Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối vuông, khối chữ nhật và biết phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khối vuông với khối chữ nhật. biết chơi trò chơi

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt,ghi nhớ có chủ đích, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Thông qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh, khéo léo

3.Thái độ

- Giáo dục trẻ biêt yêu quý,kính trọng các nghề trong xã hội

- Trẻ hứng thú trong các hoạt động.

4. Kết quả

 - 90 - 95%trẻ đạt

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô : khối vuông, khối chữ nhật to,đồ dùng chơi trò chơi.

- Đồ dùng của trẻ : mỗi trẻ một rổ có khối vuông, khối chữ nhật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG
 Chủ đề lớn : Nghề nghiệp
 Chủ đề nhỏ : Một số nghề phổ biến
 Hoạt động: Làm quen với toán.
 Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
 Đối tượng: 5 – 6 tuổi
 Thời gian: 25 – 30 phút
 Người soạn / người dạy: Hoàng Thị Thảo
 Ngày dạy: 22/11/2016
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối vuông, khối chữ nhật và biết phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khối vuông với khối chữ nhật. biết chơi trò chơi
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt,ghi nhớ có chủ đích, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thông qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh, khéo léo
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ biêt yêu quý,kính trọng các nghề trong xã hội
- Trẻ hứng thú trong các hoạt động.
Kết quả
 - 90 - 95%trẻ đạt
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô : khối vuông, khối chữ nhật to,đồ dùng chơi trò chơi.
- Đồ dùng của trẻ : mỗi trẻ một rổ có khối vuông, khối chữ nhật.
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài (2- 3 phút).
- Cho trẻ hát bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn biết một số nghề trong xã hội
=> Các con ạ trong xã hội có rất nhiều nghề như : giáo viên, công an.nông dân mỗi nghề có những công việc và lợi ích khác nhau chúng mình phải biết yêu quý,kính trọng các nghề các con nhớ chưa.
HĐ2:Phát triển bài (20-22 phút). 
* Ôn hình vuông, hình chữ nhật.
À,cô đã chuẩn bị rất nhiều hình vuông,hình chữ nhật để xung quanh lớp chúng mình đấy bạn nào giỏi lên tìm cho cô giáo nào.
- Cô và trẻ nhận xét
- Cho lớp đọc các hình mà bạn vừa tìm được theo các hình thức khác nhau.
- Cô quan sát, bao quát, hướng dẫn trẻ.
* Trẻ nhận biết , phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
 - Nhận biết khối vuông.
+ Chúng mình cùng quan sát xem cô có khối gì đây.
- Cô nói từ khối vuông 2-3 lần.
+ Cho trẻ nói từ “khối vuông” theo các hình thức: lớp - tổ- nhóm- cá nhân.
+ Bạn nào có nhận xét gì về khối vuông.
+ Khối vuông có màu gì?
+ Khối vuông có các cạnh như thế nào với nhau.
+ Khối vuông có mấy mặt? Chúng mình cùng đếm với cô nào
+ Các mặt của khối vuông là hình gì?
+ Khối vuông có lăn được không?
+ Cô cho trẻ lăn
+ Tại sao khối vuông không lăn được?
->Vì khối vuông có 6 mặt là mặt phẳng, có các cạnh,góc nên không lăn được.
+ Khối vuông xếp chồng lên nhau được không?
+ Vì sao khối vuông lại sếp chồng lên nhau được?
+ Cô cho 2 bạn ngồi canh nhau xếp chồng vuông lên nhau
=>Cô chốt: Đây là khối vuông,có màu đỏ,khối vuông có các cạnh bằng nhau.khối vuông có 6 mặt,các mặt đều là hình vuông.khối vuông không lăn dược vì có các cạnh,các góc,nhưng lại xếp chồng lên nhau được vì có các mặt phẳng đều là hình vuông.
- Nhận biết khối chữ nhật
“ Cả lớp chơi trò chơi trời tối trời sáng”
+ Chúng mình cùng quan sát cô có khối gì?
+ Cô nói khối chữ nhật 2-3 lần
+ Cho trẻ nói “ khối chữ nhật” theo lớp – tổ- nhóm – cá nhân.
+ Bạn nào có nhận xét gì về khối chữ nhật
+ Khối chữ nhật có màu gì?
+ Đây là gì của khối chữ nhât.
+ Khối chữ nhật có mấy mặt? Chúng mình cùng đếm với cô nào
+ Các mặt của khối chữ nhật đều là hình gì?
+ Khối chữ nhật có lăn được không?
+ Chúng mình cùng lăn xem khối chữ nhật có lăn được không?
+ Vì sao khối chữ nhật không lăn được?
->Vì khối chữ nhật có 6 mặt là mặt phẳng, có các cạnh,góc nên không lăn được.
+ Khối chữ nhật có xếp chồng lên nhau được không?
+ Vì sao khối chữ nhật lại sếp chồng lên nhau được?
+ Cô cho 2 bạn ngồi cạnh nhau chồng 2 khối lên nhau
=>Cô chốt: Đây là khối chữ nhật,có màu xanh,khối chữ nhật có các cạnh,góc.khối chữ nhật có 6 mặt,các mặt đều là hình chữ nhật.khối chữ nhật không lăn dược vì có các cạnh,các góc,nhưng lại xếp chồng lên nhau được vì có các mặt phẳng đều là hình chữ nhật.
- MR: có 2 loại khối chữ nhật
+ Một là tất cả các mặt bao là hình chữ nhật.
+ Một loại là 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt là hình vuông.
+ Cháu kể các khối chữ nhật trong thực tế mà cháu biết.
* So sánh sự giống nhau và khác nhau khối vuông và khối chữ nhật
- Khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì giống nhau? Điểm gì khác nhau?
- Giống nhau: Khối vuông và khối chữ nhật điều có 6 mặt phẳng, điều sếp chồng lên nhau được,nhưng không lăn được
- Khác nhau: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật
* Trò chơi: “Giơ khối theo yêu cầu”
- Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ tìm nhanh và giơ khối lên đọc to tên khối đó lên thì trẻ phải tìm nhanh khối giơ cao lên và đọc to tên khối đó
- Luật chơi: Bạn nào tìm không đúng phải tìm lại thật nhanh cho đúng.
- Tổ chức trẻ chơi 2-3 lần
- Nhận xét trẻ chơi
*Trò chơi: “ Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc.Đội 1 chọn cho cô khối vuông, đội 2 chọn cho cô khối chữ nhật. Khi có hiệu lệnh Lần lượt từng bạn của từng đội sẽ chạy lên tìm khối mà cô yêu cầu để vào rổ của đội mình, đội nào lấy được nhiều là đội thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được lấy một khối.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
Lần 2 cô đổi nhiệm vụ của 2 đội.
- Nhận xét trẻ chơi
HĐ3: Kết thúc bài (2- 3 phút).
- Cô nhận xét giờ học.
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Chiếc cầu mới”.
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời.
- 1-2 trẻ trả lời
- 1-2 trẻ kể
- Trẻ nghe cô nói.
-Trẻ nhận xét
- Trẻ đọc.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ phát âm 2- 3 lần.
- 2- 3 trẻ nhận xét.
-Trẻ trả lời
- Trẻ đếm (6 mặt)
- 2- 3 trẻ trả lời( hình vuông)
- Trẻ trả lời
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ xếp
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Tẻ lắng nghe
- Trẻ đọc theo L- T- N- CN.
- 2-3 trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô nói cách chơi luật chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ xếp
- Trẻ lắng nghe
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi,luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc thơ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nhan_thuc.doc
Giáo Án Liên Quan