Thiết kế bài học lớp Lá - Bản thân bé và gia đình bé

- Trẻ hoạt động nhẹ nhàng ở các góc.

- Trò chuyện về cơ thể bé cần gì để trẻ lớn lên và khoẻ mạnh

- Trò chuyện về các món ăn hằng ngày của bé

- Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm

- Trò chuyện những thực phẩm có hại? ( Chỉ số 20)

- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, , đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc

- Tập thể dục theo nhạc bài cô dạy em bài thể dục buổi sáng, bé yêu biển lắm, bé khỏe, bé ngoan.

 

doc56 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Bản thân bé và gia đình bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC THUỴ
******˜&™******
SỔ SOẠN BÀI
CHỦ ĐỀ 2
BẢN THÂN BÉ VÀ GIA ĐÌNH BÉ
Thời gian thực hiện:’ 4 tuần từ ngày 05/10/2015 đến ngày 30/10/2015)
Chủ đề nhánh: 
- Nhánh 1: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
- Nhánh 2:Bé và những người thân trong gia đình bé
- Nhánh 3: Ngôi nhà của bé 
- Nhánh 4: Những đồ dùng của gia đình bé
Lớp : MGL A6
Giáo viên : Lương Vân Anh
Đỗ Thị Thanh Tuyền
Năm học: 2015 - 2016 
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần I): Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh 
Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/10/2015 đến ngày 09/10/2015
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Thanh Tuyền
Tên hoạt động
Thứ 2
05/10/2015
Thứ 3
06/10/2015
Thứ 4
07/10/2015
Thứ 5
08/10/2015
Thứ 6
09/10/2015
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Trẻ hoạt động nhẹ nhàng ở các góc.
- Trò chuyện về cơ thể bé cần gì để trẻ lớn lên và khoẻ mạnh
- Trò chuyện về các món ăn hằng ngày của bé
- Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm
- Trò chuyện những thực phẩm có hại? ( Chỉ số 20)
Thể dục sáng
- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, , đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc
- Tập thể dục theo nhạc bài cô dạy em bài thể dục buổi sáng, bé yêu biển lắm, bé khỏe, bé ngoan.
Hoạt động học
1-TDGH
- Bò rích rắc bằng bàn tay và bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm
- TC:Kéo co 
2-Văn học
Thơ: Lời bé 
1-LQCV
Trò chơi với chữ cái O, Ô, Ơ
1-KPXH
Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh. ( Chỉ số 19)
2-GDÂN
- VĐTN: Em thêm một tuổi
- Nghe nhạc Gia đình nhỏ hạnh phúc to
- TC: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
1-LQVT
Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác
1-Tạo hình
Vẽ đồ dùng mà bé thích
Hoạt động góc
- Góc Phân vai: (Chỉ số 44) Góc trọng tâm
+ Chuẩn bị: Ngoài những đồ chơi sẵn có, chuẩn bị thêm nilon, kéo, băng dính để trẻ làm nem, rau tươi, túi nilon, dập gim để trẻ xếp rau; sổ khám bệnh, que chỉ, cái che mắt
+ Cửa hàng ăn uống
+ Bán hàng: Siêu thị mini
+ Góc bác sĩ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân phòng bệnh lây nhiễm ( cúm, sốt dịch)
- Kiến thức: Trẻ biết phân biệt các loại thực phẩm của 4 nhóm thực phẩm chính
- Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng nhặt rau, sử dụng dụng cụ nấu ăn, biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp khi đi chợ
- Thực hiện:, đi chợ, nhặt rau, chế biến món ăn....
- Góc xây dựng: 
+ Chuẩn bị: gạch, xốp, lắp ghép, hoa, cây cảnh , đồ chơi tự tạo
+ Xây dựng ngôi nhà của bé
- Góc học tập: 
+ Chuẩn bị: lôtô đồ dùng gia đình, giấy vẽ, bút màu, kéo, hồ dán
+ Nhận biết, thêm bớt các nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 5, vẽ cho đủ số lượng, xếp chữ, tô nét, nối hình từ các nét chấm mờ và tô màu bức tranh
- Góc văn học: 
+ Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về chủ đề, kéo, hồ dán
+ Làm sách về đồ dùng gia đình
- Góc nghệ thuật: 
+ Chuẩn bị: Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp màu, bảng...
+ Hát, vẽ, nặn về chủ đề gia đình
- Góc dân gian
+ Chuẩn bị: giỏ, sỏi...
+ Cắp cua bỏ giỏ, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây...
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát : Các kiểu tóc của bạn gái
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
- Quan sát, so sánh các kiểu tóc của bạn gái và bạn trai
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do
- Quan sát trang phục bạn gái
- Trò chơi: kéo co
- Chơi tự do
( Chỉ số 30)
- Quan sát trang phục bạn trai
- Trò chơi: Tung bóng
- Chơi tự do
- Đi dạo
- Trò chơi: chuyền bóng
- Chơi tự do
( Chỉ số 34)
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ: Nu na nu nống
- Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân
( Chỉ số 16)
- Rèn kỹ năng sống: Chào hỏi lễ phép ( Chỉ số 78)
- Chơi tự chọn
- TC về sở thích của bản thân và người khác (Chỉ số 29, 58)
- Nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tuần 1- Thứ 2 ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TDGH
- Bò dích dắc bằng bàn tay và bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm
- TC: Kéo co
1.Kiến thức
Trẻ biết kỹ thuật Bò dích dắc bằng bàn tay và bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm
2.Kỹ năng
- Trẻ biết phối hợp chân tay và các giác quan khéo léo khi đi bò
- Phát triển kỹ năng định hướng trong không gian.
- Trẻ có kĩ năng chơi trò chơi kéo co
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
-Trẻ biết thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Xắc xô, phấn
- 10 hộp lập phương 
-Dây thừng
1-Hoạt động 1.Ổn định Trò chuyện về chủ điểm
2-Hoạt động 2: Bài mới
*A: Khởi động- Đi chạy vòng tròn biểu diễn các kiểu đi rồi về 4 hàng ngang tập BTPTC.
*B: Trọng động
*.BTPTC:Tập một số động tác thể dục cơ bản
- Tay: tay đưa ra phía trước lên cao ( 4 x8n)
- Chân: khuỵu gối,tay đưa phía trước (2x8n)
- Bụng: đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân ( 2x8 nhịp).
- Bật: bật tiến về phía trước( 8-10 lần).
*VĐCB: Bò dích dắc bằng bàn tay và bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm
- Cô làm mẫu+ Cô tập mẫu lần 1 ( không giải thích)
+ Cô tập mẫu lần 2 + giảng giải: trống 2 bàn tay xuống sân, người nhổm cao lên – bò về phía trước (chân nọ, tay kia) mắt nhìn thẳng về phía trước. Bò dích dắc qua 5 chiếc hộp
+ Cô cho trẻ tập.(Cô bao quát và sửa sai cho) trẻ)
+ Lần 2: cô cho trẻ tập theo hình thức thi đua
*TCVĐ. Kéo co- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi: cô chọn 2 đội, mỗi đội 5 bạn chơi nắm tay vào 2 bên sợi dây thừng. ở giữa là vạch ngăn cách. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì các thành viên của 2 đội kéo về bên phía đội mình. Đội nào kéo được các bạn đội khác về phía mình thì đội đó chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
+ Nhận xét tuyên dương trẻ sau khi chơi
*C: Hồi tĩnh Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 lần 
3-Hoạt động 3 Kết thúc:Nhận xét và tuyên dương trẻ
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-VĂN HỌC
Thơ: Lời bé
1-Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: tình cảm của các con dành cho mẹ khi mẹ đi vắng
- Trẻ đọc thuộc thơ, bước đầu biết đọc thơ diễn cảm
2-Kỹ năng :
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ ý 
- Rèn kỹ năng tập tung chú ý
3-Thái độ :
- Hứng thú nghe cô kể truyện.
- Tranh minh hoạ 
- Giấy , bút màu
1-Hoạt động 1: Ổn định
 tổ chức: Hát: “ Chỉ có một trên đời”
2-Hoạt động 2: Bài mới
- Cô giới thiệu tên bài thơ và đọc diễn cảm cho trẻ nghe
- Cô đọc lần 2 với tranh minh họa
Đàm thoại
- Tên bài thơ là gì? ( Lời bé). Do ai sáng tác (Tác giả : Nguyễn Văn Bình)
- Mẹ bé đi đâu?( Mẹ đi trực vắng nhà)
- Khi mẹ đi vắng, không khí gia đình như thế nào? (Mẹ đi trực vắng nhà/ Như vắng hơn một nửa)
- Việc đi chợ, bếp núc như thế nào? (Bếp thất thưởng đỏ lửa/ Đường ra chợ thêm xa)
- Bữa cơm của gia đình như thế nào? ( Mẹ đi trực vắng nhà/ Cơm chỉ thường một món/ Mèo con cũng kêu chán/ Tròn xoe mắt: “ meo meo”)
- Mẹ đi trực mang theo điều gì? ( Mẹ đi trực mang theo/ Tiếng ồn ào la hét)
- Khi mẹ đi vắng mang theo cả tiếng ồn bé nhận ra điều gì? ( Vắng một ngày mới biết/Tiếng ồn ào cũng vui)
- Khi mẹ về thì không khí gia đình như thế nào? (Mẹ đi trực vắng nhà / Như thiếu hơn một nửa/ Dáng mẹ về trước cửa/ Ba mừng vui hơn con)
- Giáo dục: Ngoan ngoãn để làm mẹ vui lòng, có thể giúp mẹ những việc nhỏ
 Dạy trẻ thuộc thơ 
- Cô cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm đọc thơ cùng cô
- Cho cá nhân lên đọc
( cô chú ý sửa sai cho trẻ)
3- Hoạt động 3: Kết thúc: Vẽ về mẹ
Tuần 1- Thứ 3 ngày 06 tháng 10 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQCV
- Trò chơi với chữ O, Ô, Ơ
1-Kiến thức:
- Nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ đã học: o,ô,ơ
 - Nhận ra âm và các chữ trong từ.
2-Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng, phân biệt được sự khác nhau giữa các chữ cái trong nhóm
- Có tư thế ngồi đúng, kỹ năng cầm bút đúng. Có kỹ năng tô nét đúng cách.
3-Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
- Bài thơ: Bó hoa tặng cô (in khổ lớn)
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có các chữ cái rời.
- 3 ngôi nhà bằng bìa, mỗi ngôi nhà có gắn 1 chữ cái trẻ đã học ( o, ô, ơ)
- Trò chơi "ô chữ kỳ diệu" trên vi tính
1-Hoạt động 1: Ổn định
- Hát:" Vịt con học chữ"
2- Hoạt động 2 Bài mới
 *Giải đố về các chữ cái
- Cô nói đặc điểm của chữ - trẻ nói tên chữ cái
- Cô cho 1 trẻ lên nhìn chữ và nói đặc điểm của chữ để các trẻ còn lại đoán tên chữ
*Trò chơi ôn tập
+ Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh
- Chia làm 2 đội, mỗi đội sẽ tìm và gạch chân 1 nhóm chữ cái theo yêu cầu trong bài thơ" Bó hoa tặng cô"
+ Trò chơi 2: ô chữ kỳ diệu
- Chia trẻ làm 2 đội, các đội dùng xắc xô dành quyền trả lời
- Các ô chữ được xắp xếp theo 1 quy luật nhất định, trẻ phải tìm ra quy luật đó và chọn 1 trong những chữ cái gợi ý điền vào ô trống
+ Trò chơi 3: Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ (bài 7)
- Cô cho trẻ gọi tên chữ và cho trẻ viết trên không
- Cô đọc yêu cầu của đề bài và hướng dẫn trẻ làm bài
- Cô nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút (cô sửa sai cho trẻ)
- Cô cho trẻ làm bài Trò chơi với chữ o, ô, ơ (cô bao quát lớp và giúp những trẻ yếu)
3- Hoạt động 3:Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
Tuần 1- Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-KPXH
- Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.
( Chỉ số 19)
1-Kiến thức :
- Trẻ biết cơ thể mình đang lớn
- Trẻ biết mỡnh cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh? (Ăn uống – Tham gia các hoạt động – Được chăm sóc và yêu thương)
- Trẻ biết một số hành động nên và không nên để bảo vệ sức khoẻ
2-Kỹ năng :
- Trẻ  quan sát và phối hợp với các bạn trong nhóm khi chơi ttò chơi
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Mở rộng vốn từ cho trẻ
3-Thái độ :
- Trẻ học hứng thú 
- Ti vi, đầu đĩa, máy tính.
- Đoạn phim, Anbum ảnh về các nhu cầu cần cho trẻ lớn lờn.
- Đài đĩa nhạc.
- 1 bảng : Tụi cần gỡ để lớn lên và khoẻ mạnh?
- Trẻ sưu tầm tranh ảnh về các món ăn, vệ sinh chăm sóc cơ thể và  các hoạt    động của trẻ.
- 3 rổ tranh, ảnh về các hành động bé nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ.
- 2 khuôn mặt : Mặt cười – Mặt mếu.
1-Hoạt động 1: Ổn định: 
Hát: "Bé khoẻ bé ngoan"
2-Hoạt động 2: Bài mới
+ Cô bật nhạc cho trẻ  đi xem tranh ảnh
- Cô hỏi: Các con vừa xem được những hỡnh ảnh gì?
- Cô đưa bảng : Bé cần gỡ để lớn lên và khoẻ mạnh?
 - Giới thiệu nội dung trờn bảng: Cụ cú bảng Bộ cần gỡ để lớn lên và khoẻ mạnh? Trên bảng có 3 ô: 
- Ô số 1: Bé ăn uống
- Ô số 2: Bé hoạt động 
- Ô số 3: Bé được chăm sóc và yêu thương.
- Cho trẻ chọn một tranh mà mình thích và dán vào đúng ô trên bảng. 
- Kiểm tra tranh trẻ dỏn 
+ Đàm thoại về các nhu cầu cần cho trẻ lớn lên theo từng nội dung.
 Ăn uống:
- Hàng ngày các con ăn những gì?
- Theo các con cả ngày chỉ ăn thịt có đựơc không? Vì sao? 
- Có ý kiến cho rằng: “Cứ ăn thật nhiều - ăn suốt cả ngày là khoẻ”. Các con thấy ý kiến đó như thế nào? 
- Theo các con phải ăn như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
- Cô chốt lại: Để lớn lên và khoẻ mạnh, hàng ngày các con nhớ ăn nhiều món ăn khác nhau, ăn đúng bữa và uống đủ nước. 
 Hoạt động:
- Cô thể hiện một hành động cho cả lớp đoán xem cô làm gì
- Ai đó được đi bơi cùng với bố mẹ ?
- Hàng ngày các con còn tham gia các hoạt động gì nữa ?
- Cỏc con còn nhỏ thì nên đi ngủ lúc mấy giờ tối?
- Bật nhạc: “ Bé ơi ngủ đi”
 VS  - Chăm sóc:
- Để cơ thể khoẻ mạnh ngoài việc ăn uống hợp lý và tham gia các HĐ, các con còn cần được yêu thương , chăm sóc nữa đấy.
 - Ở trường các cô chăm sóc các con ntn?
 - Ở nhà các con được ai chăm sóc ?
 - Ông bà, bố mẹ làm gì cho cỏc con?
 -  Khi được mọi người yêu thương chăm sóc các con cảm thấy như thế nào ?
- Cô chốt lại : ăn uống hợp lý, tham gia các hoạt động và được chăm sóc yêu thương thì chúng mình sẽ lớn lờn và khoẻ mạnh. 
- Cho trẻ hát và VĐ bài hát: Hãy nhanh tay
*Củng cố: 
TC: Ai giỏi hơn ?
- Cỏch chơi: Cô đưa 2 khuôn mặt cười – mặt mếu 
Trẻ hát một bài hát, khi bài hát  kết thúc, những bạn chọn hình ảnh tốt cho sức khoẻ đứng về phía khuôn mặt cười, những bạn chọn hình ảnh không tốt cho sức khoẻ đứng về phía khuôn mặt mếu  
- Trẻ chơi xong: cho hai nhóm kiểm tra cho nhau.
- Cô nhận xét, khen ngợi
3-Hoạt động 3: Kết thúc: 
Trẻ hát và VĐ: Hãy nhanh tay.
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-GDÂN
- VĐTN: Em thêm một tuổi – Trương Quang Lục
- Nghe nhạc Gia đình nhỏ hạnh phúc to
- TC: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
1-Kiến thức
- Trẻ trả lời được tên bài hát, tên nhạc sĩ, hát thuộc bài hát, hát đúng, nhịp nhàng theo nhạc.
2-Kỹ năng
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn.
- Trẻ nhận ra được bài hát đã nghe (hát cùng cô nếu trẻ thuộc).
3-Thái độ
Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn với ông bà, cha mẹ, cô giáo, biết đoàn kết
- Đàn máy băng casset.
- Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa....
- Nhạc các bài hát để trẻ chơi trò chơi
1-Hoạt động 1. Ổn định
- Trò chuyện về sinh nhật của các bé
- Cô đàn một đoạn của bài hát “Em thêm một tuổi” và cho trẻ đoán tên giai điệu của bài hát là gì? Do ai sáng tác?
- Cô cho trẻ hát lại bài hát 2 lần
2-Hoạt động 2. Bài mới:
*VĐTN: Em thêm một tuổi
Cô làm mẫu 2 lần
Cô cho trẻ thực hiện theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. (cô chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần trẻ thực hiện)
*Nghe hát: Gia đình nhỏ hạnh phúc to
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần có nhạc.
+ Cô giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm của bố mẹ với các con: bố mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc con cái.
- Cô hát lần 2: có múa phụ họa.
* Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô bật cho trẻ nghe 1 số đoạn nhạc của các bài hát trong chủ điểm Bản thân bé và gia đình bé để trẻ đoán đó là bài hát gì và cùng cô hát lại bài hát đó.
- Nhận xét sau khi chơi
3-Hoạt động 3.Kết thúc
- Cô cho trẻ VĐTN 1 lần nữa
- Nhận xét tuyên dương trẻ
Tuần 1- Thứ 5 ngày 08 tháng 10 năm 2015
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQVT
Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bạn khác.
1.Kiến thức
- Trẻ biết xác định vị trí của đồ vật ở phía trên, dưới, trước, sau của bạn khác.
2.Kỹ năng
- Vận động theo hiệu lệnh, thao tác với các hình và đối tượng đồ vật 1 cách chính xác.
- Phát triển kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, kỹ năng định hướng trong không gian
- Kĩ năng ngôn ngữ: trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu các câu hỏi của cô.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học.
Cô và trẻ mỗi người 1 rổ đồ chơi, quanh lớp để nhiều đồ chơi ở các vị trí khác nhau.
- Giấy vẽ, bút sáp màu
1-Hoạt động1: Ổn định
Hát và trò chuyện về bài hát “Em thêm một tuổi”
2-Hoạt động 2: Bài mới
*Ôn xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân
- Chơi trò chơi: “Ai tinh mắt”
+ Cách chơi: Cô ra hiệu lệnh – trẻ tìm những đồ chơi ở những vị trí cô yêu cầu. (hoặc cô nói tên đối tượng trẻ đoán phía)
- Chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”
+ Mỗi trẻ có một rổ đồ chơi trong đó có 2-3 loại. Khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ đặt nhanh đồ chơi đó vào các hướng theo yêu cầu của cô.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau khi chơi.
* Dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bạn khác.
- Cô cho trẻ xác định vị trí các bộ phận trên cơ thể của 1 bạn khác. (Bụng, lưng, đầu, chân)
- Từ đó cô hướng dẫn trẻ:
+ Trước mặt của bạn là phía trước – bạn dễ dàng nhìn thấy
+ Sau lưng của bạn là phía sau – bạn phải quay đầu lại
+ Trên đầu bạn là phía trên – bạn phải ngẩng cổ lên
+ Dưới chân bạn là phía dưới – bạn phải cúi đầu xuống
- Mở rộng vùng không gian, hướng dẫn trẻ xác định vị trí của đồ vật so với bạn khác về các hướng trên, dưới, trước, sau.
*Luyện tập
-Trò chơi: “Nặm tượng”
+ Cách chơi : Trẻ chia thành từng cặp đối diện, 1 bé làm người nặn và 1 bé làm tượng 
+ Cô ra yêu cầu: Bé làm bột biến đổi bột nặn đúng theo yêu cầu, bé làm tượng phải bất động theo ý người nặn 
+ Cô yêu cầu:
“Hai tay đưa lên trên”
“Tay phải đưa sang ngang, tay trái đưa lên trên”
“Bàn chân trái xếp ở trên bàn chân phải”
Sau đó cho trẻ đổi vai chơi, chơi vài lần nữa
-Trò chơi học tập
Làm bài trong sách Trò chơi học tập
3-Hoạt động 3.Kết thúc
Cô nhận xét giờ học
 Tuần 1- Thứ 6 ngày 09 tháng 10 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TẠO HÌNH
Vẽ đồ dùng mà bé thích
1-Kiến thức: 
- Dạy trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ về các đồ dùng của bản thân
2-Kỹ năng: 
- Rèn trẻ kỹ năng bố cục, phối màu
- Rèn tư thế ngồi cho trẻ
3-Thái độ:
 - Trẻ học hứng thú
- Tranh mẫu của cô : (vẽ các đồ dùng: ba lô, vở, bút, khăn mặt, giày dép, quần áo, mũ...)
- Vở vẽ của trẻ, bút sáp.
- Giá treo sản phẩm.
1-Hoạt động 1: Ổn định
Hát " Tóm được rồi"
2-Hoạt động 2: Bài mới
Giải thích và hướng dẫn : 
- Trò chuyện xem thường ngày trẻ dùng những đồ dùng gì, cho trẻ kể tên.
- Cô giới thiệu tranh mẫu
- Cô cho trẻ nhận xét về nội dung bức tranh: vẽ gì, vẽ như thế nào?
- Bức tranh được sắp xếp như thế nào, màu sắc ra sao?
- Gợi hỏi trẻ xem trẻ sẽ vẽ những gì.
- Cô gợi ý cho trẻ có thể vẽ thêm những đồ dùng khác mà trẻ thích 
 Trẻ thực hiện
Cô quan sát, xử lý tình huống
Cô giúp đỡ những trẻ kỹ năng còn yếu 
Nhận xét sản phẩm .
- Cô cho trẻ nhận xét bài của mình, bài của bạn
- Cô nhận xét , động viên khen ngợi trẻ
3-Hoạt động 3: Kết thúc
Cô cho trẻ hát bài “Cái ấm”
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần II): Bé và những người thân trong gia đình bé
Thời gian thực hiện: Từ ngày 12/10/2015 đến ngày 16/10/2015
Giáo viên thực hiện Lương Vân Anh
Tên hoạt động
Thứ 2
12/10/2015
Thứ 3
13/10/2015
Thứ 4
14/10/2015
Thứ 5
15/10/2015
Thứ 6
16/10/2015
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Trẻ hoạt động nhẹ nhàng ở các góc.
- Trò chuyện về 2 ngày nghỉ cuối tuần của bé
- Trò chuyện về những người thân trong gia đình
- Trò chuyện về nhu cầu của gia đình
Thể dục sáng
- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, , đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc
- Tập thể dục theo nhạc bài cô dạy em bài thể dục buổi sáng, bé yêu biển lắm, bé khỏe, bé ngoan.
Hoạt động học
1-TDGH
Đi thăng bằng trên ghế thể dục
TC: Sói và dê
2-Văn học
Truyện: Dê con nhanh trí 
1-LQCV
Nhận biết chữ cái A, Ă, Â
1-KPXH
Trò chuyện về người thân trong gia đình bé 
(Chỉ số 27)
2-GDÂN
- VĐTN: Cả nhà đều yêu
- Nghe nhạc Bố là tất cả
- TC: Nhìn hình đoán tên bài hát 
1-LQVT
Làm quen với số lượng 6, nhận biết chữ số 6
1-Tạo hình
Vẽ người thân trong gia đình
Hoạt động góc
* Góc xây dựng: 
- Chuẩn bị: gạch, đồ chơi lắp ghép...
- Lắp ghép: Khu chung cư, khu vui chơi
* Góc phân vai:
- Chuẩn bị: đồ chơi ở các góc
- Gia đình: Cả nhà tổ chức sinh nhật cho Bố; Bán hàng: Siêu thị A6. Nấu ăn: Làm nem Bác sĩ: Chăm sóc sức khỏe gia đình
* Góc nghệ thuật: Góc trọng tâm
- Chuẩn bị: sáp màu , giấy vẽ, xoops, kéo, keo dán
- Kiến thức: Biết ngày PNVN 20-10, biết trong gia đình có những ai
- Kỹ năng: Biết cắt, dán trang trí bưu thiếp, vẽ người thân trong gia đình
- Làm thiệp tặng bà, tặng mẹ ngày 20-10, vẽ người thân trong gia đình
* Góc Âm nhạc: 
- Chuẩn bị: đàn, xắc sô, phách tre...
- Trẻ biết hát các bài hát về chủ đề bản thân, gia đình: Cái mũi, Múa cho mẹ xem, Nhà của tôi,...
* Góc thư viện: Xem truyện tranh, làm sách tranh
- Chuẩn bị:sách tranh, truyện về bản thân.
- Hướng dẫn trẻ cách xem tranh, đọc sách, cách giở vở, xem tranh ảnh về bản thân.
* Góc học tập
- Chuẩn bị: bộ đồ chơi Toán
- Toán: Làm bài tập thêm bớt, đo độ dài của các đối tượng, nhận biết vị trí của đồ vật so với bản thân
- Chữ viết: + Sao chép chữ cái về đồ dùng gia đình
 + Gạch chân chữ cái a, ă, â, + Ghép chữ theo mẫu có sẵn; 
* Góc TN
- Chuẩn bị: xô, bình tưới, nước.
- Chăm sóc cây
* Góc khám phá: 
- Chuẩn bị: màu bột, đường, muối, cát, sỏi, nước...
- Bé làm thí nghiệm: Pha màu nước; Chất tan, chất không tan
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về ngôi nhà bé ở
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do
- Trò chuyện về bữa ăn gia đình
- Trò chơi: thả đỉa ba ba
- Chơi tự do
- Trò chuyện về những công việc trẻ thường làm giúp gia đình
- Trò chơi: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
- Trò chuyện về những hoạt động trong gia đình bé
- Trò chơi: Tung bóng
- Chơi tự do
 Vẽ về ngôi nhà của bé
- Trò chơi: chuyền bóng
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ: Tập tầm vông
- Rèn kỹ năng gấp quần áo
- Qu

File đính kèm:

  • docMGL_Chu_de_ban_than_va_gia_dinh.doc
Giáo Án Liên Quan