Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non – mùa thu - Chủ đề nhánh: Lớp nhỡ A của bé

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Trẻ có khả năng vận động theo nhu cầu của cơ thể.

- Phát triển sự linh hoạt của đôi bàn tay, chân.

2. Phát triển nhận thức

- Dạy trẻ biết tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trai, bạn gái trong lớp, sở thích

- Trẻ biết công việc làm hàng ngày của cô giáo ở lớp

- Nhận biết và so sánh được các đối tượng theo dấu hiệu nhận biết: Kích thước, hình dạng, màu sắc, chất liệu.

3. Phát triển ngôn ngữ

- Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc.

- Biết nghe, trả lời những câu hỏi, hình thành kĩ năng giao tiếp với bạn bè, cô giáo.

- Nhớ nội dung câu chuyện, trả lời rõ các câu hỏi của cô.

4. Phát triển tình cảm – xã hội

- Trẻ yêu mái trường, yêu cô giáo, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, thích giao lưu, sinh hoạt tập thể.

- Biết cách thể hiện tình cảm của mình với cô giáo, bạn bè.

- Thể hiện niềm vui khi được tham gia vào ngày hội trung thu

- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non – mùa thu - Chủ đề nhánh: Lớp nhỡ A của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON – MÙA THU
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP NHỠ A CỦA BÉ
Tuần 1 (Từ ngày: 09/09 đến 13/ 09/ 2013)
A. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Trẻ có khả năng vận động theo nhu cầu của cơ thể.
- Phát triển sự linh hoạt của đôi bàn tay, chân.
2. Phát triển nhận thức
- Dạy trẻ biết tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trai, bạn gái trong lớp, sở thích
- Trẻ biết công việc làm hàng ngày của cô giáo ở lớp 
- Nhận biết và so sánh được các đối tượng theo dấu hiệu nhận biết: Kích thước, hình dạng, màu sắc, chất liệu.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc.
- Biết nghe, trả lời những câu hỏi, hình thành kĩ năng giao tiếp với bạn bè, cô giáo.
- Nhớ nội dung câu chuyện, trả lời rõ các câu hỏi của cô.
4. Phát triển tình cảm – xã hội
- Trẻ yêu mái trường, yêu cô giáo, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, thích giao lưu, sinh hoạt tập thể.
- Biết cách thể hiện tình cảm của mình với cô giáo, bạn bè.
- Thể hiện niềm vui khi được tham gia vào ngày hội trung thu
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp
5. Phát triển thẩm mỹ
- Hát, múa về trường lớp, 
- Biết yêu cái đẹp, biết vẽ, trang trí lớp cho gọn gàng, sạch sẽ
- Hình thành các kĩ năng sắp xếp, vẽ nặn để tạo ra sản phẩm trang trí trong lớp học của mình.
B. NỘI DUNG
PHẦN I: ĐÓN TRẺ 
I. Đón trẻ: Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ ở lớp. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, sách báo, tranh ảnh.....đến lớp để phục vụ cho việc học tập của chủ đề “Trường mầm non – mùa thu”
II. Hoạt động tự chọn: Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ chọn tranh, trò chuyện về những bức tranh trường mầm non. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ điểm “Lớp nhỡ A của bé”. Đàm thoại, trò chuyện với trẻ về chủ đề, chủ đề nhánh:
- Các con đang học lớp mẫu giáo nào? Cô giáo của con là ai?
- Tên trường, địa chỉ? các khu vực trong trường.
- Đến trường các con được gặp những ai?
PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG
Tập theo nhạc của trường: tháng 9
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 	Trẻ thuộc lời bài hát, qua bài tập giúp trẻ phát triển cơ thể một cách khỏe mạnh. 
2. Kỹ năng:
 	 Trẻ tập đúng động tác theo lời bài hát cùng cô giáo.
3. Thái độ:
 	- Có ý thức phối hợp với các bạn trong lớp khi luyện tập.
 	- Chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng, trang phục của cô: Quần áo gọn gàng.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. Sân tập bằng phẳng sạch sẽ thoáng mát.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội Dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1:
Khởi động
HĐ2: Trọng động
HĐ3: Hồi tĩnh
- Trẻ đi vòng tròn vỗ tay, 2 tay chống hông, đi theo các kiểu đi theo lời bài hát “Đồng hồ báo thức”
- Xếp thành 3 hàng ngang: Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân.
* bài tập phát triển chung:
Tập kết hợp bài hát : 
- ĐT 1: Hai tay giơ từ dưới sang ngang lên cao rồi từ từ hạ xuống, chân nhún bật tại chỗ theo nhịp bài hát
(4 lần x 8 nhịp)
- ĐT2: 2 tay khoanh trước ngực, nghiêng người sang 2 bên rồi đưa lên cao, chân thay nhau kiễng gót lên. 
(4 lần x 8 nhịp)
- ĐT3: Hai tay xoay trước ngực, dậm chân tại chỗ, sau đó tay trái chống hông, tay phải đưa ngang sang phải, chân trái làm trụ, chân phải chống gót.
(4 lần x 8 nhịp)
- ĐT 4: Hai mũi bàn tay chạm vào 2 bên bả vai, sau đó đưa tay lên cao nghiêng người sang trái, sau đó rồi đổi bên phải tương tự như bên trái.
(4 lần x 8 nhịp)
- ĐT 5: Hai tay dang ngang sau đó gập khuỷu tay lên 2 bả vai xoay người sang trái, sau đó đổi bên. (4 lần x 8 nhịp)
- ĐT 6: Hai tay chống hông, chân đá ra trước chạm mũi chân, thu chân về chống gót rồi đá lăng chân ra trước, sau đó đổi chân.( 4 lần x 8 nhịp)
- Trẻ thả lỏng cơ thể theo nhạc.
PHẦN III: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* HĐCCĐ :
- Quan sát trường mầm non
- Vẽ đồ dùng lớp học
- Dạo chơi quanh sân trường
- Quan sát thời tiết
- Nhặt lá rơi trên sân trường
* Trò chơi: kéo co, mèo đuổi chuột, chuyền bóng.....
* Chơi tự do: 
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Chơi với bảng, vòng, phấn, lá cây
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
	- Trẻ biết được tên trường, địa chỉ, các khu vực, các nhóm lớp trong trường.
	- Biết kết hợp các nét vẽ để tạo nên hình có ý nghĩa.
 	- Trẻ biết hôm nay thời tiết ntn và so sánh thời tiết trong các ngày với nhau.
- Trẻ biết lớp nhỡ A ở đâu và các nhóm lớp khác cũng như các phòng ban.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết, ghi nhớ có chủ đích.
- Kỹ năng cầm phấn...
3. Thái độ: 
	- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ hoạt động ngoài trời.
	- Chơi đoàn kết với bạn bè. Lễ phép với người lớn và các cô bác trong trường.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát, trò chuyện thoáng mát, sạch sẽ.
- Phấn vẽ
- Dây thừng, mũ mèo, mũ chuột, bóng
III. Tổ chức thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động có chủ đích.
2. Trò chơi.
3. Chơi tự do:
* Quan sát trường mầm non.
- Trẻ hát cùng cô “trường chúng cháu là trường MN”
? Các bạn nhỏ đi học ở đâu?
? Các con học ở trường nào? Lớp nào?
- Gv giới thiệu cho trẻ về đặc điểm. Địa chỉ của trường, các khu chơi, khu vực làm việc, các nhóm lớp trong trường.
- Gd trẻ có ý thức chào hỏi, lễ phép với cô bác trong trường, chơi đoàn kết với bạn bè.
* Vẽ đồ dùng lớp học trên sân trường
- Cô chia phấn cho trẻ.
- Hỏi ý định của trẻ: 
? Con sẽ vẽ gì?
? Vẽ như thế nào?
- Cho trẻ vẽ. Cô quan sát và giúp đỡ, tuyên dương trẻ
* Dạo quanh sân trường quan sát trường mầm non.
- Cô cùng trẻ dạo quanh sân trường
- Cho trẻ tự do quan sát, cảm nhận những gì mình thấy.
- Cô hỏi trẻ: lớp nhỡ A, B ở đâu? Các nhóm lớp khác? Phòng hiệu trưởng? hiệu phó? Bếp ăn? Nhà vệ sinh
* Quan sát thời tiết
- Cô cho trẻ ra sân và trò chuyện 
- Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
- Vì sao con biết ?
- Trêi n¾ng th× ntn?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể khi lạnh 
* Nhặt lá rơi
- Cô chia lớp thành 3 tổ, phân công nhiệm vụ của từng tổ nhặt lá và phân loại lá.
- Nhặt lá đẹp cắt đồ dùng trong lớp học
- Cho trẻ chơi trò chơi: lấy lá cây khô vo tròn làm quả bóng.
* Kéo co
- Cách chơi và luật chơi: chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
* Mèo đuổi chuột
- Cách chơi và luật chơi: Cô cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt. 
* Chuyền bóng
- Cách chơi và luật chơi:  cho trẻ đứng thành hàng dọc theo tổ. Trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay, khi có hiệu lệnh của cô, trẻ cầm bóng đưa lên cao ra phía sau chuyền qua đầu cho trẻ đứng sau, trẻ đứng sau đón bóng bằng 2 tay vào khoảng trống của quả bóng và sau đó cúi xuống đưa bóng qua 2 chân chuyền cho bạn tiếp theo, trẻ đó đón bóng và đưa lên cao chuyền qua đầu, tiếp tục thực hiện cho đến cuối hàng. Trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và thực hiện chuyền qua đầu cho trẻ đứng sau hoặc khi đã chuyền hết cả 3 hàng, quay sang và thực hiện lại.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời hoặc chơi với vòng, bảng, phấn, lá cây.
- Trẻ hát cùng cô
- 2 – 3 trẻ
- 2 trẻ
- 2 trẻ
- 2 trẻ
- Trẻ quan sát
- 2-3 trẻ
- Trẻ quan sát
- Trẻ nêu ý tưởng
- 3 trẻ
- trẻ trả lời
- Trẻ nhặt lá
- Trẻ quan sát
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi tự do
PHẦN IV: HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG:
Góc PV: Cô giáo, bác cấp dưỡng, cửa hàng bán đồ chơi
Góc NT: Vẽ, xé dán, làm bộ sưu tập các loại đồ dùng đồ chơi của lớp học. 
Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh kể chuyện về trường mầm non.
Góc TN: Tưới cây, chăm sóc cây
Góc XD: Xây dựng trường mầm non, lắp ghép đồ chơi cho lớp.
 I. Mục đích, yêu cầu
	1. Kiến thức:
- Trẻ biết nhập vai chơi, hiểu và thể hiện đúng vai chơi của mình.
- Trẻ biết gắn kết các hình ảnh để tạo nên bộ sưu tập về đồ dùng, đồ chơi. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng xé, dán.
- Kỹ năng sống: kỹ năng hoạt động theo nhóm...
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ có ý thức chơi đoàn kết, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng sau khi chơi xong.
 II. Chuẩn bị
- Quần áo nấu ăn, bàn ghế
- Một số đồ chơi, sách, bảng, phấn.
	- Tranh, ảnh một số đồ dùng đồ chơi về trường MN
- Giấy màu, keo khô, kéo, giấy A3, bút lông.
	- Tranh ảnh về trường mầm non.
- Bình tưới cây, nước, cây cảnh, xẻng xúc đất.
	- Đồ chơi xây dựng, đồ chơi lắp ghép,
 III. Tổ chức thực hiện.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Thỏa thuận trước khi chơi 
2. Quá trình chơi 
3. Nhận xét góc chơi.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề, chủ điểm.
- Giới thiệu các góc chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ tự nhận góc chơi.
- Cho trẻ vào góc chơi của mình.
- Cô đến từng góc chơi và đóng vai và hướng dẫn chơi cùng trẻ.
- Cô đưa ra những câu hỏi gợi mở.
 * Góc phân vai 
? Bác đang làm gì đó?
? Món này chế biến ntn?
 ? Cô giáo thường làm những công việc ntn?
*. Góc nghệ thuật.
? Các con đang làm gì?
? Đồ chơi của lớp có những loại đồ chơi nào ?
 - Cô gợi ý cho trẻ tô màu, làm bộ sưu tập về các loại đồ dùng đồ chơi của lớp.
* Góc học tập
- Cho trẻ xem một số tranh ảnh, câu chuyện về trường mầm non.
? Đây là bức tranh vẽ về gì?
? Trường mầm non Họa Mi có những gì?
- Cô giúp trẻ phân biệt, nhận biết các phòng, nhóm lớp, các hoạt động của trường mầm non .
 * Góc thiên nhiên.
? Con sẽ chăm sóc cây ntn?
? Con tưới cây ra làm sao?
? Cây có cỏ thì con phải làm gì?
- Cô hướng dẫn trẻ tưới cây và chăm sóc cây, hoa.
*. Góc xây dựng
? Con định xây dựng cái gì?
? Con xây ntn?
- Cô gợi ý cho trẻ cách chơi và hường dẫn trẻ lắp ghép các loại đồ chơi của lớp.
- Cô hướng sự tập trung của trẻ vào một câu hát hay một câu nói để trẻ kết thúc phần chơi của mình
- Cô cho trẻ nhận xét các góc chơi
- Cô nhận xét chung : Động viên, tuyên dương các nhóm chơi.
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ hứng thú
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tự nhận vai chơi và góc chơi.
- 2 – 3 trẻ
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ
- 2 trẻ
- Trẻ kể tên
- Trẻ lắng nghe
- 2 trẻ
- 3 trẻ
- Trẻ nêu ý tưởng.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ thu dọn cùng cô.
PHẦN V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Kể chuyện: Người bạn tốt 
Hoạt động góc
Làm quen với nề nếp của lớp.
Tập văn nghệ biểu diễn các bài hát về trường mầm non.
Tìm hiểu về lớp học
 I. Mục đích yêu cầu.
	1. Kiến thức :
	- Trẻ nhớ nội dung câu chuyện, nhớ tên nhân vật
- Trẻ tham gia vào hoạt động góc có hiệu quả, tạo ra sản phẩm.
- Trẻ nhớ tên tổ của mình, vị trí ngồi cũng như các kí tự nhận biết.
- Trẻ thuộc và biểu diễn các bài hát về trường mầm non
	- Trẻ nhận biết được các đặc điểm của lớp
	2. Kỹ năng :
	Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng biểu diễn, kỹ năng phân biệt, so sánh
	3. Giáo dục :
	Giáo dục trẻ biết yêu mến trường, lớp. Yêu mến và lễ phép với mọi người trong trường.
	Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và biết xếp gọn đồ dùng sau khi chơi xong.
 II. Chuẩn bị.
	- Truyện : Người bạn tốt
	- Các bài hát về trường MN
	- Đồ chơi các góc
 III. Tiến hành.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Kể chuyện: Người bạn tốt 
* Hoạt động góc.
* Làm quen với nề nếp của lớp
* Hát, múa biểu diễn các bài hát về trường mầm non
*Tìm hiểu về lớp học
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe
? Câu chuyện có tên là gì?
? Bạn Linh bị làm sao?
? Bạn Trang đã giúp bạn Linh ntn?
- GD trẻ phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Giới thiệu các góc chơi, các trò chơi.
- Cho trẻ tự nhận góc chơi nêu ý định của mình trong góc chơi.
- Trẻ vào góc chơi cô quan sát gợi ý trẻ.
- Cho trẻ giao lưu gi÷a các nhóm
- Cho trẻ đi thăm quan các góc.
- Cô nhận xét các góc.
- Thu dọn đồ chơi.
- Cô chia lớp thành 3 tổ.
- Hướng dẫn và dạy trẻ tên tổ của mình và vị trí ngồi của mình.
- Hướng dẫn và dạy trẻ kí tự trên khăn mặt, cốc và vị trí cắm cờ của cá nhân trẻ.
- Giáo dục trẻ đến lớp chào cô, chào bố mẹ khi về. Khi bố mẹ đón chào cô, chào các bạn.
- Cô trò chuyện với trẻ về trường MN Họa Mi
- Cô hỏi trẻ có những bài hát nào về trường, lớp mầm non? 
- Biểu diễn văn nghệ.
- Cô tổ chức cho cả lớp hát, tổ hát, nhóm hát, cá nhân trẻ hát.
- Cho trẻ quan sát lớp học.
- Hướng dẫn trẻ các góc chơi, các khu vực hoạt động của lớp.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp gọn gàng, sạch sẽ.
- Trẻ lắng nghe.
- 2 trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nêu ý tưởng 
- Trẻ chơi trong các góc
- Trẻ quan sát và thực hiện.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát, múa biểu diễn
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
 ___________________________________________
Ngày soạn: 06/09/2013
Ngày dạy: 09/09/2013	 
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
NỘI DUNG: BÉ ĐI TỚI TRƯỜNG
VĐ: ĐI BẰNG GÓT BÀN CHÂN
I. Môc ®Ých yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ hứng thú tham gia tập cùng cô. Biết dùng gót bàn chân đi thẳng về phía vạch đích. Phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động của đôi bàn chân.
	 Rèn tính kiên trì, bền bỉ.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu thích thể dục, có ý thức tốt trong giờ học.
II. Chuẩn bị :
- Cô : Xắc xô, sân bãi rộng, đủ chỗ cho trẻ vận động.
	Vạch xuất phát, đích, dây kéo co.
	Các bài hát: Vui đến trường, cháu đi mẫu giáo
- Trẻ: Quần áo gọn gàng, sức khỏe tốt.
III.Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
HĐ 1: Hát “Vui đến trường”
 HĐ 2: Bé đi tới trường
HĐ 3: Kết thúc
- Cô cùng trẻ hát “Vui đến trường”
? Trong bài hát các bạn làm những công việc gì trước khi tới trường?
? Ai đưa các bạn tới trường?
- Ở trường các con được gặp bạn, gặp cô thật là vui phải không? Vậy thì chúng mình hãy cùng cô tới trường nào?
a, Khởi động
- Cô đi ngược chiều với trẻ
b, Trọng động
* Bài tập phát triển chung :
 Tay : 4 lần - 8 nhịp
 Chân : 4 lần - 8 nhịp
 Bụng : 4 lần - 8 nhịp 
 Bật : 4 lần - 8 nhịp
* Vận động cơ bản : Đi bằng gót bàn chân
 - Cô tập mẫu và phân tích động tác.
 - Tư thế cơ bản: Đứng trước vạch xuất phát, đứng bằng 2 gót bàn chân, khi có hiệu lệnh thì chân nọ, tay kia nhịp nhàng đi bằng gót bàn chân về vạch đích.
 - Trẻ thực hiện : 
 (cô quan sát, sửa sai cho trẻ).
* Trò chơi : Kéo co
 - Chia trẻ thành 2 đội đều nhau, buộc dây đỏ ở giữa, đội nào kéo sang bên mình thì thắng cuộc.
c, Hồi tĩnh.
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng 
- Đọc thơ “Bạn mới”
- Trẻ hát cùng cô
- 2 - 3 trẻ
- 1 - 2 trẻ
-Trẻ đi thành vòng tròn, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót bàn chân, đi thường, chạy chậm, nhanh dần, chậm dần và đi thường về hàng.
- Trẻ quan sát cô thực hiện
- 1,2 trẻ khá lên tập
- Lần lượt trẻ thực hiện
- Thi đua giữa các tổ.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
- Đọc thơ cùng cô
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non
	2. Trò chơi vận động: Kéo co
	3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
C. HOẠT ĐỘNG GÓC 
Gãc PV: C« gi¸o, b¸c cÊp d­ìng, cöa hµng b¸n ®å ch¬i
Gãc NT: VÏ, xÐ d¸n, lµm bé s­u tËp c¸c lo¹i ®å dïng ®å ch¬i cña líp häc. 
Gãc HT: §äc truyÖn, xem tranh ¶nh kÓ chuyÖn vÒ tr­êng mÇm non.
Gãc TN: T­íi c©y, ch¨m sãc c©y, ch¬i víi c¸t, n­íc...
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	1. Kể chuyện: Người bạn tốt
	2 . Nêu gương cắm cờ.
3. Trả trẻ. 
4. Vệ sinh lớp học.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
*Kiến thức, kỹ năng trẻ đạt được trong ngày :
.
*Biểu hiện của trẻ :
 _________________________________________
Ngày soạn: 06/09/2013
Ngày dạy: 10/09/2013	 
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NỘI DUNG: SO SÁNH 2 ĐỐI TƯỢNG THEO DẤU HIỆU
 I. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ biết tên, công dụng của 1 số đồ dùng, đồ chơi của lớp
	Nhận biết được dấu hiệu để so sánh 2 đồ vật như màu sắc, kích thước, hình dạng.
- Kỹ năng: So sánh, nhận biết.
 Biết sử dụng các đồ dùng, đồ chơi ở trường, lớp học 
- Giáo dục: Giữ gìn đồ dùng đồ chơi của trường, lớp.
 II. Chuẩn bị:
- Cô: Một số tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, vật thật có sẵn ở trong lớp.
 Lô tô về các đồ dùng đồ chơi theo chất liệu bằng sắt, gỗ, nhựa
 - Trẻ: Bút màu - Giấy vẽ
 III. Tổ chức thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
HĐ 1: Bé thích đến trường 
HĐ 2: Bé so sánh thật giỏi.
 HĐ 3: Bé chơi trò chơi
- Hát “Vui đến trường”
? Bài hát nói về điều gì?
? Ai đưa các bạn đến lớp?
- Đến trường, lớp học bé được cô giáo dạy học, cô giúp bé chơi, có bạn bè vui, có nhiều đồ chơi đẹp. Vì vậy các con phải đi học đều.
- GD lồng ghép an toàn giao thông khi đi đường phải đội mũ bảo hiểm, ngồi ngăn ngắn.
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cô
* Cái nồi
? Đây là đồ chơi gì?
? Có hình dạng như thế nào?
? Dùng để làm gì?
- So sánh 2 chiếc nồi theo dấu hiệu như: màu sắc; kích thước
- Khi chơi phải như thế nào?	 
* Cài vòng thể dục
? Đây là đồ chơi gì?
? Có mấy cái vòng?
? Vòng dùng để làm gì?
- So sánh theo dấu hiệu: màu sắc, kích thước, công dụng, chất liệu
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà.
* Cái bàn:
? Còn có gì đây?
? Được làm bằng gì?
? Có màu gì?
? Dùng để làm gì?
- So sánh theo dấu hiệu: chất liệu, tác dụng, màu sắc.	
- Tiếp theo cho trẻ quan sát 1-2 đồ chơi khác có ở trong lớp và so sánh các đồ chơi khác với nhau.	
- Giáo dục trẻ phải có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi đoàn kết với các bạn.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất 
- Chia lớp thành 3 tổ: tìm và phân loại đồ dùng đồ chơi có chất liệu bằng sắt, gỗ, nhựa. Bật qua 2 chiếc vòng lên chọn đồ dùng theo yêu cầu của đội mình. Đội nào trong vòng 5p thực hiện xong trước thì giành chiến thắng.
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát cùng cô
- 2 – 3 trẻ
- lắng nghe
- 2 – 3 trẻ
- Nồi nấu ăn
- hình tròn
- Nấu ăn
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- 3 trẻ
- 2 trẻ
- trẻ trả lời
- trẻ lắng nghe và so sánh
- trẻ lắng nghe
- 2-3 trẻ
- 2 trẻ
- trẻ lắng nghe và so sánh
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- trẻ chơi trò chơi.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ đồ dùng đồ chơi của lớp
	2. Trò chơi vận động: Chuyền bóng
	3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc NT: Vẽ, xé dán, làm bộ sưu tập các loại đồ dùng đồ chơi của lớp học. 
Góc HT: Đọc truyện, xem tranh ảnh kể chuyện về trường mầm non.
Góc TN: Tưới cây, chăm sóc cây,chơi với cát, nước...
Góc XD: Xây dựng trường mầm non, lắp ghép đồ chơi cho lớp.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	1. Hoạt động góc
	2. Nêu gương cắm cờ.
3. Trả trẻ. 
4. Vệ sinh lớp học.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
*Kiến thức, kỹ năng trẻ đạt được trong ngày :
.
*Biểu hiện của trẻ :
	___________________________________________
Ngày soạn: 07/09/2013
Ngày dạy: 11/09/2013
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN: NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung chuyện, nhớ tên chuyện, tên các nhân vật trong truyện.
2. Kỹ năng: Rèn ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng.
3. Giáo dục: Trẻ biết nhường nhịn bạn bè, biết chia sẻ với bạn bè, không tham lam.
 II. Chuẩn bị
 - Tranh minh hoạ nội dung chuyện
- Bài hát: lớp chúng ta đoàn kết
- Bài thơ: bạn mới
 III. Tổ chức thực hiện:
 Nội dung
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
HĐ 1: Bạn mới của bé.
HĐ 2: Bé giúp đỡ bạn
HĐ 3: Tìm bạn thân
- Đọc thơ “bạn mới”
? trong bài thơ nới về điều gì?
? Các bạn giúp đỡ nhau ntn?
? Con học ở trường nào?
? Trong lớp có những ai?
? Cô giáo con tên là gì, đến lớp cô dậy các con những gì?
- Giáo dục trẻ lễ phép với cô giáo và chơi đoàn kết với bạn bè.
- Giới thiệu: Linh và Trang là 2 người bạn chơi thân với nhau, nhưng mọi người gọi đó là đôi bạn tốt cơ, không biết vì lí do gì mà 2 bạn được gọi như vậy, cả lớp lắng nghe cô kể câu chuyện “Người bạn tốt” nhé.
- Cô kể: Lần 1: diễn cảm
 Lần 2 : Theo tranh
? Cô vừa kể chuyện gì?
? Trong câu chuyện có những ai?
? Linh và Trang là đôi bạn thân, ngày nào cũng rủ nhau đi học, một hôm, Linh bị giẫm v

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_truong_mam_non.doc