Thiết kế bài dạy lớp Chồi năm 2016 - Chủ đề: Trường Mầm Non - Trường Mầm Non Hướng Dương

-Cô mở đĩa nhạc bài hát “Vui đến trường”.

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “trường mầm non”

Các bạn nhỏ luôn được bố mẹ, ông bà yêu thương trong gia đình của bé, còn khi đến trường các con cũng sẽ được yêu thương và chăm sóc bởi người mẹ hiền thứ hai của các con đó là cô giáo đấy.

*. Đến trường con thấy có những ai?

*. Cô giáo và các bạn yêu thương con như thế nào?

*. Trong trường con có những đồ dùng đồ chơi gì ?

- Biết bộc lộ tình cảm của mình qua bài hát, bài thơ, câu chuyện về trường mầm non

* Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề:

- Tìm vật liệu : hộp sữa, vải vụn, lon bia, cây vụn, thùng giấy, lá dứa, la phông vụn, gạch, cát, đá, xi măng . để thực hiện thiết kế xây trường mầm non và một số đồ dùng đồ chơi cho bé.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp Chồi năm 2016 - Chủ đề: Trường Mầm Non - Trường Mầm Non Hướng Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Trường Mầm Non.
 ( Từ ngày: 6/9 – 9/9/2016đến ngày 26/9 – 30/9/2016)
 Tuần 1 - Nhánh 1: Ngày hội bé đến trường
 ( từ ngày: 6/9 – 9/9/2016).
 Tuần 2 - Nhánh 2: Ngày hội trăng rằm
 ( từ ngày: 12/6 - 16/9/2016).
Chủ đề nhánh Tuần 3 - Nhánh 2: lớp chồi của bé
 ( từ ngày: 19/9- 23/09/2016).
 Tuần 4 - Nhánh 3: đồ dùng đồ chơi xinh xắn
 ( từ ngày: 26/9 – 30/9/2016).
MỞ CHỦ ĐỀ
-Cô mở đĩa nhạc bài hát “Vui đến trường”.
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “trường mầm non”
Các bạn nhỏ luôn được bố mẹ, ông bà yêu thương trong gia đình của bé, còn khi đến trường các con cũng sẽ được yêu thương và chăm sóc bởi người mẹ hiền thứ hai của các con đó là cô giáo đấy.
*. Đến trường con thấy có những ai?
*. Cô giáo và các bạn yêu thương con như thế nào? 
*. Trong trường con có những đồ dùng đồ chơi gì ?
- Biết bộc lộ tình cảm của mình qua bài hát, bài thơ, câu chuyện về trường mầm non
* Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề:
- Tìm vật liệu : hộp sữa, vải vụn, lon bia, cây vụn, thùng giấy, lá dứa, la phông vụn, gạch, cát, đá, xi măng ... để thực hiện thiết kế xây trường mầm non và một số đồ dùng đồ chơi cho bé.
Cô cháu mình cùng tìm hiểu về chủ đề trường mầm non nhé!
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
Thời gian thực hiện 4 tuần.
 ( Từ ngày: 6/9 – 9/9/2016 đến ngày 26/9 – 30/9/2016)
Lĩnh vực
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động 
Phát triển nhận thức
- MT1: - Trẻ biết tên trường, lớp, địa điểm của trường mà mình đang học. Biết tên, công việc của cô giáo và những cô, bác làm trong trường: cấp dưỡng, bác bảo vệ...vui ngày tựu trường. 
- Trẻ biết tên lớp, hoạt động của cháu trong một ngày ở lớp.
- MT2: Biết tên gọi, công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non, cách sắp xếp, cất giữ đồ, dùng chơi gọn gàng, không tranh giành đồ chơi của nhau.
- MT3: Làm quen với con số
- Trò chuyện về trường mầm non Hướng Dương của bé.
- Trung thu của bé
- Lớp học thân yêu của bé.
- Những đồ dùng đồ chơi xinh xắn
- Số lượng 1, 2. so sánh số lượng 1,2.
- Hoạt động học
- Hoạt động học
- Hoạt động học
Phát triển thể chất
- MT4: Biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay, không ôm bóng, không làm rơi bóng.
- MT 5: Biết bò phối hợp tay chân qua đường dích dắc.
- MT6: Có thói quen vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết đánh răng sau bữa ăn. Biết ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Tập bài tập phát triển chung
- Biết các thao tác trên những quả bóng màu.
- Bò theo đường dích dắc qua 5 điểm
- Biết ăn uống như thế nào để đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. 
- Hoạt động chơi
- Hoạt động học
- Hoạt động lao động, vệ sinh cá nhân.
Phất triển ngôn ngữ
- MT7: Biết sử dụng từ ngữ nói năng mạch lạc, rõ ràng, biết lắng nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi của cô giáo. 
- MT8: cảm nhận vần điệu, nhịp điệu bài thơ câu chuyện.
- MT9: Biết thể hiện vai chơi của mình. Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với cô và bạn. Biết cách xưng hô ứng xử với mọi người
- Trả lời câu hỏi của cô
- Thơ: bạn mới, thơ: năm mảnh gỗ, truyện: gà tơ đi học 
- Hoạt động vui chơi, các góc, đóng kịch
- Hoạt động học
- Hoạt động chơi
Phát triển thẩm mỹ
- MT10: Thích thú khi tham gia các hoạt động Thể hiện cảm xúc khi khi tham gia hoạt động tạo hình tạo hình. 
- MT11: Có một số kỹ năng xé dán tạo sản phẩm
- MT12: Hát và cảm nhận giai điệu bài hát, thích thú lắng nghe bài hát nghe và chơi trò chơi âm nhạc.
+ tô màu trường mầm non
+ Nặn bánh trung thu
+ Vẽ chân dung bạn
+ Xé dán hàng rào
+ Bài hát: vui đến trường, cô và mẹ
+ Nghe hát. 
+ Các góc chơi
- Hoạt động học
- Hoạt động học
- Hoạt động chơi
Phát triển TCXH
- MT13: Hòa đồng khi chơi cùng ban ở các góc chơi, thể hiện tốt vai chơi :cô giáo,mẹ con....hiểu được công việc của cô giáo và người lớn.
- MT14: Biết thể hiện cảm xúc của mình, một số hành vi, quy tắc ứng xử với mọi người. 
- Chơi các góc chơi
Trò chuyện giữa cô và cháu
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng
 Biết lắng nghe ý kiến của người khác
- Hoạt động chơi
- Hoạt động học
- Hoạt động chơi
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Tuần 1: “Ngày hội bé đến trường”
Thời gian thực hiện: 6/9 – 9/9/2016 .
Thứ/hoạt động.
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, chơi.
- Cô đến lớp sớm dọn vệ sinh phòng học, mở cửa phòng thông thoáng chuẩn bị đón trẻ.
- Khi trẻ đến cô đón trẻ ân cần, niềm nở, vui vẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở lớp cũng như ở nhà, nhắc nhở cháu cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với cháu về chủ đề: “ Trường mầm non Hướng dương thân yêu”
- Điểm danh, báo cơm.
Thể dục sáng.
- Cho trẻ tập thể dục buổi sáng kết hợp với bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Tiến hành:
1. khởi động:
-Trẻ nối đuôi nhau làm một đoàn tàu, kết hợp các kiểu chạy sau đó về đội hình vòng tròn để tập bài tập phát triển chung.
 2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
-Hô hấp: Trẻ làm động tác thổi bóng (3- 4 lần)
-Tay: Hai chân bước rộng bằng vai hai tay giơ cao, thu chân vào hai tay thả xuống ứng với câu “ ai hỏi......thật hay”
-Chân: Ngồi khụy gối hai tay đưa ra trước ứng với câu “cô là.....mầm non”
-Lườn: Bước chân rộng bằng vai hai tay chống hông quay người sang hai bên ứng với câu “ai hỏi.... mầm non”
-Bật: Bật tại chỗ 2 lần-8 nhịp.
b. Chơi:“ gieo hạt nảy mầm”.
3. Hồi tĩnh:
Đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
Hoạt động học
Nghỉ khai giảng 5/9
PTNT:
Trò chuyện về trường MG Hướng Dương của bé 
PTTM:
Vận động: Vui đến trường 
PTNN
Thơ: Bạn mới
PTTM
tô màu trường mầm non
Hoạt động chơi ngoài trời
Cô lồng ghép chữ cái d.đ trong các trò chơi cho cháu làm quen.
Chủ đề: Trường mầm non
Nhánh: Ngày hội bé đến trường
HĐCMĐ: Quan sát cây xanh trong sân trường
(Tương tự quan sát bầu trời, cầu trượt, xích đu, lớp học)
 (Mõi ngày trong tuần quan sát một đối tượng)
 - Trò chơi: ( Mõi ngày chọn 1 trò chơi)
 + TCDG: chi chi chành chành
 + TCHT: Tay cầm tay
 + TCVĐ: Kéo co
 - Chơi tự do
I. Mục đích:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết ra ngoài trời để thay đổi không khí
- Biết quan sát cây xanh và biết tác dụng của cây xanh khi bé ra chơi ngoài trời
2. Kỹ năng: 
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
3. Thái độ:
- yêu cây xanh, chăm sóc cây xanh
- Biết bày tỏ cảm xúc của mình
II. Chuẩn bị: 
- Sân trường sạch, cây xanh, trò chơi
III. Tiến hành:
Ổn định:
 - Cô cùng các cháu hát bài : “trường chúng cháu là trường mầm non”.
HĐ1. Quan sát có mục đích:
Hôm nay cô và cả lớp đi thăm quan trường mầm non cuả chúng mình, khi ra sân các con không được xô lấn, không hái hoa, không vứt rát bừa bãi . 
- Cho cháu ngồi dưới gốc cây trò chuyện về cây xanh:
+ Cây gì?
+ Cây giúp gì cho bé?
+ Dưới bóng cây mát bé có thể chơi gì?
+ Mình làm gì để bào vệ cây?
Cô tóm ý và giáo dục cháu
Chơi trò chơi “cây và lá”
HĐ2. Trò chơi: 
* Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành”
- Mục đích: Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ
- Chuẩn bị: trẻ đọc thuộc 2 lời đồng dao
- Cách chơi: 
Trong nhóm chơi (khoảng 5-6 trẻ), một trẻ xòe bàn tay (làm cái) để các trẻ khác đặt ngón trỏ vào. Tất cả các trẻ đọc lời bài đồng dao Trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của trẻ làm cái. Đến tiếng “ập” của câu cuối cùng thì trẻ làm cái nắm chặt bàn tay lại và tất cả phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm bị nắm ngón tay là thua cuộc và thay trẻ “làm cái” xòe tay để các bạn khác chơi tiếp
* Trò chơi vận động: “kéo co”
- Mục đích: Rèn sức mạnh cho trẻ, tinh thần đoàn kết của đội.
- Chuẩn bị: dây, cờ.
- Cách chơi: cô chia lớp mình thành 2 đội, mõi đội có số lượng cháu bằng nhau, hai đội cùng nắm dây trong tư thế chuẩn bị, khi nghe hiệu 
lệnh của cô cả 2 đội thi nhau kéo, các bạn trong đội mình phải kéo mạnh dây về phía mình, đội nào giẫm lên vạch chuẩn thì thua cuộc.
-Cô cho cháu chơi.
* Trò chơi học tập: “Tay cầm tay”
- Mục đích: Rèn luyện khả năng ngôn ngữ của trẻ: nghe và hiểu lời nói của cô giáo và thực hiện theo hiệu lệnh.
- Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
- Cách chơi: 
+ Chơi tập thể cả lớp.
+ Trẻ đứng tự do trong phòng. Cô nói: "Tay cầm tay", trẻ vừa cầm tay nhau theo từng nhóm hai hoặc ba trẻ vừa nhắc lại câu nói của cô. Cô nói tiếp; "Đầu chạm đầu", từng nhóm hai hoặc ba trẻ chạm đầu vào nhau và nhắc lại câu nói đó. 
+ Khi mới chơi, nếu trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói những câu khác như: "Mũi chạm mũi", "Vai kề vai", "Tay khoác tay", "Chân chạm chân", "Lưng tựa lưng", "Bàn tay áp bàn tay"... để trẻ tập nói theo cô.
HĐ3. Chơi tự do:
-Cô chuẩn bi một số đồ chơi tự do, trò chơi dân gian ngoài trời cho cháu chơi. Cô nhắc nhở các cháu không được ngắt bẻ hoa, không tranh giành đồ chơi, không xô lấn bạn.
Sau đó cô tập trung trẻ lại và tuyên dương trẻ, nhắc nhở cháu vệ sinh trước khi vào lớp.
Kết thúc.
* Góc phân vai: Cô giáo.
- Chuẩn bị: -Bàn ghế, xắc xô, bút chì, ...
- Yêu cầu: -Biết thể hiện một vài hành động phù hợp với vai mà mình đóng chú ý đến dánh vẻ, lời ăn tiếng nói của vai cô giáo, biết tổ chức thành một lớp mẫu giáo có cô giáo, học sinh
* Góc xây dựng: xây trường mầm non.
- Chuẩn bị: -Đồ chơi lắp ghép các khối hộp, gạch, rào, cổng, cây xanh, ghế đá, cầu trượt, xích đu.....
- Yêu cầu: -Biết chọn vật liệu phù hợp để xây trường mần non hợp lý, cân đối đẹp và đầy đủ các chi tiết, sử dụng các khối hộp để xây dựng nên công trình.
-Biết phối hợp các nhóm chơi sắp xếp thu dọn đồ chơi gọn gàng...
* Góc nghệ thuật: hát múa về trường mầm non.
Chơi, hoạt động ở các góc
- Chuẩn bị: Trống lắc, xắc xô và một số dụng cụ âm nhạc, trang phục múa, dụng cụ gõ, vòng hoa....
- Yêu cầu: Biết hát múa nhịp nhàng theo bài hát chủ điểm trường mầm non, biêt nhúng nhảy theo giai điệu của bài hát.....
* Góc học tập: xem tranh, tô màu về trường mầm non.
- Chuẩn bị: -Các loại tranh truyện, sách về chủ đề trường lớp mẫu giáo...
- Yêu cầu: -Biết cách lật từng trang sách theo thứ tự từ trái sang phải, lật nhẹ nhàng, xem và đàm thoại về tranh....
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.
- Chuẩn bị: -Cây xanh, dụng cụ làm vườn: cuốc, xẻng, bình tưới nước
- Yêu cầu: -Biết các dụng cụ làm vườn,cách tưới nước cho cây, gọi tên cây.... 
* Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Thỏa thuận trước khi chơi
- chơi trò chơi “gieo hạt”
+ Chơi trò chơi gì?
+ Chủ đề gì: chủ đề nhánh là gì?
+ Xung quanh lớp có những góc chơi nào?
Góc phân vai các con sẽ chơi vai cô giáo dạy học sinh hát múa, đọc thơ, góc xây dựng các bạn sẽ làm những kiến trúc sư và những bác công nhân xây trường mầm non đấy. tương tự với các góc còn lại.bây giờ bạn nào thích chơi ở góc nào con sẽ chọn và về nhóm chơi của mình.
Bước 2: Quá trình chơi.
Cô đến từng nhóm chơi, nhập vai cùng trẻ
+ Nhóm xây dựng: chào các bác thợ xây, các bác định xây công trình gì vậy? hàng rào các bác xếp như thế nào? tương tự với các góc còn lại. Cô hướng trẻ vào các kỹ năng khi chơi.
Bước 3: Nhận xét sau khi chơi.
 + Gần hết giờ chơi cô nhắc nhở các góc cố gắng hoàn thành sản phẩm, thu dọn đồ chơi ngăn nắp.
 + Tập trung chúa tham quan nhận xét góc xây dựng.
 + Giáo dục nhận xét, rút kinh nghiệm cho lần chơi sau.
Ăn, ngủ
-Vệ sinh,chuẩn bị ăn trưa, ngủ trưa
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ ngủ sâu, ngủ đủ giấc.
- Ngủ dậy, ăn xế.
Chơi, HĐ theo ý thích
Chơi tự do các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
+ Vo, xoáy, xoắn, vặn, vê, vuốt, búng ngón tay
+ Nhún nhảy theo giai điệu bài hát.
Chơi các trò chơi theo ý thích.
Tăng cường tiếng việt cho trẻ
Nghỉ lễ 5/9
- Trường mầm non
- Các bạn
- Cô giáo
- Cất đồ chơi
- Nhút nhát
- Đoàn kết
Ôn các từ đã học
Trả trẻ
Dọn dẹp đồ chơi
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân , ra về
Thứ 2/5/9/2016
Nghỉ lễ khai giảng năm học mới
***************..
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2016.
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC .
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON HƯỚNG DƯƠNG CỦA BÉ.
I/ Mục đích – Yêu cầu:
1, Kiến thức:
 - Trẻ biết tên trường, tên lớp, trường ở đâu.
Trẻ biết trong trường có những ai.
Trẻ biết tên bạn trai, bạn gái, thấy các bạn đều đáng yêu.
2, Kỹ năng:
 - Trẻ chú ý và ghi nhớ được các hình ảnh về trường, lớp, bạn bè
 - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
3, Thái độ:
 - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp học.
 - Trẻ yêu thương bạn bè, thầy cô, biết giúp đỡ các bạn.
II/ Chuẩn bị:
 - Hình ảnh toàn cảnh về trường mẫu giáo.( ảnh trẻ đang vui chơi, bác lao công đang quét dọn, bác bảo vệ, ảnh cổng trường mầm non, sân trường, các phòng học)
Băng đĩa có bài hát về trường mẫu giáo.(Vườn trường mùa thu, Trường chúng cháu là trường mầm non, Vui đến trường, Em đi mẫu giáo, bài ca đi học, Cháu vẫn nhớ trường mầm non)
Tích hợp: Âm nhạc.
III/ Tiến hành hoạt động:
 Trò chuyện.
 - Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài :
 “Vui đến trường”.
Các con vừa hát bài hát nói về gì?
Đến trường các con có thấy vui không?
Đến trường các con được gặp ai?
Cô tóm ý trẻ: khi đến trường thì các con được gặp lại bạn, gặp lại côrất vui đúng không nào. Bây giờ, cô sẽ mời cả lớp mình đi tham quan ngôi trường thân yêu của chúng mình, các con đã sẵn sàng chưa nào?
Hoạt động 1: “Ai nhớ nhanh thế”
 - Cô tổ chức cho trẻ đi tham quan các khu vực trong trường, định hướng cho trẻ quan sát về quang cảnh trường mầm non, các khu vực trong trường, những người làm việc trong trường mầm nonsau đó cô gợi ý trò chuyện cùng trẻ.
 - Lúc nãy cô cùng các con đi tham quan 1 vòng quanh trường các con còn nhớ trường mình gồm có những gì không?
 - Để xem ai các con nhớ được những gì, cô mời các con cùng tham gia trò chơi “Ai nhớ nhanh thế”
+ Trường mình có tên là gì? Ở xã nào?
+ Đầu tiên khi bước vào trường các con thấy gì?
+ Ở sân trường có gì? 
+ Dùng để làm gì? 
+ Khi ra sân chơi con sẽ được chơi những gì ?
- Trường mình có những phòng nào? Đó là lớp nào?
Cô chuẩn xác: đúng rồi đó là phòng cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, phòng bếp, phòng của bác bảo vệ và rất nhiều phòng học của chúng mình đấy.
- Các con ơi! Hàng ngày bác lao công phải dậy thật sớm để quét dọn sân trường, lau đồ chơihết sức vất vả.
- Vậy các con phải làm gì cho bác lao công vui lòng?( Không vứt rác bừa bãi, hái hoa)
- Các con học lớp gì? Ai dạy con học? hàng ngày cô thường làm những công việc gì?
- Đến lớp con được làm những gì?
- Lớp ta có bao nhiêu bạn? Ai là bạn gái đứng lên nè? Các con thấy bạn gái có đặc điểm gì giống nhau?(điệu đà, thường mặc váy,tóc dài và rất dễ thương)
- Ai là bạn trai đứng lên! Các bạn trai thì có đặc điểm gì giống nhau?(tóc ngắn, và rất ga năng, hay giúp đỡ các bạn nữ)
- Mở rộng: cô kết hợp cho cháu xem tranh và trò chuyện về trường mầm non.
(ảnh trẻ đang vui chơi, bác lao công đang quét dọn, bác bảo vệ, ảnh cổng trường mầm non, sân trường, các phòng học)
- Trẻ đọc thơ “ Bàn tay cô giáo”
Hoạt động 2: Bé trải nghiệm 
- Cô mời 1 số bạn kể về ngôi trường của bé
- Cô nhận xét , giáo dục.
Hoạt động 3: : Bé thi tài :
“Tô màu trường mầm non của bé »
Cô hướng dẫn cháu tô màu
Nhận xét kết thúc tiết học.
Đánh giá cuối ngày.
SS: 36 cháu, vắng:. Lý do:
* Tình trạng sức khỏe của trẻ.
* Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ.
* Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
***************..
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 4 ngày 7 tháng 9năm 2016
Lĩnh vực: PTTM
Đề tài: VẬN ĐỘNG: VUI ĐẾN TRƯỜNG.
Nghe hát: Em yêu trường em.
TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I/ Mục đích – yêu cầu:
1, Kiến thức 
-Trẻ thuộc bài hát “vui đến trường’’
- Biết tên tác giả, hiểu được nội dung bài hát.
- Trẻ biết hát đúng, biết thể hiện niềm vui khi đến trường.
- Trẻ biết thể hiện điệu bộ theo lời bài hát.
- Trẻ được nghe cô hát bài “em yêu trường em”. 
Và cảm nhận được giai điệu bài hát nghe.
2, Kỹ năng 
- Trẻ biết cách hát và vận động theo nhạc bài hát 
- Chú ý nghe cô hát 
3, Thái độ 
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
- Trẻ thích đến trường, yêu quý cô giáo, bạn bè 
II/ Chuẩn bị 
 Băng ,đĩa ,đồ dùng âm nhạc 
 Nội dung tích hợp : Văn học 
III/ Tiến hành hoạt động:
 Trò chuyện.
- Chơi trò chơi: “Bạn ơi đến đây”
+ Các con chơi có vui không?
+ Đến trường cô giáo dạy các con những gì ?
+ Khi đến trường các con sẽ được cô yêu, bạn bè quý mến, các con có thích đi học không?
- À, Hôm nay trời rất đẹp, các bạn nhỏ khắp nơi cùng nhau đến trường chào đón năm học mới. Vậy các con hãy cùng nhau ca hát bài “vui đến trường” sáng tác của Hồ Bắc để chào mừng ngày vui được đến trường cùng các bạn nhé!
Hoạt động 1: Ai múa dẻo.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe giai điệu bài hát.
- Các con vừa nghe giai điệu trong bài hát nào ?
- Cô hát 1 lần cho cả lớp nghe 
- Giảng nội dung:
Năm học mới bắt đầu, các bạn khắp nơi nô nức đến trường với niềm vui gặp bạn gặp cô. khi ông mặt trời hé nụ cười hòa vào tiếng chim rộn ràng cũng là lúc các em chuẩn bị được mẹ đưa đến trường.
- Cô cùng cả lớp hát 2 lần.
Đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Bài hát nói đến điều gì?
+ Em bé đã làm những gì trước khi được mẹ đưa đến trường?
+ Khi đến trường con được gặp những ai?
+ Con cảm thấy có vui không khi đến trường?
Cô chuẩn xác và giáo dục cháu.
- Bài hát sẽ còn hay hơn nữa nếu các con biết múa minh họa theo nhịp bài hát nhé!
- Cô múa minh họa cho cháu xem
+ Hai tay đưa khum trước miệng giả làm tiếng chim hót, ứng với câu : “con chim.......líu lo”
+Hai tay đưa từ trước ngực lên khỏi đầu rồi đưa ngang, ứng lời hát: “khi ông ........sáng rõ”
+ Làm động tác đánh răng rửa mặt theo lời: “em rửa......đến trường”
+ Hai tay nhẹ nhàng vòng trước ngực “ gặp lại...vui vui”
- Cho các cháu thi đua nhau hát múa dưới nhiều hình thức: Lớp - nhóm- cá nhân.
Cô chú ý sửa sai cho cháu.
Hoạt động 2: Bé cảm thụ âm nhạc.
Nghe hát“ Em yêu trường em”.
- Các con đến trường có vui không?
- Đến trường được học, được chơi với bạn. Ở lớp bé có rất nhiều những đồ dùng, đồ chơi, có cả vườn hoa xinh tươi nữa nên các bạn nhỏ rất thích được đến trường và yêu mến ngôi trường của mình đó cũng chính là nội dung bài hát: “Em yêu trường em”sáng tác................
- Cô hát lần 1 diễn cảm.
- Cô hát lần hai: múa minh hoạ.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Sáng tác của ai?
- Cô kết hợp giáo dục cháu.
 Kết thúc hoạt động: cả lớp hát và vận động bài “Vui đến trường”
Hoạt động 3 : Bé thi tài 
 TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 
 - Cô giớ thiệu trò chơi, luật chơi 
Tổ chức cho trẻ chơi 
Cô bao quát ,hướng dẫn trẻ chơi 
Cô nhận xết cháu chơi 
* Kết thúc hoạt động: cả lớp hát và vận động bài “Vui đến trường”
Đánh giá cuối ngày.
SS: 36 cháu, vắng: .lý do: 
* Tình trạng sức khỏe của trẻ.
* Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ.
* Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
***************..
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2016.
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: THƠ: BẠN MỚI. ( Nguyệt Mai)
I/ Mục đích – yêu cầu:
1, Kiến thức:
+ Trẻ thuộc bài thơ
+ Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
+ Trẻ biết tên tác giả bài thơ.
2, Kỹ năng: 
- Trẻ biết thể hiện ngữ điệu giọng và sắc thái tình cảm khi đọc bài thơ.
- Cháu trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
3, Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý, giúp đỡ bạn mới.
- Tham gia hứng thú trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
Nhạc ,Tranh ảnh về bài thơ.
III/ Tiến hành hoạt động:
 Trò chuyện.
- Chơi trò chơi:tay cầm tay
+ Các con chơi trò chơi gì?
+ Các bạn trong trò chơi như thế nào với nhau?
+ Lớp mình có bạn nào mới đến ?
+ Các con có trêu chọc bạn không mà phải như thế nào?
- Có một bài thơ rất hay nói về bạn nhỏ mới lần đầu tiên đi đến trường, các bạn trong lớp đã chơi với bạn mới như thế nào chúng mình cùng đọc bài thơ “ bạn mới” của Tác giả Nguyệt Mai nhé!
Hoạt động 1: Bé đến với thơ
- Cô đọc lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ “ bạn mới” do ai sáng tác ?
+ Bạn mới thì như thế nào?
+ em đã dạy bạn làm gì?
- Giảng nội dung: bài thơ nói về bạn mới đến trường còn rất nhút nhát, các bạn trong lớp đã chơi cùng bạn ấy và còn dạy bạn hát, chơi cùng bạn nên được cô giáo khen đấy.
- Cô đọc lần hai qua tranh kết hợp giảng nội dung, giảng từ khó từng đoạn thơ.
* Đàm thoại, giảng từ khó, trích dẫn:
+ Trích 4 câu thơ đầu:
“ Bạn mới đến trường
Vẫn còn nhút nhát
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi”
+Bạn mới đ

File đính kèm:

  • doctruong_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan