Thiết kế giáo án lớp Lá - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Làm con vật bé thích

I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết dùng những kĩ năng tạo hình đã học để tạo thành các con vật bằng các nguyên vật liệu khác nhau theo ý tưởng của trẻ.

- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của các con vật: Con lợn, con gà, con bò, con trâu, con mèo, con châu chấu, con voi, con ếch, con rùa.

2. Kĩ năng:

- Trẻ có kĩ năng vẽ, xé, dán, cắt,gập, đan, tết. để tạo thành mô hình các con vật trẻ yêu thích.

- Có kĩ năng phối hợp hài hòa giữa các nguyên vật liệu để tạo nên mô hình các con vật

- Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, trẻ phối hợp cùng các bạn trong nhóm tạo ra sản phẩm. Trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5304 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Làm con vật bé thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MN TẢ THANH OAI A
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
Năm học: 2016-1017
 Hoạt động: Tạo hình.
 Đề tài: Làm con vật bé thích.
 Lứa tuổi: 5- 6 tuổi (MGL - A3).
 Số trẻ: 30 trẻ.
 Thời gian: 30- 35 phút.
 Người thực hiện: Vũ Thị Hải.
 Ngày thực hiện: 23/11/2016.
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết dùng những kĩ năng tạo hình đã học để tạo thành các con vật bằng các nguyên vật liệu khác nhau theo ý tưởng của trẻ.
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của các con vật: Con lợn, con gà, con bò, con trâu, con mèo, con châu chấu, con voi, con ếch, con rùa.
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng vẽ, xé, dán, cắt,gập, đan, tết. để tạo thành mô hình các con vật trẻ yêu thích.
- Có kĩ năng phối hợp hài hòa giữa các nguyên vật liệu để tạo nên mô hình các con vật
- Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, trẻ phối hợp cùng các bạn trong nhóm tạo ra sản phẩm. Trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình. 
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức kỉ luật trong giờ học.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn, trẻ yêu quí và có ý thức bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử.
Sa bàn vườn bách thú gồm các con vật tự tạo của cô và trẻ
Ti vi, nhạc không lời .
- Que chỉ, đồ dùng sáng tạo hộp đựng đồ dùng.
- con vật gợi ý: 
 + 1 Vỏ hộp: Con lợn (MR: con lợn, con bò, con rùa)
 + 2 Lõi giấy: Con voi (MR: con voi, chim cánh cụt,con ong, con ếch )
 + 3 Lá cây: Con Trâu ( con châu chấu, con mèo ).
Đồ dùng của trẻ:
Các loại phế liệu: Hộp sữa, vỏ sữa chua, lõi giây, lá cây dừa, lá đa, lá chuối.
Các loại vật liêu: Giấy màu, bút dạ, giấy màu.
Đồ dùng: Kéo, hồ, băng dính, khăn lau tay, dây len.
III- Cách tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn đinh: 
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “ Ta đi vào rừng xanh”
- Các con ơi trước mặt chúng ta là một khu rừng kìa cô và các con cùng đến đó nào. 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
 * Cô cho trẻ quan sát các con vật trong rừng.
- Cho trẻ quan sát con voi bằng lõi giấy:
+ Ở đây cô có con gì đây?
+ Con voi có đặc điểm gì? con voi có màu gì? Ngà con voi có màu gì?
+ Cô sử dụng nguyên vật liệu gì để làm con voi? 
+ Để làm được con voi cô phải làm như thế nào?
=> Cô KQ: Cô sử dụng lõi giấy và giấy màu để dán thành con voi, con voi có đôi tai to, có cái vòi dài, có đôi ngà trắng và có đôi mắt to.
+ Ngoài con voi ra thì lõi giấy các con thử tượng xem còn có thể làm được những con vật gì? ( trẻ kể tên)
- Cho trẻ quan sát con lợn từ vỏ hộp:
+ Ở đây cô có con gì đây? 
+ Con lợn có đặc điểm gì? 
+ Cô đã chọn nguyên liệu gì để làm con lợn?
+ Để làm được con lợn cô phải làm như thế nào?
 =>Cô khái quát lại: Cô sử dụng 2 vỏ sữa chua dán vào nhau để làm thân con lợn, cô dùng 4 cái thìa để làm chân, sau đó dùng xốp màu dán để làm tai và mũi con lơn, sau cùng cô dùng bút dạ để vẽ mắt và miệng là cô đã hoàn thành con lợn rồi.
+ Ngoài con lợn ra từ vỏ hộp chúng ta có thể sáng tạo thêm được những con gì?
- Cho trẻ quan sát con trâu bằng lá cây:
+ Cô có lá gì đây? Từ lá đa cô làm được con gì?
+ Con trâu có những đặc điểm gì nổi bật?
+ Cô sử dụng những kĩ năng gì để làm được con trâu?
=> Từ chiếc lá mít cô cắt lượn cong để được 2 cái sừng, sau đó cô lấy dây để buộc vào đầu lá cây và kéo dây xuống thân lá và sau đó cô cuộn phần lá bên dưới và buộc lại để được thân con trâu.
+ Ngoài con trâu ra vói những lá cây này chúng ta có thể làm được những con gì nữa?
- Nhưng cô thấy các con vật ở trong rừng còn ít và vắng quá .
- Theo các con khu rừng đông vui hơn, nhộn nhịp hơn thì chúng ta sẽ làm gì?
* Cô gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng của mình 
+ Con sẽ làm con gì? Con sẽ chọn nguyên liệu gì để làm?
+ Con trang trí con vật của con như thế nào?
- Cô gợi ý thêm cho sản phẩm của trẻ thêm phong phú, sinh động, đẹp và hấp dẫn. Cô nhắc trẻ tạo thêm các chi tiết sáng tạo, phối màu hấp dẫn cho con vật thêm đẹp
*Trẻ thực hiện:
- Cô chú ý bao quát và hướng dẫn cho trẻ yếu chọn nguyên liệu cắt và xếp dán, khuyến khích trẻ khá cắt dán thêm các chi tiết sáng tạo, phối màu hấp dẫn cho các con vật thêm đẹp.
- Nhắc nhở tư thế cho trẻ, nhắc trẻ lau tay sau khi sử dụng hồ dán.
* Nhận xét sản phẩm:
- Bây giờ các con thấy khu rung của chúng ta như thế nào?
- Nếu được chọn một trong những con vật này con sẽ chọn con nào? Vì sao?
- Con này được làm bằng nguyên liệu gì? 
- Con sẽ đặt tên con vật đáng yêu này là gì?
- Con đã làm như thế nào?
- Suy nghĩ, cảm xúc của con khi làm ra các con vật mình yêu thích?
- Cô nhận xét chung cả lớp: Cô thấy lớp mình hôm nay bạn nào cũng rất khéo tay, làm ra các con vật tạo nên khu rừng thật đẹp va đông vui.
3.Kết thúc
- Cô tuyen dương và khen ngợi cả lớp. Cô và cả lớp cùng đi tham quan khu rừng nào.
- Cô và trẻ hát và vân động.
- Trẻ chú ý quan sat
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sat
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sat
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ làm sản phẩm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.

File đính kèm:

  • doctao_hinh_lam_cac_con_vat_bang_nguyen_lieu_de_tim.doc