Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề 3: Gia đình thân yêu của bé

I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

1. Phát triển thể chất

- Ăn uống hợp lý đúng giờ.

- Tập luyện giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình.

- Rèn các kỹ năng : Đi, chạy, nhảy

- Tập các động tác theo nhịp 1 cách nhẹ nhàng.

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình.

- Trẻ hiểu về các nhu cầu trong gia đình.

- Biết 1 vài quy tắc đơn giản trong gia đình.

 

doc74 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề 3: Gia đình thân yêu của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề 3 : Gia đình thân yêu của bé
(4 tuần:Thực hiện từ ngày 08/10/2012 đến ngày 02/11/2012)
I. Mục tiêu thực hiện chủ đề
1. Phát triển thể chất
- Ăn uống hợp lý đúng giờ.
- Tập luyện giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình.
- Rèn các kỹ năng : Đi, chạy, nhảy
- Tập các động tác theo nhịp 1 cách nhẹ nhàng.
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình.
- Trẻ hiểu về các nhu cầu trong gia đình.
- Biết 1 vài quy tắc đơn giản trong gia đình.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ. Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Hình thành kỹ năng giao tiếp chào hỏi lễ phép lịch sự phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
- Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ thông qua trò chuyện.
- Rèn cho trẻ nói đủ câu diễn đạt ý muốn 1 cách rõ ràng mạch lạc, không nói ngọng.
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ biết tôn trọng các thành viên trong gia đình.
- Biết biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình.
- Hình thành 1 số kỹ năng ứng sử tôn trọng lẫn nhau trong gia đình.
- Biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng gia đình.
- Biết giúp đỡ mọi người trong gia đình khi cần.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Hình thành kỹ năng vẽ, nặn, xé dán cho trẻ.
- Biết bộc lộ cảm xúc của mình trước cái đẹp.
- Thích nghe cô hát.
- Rèn cho trẻ hát đúng và vận động nhịp nhàng theo nhịp.
- Hát các bài hát về gia đình và thầy cô giáo.
II.Chuẩn bị
- Tranh ảnh về gia đình.
- Tranh thơ, chuyện về gia đình.
- Đồ dùng gia đình.
- Bút màu, giấy vẽ, hồ dán.
- Sắc xô, phách tre.
- Vòng thể dục.
III.Mạng nội dung
- Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình
- Biết công việc của các thành viên trong
 gia đình
Gia Đình Tôi
 - Biết họ hàng (cô, dì, chú.)
Gia Đình Thân Yêu Của Bé
Gia Đình Sống Chung 1 Ngôi Nhà
Nhu Cầu Của
Gia Đình
-Những ngày vui lớn mọi người tụ họp -Nhu cầu về tình cảm như yêu 
đông đủ như: ngày sinh nhật,ngày lễ, thương giúp đỡ lẫn nhau.
ngàyTết - Nhu cầu về vật chất như quần
 áo ăn mặc,phương tiện đi lại
IV.Mạng hoạt động
Phát triển tình cảm xã hội
- ý thức về bản thân, tên gọi những người thân trong gia đình.
- Vui vẻ tự tin trước mọi người và trong sinh hoạt hàng ngày. 
- Nhận biết trạng thái xúc cảm của mọi người.
Phát triển thể chất
- Làm quen một số cách chế biến món ăn.
- Biết ăn mặc phù hợp thời tiết và có lợi cho sức khoẻ.
-VĐCB:
 - Đi chạy về đúng nhà.
 - Lăn bóng bằng 2 tay.
 - Bật liên tục vào 3 ô.
 - Ném trúng đích nằm ngang.
GIA đình thân yêu của bé
Phát triển ngôn ngữ  
- Trẻ nghe và hiểu các câu đơn giản.
- Nói và trả lời một số câu đơn giản.
*Thơ :
 -Thăm nhà bà.
 - Chiếc quạt nan.
*Chuyện : Tích chu.(2t)
Phát triển thẩm mỹ
+Âm nhạc:
*DH : Cháu yêu bà.-NH: Chỉ có một trên đời.-TC: Ai nhanh nhất.
*DH : Chiếc khăn tay.- NH: Cho con- TC: Ai nhanh nhất.
*DH: Nhà của tôi. NH: Ba ngọn nến lung linh.TC:Ai nhanh nhất.
*DH: Cả nhà thương nhau. NH: Cho con . TC: Ai nhanh hơn.
+Tạo hình:
 - Vẽ ngôi nhà (M).
 - Vẽ quà tặng người thân (M).
 - Nặn theo ý thích .
 - Nặn cái bát.
Phát triển nhận thức
Toán: - Nhận biết phân biệt nhiều hơn ít hơn.
- Dạy trẻ nhận biết chiều cao của 2 đối tượng, sử dụng đúng từ cao hơn – thấp hơn.
- Nhận biết phân biệt to hơn - nhỏ hơn.
- Nhận biết phân biệt to hơn nhỏ hơn (ôn).
KPKH:-Trò chuyện về những người thân trong GĐ.
 - Làm quen một số ĐD trong gia đình.
 - Trò chuện về ngôi nhà của bé.
 - Trò chuyện về món ăn trẻ thích.
Kế hoạch tuần I:gia đình tôi
(1 tuần từ 08/10 -> 12/ 10 / 2012 )
Các hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Hoạt động sáng
* Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo và bố mẹ. Cô ân cần trò chuyện gần gũi trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình, hướng trẻ chú ý vào sự thay đổi của các góc.
* Điểm danh: Số trẻ ra lớp, số trẻ nghỉ học.
* Báo ăn: Cô kiểm tra số trẻ đến lớp và kiểm tra số vé của trẻ. Báo ăn.
* Thể dục : Tập kết hợp theo bài “ Chúng ta cùng tập thể dục’’
Hoạt động có chủ đích
 PTTC: 
- VĐCB: Đi chạy về đúng nhà.
- TCVĐ: Đuổi bóng.
 PTNT:
Phân biệt nhiều hơn ,ít hơn.
 PTTM:
-Tạo hình: Tô màu tranh.
 PTNN:
- Thơ: Thăm nhà bà.
 PTTM:
-DH: Cháu yêu bà.
-NH: Chỉ có một trên đời.
-TC: Ai nhanh nhất.
Hoạt động góc
1. Góc xây dựng: Xếp hình ngôi nhà .
2. Góc phân vai: Mẹ chăm sóc con.
3. Góc học tập: Tô màu đồ dùng gia đình.
4 .Góc thư viện: Xem tranh về gia đình.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
6.Góc nghệ thuật: Múa hát những bài vễ gia đình.
Hoạt động ngoài trời
-T/c về các t/v trong g/đ.
- TCVĐ: Về đúng nhà.
Chơi tự chọn. 
T/c về 1số đ/d trong gia đình.
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
-Chơi tự chọn.
Như thứ 2 
Như t3
Như thứ 2
Hđ trưa
- Vệ sinh- ăn trưa – ngủ trưa.
Hoạt động chiều
-LQBM: Nhận biết nhiều hơn , ít hơn.
-ÔBS: Nhận biết nhiều hơn,ít hơn.
.- LQBM: Thơ: Thăm nhà bà.
- ÔBS: Thơ: Thăm nhà bà.
- Vui văn nghệ cuối tuần.
I.Yêu cầu của chủ đề:
 1.Yêu cầu:
 - Trẻ biết kể về những thành viên trong gia đình.
 - Trẻ biết và nhớ tên mình và các thành viên trong gia đình của mình.
 - Biết tham gia vào các góc hoạt động , biết chơi trò chơi, hát múa theo chủ đề.
 - Hát và vỗ tay đúng nhịp, biểu diễn mạnh dạn tự tin các bài hát. 
 - Nhận biết phân biệt nhiều hơn, ít hơn và sử dụng đúng từ nhiều hơn ít hơn.
 - Trẻ biết vẽ những nét cơ bản để tạo thành hình ngôi nhà và tô màu.
 - Rèn luyện sự khéo léo và nhanh nhẹn của trẻ.
 - Biết chơi các trò chơi cùng cô, cùng bạn.
 2. Chuẩn bị:
 - Một số tranh ảnh về những ngời thân trong gia đình .
 - Một số đồ dùng đồ chơi cho học tập và các góc hoạt động. 
- Bút, vở, giấy và một số đồ dùng học tập cho các hoạt động tạo hình.
- Các bài hát, thơ, câu chuyện, câu đố về chủ đề.
- Các nội dung tích hợp.
 II.Các hoạt động:
 1.Hoạt động sáng:
 a. Đón trẻ.
-Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
-Trò chuyện cùng trẻ về những người thân, hướng trẻ chú ý vào sự thay đổi của các góc chơi.
-Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
 b. Điểm danh:
-Cô điểm danh trẻ đến lớp và số trẻ nghỉ trong ngày.
 c. Báo ăn.
-Cô kiểm tra số phiếu trẻ ăn trong ngày, báo ăn.
d.Thể dục sáng.
	Tập theo bài : Chúng ta cùng tập thể dục.
 *.Yêu cầu:
-Trẻ biết tập các động tác theo lời bài hát.
-Rèn thói quen tập thể dục và các kỹ năng vận động cho trẻ.
-GD trẻ có thói quen tập thể dục và tính kỷ luật trong khi tập.
 *.Chuẩn bị:
-Tâm thế cho cô và trẻ.
 *.Tiến hành:
 + Trò chuyện:
 Trò chuyện về bản thân.
 + Bài mới:
+Khởi động : Cho trẻ đi vòng quanh sân trường 1 – 2 vòng. Tập các kiểu đi khác nhau.
+Trọng động: Cô cho trẻ tập các động tác PT C: Kết hợp tay, chân, bụng, bật.
+ Vận động cơ bản: Cho trẻ tập kết hợp bài: Chúng ta cùng tập thể dục 
2.Hoạt động góc:
1. Góc xây dựng: Xếp hình ngôi nhà .
2. Góc phân vai: Mẹ chăm sóc con.
3. Góc nghệ thuật: Múa hát những bài trong chủ đề.
4 .Góc học tập:Tô màu đồ dùng gia đình .
5 .Góc thư viện: Xem tranh ảnh về gia đình.
6. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. 
 a.Yêu cầu: 
- Trẻ biết xếp hình ngôi nhà bằng các khối gỗ.
-Trẻ biết chơi với nhau, đoàn kết.
-Biết quan sát tranh vẽ .
-Biết vui chơi, múa hát những bài về những người thân.
-Biết xem một số tranh ảnh .
-Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
 b.Chuẩn bị: 
-Một số đồ dùng, đồ chơi, các khối nhựa, que tính, gỗ, lon bia và cây xanh.
-Một số tranh ảnh về gia đình và có liên quan trong chủ đề và các hoạt động .
 c.Tổ chức hoạt động :
*Trò chuyện : Cô cùng trẻ trò chuyện về những người thân trong gia đình.
 =>Cô nhắc lại – GD trẻ.
*Bài mới:
+ Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô gt từng góc chơi.
-Trẻ tự nhận góc chơi – vai chơi. Tự bầu ra nhóm trưởng.
+Quá trình chơi:
-Cô cho trẻ chơi theo nhóm đã nhận. Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi, liên kết giữa các nhóm chơi với nhau.
- Cô đến từng góc hỏi trẻ:
 Đây là góc gì ? có đồ chơi gì ? làm bằng gì? cách chơi như thế nào? ai là nhóm trưởng?
=>Khi chơi cô nhắc trẻ chơi phải đoàn kết, không tranh dành đồ chơi của nhau.
+Nhận xét sau khi chơi:
-Cô cho trẻ tham quan, quan sát các góc chơi và nhận xét góc chơi.
=> Cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ chơi ở các nhóm chơi. Hướng trẻ vào HĐ tiếp theo.
 3.Hoạt động ngoài trời :
	( Thực hiện như KH )
 4.Hoạt động trưa:
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi ăn trưa.
- Cô chuẩn bị mọi điều kiện cho trẻ ăn trưa.
- Cô động viên trẻ ăn ngon miệng và hết xuất.
- Cô chuẩn bị mọi điều kiện cho trẻ ngủ trưa.
- Cô chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
 5.Hoạt động chiều:
+ Vệ sinh – VĐ nhẹ - Ăn chiều:
- Trẻ ngủ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay dưới vòi nước sạch.
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhịp bài hát hoặc theo băng đĩa.
- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều buổi trưa.
+ Ôn bài buổi sáng – Làm quen bài mới.: Cô cho trẻ ôn bài đã học buổi sáng hoặc làm quen bài mới của hôm sau.
+ Chơi tự chọn – Vui văn nghệ: Cô tổ chức cho trẻ hát múa về chủ đề hoặc chơi tự do.
+ Nêu gương cuối ngày – Cuối tuần phát phiếu bé ngoan: Hết ngày nêu gương trẻ, cuối tuần phát hoa bé ngoan.
+ Vệ sinh - Trả trẻ: Khi trả trẻ cô nhắc trẻ chào cô, các bạn,người đến đón. Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày nếu thấy cần thiết.
+ Nhận xét cuối ngày: Nhận xét điều cần lu ý trong ngày và hướng khắc phục.
-------------------------------------------
 Kế hoạch ngày
Thứ 2 Ngày 8 Tháng 10 năm 2012.
 I. Hoạt động sáng: 
- Đón trẻ.
- Trò chuyện.
- Điểm danh.
- Báo ăn.
 ( Như KH )
 II. Hoạt động có chủ đích: Phát triển thể chất
Ai giỏi ơn ai
- VĐCB : Đi chạy về đúng nhà.
- TC: Đuổi bóng.
 1.Mục tiêu:
 *KT : - Trẻ biết kết hợp chân và tay để chạy.
 - Biết cách trò chơi thành thạo.
 *KN: - Rèn kỹ năng đi và chạy khéo léo cho trẻ.
 - Rèn tố chất nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng định hướng trong không gian.
 *TĐ: - Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập.
 - Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.
 - Trẻ hứng thú trong giờ học,có ý thức luyện tập thể dục thường xuyên.
 2.Chuẩn bị:
: a.Môi trường học tập:
 - Trong lớp, sạch sẽ, gọn gàng
 - Bàn ghế cho trẻ
 b.Đồ dùng:
 + Đồ dùng của cô
 -Hoa để thưởng cho trẻ
 + Đồ dùng của trẻ
 - 4 – 5 quả bóng.
+ Có những đồ dùng để quan sát, lắng nghe,chơi,cô và trẻ cùng sử dụng
+ Đồ dùng trang trí tạo môi trường
- Tranh ảnh trang trí theo chủ đề
c, Nội dung:
+ Nội dung chính : TD: Đi chạy về đúng nhà.
 + Nội dung tích hợp: AN Múa cho mẹ xem.
d, Phối hợp với phụ huynh
- Giáo dục trẻ ngoan ,đoàn kết
- Su tầm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
 - Đồ dùng xung quanh lớp.
3.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a.Trò chuyện:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình: Con tên gì? gia đình con có những ai? Là gia đình đông con hay ít con?
=> Nhắc lại – GD trẻ.
b.Bài mới :
*Khởi động:
Cô cho trẻ đi theo hàng làm đoàn tàu và làm các kiểu đi.(Hát 1 đoàn tàu )
*Trọng động:
+BTPTC: Tập theo nhịp bài “ Chúng ta cùng tập thể dục’’. ( Trẻ tập 2 – 3 lần )
+ Cô nhấn mạnh động tác chân: Bật tách chân khép chân( 2 lần)
+VĐCB: Đi chạy về đúng nhà.
Đội hình: Hàng ngang.
Cô gt tên VĐ: Đi chạy về đúng nhà.
- Cô làm mẫu : Lần 1: không giải thích.
 Lần 2: cô vừa tập vừa giải thích các động tác. 
 Lần 3: Cô nhắc lại các động tác- mời 2 trẻ lên tập mẫu ( cô chú ý sửa sai cho trẻ ) .
=> Nhận xét - động viên trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ tập thi đua theo đội. 
( Mỗi trẻ thực hiện 2 - 3 lần ).
Cô quan sát trẻ tập và sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời.
=> Nhận xét trẻ tập – khen trẻ.
Củng cố : Cô hỏi trẻ tên vận động.
=> Nhắc lại, nhận xét và khen trẻ.
+TC VĐ: Đuổi bóng.
Cô giới thiệu tên TC.
- CC: Cả lớp đứng thành 2 hàng, cách nhau 2,5->3 m. Trẻ đứng ở vạch chuẩn, tay cầm bóng. Khi có hiệu lệnh, các cháu cầm bóng lăn về phía trước và chạy theo bóng,sau đó bạn khác lên tập như vậy cho đến hết lượt chơi.
 - LC : Bạn nào đuổi kịp theo bóng là thắng cuộc.
( Trẻ chơi 3- 4 lần )
Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát lớp, động viên trẻ, nhắc trẻ chơi đúng luật.
KT: Cô hỏi trẻ tên trò chơi, tên bài học.
-Nhắc lại - động viên khuyến khích trẻ.
*Hồi tĩnh: cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hướng trẻ vào HĐ tiếp theo.
- Trò chuyện cùng cô.
- Làm đoàn tàu và hát.
- Tập cùng cô.
- Hàng ngang.
- Quan sát cô làm mẫu.
- 2 trẻ lên thực hiện.
- Đi chạy về đúng nhà.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Đi lại nhẹ nhàng.
III. Hoạt động góc :
1. Góc xây dựng: Xếp hình ngôi nhà .
2. Góc phân vai: Mẹ chăm sóc con.
3. Góc nghệ thuật: múa hát những bài về gia đình.
 ( Như KH đã soạn )
IV. Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
* Yêu cầu:
- Trẻ kể tên mình và tên những người thân trong gia đình của trẻ.
- Rèn kỹ năng quan sát, nói và ghi nhớ có chủ định.
- GD trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể và giữ gìn vệ sinh . 
- Biết chơi trò chơi thành thạo.
* Chuẩn bị :
- Mô hình ngôi nhà.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, sân chơi bằng phẳng.
 * Tiến hành:
1.Hoạt động có mục đích : Trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
- Trò chuyện về những ngời thân trong gia đình bạn Lan: Cô treo tranh vẽ gia đình bạn Lan cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Cô đặt câu hỏi gợi mở về những người thân trong gia đình trẻ cho trẻ trả lời: Nhà con có những ai? Bố con tên là gì? Mẹ con tên là gì?...
 => Cô nhắc lại, động viên khuyến khích trẻ, giáo dục trẻ biết chăm sóc bản thân và tự phục vụ mình như thế nào .
2.TC VĐ : Về đúng nhà.
- Cô gt tên TC- CC - LC.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi và cho trẻ chơi 4 – 5 lần.
KT : Cô hỏi trẻ tên hoạt động trong ngày hôm nay .
 => Nhắc lại, nhận xét, khen trẻ.
3.Chơi tự do: Cô quan sát trẻ chơi xung quanh trường đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
V.Hoạt động trưa :
 ( Như KH đã soạn )
 VI. Hoạt động chiều :
a. Trẻ ngủ dậy - Vận động nhẹ - ăn bữa phụ.
b. Làm quen bài mới: Nhận biết phân biệt nhiều hơn – ít hơn.
c.Vệ sinh cho trẻ.
d.Nêu gương cuối ngày.
e. Trả trẻ. 
 Nhận xét cuối ngày
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp khắc phục
1
2
3
4
5
 --------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 9 tháng 10 năm 2012.
 I. Hoạt động sáng:
 ( Như đã soạn T2 )
 II. Hoạt động có chủ đích : Phát triển nhận thức
bé thông minh
Nhận biết,phân biệt nhiều hơn - ít hơn.
1.Mục tiêu :
a.KT: - Trẻ nhận biết phân biệt nhiều hơn - ít hơn và biết sử dụng đúng từ nhiều hơn, ít hơn.
b.KN: - Phát triển tư duy, trí tưởng tượng.
 - Rèn kỹ năng nhận biết và phân biệt.
 - Rèn kỹ năng ghi nhớ.
c.TĐ: - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2.Chuẩn bị : : a.Môi trường học tập:
 - Trong lớp, sạch sẽ, gọn gàng
 - Bàn ghế cho trẻ
 b.Đồ dùng:
 + Đồ dùng của cô
 -Hoa để thưởng cho trẻ
 -Bát,thìa.cốc.
 + Đồ dùng của trẻ
 - Mỗi trẻ 1rổ đựng lô tô bát và thìa.
+ Có những đồ dùng để quan sát, lắng nghe,chơi,cô và trẻ cùng sử dụng
+ Đồ dùng trang trí tạo môi trường
- Tranh ảnh trang trí theo chủ đề
3, Nội dung:
+ Nội dung chính : Nhận biết,phân biệt nhiều hơn - ít hơn.
 + Nội dung tích hợp: AN Múa cho mẹ xem.
4, Phối hợp với phụ huynh
- Giáo dục trẻ ngoan ,đoàn kết
- Sưu tầm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
 - Đồ dùng xung quanh lớp.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a.Tò chuyện:
-Cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.
=>Cô nhắc lại – GD trẻ.
b.Bài mới :
*Nhận biết nhiều hơn, ít hơn. 
Cô gt cho trẻ một món quà. Mời trẻ lên mở quà.
- Bạn vừa mở được quà gì đây?
- Các con đếm cùng cô có tất cả mấy cái bát nhé!
- Cô cùng trẻ đếm số thìa.
- Các con thấy số bát và số thìa thế nào với nhau ?
- Cái gì cố số lượng nhiều hơn?
- Cái gì cố số lượng ít hơn?
 Cô nhắc lại - khen trẻ.
* Phân biệt nhiều hơn – ít hơn.
Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng trong đó có lô tô bát,thìa.
Cô hỏi trẻ trong rổ đồ dùng có những gì? Cho trẻ nói tên đồ dùng đó.
Cô cho trẻ xếp số bát màu đỏ ra trước mặt từ trái qua phải.
Cô cho trẻ xếp số thìa lên trên những chiếc bát ( xếp tương ứng 1 – 1 )
Các con có nhận xét gì về số lượng bát và số lượng thìa? (Cái gì nhiều hơn? Cái gì ít hơn? )
Cho trẻ đếm lại số bát và số thìa.
Cô nhắc lại và khen trẻ.
+ TC: Thi chọn đúng.
CC: Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp những đồ dùng có số lượng nhiều hơn, ít hơn.( Cốc,ca,đũa, nồi)
LC: Trẻ chọn đúng được tặng một tràng pháo tay.
Tổ chức chơi: Cô cho trẻ chơi.
=> Nhận xét sau chơi.
 * TC: Về đúng nhà.
Cô gt tên trò chơi.
- CC: Cô mời trẻ lên chơi đứng thành vòng tròn, cho trẻ vừa đi vừa hát bài ‘Nhà của tôi’đi xung quanh lớp. Khi cô nói “ về nhà có số lượng nhiều hơn ( ít hơn )” => trẻ chạy nhanh về nhà có số lượng nhiều hơn ( ít hơn ).
Cô tổ chức cho trẻ chơi, động viên trẻ chơi sôi nổi.
KT: Hỏi trẻ tên TC. Cô nhắc lại – GD trẻ.
- 2 – 3 trẻ lên mở quà. 
- Bát, thìa.
- Đếm số bát.
- Đếm số thìa.
- Không bằng nhau ạ !
- Bát ạ !
- Thìa ạ !
- Trả lời.
- Xếp bát màu đỏ từ trái qua phải.
- Xếp số thìa.
- Không bằng nhau ạ !
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Tìm số lượng nhiều hơn, ít hơn.
- Chơi theo hướng dẫn của cô.
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi TC.
 III .Hoạt động góc:
1. Góc xây dựng: Xếp hình ngôi nhà .
2. Góc phân vai: Mẹ chăm sóc con.
3. Góc học tập: Tô màu đồ dùng gia đình.
 ( Đã soạn như KH )
 IV.Hoạt động ngoài trời : Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình.
* Mục tiêu:
- Trẻ biết kể về một số đồ dùng trong trong gia đình.
- Rèn kỹ năng nói, phát âm đúng, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
- Nhớ tên một số đồ dùng.
* Chuẩn bị:
 Lớp học sạch sẽ. Đồ dùng: Bát, thìa, cốc, nồi, rổ, giá
* Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động có mục đích : Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình. 
+ Cô hỏi trẻ : Trong gia đình con có những đồ dùng gì? Dùng để làm gì? 
+ Cho trẻ kể tên một số đồ dùng trong gia đình.
+ Cô đưa ra một số đồ dùng trong gia đình cho trẻ quan sát và nhận xét.
=> Cô nhắc lại lời trẻ và giáo dục trẻ qua nội dung vừa trò chuyện.
2.TCVĐ : Dung dăng dung dẻ.
 Cô giới thiệu CC-LC.
 Tổ chức cho trẻ chơi.
 => Nhận xét sau chơi.
3.Chơi tự do: Trẻ chơi tự do, cô bao quát trẻ chơi.
 V. Hoạt động trưa : 
 ( Như KH )
 VI. Hoạt động chiều :
1. Cho trẻ dậy, vận động nhẹ. ăn bữa phụ.
2. Ôn bài buổi sáng : Nhận biết,phân biệt nhiều hơn - ít hơn.
3. Trẻ chơi tự chọn.
4. Nêu gương cuối ngày.
5. Trả trẻ.
Nhận xét cuối ngày
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp khắc phục
1
2
3
4
5
 ------------------------------------------------------------------
	 Thứ 4 ngày 10 tháng 10 năm 2012..
 I. Hoạt động sáng:
 (Như đã soạn T2 ) 
 II. Hoạt động có chủ đích: Phát triển thẩm mỹ
Ai khéo léo
Tạo hình : Tô màu tranh
1. Mục tiêu:
a. KT: - Trẻ biết cầm bút và dùng kỹ năng đã học để tô được bức tranh đẹp.
b. KN: - Rèn kỹ năng khéo léo của tay.
 - Rèn tư thế ngồi học cho trẻ ngay ngắn.
c.TĐ: -Trẻ hứng thú học, giữ gìn đồ dùng học tập.
 - Biết yêu quý mọi người trong gia đình của mình.
2. Chuẩn bị: : a.Môi trường học tập:
 - Trong lớp, sạch sẽ, gọn gàng
 - Bàn ghế cho trẻ
 b.Đồ dùng:
 + Đồ dùng của cô
 -Hoa để thưởng cho trẻ
 -1số hình ảnh mẫu như: Hoa,quả,và dồ dùng trong gia đình.
 + Đồ dùng của trẻ
 - Bút sáp,vở tạo hình.
 + Có những đồ dùng để quan sát, lắng nghe,chơi,cô và trẻ cùng sử dụng
+ Đồ dùng trang trí tạo môi trường
- Tranh ảnh trang trí theo chủ đề
3, Nội dung:
+ Nội dung chính :Tô màu tranh.
 + Nội dung tích hợp: AN Em là hoa hồng nhỏ.
4, Phối hợp với phụ huynh
- Giáo dục trẻ ngoan ,đoàn kết
- Sưu tầm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
 - Đồ dùng xung quanh lớp.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a.Trò chuyện: 
- Cùng trẻ trò chuyện về gia đình.
- Nhắc lại – GD trẻ.
- Cho trẻ hát và đi về chỗ.
b. Bài mới:
*Quan sát mẫu
- Cô cho trẻ quan sát tranh đã tô màu.
- Cô tô mẫu cho trẻ quan sát,vừa tô vừa phân tích: Khi tô tranh tay trái cô giữ tranh tay phải cầm bút cô tô từ trên xuống từ trái qua phải chú ý không tô chờm ra ngoài.
*Trẻ thực hiện : 
- Cô nói cách cầm bút,cách ngồi và cho trẻ nhắc lại trước khi tô màu tranh.
- Cô cho trẻ thực hiện. Cô đến gần trẻ cổ vũ trẻ,

File đính kèm:

  • docCD 3 GD.doc
Giáo Án Liên Quan