Thiết kế bài dạy lớp chồi - Thơ: Hoa đào

I. Kết quả mong đợi.

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ “Hoa đào”.

- Rèn trẻ kỹ năng đọc thuộc thơ; Rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Yêu mùa xuân, yêu quê hương đất nước, tự hào về tết cổ truyền của dân tộc.

II. Chuẩn bị.

- Máy tính, cây đào được trang trí đẹp mắt.

- Cô thuộc bài thơ “Hoa đào”.

- Hình ảnh về nội dung bài thơ, que chỉ.

- Nhạc bài hát “Mùa xuân đến rồi”, loa.

- Trò chơi “Trồng cây”.

III. Tổ chức hoạt động.

 Ổn định, giới thiệu.

- Các con ơi mùa xuân đã đến, cô cháu mình cùng đứng lên và hưởng ứng theo lời bài hát “Mùa xuân đến rồi” nhé!

- Hỏi trẻ:

+ Bài hát cô cháu mình vừa hát đã nhắc đến mùa gì?

+ Trong mùa xuân có những loài hoa gì?

- Cô khái quát: Các con ạ mùa xuân đến có rất nhiều loài hoa đua nở, loài hoa đặc trưng ở miền Bắc là hoa đào (Cô chỉ vào cây hoa đào đã được trang trí) và ở miền nam là hoa mai đấy.

- Cô thấy cây đào được trang trí rất đẹp, và trên đó còn có rất nhiều bao lì xì nữa, cô mời 1 bạn lên giúp cô khám phá xem trong đó có gì nhé! (Cô mời 1 trẻ lên lấy bao lì xì).

- Đó là 1 lời nhắn, để cô giúp bạn đọc cho cả lớp cùng nghe: “Đầu xuân năm mới, những bông hoa mùa xuân chúc các bạn nhỏ lớp 4 tuổi C mạnh khỏe, chăm

doc2 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp chồi - Thơ: Hoa đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thơ: Hoa đào.
I. Kết quả mong đợi. 
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ “Hoa đào”.
- Rèn trẻ kỹ năng đọc thuộc thơ; Rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Yêu mùa xuân, yêu quê hương đất nước, tự hào về tết cổ truyền của dân tộc. 
II. Chuẩn bị.
- Máy tính, cây đào được trang trí đẹp mắt.
- Cô thuộc bài thơ “Hoa đào”.
- Hình ảnh về nội dung bài thơ, que chỉ.
- Nhạc bài hát “Mùa xuân đến rồi”, loa...
- Trò chơi “Trồng cây”.
III. Tổ chức hoạt động.
 Ổn định, giới thiệu.
- Các con ơi mùa xuân đã đến, cô cháu mình cùng đứng lên và hưởng ứng theo lời bài hát “Mùa xuân đến rồi” nhé!
- Hỏi trẻ: 
+ Bài hát cô cháu mình vừa hát đã nhắc đến mùa gì?
+ Trong mùa xuân có những loài hoa gì?
- Cô khái quát: Các con ạ mùa xuân đến có rất nhiều loài hoa đua nở, loài hoa đặc trưng ở miền Bắc là hoa đào (Cô chỉ vào cây hoa đào đã được trang trí) và ở miền nam là hoa mai đấy.
- Cô thấy cây đào được trang trí rất đẹp, và trên đó còn có rất nhiều bao lì xì nữa, cô mời 1 bạn lên giúp cô khám phá xem trong đó có gì nhé! (Cô mời 1 trẻ lên lấy bao lì xì).
- Đó là 1 lời nhắn, để cô giúp bạn đọc cho cả lớp cùng nghe: “Đầu xuân năm mới, những bông hoa mùa xuân chúc các bạn nhỏ lớp 4 tuổi C mạnh khỏe, chăm ngoan, học giỏi. Gửi tặng các bạn bài thơ “Hoa đào” của tác giả Mai Văn Hải”.
Hoạt động trọng tâm.
Cô đọc mẫu:
 - Đọc lần 1: Đọc diễn cảm.
Cô đọc bài thơ, hỏi trẻ về tên bài thơ, tên tác giả.
Để cảm nhận rõ hơn về tình cảm của tác giả về bài thơ “Hoa đào”, các con hãy chú ý lắng nghe thêm 1 lần nữa nhé! 
- Đọc lần 2: Kèm hình ảnh minh họa.
- Đọc lần 3: Trích dẫn nội dung.
 + Giảng nội dung, luyện từ khó: 
- Nội dung: Các con ạ, qua bài thơ chúng ta cảm nhận được cái lạnh từ những cơn gió bấc thổi đến làm cho cây đứng run bên đường, nhưng cho dù rét đến mấy những bông hoa đào nhỏ vẫn đua nhau nở hồng trước sân như muốn nhắn nhủ tới mọi người rằng mùa đông đã qua, Tết đến, xuân về.
- Luyện đọc từ khó: “Đứng run”
Cho trẻ đọc lại nhiều lần, sửa sai.
 Đàm thoại:
Hôm nay cô thấy các bé học rất chăm chỉ rồi, cô có rất nhiều câu hỏi hay, chúng mình cùng lắng nghe và giơ tay trả lời nhé!
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ “Hoa đào” do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói đến loài hoa gì?
+ Hoa đào nở báo hiệu điều gì?
+ Câu thơ nào nói đến đông đã hết, Tết đến rồi?
- GD trẻ: Những bông hoa đào thật có ý nghĩa trong mùa xuân, chúng mình hãy yêu mùa xuân, yêu quê hương đất nước mình nhé!
 Dạy trẻ đọc thuộc thơ:
- Chúng mình vừa nghe cô đọc thơ rất hay rồi, bây giờ cô muốn các con hãy thể hiện tài năng đọc thơ hay của mình, các bé có đồng ý với cô không?
- Cô mời cả lớp đọc thơ cùng cô (Cho trẻ ngồi đọc 2 lần, đứng vòng tròn 1 lần). Chú ý sửa sai.
- Cô thấy cả lớp cùng đọc thơ rất hay rồi, sau đây cô mời từng tổ đứng đọc thơ với cô nhé! (Từng tổ: Mỗi tổ đọc 1 lần, các tổ đọc luân phiên).
- Các tổ đã rất cố gắng đọc thơ hay rồi, vậy nhóm bạn nào muốn đọc thơ nữa? (Mời 3 nhóm: Nam, nữ, kết hợp).
- Có bạn nào muốn đọc thơ tặng các cô nữa không?
(Mời 5 cá nhân). Chú ý sửa sai.
 Kết thúc:	
- Các con ạ, trong mùa xuân có rất nhiều trò chơi hay, cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Trồng cây” nhé! 
 Cô cho trẻ chơi 2 lần: Cuốc đất – trồng cây – cây lớn – ra hoa – kết quả.
- Chúng mình vừa chơi rất tích cực rồi, bây giờ cô cháu mình cùng ra vườn ngắm những bông hoa mùa xuân nhé!

File đính kèm:

  • doctho_Hoa_dao.doc
Giáo Án Liên Quan