Thiết kế giáo án lớp mầm - Chủ đề: Tết và mùa xuân

I- ĐÓN TRẺ

- Trò chuyện nhắc nhở trẻ chào ông bà, bố mẹ.

- Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

- Nắm được số trẻ đến lớp.

II- THỂ DỤC SÁNG:

Tập với bài hát: “Sắp đến tết rồi”.

1.Mục đích yêu cầu:

- Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn nhằm phát triển các cơ, tạo sự phát triển cân đối về thể chất ở trẻ.

- Trẻ biết xếp hàng, giãn hàng, tập đúng, nhịp nhàng theo bài hát các động tác trong bài tập phát triển chung.

2. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ ,rộng rãi, thoáng mát

- Máy cacset, đĩa CD

3. Thực hiện:

Kết hợp liên hoàn các bước theo nhạc.

 Bước 1: Khởi động

- Trẻ đi vòng tròn khởi động nhịp nhàng với các nội dung: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh

- Xếp đội hình 2 hàng ngang.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp mầm - Chủ đề: Tết và mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TỔ CHỨC CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ TRONG MỘT NGÀY
 Chủ đề: Tết và mùa xuân
 Thời gian: cả ngày
 Người soạn: Đặng Thị Hồng Thoa
 Số lượng: cả lớp
	 Lớp MN :4 tuổi B
 Ngày dạy:
I- ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện nhắc nhở trẻ chào ông bà, bố mẹ.
- Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Nắm được số trẻ đến lớp.
II- THỂ DỤC SÁNG: 
Tập với bài hát: “Sắp đến tết rồi”. 
1.Mục đích yêu cầu: 
- Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn nhằm phát triển các cơ, tạo sự phát triển cân đối về thể chất ở trẻ. 
- Trẻ biết xếp hàng, giãn hàng, tập đúng, nhịp nhàng theo bài hát các động tác trong bài tập phát triển chung. 
2. Chuẩn bị: 
- Sân tập sạch sẽ ,rộng rãi, thoáng mát 
- Máy cacset, đĩa CD 
3. Thực hiện: 
Kết hợp liên hoàn các bước theo nhạc.
 Bước 1: Khởi động 
- Trẻ đi vòng tròn khởi động nhịp nhàng với các nội dung: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh  
- Xếp đội hình 2 hàng ngang.
 Bước 2: Trọng động 
- Trẻ nghe nhạc và tập nhịp nhàng theo cô các động tác của bài tập phát triển chung.
 - Động tác cơ hô hấp: Thổi nơ bay
 - Động tác tay vai: Hai tay đưa ra trước, hai tay đưa lên cao
 - Động tác bụng lườn: Cúi về phía trước,ngửa ra sau
 - Động tác chân: Nâng cao chân, gập gối 
- Động tác bật: Bật , đưa chân sang ngang.
 Bước 3: Hồi tĩnh 
- Trẻ vung tay, thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng.
 - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ
4. Trò chơi: “cây cao cỏ thấp”
- Cách chơi:cho cả lớp đứng thành vòng tròn.khi cô nói “cây cao”thì trẻ đứng kiễng chân đồng thời 2 tay đưa cao, khi cô nói “cỏ thấp”	thì trẻ ngồi xổm (trẻ vừa làm vừa nói theo)
- Luật chơi: ai làm sai sẽ phải nhảy lò cò.
 (trẻ chơi 2-3 lần)
III- HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Môi trường xung quanh: Ngày tết nguyên đán
1. Mục đích yêu cầu.
a, Kiến thức:
- Trẻ nhận biết các đặc điểm các đặc trưng của ngày tết.
- Biết ngày tết truyền thống của dân tộc việt nam và các phong tục tập quán của người việt nam.
- Biết các loại hoa quả, thức ăn, ccác hoạt động vui chơi giải trí trong ngày tết.
- Biết các hoạt động chuẩn bị đón tết.
b, Kĩ năng:
 - Phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng chú ý quan sát, phân loại ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cung cấp từ :Tết nguyên đán, đêm giao thừa.
c, Thái độ: 
- Giáo dục trẻ trân trọng ngày tết cổ 
truyền và tham gia tích cực vào các hoạt động chào đón tết.
2.Chuẩn bị.
- các loại trái cây , dưa hấu, quýt cam bưởi
- Bánh chưng, mứt hoa quả bánh kẹo.
- Bài hát sắp đến tết rồi.
3, Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1,Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng nhau hát và vận động bài hát “mùa xuân đến rồi”
- Đàm thoại dẫn dắt vào bài
2, Trọng tâm
*Trò chuyện về ngày tết cổ truyền
- Mấy ngày hôm nay các con đi học các con thấy có gì lạ không?
- Vì sao có nhiều hoa, quả,bánh mứt?
- Các con biết gì về ngày tết?
- Ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết?
- Bước sang năm mới, ngày tết người ta còn gọi là ngày gì?
- Đêm cuối cùng của năm còn gọi là gì?
- Để chuẩn bị ngày tết, bố mẹ con thường làm gì?
- Vào ngày tết con thường đi đâu?
- Con thường làm gì?chúc tết những ai? 
- Chúc tết như thế nào?
- Con cảm thấy như thế nào vào ngày tết?
3, Củng cố
Trò chơi 1: “chuyền cờ”
- Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn, cô chuyển 2 cờ về 2 phía, cờ đến trẻ nào thì trẻ đó nói món ăn mà trẻ biết.
Trẻ kể theo ý thích: Dưa món, củ kiệu, bánh chưng, bánh tét, các loại mứt
* Cô giáo dục dinh dưỡng.
Trò chơi 2: “ném vòng cổ trai”
- Cô nói luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 1-2 lần
4, Kết thúc: 
- Tổ chức các hoạt động vui chơi chuẩn bị đón tết.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Đêm giao thừa
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
IV- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Quan sát: Cây sữa
Trò chơi: Chèo thuyền + Lộn cầu vồng.
1. yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm của cây sữa.
- Luyện chơi trò chơi giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi.
2. Chuẩn bị 
- 1, Chuẩn bị cho cô: xắc xô
- Đối tượng để quan sát.
- Kiểm tra sức khỏe trang phục của trẻ.
- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát.
3. Cách tiến hành
1, Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ xúm xít bên cô và trò chuyện: cô và các con vừa được học tiết gì xong ?
 ( cô kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ)
- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát phải chú ý theo hiệu lệnh của cô. Các bạn phải đoàn kết không tranh giành, xô đẩy nhau
a), Quan sát đàm thoại
- Các con thấy trước mặt các con có gì? đây là cây gì? cây sữa có đặc điểm gì?
thân cây như thế nào? lá cây màu gì? trên cây còn có gì? trồng cây sữa để làm gì?
muốn có nhiều cây cho bóng mát chúng ta phải làm gì?
 - Giáo dục trẻ biết trồng chăm sóc và bảo vệ cây.không leo trèo bẻ cành cây.
b), Trò chơi
- Trò chơi vận động: Trời mưa ( luật chơi và cách chơi trang tuyển tập truyện thơ bài hát câu đố theo chủ đề ) trẻ chơi 3-4 lần.
- Trò chơi dân gian: cây cao cỏ thấp ( luật chơi và cách chơi trang tuyển tập truyện thơ bài hát câu đố theo chủ đề ) trẻ chơi 3-4 lần.
- Chơi tự do trẻ chơi theo ý thích .cô bao quát trẻ.
c), Nhận xét: 
cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ:
- Hôm nay con được làm gì ?chơi trò chơi gì con thích được làm gì vì sao?
- Cô nhận xét giờ hoạt động .
- Cho trẻ rửa tay, vào lớp.
V- HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: xây dựng khu phố mùa xuân
- Góc phân vai: Gói bánh, nấu ăn.
- Góc học tập : Ghép hình gia đình bé .lô tô các loại thức ăn cần thiết trong gia đình 
- Góc nghệ thuật: múa, hát,vẽ, nặn hoa đào ngày tết.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
* Biện pháp thực hiên:
 Bước 1: Mở đầu hoạt động 
- Cô cho cả lớp hát mùa xuân đến rồi 
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm tết và mùa xuân
 - Cô giới thiệu một số góc và một số hoạt động tại các góc, nêu quy tắc vào các góc, yêu cầu trẻ nhắc lại và để trẻ vào góc chơi đã chọn.
 Bước 2: Quá trình hoạt động 
- Trong quá trình hoạt động ở các góc, cô quan sát và hướng dẫn trẻ kịp thời, gợi mở cho trẻ các hoạt động chơi phong phú, đa dạng hơn
 - Góc Phân vai: Đặt câu hỏi, , gợi mở hành động chơi đa dạng, phong phú hơn.
 - Góc Xây dựng: Hướng dẫn trẻ xây dựng , bố cục hợp lý mô hình khu phố mùa xuân
- Góc học tập : Ghép hình gia đình bé .lô tô các loại thức ăn cần thiết trong gia đình 
- Góc nghệ thuật: nặn, vẽ, múa, hát theo chủ điểm tết và mùa xuân 
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi 
Bước 3: Kết thúc 
- Cô đi từng góc, gợi ý trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình (đã chơi gì, làm được gì, làm như thế nào?...)
 - Cho cả lớp tham quan góc xây dựng, cho chú kỹ sư kể về công trình của mình dã xây được gì?
 - Cô nhận xét chung ( Về thái độ chơi, kết quả chơi) động viên, khen ngợi bổ sung thêm cho trẻ trẻ. - Cả lớp hát bài “sắp đến tết rồi” 
- Trẻ thu dọn đồ chơi
VI-VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
1,Vệ sinh: Cô kết thúc giờ học.
- Cho trẻ rửa tay,lau khô tay.
- Ngồi vào bàn ăn .
2, Ăn trưa:
- Cô ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu các món ăn, chia ăn.
- Trẻ ăn, cô động viên quan sát trẻ ăn.
- Giáo dục trẻ biết mời cô, mời các bạn.
- Trẻ ăn xong vệ sinh răng miệng.
3, Ngủ trưa.
- Phòng ngủ thoáng mát, sách sẽ.
- Ánh sáng dịu nhẹ
- Đồ dùng: Chiếu, chăn, gối, đệm (theo mùa).
* Hoạt động ăn phụ
- Cho trẻ ăn phụ chiều (tương tự như ăn trưa)
- Cô giới thiệu quà chiều à nhắc nhở trẻ mời cô, mời bạn, trẻ ăn hết xuất
- Sau khi ăn xong cô nhắc nhở trẻ xúc miệng, uống nước, sau đó cô thu dọn phòng ăn sạch sẽ.
VII- HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
*Hoạt động vệ sinh: “ Rửa tay”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết rửa tay theo trình tự .
- Biết rửa tay sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: 
- Nước sạch, 
- xà phòng
- khăn lau.
- Chậu để khăn bẩn
3. Cách tiến hành: 
- Cô cho trẻ hát và vận động bài: Hai bàn tay của em.
- bàn tay để làm gì? muốn cho bàn tay luôn sạch sẽ và khỏe mạnh các phải làm gì?
- Cô và trẻ cùng đi đến chỗ rửa tay.
- Cô làm mẫu: 
- Trẻ thực hiện: Cô quan sát, hướng dẫn trẻ
- nhận xét ,kết thúc.
* Hoạt động trả trẻ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
 - Nêu gương cuối ngày. 
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. 

File đính kèm:

  • docche_do_sinh_hoat_trong_1_ngay.doc