Thiết kế giáo án lớp Lá - Trường Mầm mon Hồng Trung

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay.

 - Nhận biết các bộ phận của máy vi tính.

 2. Kỹ năng:

- Quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mới như: màn hình, chuột, bàn phím, cpu.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ máy vi tính khi sử dụng

 - Trẻ hứng thú trong giờ học.

 II. Chuẩn bị:

 - Máy vi tính bàn, máy vi tính xách tay.

 - Màn hình, bàn phím, chuột, cpu.

 III. Các tiến trình hoạt động:

1. Hoạt động 1: Ổn định lớp

- Các con ơi, lại đây với cô nào. Hôm này lớp chúng ta có các cô trong Ban giám hiệu và trong tổ đên dự giờ thăm lớp các con chào các cô nào.

 (?) Bây giờ cô và các con hát tặng các cô một bài hát nhé đó là bài hát (Mời bạn ăn)

 - Các con hát rất hay cô tuyên dương các cả lớp mình nào?

 (?) Thế các con biết chúng ta vừa hát bài hát gì? Bạn nào kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? ( dạ có, bài hát “Mời bạn ăn” trẻ kể).

 - À đúng rồi đấy, bạn rất giỏi chúng ta vỗ tay khen bạn nào.

 

doc76 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Trường Mầm mon Hồng Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngaỳ dạy: 
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH VÀ CÁC
	 BỘ PHẬN CỦA MÁY TÍNH
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
	- Trẻ nhận biết máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay.
	- Nhận biết các bộ phận của máy vi tính. 
 2. Kỹ năng: 
- Quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mới như: màn hình, chuột, bàn phím, cpu.
 3. Thái độ: 
	- Giáo dục trẻ biết bảo vệ máy vi tính khi sử dụng
	- Trẻ hứng thú trong giờ học.
 II. Chuẩn bị: 
	- Máy vi tính bàn, máy vi tính xách tay.
	- Màn hình, bàn phím, chuột, cpu.
 III. Các tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định lớp 
- Các con ơi, lại đây với cô nào. Hôm này lớp chúng ta có các cô trong Ban giám hiệu và trong tổ đên dự giờ thăm lớp các con chào các cô nào.
 (?) Bây giờ cô và các con hát tặng các cô một bài hát nhé đó là bài hát (Mời bạn ăn) 
 - Các con hát rất hay cô tuyên dương các cả lớp mình nào?
 (?) Thế các con biết chúng ta vừa hát bài hát gì? Bạn nào kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? ( dạ có, bài hát “Mời bạn ăn” trẻ kể).
 - À đúng rồi đấy, bạn rất giỏi chúng ta vỗ tay khen bạn nào.
* Giáo dục: 
 - Các con ơi, hằng ngày cô thường cho các con ăn những món gì nào.
 - Những món ăn đó các con thấy ngon không nào.
 - Các con biết những món ăn hàng ngày các con ăn có những chất dinh dưỡng nào.
 - Không chỉ ăn ở trường mà ở nhà các con cũng được ba mẹ chăm sóc và cho ăn uống đầy đủ các chất để các con mau lớn, học giỏimuốn chóng lớn thì các con phải ăn đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, rau, trứng, đậu, phải uống nước đây đủ và nhớ trước khi ăn các con rửa tay sạch sẽ, để giữ vệ khi ăn uống, rau quả phải rửa sạch các con ạ. 
 - Vì vậy bài hát này nói về có các món ăn mà cô đã cho các con hát rồi đấy?
 2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
 * Giới thiệu: Các con ơi, hôm nay cô và các con làm quen với máy vi tính và các bộ phận của các máy vi tính. 
 (?) Thế các con đã biết máy vi tính chưa nào? Bạn nào biết thì kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? ( dạ có, trẻ trả lời)
 - À, có một số bạn thì biết máy vi tính rồi? và có một số bạn chưa biết về máy vi tính và các bộ phận máy vi tính phải không nào?
 - Trời tối: bé ngủ
 - Trời sáng: bé dậy bé thấy cô có gì nào?( trẻ trả lời máy vi tính)
 (?) À, đúng rồi đấy các con ạ, các con rất là giỏi, đây chính là máy vi tính đấy máy vi tính này còn được gọi là máy vi tính để bàn các con ạ, cô mời các con phát âm cùng cô 2-3 lần nào, “ Máy vi tính” cô mời 2-3 phát âm cho cô và các bạn cùng nghe nào.
 - Các con ơi, máy vi tính để bàn gồm có rất là nhiều bộ phận, bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các con các bộ phận của nó. 
 (?) Các con có biết cái này là cái gì không nào? 
 - Đây chính là màn hình của máy vi tính đấy, các con phát âm cùng cô nào? “ Màn hình”. Các con thật là giỏi cô tuyên dương cả lớp mình nào.
 (?) Các con có biết cái này là cái gì không nào? (trẻ trả lời CPU) 
 À! đúng rồi đấy, các con thật là giỏi. Đây chính là CPU đấy các con ạ.
 - CPU này được viết tắt trong từ của tiếng Anh các con ạ và cô mời các con sờ vào và phát âm cùng cô nào? 
 À, các con thật là giỏi cô tuyên dương cả lớp mình nào và cô mời 1-3 phát âm cho cô và các bạn cùng nghe nào?
 - Ở CPU có một nút để mở nguồn cho máy vi tính, cái nút tròn ở giữa người ta gọi đó là nút mở nguồn các con ạ. 
 - Các con ơi, các con có biết đây là cái gì không nào? Đây chính là bàn phím đấy! Bàn phím gồm nhiều phím, phím chữ, phím số và phím chức năng nữa đấy cô mời các con sờ vào và phát âm cùng cô nào? (Bàn phím). 
 - Bàn phím khi gõ các phím, các con gửi tín hiệu vào máy vi tính.
 - Các con ơi, các con có biết đây là cái gì không nào? Đây chính là chuột đấy các con ạ.
 - Chuột: giúp điều khiển máy vi tính nhanh chóng và thuận tiện phải không nào? Vậy cô mời các con sờ vào và phát âm cùng cô nào?( con chuột).
	 + Vậy mặt trên của chuột thường có hai nút: nút trái, nút phải và con lăn.
 + Mặt dưới chuột thì có một viên bi gọi là chân chuột các con.
* Giáo dục: 
 - Như vậy máy vi tính như là một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện. (Trẻ quan sát và lắng nghe).
 - Máy vi tính còn giúp các con học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy vi tính cùng các con tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích nữa đấy...( Trẻ quan sát và lắng nghe).
 - Các con ơi, khi sử dụng máy vi tính các con cần bảo vệ, sử dụng đúng cách không bị hưng hỏng các bộ phận của máy vi tính.
 - Vừa rồi cô đã giới thiệu cho các con cái gì nào? ( trẻ trả lời là máy vi tính để bàn) 
 - À! đúng rồi đấy, các con rất là giỏi cô tuyên dương cả lớp mình nào.
 Trời tối: bé ngủ
 Trời sáng: bé dậy
 (?) Bé dậy bé thấy cô có gì nào? ( Máy vi tính xách tay) cô mời các con phát âm cùng cô nào? 2-3 trẻ phát âm “máy vi tính xách tay”. 
 - À! đúng rồi đấy, đây cũng là máy vi tính những máy vi tính này còn được gọi là máy tính xách tay các con phát âm cùng cô nào “Máy tính xách tay’’.
 - Máy vi tính xách tay mà các con thấy nó có công dụng và thuần tiện, khi làm việc dễ di chuyển và nó còn nhẹ nhàng để chúng ta xách đi nữa các con ạ.
 3. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức và kết thúc.
 - Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “thi ai tìm nhanh” 
 Cách chơi: các con chú ý nghe khi cô yêu cầu tìm bộ phận nào của máy mà cô yêu cầu, thì các con tìm đúng bộ phận đó rồi giờ cao lên. “ tây đâu” “tay đây” “ tay đây” “ tay đây” và “(Hãy tìm)2” “ (tìm gì)2” các con tìm cho cô màn hình máy vi tính, “gió thổi” “gió thổi” “ thổi gì” “ thổi gì” thổi lô tô vào rá
 - Vừa rồi cô đã cho các con làm quen với cái gì nào? ( Trẻ trả lời máy vi tính) 
 - À đúng rồi đấy. Các con thật là giỏi, cô tuyên dương cả lớp mình nào? 
 - Máy vi tính gồm có những bộ phận nào nữa các con? Bạn nào biết trả lời cho cô và các bạn cùng nghe nào? ( Màn hình, cpu, bàn phím, con chuột) một lần nữa cô tuyên dương lớp mình nào.
 - Trước khi kết thúc bài học cô và các con lại: “ bài hát “Mời bạn ăn” và chào các cô nào).
Mời bạn ăn
Mời bạn ăn, ăn cho chóng lớn
Mời bạn uống, uống nước mịn da
Thịt và rau, trứng, đậu, cá, tôm
Mình cùng ăn nhất định sẽ lớn nhanh
Được đi thi bé khỏe bé ngoan
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 2: LÀM QUEN NGÔI NHÀ CỦA SAMMY
I. Mục đích
1. Kiến thức:
 - Giúp trẻ khám phá các hiện tượng thiên nhiên xung quanh mình.
 - Giúp trẻ biết cách vào ngôi nhà và khám phá từng căn phòng trong ngôi nhà của Sammy.
2. Kỷ năng: 
 - Phát triển khả năng suy luận của trẻ và khả năng ghi nhớ.
3. Thái độ: 
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
II. Chuẩn bị
 - Máy vi tính, đĩa phần mềm ứng dụng Kidsmart “ngôi nhà khoa học của Samy”
III. Các hoạt động
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 
(?) Các con ơi, bây giờ cô và các con cùng hát một bài hát thật là vui nhé đó là bài hát. 
“Lời chào buổi sáng”
Con chào bố ạ!
Con chào mẹ yêu
Con đi học nhé
Chiều con lại về.)
 - Bé nào biết chúng ta vừa hát xong bài gì nào? Bạn nào biết kể cho cô cùng các bạn nghe nao? (trẻ trả lời bài hát “Lời chào buổi sáng”)
 - À đúng rồi. 
* Giáo dục: Khi đi học về các con phải chào ông bà, bố mẹ, anh chị nữa đấy các con ạ. 
 - Và hôm trước các con đã làm quen với các bộ phận của máy vi tính rồi đấy và hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con “Làm quen ngôi nhà của Sammy đấy”.
 2. Hoạt động 2: Cung cấp bài mới
 (?) Bầy giờ các con sẽ bước vào học bài mới nào?
 - Cô sẽ mở đĩa ứng dụng phần mềm Kidsmart “Làm quen với ngôi nhà của Sammy”. Và bây giờ cô sẽ làm mẫu trước cho các xem nhé.
 - Bé quan sát cô làm các thao tác.
 - Trời tối – Trời sáng 
 - Trẻ trả lời (Bé ngủ - bé dậy)
 - Bé dậy, bé thấy trên màn hình của cô có gì nào. 
 - Các trò chơi ạ!
 - Đúng rồi đấy các con ạ!
 - Cô giới thiệu cho trẻ về ngôi nhà và từng căn phòng ở trong ngôi nhà đó. 
 (- Chú ý)
 - À! Trong ngôi nhà của Sammy gồm có 5 căn phòng đấy các con ạ, mỗi căn phòng là một trò chơi để các con cùng khám phá. Đó là:
 (- Lắng nghe)
 + Xưởng làm phim
 + Cỗ máy thời tiết
 + Ao thiên nhiên 4 mùa
 + Xưởng xây dựng
 + Khu vực sắp xếp
 - Cho trẻ phát âm 
 (- Trẻ phát âm)
 - Cô sẽ hướng dẫn cho các con biết cách vào ngôi nhà của sammy, để biết cách để khám phá từng căn phòng trong ngôi nhà đấy các con ạ. À bây giờ cô sẽ làm mẫu trước cho các con xem? 
 (- Chú ý theo dõi cô giáo làm mẫu)
 - Cho trẻ lên khám phá qua về các căn phòng mà cô vừa giới thiệu
3. Hoạt động 3: Cho trẻ tham gia trò chơi.
 (?) Cô mời một đến hai bạn lên thực hành trên máy nào? - Trẻ lên thực hành trên máy. 
 - Khi kết thúc bài cô sẽ củng cô lại bài mà các con vừa học xong.
 * Dặn dò và củng cố bài học cho các con.
 * Kết thúc hoạt động: Hát: “Lời chào buổi sáng” cả lớp hát và chào các cô nào).
Ngày soạn: 
Ngaỳ dạy: 
NGÔI NHÀ KHOA HỌC CỦA SAMMY
(Bài: Xưởng làm phim)
I. Mục đích
1. Kiến thức:
 - Giúp trẻ khám phá sự thay đổi của các hiện tượng xung quanh mình, nhận biết sự khác nhau trong cùng một nhóm các bức tranh.
 - Giúp trẻ biết cách vào ngôi nhà và khám phá căn phòng “xưởng làm phim” trong ngôi nhà của Sammy.
2. Kỷ năng: 
 - Phát triển khả năng quan sát và biết sắp xếp trình tự sự vật hiện tượng theo một logic nào đó.
3. Thái độ: 
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
II. Chuẩn bị
 - Máy vi tính, đĩa phần mềm ứng dụng Kidsmart “ngôi nhà khoa học của Samy”
III. Các hoạt động
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. 
 - À trước khi vào bài học thì cả lớp cùng cô hát 1 bài hát nhé. 
 Bắt bài hát “Cháu lên ba” (trẻ hát).
 - Bé nào biết chúng ta vừa hát xong bài gì nào? (trẻ trả lời). “Cháu lên ba” 
 - À đúng rồi. Các con thật là giỏi, cô tuyên dương cả lơp mình nào?
* Giáo dục: Đị học phải ngoan để cô giáo thương yêu 
 2. Hoạt động 2: Nhắc lại bài trước 
 - Hôm trước cô đã cho các con làm quen “ Ngôi nhà của Sammy” rồi đấy. Và bầy giờ cô sẽ giới thiệu sâu hơn cho các con đó là “Xưởng làm phim”. Các con ơi trong “ Xưởng làm phim” gồm có nhiều hình ảnh để sắp xếp đúng theo thứ tự của hình ảnh đề cho hình ảnh chạy trên “Xưởng làm phim” các con ạ.
 - Trong “Ngôi nhà khoa học của Sammy” có mấy căn phòng các con? ( Trẻ trả lời gồm có 5 căn phòng). 
 * Xưởng làm phim
 * Cỗ máy thời tiết
 * Ao thiên nhiên bốn mùa
 * Xưởng xây dựng
 * Thứ tự sắp xếp.
 - Trẻ chú ý
 - Và giờ các con sẽ vào tìm hiểu từng căn phòng của “Ngôi nhà của Sammy”. Các con thấy mỗi căn phòng đều có sự khác nhau của nó. Bầy giờ cô sẽ giới thiệu căn phòng đầu tiên đó là căn phòng” Xưởng làm phim”. - Trẻ lắng nghe lời cô giáo.
3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới
 - Các con ơi, hôm này cô sẽ mở phần mềm Kidsmart “Ngôi nhà khoa học của Samy”
 Các con ơi bây giờ cô hướng dẫn cho trẻ cách vào căn phòng có tên là “xưởng làm phim”. Và các con phát âm cùng cô nào? 
(trẻ phát âm) 
- Và cô hướng dẫn cách chơi: xây dựng một đoạn phim từ những bức tranh cho sẵn bằng cách sắp xếp chúng lại theo một trình tự nhất định.
 - Cho trẻ chơi 
 - Cho các trẻ tham gia chơi trên máy.
 - Cho trẻ tham gia trò chơi kể chuyện theo tranh lô tô cho cô và các bạn cùng nghe.
 - Cho trẻ thực hành trò chơi trên máy.
(Trẻ có thể chọn những lô tô theo một chủ đề hoa quả, hay động vật để có thể ghép lại tạo thành một câu chuyện hay một quá trình phát triển của một loài động vật nào đó)
* Kết thúc hoạt động: Dặn dò và củng cố lại kiến thức cho các con, nghỉ và bây giờ cô và các con hát một bài hát nào? 
Mời bạn ăn
Mời bạn ăn, ăn cho chóng lớn
Mời bạn uống, uống nước mịn da
Thịt và rau, trứng, đậu, cá, tôm
Mình cùng ăn nhất định sẽ lớn nhanh
Được đi thi bé khỏe bé ngoan
Ngày soạn: 
Ngaỳ dạy: 
NGÔI NHÀ KHOA HỌC CỦA SAMMY
(Bài: Cỗ máy thời tiết)
I. Mục đích
1. Kiến thức:
 - Giúp trẻ hiểu thêm về các hiện tượng thiên nhiên xung quanh bé.
 2. Kỹ năng:
 - Phát triển khả năng quan sát và phán đoán cho trẻ.
 - Giúp trẻ biết cách vào ngôi nhà và khám phá căn phòng “cỗ máy thời tiết” trong ngôi nhà của Sammy.
 3. Thái độ:	
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
II. Chuẩn bị
 - Máy vi tính, đĩa phần mềm ứng dụng Kidsmart “ngôi nhà khoa học của Samy”
III. Các hoạt động
 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. 
 - À trước khi vào bài học thì cả lớp cùng cô hát 1 bài hát nhé. 
 Bắt bài hát “Chào người bạn mới” (trẻ hát).
Chào người bạn mới đến.
Góp thêm một niệm vui.
Chào người bạn mới đến.
Góp thêm cho cuộc đời.
 Đến đây vui đến đây chơi.
Là vườn hoa muôn màu muôn sắc.
Đến đây vui đến đây chơi.
Là bài ca thấm thiết tình người.
 - Bé nào biết chúng ta vừa hát xong bài gì nào? (trẻ trả lời). “Chào người bạn mới” 
 - À đúng rồi. Các con thật là giỏi, cô tuyên dương cả lơp mình nào?
* Giáo dục: Đi học các luôn có làm quen với bạn mới đến, các con phải thương yêu các bạn trong lớp học. Và phải chơi đua vui vẻ với bạn mới không ghét bỏ bạn , chia sẻ với bạn và góp phần thêm vui tươi hơn các con ạ.
 2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức:
 - Bây giờ cô mở phần mềm Kidsmart “Ngôi nhà khoa học của Sammy”
 - Cô hướng dẫn cho các con cách vào căn phòng có tên là “cỗ máy thời tiết”. Giới thiệu cho trẻ về những biểu tượng có trong căn phòng và cho trẻ phát âm theo cô:
 + Ký hiệu các nhiệt độ
 * Ngày nóng: Màu đỏ
 * Ngày ấm: Màu vàng
 * Ngày lạnh: Màu xanh
 - (Trẻ phát âm theo cô)
 + Ký hiệu của độ ẩm
 * Không mưa: Đám mây không có hạt 
 * Mưa nhẹ: Đám mây có hạt ít
 * Mưa nhiều: Đám mây có nhiều hạt
 - (Trẻ phát âm theo cô)
 + Ký hiệu của sức gió
 * Không có gió: Lá cờ không bay
 * Gió nhẹ: Lá cờ bay ít
 * Gió mạnh: Lá cờ căng hết cỡ
 - (Trẻ phát âm theo cô)
 - Cho trẻ lên chơi trên máy ( cô quan sát trẻ chơi)
 - Trò chơi: Cô chuẩn bị một số trang phục dùng trong mùa đông và mùa hè, sau đó chia trẻ thành 2 nhóm thi đua nhau tìm trang phục thích hợp cho từng mùa, đội nào tìm được nhiều trang phục hơn đội đó dành chiến thắng.
 3. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
 - Các con ơi, các con vừa học xong bài gì nào? Trẻ trả lời “Ngôi nhà khoa học của Sammy”. À đúng rồi, các con thật là giỏi cô tuyên dương lớp mình nao?
 - Trong ngôi nhà khoa học của Sammy gồm có mấy kí hiệu cỗ máy thời tiết nào? Bạn nào biết kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? ( Trẻ trả lời: 
 Ký hiệu các nhiệt độ
 * Ngày nóng: Màu đỏ
 * Ngày ấm: Màu vàng
 * Ngày lạnh: Màu xanh
 Ký hiệu của độ ẩm
 * Không mưa: Đám mây không có hạt 
 * Mưa nhẹ: Đám mây có hạt ít
 * Mưa nhiều: Đám mây có nhiều hạt
 + Ký hiệu của sức gió
 * Không có gió: Lá cờ không bay
 * Gió nhẹ: Lá cờ bay ít
 * Gió mạnh: Lá cờ căng hết cỡ
 À, đúng rồi đấy các con thật là giỏi, cô tuyên dương cả lớp mình nào? Trước khi chào tạm các cô các con đọc thơ tặng lại các cô nào? (Bài hát “Chào người bạn mới”
Chào người bạn mới đến.
Góp thêm một niệm vui.
Chào người bạn mới đến.
Góp thêm cho cuộc đời.
 Đến đây vui đến đây chơi.
Là vườn hoa muôn màu muôn sắc.
Đến đây vui đến đây chơi.
Là bài ca thấm thiết tình người.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
LÀM QUEN HAPPY KID (Văn học, chữ viết)
I. Mục đích
1. Kiến thức:
- Giúp trẻ làm quen với các chữ cái, cách phát âm và các nhóm chữ cái.
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ làm quen với hình dạng, kích thước, các bộ phận cơ thể con người và mô tả về một người.
- Rèn luyện trí nhớ và phát triển sự sáng tạo cho trẻ.
3. Thái độ: 
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
II. Chuẩn bị
 - Máy vi tính, đĩa phần mềm ứng dụng Happy kid “Văn học, chữ viết”
 - Tranh ảnh, họa báo, lô tô các loại 
 - Giấy màu, bút màu, bút chì, kéo, hồ dán
III. Các hoạt động
 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. 
 - À trước khi vào bài học mới cùng cô hát 1 bài hát nhé đó là bài hát “ Đường và chân” 
 Đường và chân là đôi bạn thân 
 Chân đi chơi 
 	 Chân đi học 
 Đường ngang dọc 
 Đường vẫn tới nơi 
 Chân nhớ đường 
 Chân bước đi 
 Đường theo chân 
 In giấu lại
 Đường và chân là đôi bạn thân
* Gd: - Các con ơi, đường và chân là đôi bạn thân đúng không nào? Vậy bài hát này do nhạc sĩ nào sáng tác các con? (trẻ trả lời Hoàng Lân) đã sáng tác bài hát (đường và chân ) nói lên tình cảm của các bạn luôn yêu mến quê hương, yêu mến con đường hàng ngày cùng các bạn tới trường.
 - Con đường là người bạn thân thiết với các con, vì vậy các con phải luôn giữ sạch đường phố xanh, sạch đẹp. Các con nhớ không được vứt rác bừa bãi và khi đi đến trường các con phải đi đúng luật giao thông nhé các con nhớ chưa nào?
 2. Hoạt động: Cung cấp bài mới
 - Các con ơi, bây cô sẽ mở đĩa ứng dụng phần mềm Happy kid “Văn học, chữ viết”. - Các con ơi, Trời tối – Trời sáng (trẻ trả lời - Bé ngủ - bé dậy)
 - Bé dậy, bé thấy trên màn hình của cô có gì nào. ( Phần mềm trò chơi Happy kid “Văn học, chữ viết”)
 - À! Đúng rồi đấy, cô tuyên dương cả lớp mình nào.
 - Các con ơi, hôm này cô giới thiệu cho các con về ngôi nhà và từng căn phòng ở trong ngôi nhà đó.
 - Và cô có 6 bông hoa và tương ứng với mỗi bông hoa là một trò chơi để các con khám phá. Đó là:
 + Tập làm quen với chữ cái
 + Nhóm chữ cái
 + Người bạn ngộ nghĩnh
 + Làm bưu thiếp
 + Bé tập tô
 + Tập kể Truyện
 - Các con ơi, các con phát âm cùng cô nào? Trẻ phát âm. 
 + Tập làm quen với chữ cái
 + Nhóm chữ cái
 + Người bạn ngộ nghĩnh
 + Làm bưu thiếp
 + Bé tập tô
 + Tập kể Truyện
 - Các con ơi, hôn này các con sẽ bước vào quen với trò chơi đầu tiên “Văn học, chữ viết)”. Bây giờ các con phát âm cùng cô nào. (trẻ phát âm “Văn học, chữ viết) ” cô mời 2-3 bạn phát âm cho cô và các cùng nghe nào? trẻ phát âm.
 - Các con ơi, bây giờ cô hướng dẫn cho trẻ biết cách vào ngôi nhà, biết cách để khám phá từng căn phòng trong ngôi nhà. (trẻ quan sát cùng cô)
 - Và bây giơ cô cho các con lên thực hành trực tiếp trên máy. (Trẻ lên thực hành trên máy) cô mời từng bạn lên thực hành nào?
 - Cho trẻ lên khám phá qua về các căn phòng mà cô vừa giới thiệu.
3. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
 - Vừa rồi cô đã cho các con làm quen với cái gì nào? “Văn học, chữ viết)
 - À các con rất là giỏi, cô tuyên dương lớp minh nào.
- Trước kết thúc bài học cô sẽ củng cố lại bài học mà các con vừa học xong Đường và chân” 
Đường và chân là đôi bạn thân 
Chân đi chơi 
Chân đi học 
Đường ngang dọc 
Đường vẫn tới nơi 
Chân nhớ đường 
Chân bước đi 
Đường theo chân. In giấu lại.
 Đường và chân là đôi bạn thân
Ngày soạn: 
Ngaỳ dạy: 
LÀM QUEN HAPPY KID (Văn học, chữ viết)
(Bài: Tập làm quen với các chữ cái)
 I. Mục đích
 1. Kiến thức:
- Giúp trẻ làm quen với chữ cái.
 - Giúp trẻ phát âm các chữ cái.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện trí nhớ cho trẻ.
 3. Thái độ: 
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
 II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, đĩa phần mềm ứng dụng Happy kid “Văn học, chữ viết”
 III. Các hoạt động
 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. 
- À trước khi vào bài học mới cùng cô hát 1 bài hát nhé đó là bài hát “ ” 
Cái mũi
Nào bạn ơi ra đây ta xem một cái mũi
Nào bạn ơi ra đây ta xem tôi phình một cái mũi.
Thở làm sao cho cái mũi đó lớn nhanh như quả bóng tròn
Là nơi đó có gió bay qua.
Đúng mũi rồi
(? ) Các con ơi! Các con vừa hát bài hát gì nào? Bạn nào biết kể cho cô và các bạn cung nghe nào?( dạ có, bài hát cái mũi)
 - À, đúng rồi đấy, các con thật là giỏi, cô tuyên dương lớp mình nào.
* Giáo dục: 
- Các con ơi! Khi hít thở thì các con phải thở bằng mũi đúng không nào? Cho nên các con phải biết bảo vệ chăm sóc mũi của mình các con nhớ chưa nào. Các con còn ngửi tất cả mọi thứ phải không nào. 
- Trò chuyện với trẻ 
 2. Hoạt động: Cung cấp bài mới
- Các con ơi! Bây giờ các con vào học bài mới nào và các con quan sát làm. 
- Các con ơi! Bây giờ cô mở đĩa ứng dụng phần mềm Happy kid “Văn học, chữ viết”.
 - Trời tối – Trời sáng (trẻ bé ngủ- bé dậy)
 - Bé dậy, bé thấy trên màn hình của cô có gì nào. (các trò chơi Happy kid)
- Bây giờ các con cô giới thiệu cho trẻ về trò chơi “Làm quen với các chữ cái”.
- Các con ơi! Bây giờ cô hướng dẫn cho trẻ cách chơi: Trên màn hình của cô có 10 quả bóng và trên mỗi quả bóng sẽ là chữ cái hoặc không phải là chữ cái, bây giờ các con hãy tìm và giữ lại những quả bóng chứa chữ cái, quả bóng nào không có chữ cái thì các con có thể làm cho quả bóng đó bể đi. Sau đó đếm cho cô xem trên màn hình còn lại bao nhiêu quả bóng. (Trẻ quan sát cô làm mẫu.)
Bây giờ cô cho các con lên thực hiện trên máy ( trẻ lên thực hành)

File đính kèm:

  • docgiao_an_kidsmart_20162017.doc
Giáo Án Liên Quan