toàn trường tới các bậc phụ huynh.
	Việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh kết quả về giáo dục dinh dưỡng được nâng cao cụ thể.
	Phổ biến công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các buổi họp phụ huynh.
	Thông qua góc tuyên truyền ở các lớp, ngoài ra còn thông qua các hoạt động hàng ngày.
	Thông qua kết quả của học sinh trong các kỳ họp sơ kết, tổng kết năm học.
	Phụ huynh rất quan tâm đến các hoạt động của nhà trường hăng hái tham gia cổ vũ cho các hội thi thêm vui, náo nhiệt đồng thời phụ huynh trở thành những tuyên truyền viên tích cực và tự giác phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Biện pháp phối hợp với các bộ phận trong nhà trường.
	Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các giáo viên trên lớp bản thân tôi và các nhân viên trong tổ nuôi luôn có ý thức được rằng công việc chăm sóc và giáo dục trẻ là của tất cả các thành viên trong nhà trường. Chính vì vậy tôi đã kết hợp với cán bộ y tế để có được những thông tin về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ trong ngày qua qua đó tôi và các đồng nghiệp điều chỉnh thực đơn và chế độ riêng cho từng trẻ.
Ví dụ: Y tế thông báo lớp nào có trẻ bị ho, bị đau răng thì tôi sẽ linh hoạt nấu riêng cho các trẻ đó theo chế độ khác như: nấu cháo, nấu súp
	Tôi thường xuyên có các bài viết về chế độ dinh dưỡng theo lứa tuổi và có nhiều thực đơn phong phú để phụ huynh tham khảo, ban giám hiệu đã cho niêm yết tại các bản tin của nhà trường.
	Ngoài ra tổ nuôi thường được Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn khuyến khích, hỗ trợ kinh phí để chúng tôi đi học hỏi các đồng nghiệp ở các trường bạn kinh nghiệm chế biến các món ăn, lựa chọn thực phẩm.
	Tham mưu với Ban giám hiệu phối hợp, với y tế xã, trung tâm y tế huyện Gia Lâm tổ chức các lớp tập huấn về công tác nuôi dưỡng, tổ chức thi nấu ăn để nâng cao chất lượng bữa ăn và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non.
	Tôi tham mưu với Ban giám hiệu bổ xung các loại biểu bảng có nội dung về các chất dinh dưỡng, chất lượng bữa ăn, nhu cầu dinh dưỡng các lứa tuổi, bữa ăn hợp vệ sinh. Treo biểu bảng ở nơi dễ nhìn, dễ thấy để góp phần nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
	Phối hợp với các cô dạy lồng ghép giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng góc tuyên truyền về dinh dưỡng, rèn dạy trẻ giữ gìn cá nhân và giữ gìn cơ thể, cách nhận biết về các chất dinh dưỡng.
Ví dụ: chất béo, chất đường bột, chất đạm, 
Trong nhiều năm qua và đặc biệt những năm học vừa qua trường mầm non X nói chung và bản than tôi nói riêng luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ đoàn kết, nhất trí đồng lòng giữa các bộ phận trong nhà trường. Mối quan hệ này giúp trẻ hiểu thêm về các bộ phận trong nhà trường và các bậc phụ huynh cảm thấy con mình hòa nhập với cộng đồng ngày càng thiết thực hơn.
3.6. Biện pháp 6: Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn
	Bồi dưỡng chuyên môn là một việc làm thường xuyên và không thể thiếu được với người làm công tác trong ngành Giáo dục.
Toàn bộ nhân viên nuôi dưỡng phải có chuyên môn nghiệp vụ ngành về mầm non, phải có kỹ năng và nghệ thuật chế biến các món ăn cho trẻ mầm non thì khi chế biến các món ăn cho trẻ các cô nuôi mới thực hiện nghiêm túc với thực đơn đã đề ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn, giúp trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng và cảm giác thèm ăn nên hàng tuần, hàng tháng tổ nuôi đã sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và cùng nhau xây dựng thực đơn, cùng nhau bàn bạc thống nhất về cách chế biến các món ăn hấp dẫn và đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.
	Cùng nhau góp ý bàn bạc để cải tiến cách chế biến món ăn cho phù hợp để trẻ ăn thấy ngon miệng và hết xuất.
	Các thành viên trong tổ đã phối hợp chặt chẽ theo dây truyền để đến khâu chế biến đạt được chất lượng tốt.
Cô nuôi biết tính khẩu phần ăn cho trẻ để biết được lượng kalo cung cấp cho trẻ trong ngày đạt được bao nhiêu phần trăm so với nhu cầu cần đạt. Kcalo do các chất protit, lipit, gluxit cung cấp có được cân đối, hợp lý hay không? Vì khẩu phần ăn của trẻ cân đối, hợp lý sẽ giúp cho quá trình tiêu hoá, vận chuyển, trao đổi các chất được tốt hơn.
Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ trong ng

File đính kèm:

  • doccsndthuongmnquangtrungdoc_22420209.doc
Giáo Án Liên Quan