Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ: “Tết đang vào nhà”

1. Mục đích, yêu cầu

a. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài thơ , tên tác giả (Tết đang vào nhà - Nguyễn Hồng Kiên)

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc và diễn cảm bài thơ

b. Kĩ năng

- Rèn trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ, thể hiện được nhịp điệu vui tươi của bài thơ

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Phát triển khả năng diễn đạt bằng lời nói khi trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc

c. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền

2. Chuẩn bị

a. Đồ dùng

- Giáo án điện tử

- Các thiết bị điện tử cần thiết

- Trang phục gọn gàng, mũ hoa đào, hoa mai

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ: “Tết đang vào nhà”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ ĐỌC THƠ: “TẾT ĐANG VÀO NHÀ”
Đối tượng trẻ: 4-5 tuổi
Thời gian dạy: 25-30 phút
Số lượng trẻ : 25-30 trẻ
Nhóm thực hiện: 02
Lớp DLTMNA5 - Trung tâm GDTX Thanh Thủy
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ , tên tác giả (Tết đang vào nhà - Nguyễn Hồng Kiên)
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc và diễn cảm bài thơ
b. Kĩ năng
- Rèn trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ, thể hiện được nhịp điệu vui tươi của bài thơ
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Phát triển khả năng diễn đạt bằng lời nói khi trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng
- Giáo án điện tử
- Các thiết bị điện tử cần thiết
- Trang phục gọn gàng, mũ hoa đào, hoa mai
b. Nội dung
- Nội dung chính: Dạy trẻ đọc thuộc và diễn cảm thơ: Tết đang vào nhà
- Nội dung tích hợp: Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền
	 GDAN: “Mùa xuân ơi”; “Ngày tết quê em”; 
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
- Cho trẻ hát kết hợp vận động theo bài: Mùa xuân ơi
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Hỏi trẻ mùa xuân đến cảnh vật thay đổi như thế nào? (Cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc, khi những cánh hoa đào hoa mai khoe sắc cũng là lúc dân tộc Việt Nam đón tết cổ truyền trong niềm vui hân hoan, háo hức)
- Giới thiệu bài thơ: “Tết đang vào nhà” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên
2. Nội dung chính
* Tìm hiểu bài thơ
- Cô đọc cho trẻ nghe: Thể hiện cử chỉ điệu bộ và diễn cảm thơ
- Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2 kết hợp giáo án điện tử
- Các con ạ: Bài thơ “Tết đang vào nhà” nói về niềm vui của bé khi tết đến xuân về, bé được mẹ may cho áo mới và bé lớn thêm một tuổi biết làm điều có nghĩa hơn là đi chúc tết ông bà đấy
* Trích dẫn theo khổ thơ và giải nghĩa từ khó
4 câu thơ đầu: Hoa đào trước ngõ
 Cười vui sáng hồng
 Hoa mai trong vườn
 Rung rinh trước gió
Tác giả tả về vẻ đẹp của hoa đào, hoa mai đua nhau khoe sắc khi mùa xuân về
Cười trong câu thơ trên ý nói đến sự nở hoa, con “rung rinh” chính là khi cành cây được gió đưa đi đưa lại.
4 câu thơ tiếp theo: Sân nhà đầy nắng
 Mẹ phơi áo hoa
 Em dán tranh gà
 Ông treo câu đối
Lại thể hiện cảnh nhộn nhịp chuẩn bị đón tết của những người thân trong gia đình bạn nhỏ, thật là vui tươi háo hức phải không các con?
 Tranh gà ở đây chính là biểu tượng của 1 trong 12 con giáp. Đối với người Việt thì việc dán tranh con vật nào thì thể hiện năm con giáp đó và tranh Đông Hồ chính là nghệ thuật mang đậm bản sắc Việt nhất đấy các con ạ.
 Câu đối là loại câu có 2 vế đối nhau được người dân Việt Nam sử dụng treo trong nhà trong những ngày tết, câu đối thường mang ý nghĩa sung túc và may mắn.
 Tất cả những điều đó làm cho ngôi nhà bạn nhỏ như khoác lên mình một tấm áo mới, rực rỡ, ấm áp
 Tết đang vào nhà
 Sắp thêm một tuổi
 Đất trời nở hoa
Từ “nở hoa” trong câu thơ này không phải nói là bông hoa nở mà tác giả muốn nhấn mạnh sự thay đổi cảnh vật xung quanh như bừng sáng lên khi tết đến, xuân về.
* Đàm thoại
+ Bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Mọi người làm gì để đón tết?
+ Mỗi khi tết đến, điều kỳ diệu gì xảy ra?( Mỗi người lại thêm một tuổi mới)
+ Các con mấy tuổi? Thêm 1 tuổi nữa sẽ là mấy?
+ Lớn thêm một tuổi, các con phải thế nào? (Cho trẻ hát: Em thêm một tuổi)
+ Các con có thích tết không? Vì sao?
- Giáo dục trẻ: Ngày tết là ngày mọi người trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau, ăn bữa cơm thân mật và đón giao thừa. Tết có ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân đất Việt vì thế các con nhớ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống này nhé.
* Dạy trẻ đọc thơ
Lưu ý cho trẻ đọc với nhịp thơ 2/2, âm hưởng vui tươi trong sáng
- Cô cùng trẻ đọc 2 lần
- Cô mời từng tổ đọc
- Cô mời từng nhóm đọc thơ
- Mời cá nhân trẻ đọc thơ 
- Cô mời trẻ tiêu biểu đọc thơ
* Củng cố
Cô đọc thơ và cho trẻ minh họa theo nội dung bài thơ
3. Kết thúc
Các con ơi, không khí tết đang đến rất gần rồi, hãy cùng hòa chung trong niềm hân hoan đón tết cổ truyền của dân tộc nhé (Cô và trẻ hát vận động: Ngày tết quê em) và đọc to: Chúc mừng năm mới
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Nghe đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và cảm nhận
- Trẻ lắng nghe, quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ minh họa cùng cô
- Trẻ hưởng ứng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_van.docx
Giáo Án Liên Quan