Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động: Làm quen với Toán - Đề tài: Tách - Gộp nhóm đối tượng có số lượng là 7 - Chủ đề: Gia đình

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng là 7 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau (1- 6; 2-5; 3-4) và đếm, trẻ chọn số tương ứng với mỗi nhóm.

- Trẻ biết gộp hai nhóm thành một nhóm có số lượng là 7 và đếm.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tách - gộp trong phạm vi 7, kỹ năng đếm, chọn số.

- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

- Rèn cho trẻ thao tác nhanh nhẹn, khéo léo.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng người thân trong gia đình.

- Trẻ yêu thích hoạt động Làm quen với toán.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và trò chơi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động: Làm quen với Toán - Đề tài: Tách - Gộp nhóm đối tượng có số lượng là 7 - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP BẮC GIANG
TRƯỜNG MẦM NON ĐA MAI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 3 CHU KỲ 2012-2015
Hoạt động: Làm quen với Toán
Đề tài: Tách - gộp nhóm đối tượng có số lượng là 7.
Chủ đề: Gia đình
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
Thời gian: 30 phút
Ngày soạn: 10/10/2013
Ngày dạy: 15/10/2013
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Hương
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng là 7 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau (1- 6; 2-5; 3-4) và đếm, trẻ chọn số tương ứng với mỗi nhóm.
- Trẻ biết gộp hai nhóm thành một nhóm có số lượng là 7 và đếm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tách - gộp trong phạm vi 7, kỹ năng đếm, chọn số.
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn cho trẻ thao tác nhanh nhẹn, khéo léo.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng người thân trong gia đình.
- Trẻ yêu thích hoạt động Làm quen với toán.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm:
Cô tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trong lớp MG A3, trẻ ngồi trên sàn nhà.
2. Đồ dùng của cô:
- Soạn giáo án đầy đủ và hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Máy tính; máy chiếu; đàn oocgan ghi âm tiết tấu bài: Cả nhà thương nhau, Cho con, ...
- 3 tấm bìa có gắn đồ dùng trong gia đình có số lượng 7, ít hơn7, 3 bảng từ.
- 3 rổ đựng một số đồ dùng trong gia đình: nồi, cốc, ti vi, bát... theo số từ 1 -> 7
- 3 ngôi nhà: có ảnh 6 thành viên, 5 thành viên, 4 thành viên trong gia đình.
- 3 bàn nhỏ cho trẻ ngồi chơi
	3. Đồ dùng của trẻ:
	- Mỗi trẻ một rổ có 7 cái bát, thẻ số từ 1 đến 7, 1 que tính, 1 băng giấy.
	- Mỗi trẻ một ảnh có: 1 thành viên, 2 thành viên, 3 thành viên trong gia đình.
	- Tổ chức chỗ ngồi cho trẻ hợp lý, phù hợp với hạot động.
	- Tạo tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
	III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 phút)
- Giới thiệu khách
- Cô và trẻ đứng thành vòng tròn hát bài “Cả nhà thương nhau”
+ Các con vừa hát bài hát nói về ai?
+ Gia đình các con có những ai?
+ Gia đình con là gia đình nhỏ, gia đình lớn hay gia đình mở rộng?
=> Các con ạ: Ai cũng có một gia đình, gia đình là tổ ấm hạnh phúc. Trong gia đình ông bà, bố mẹ luôn mong các con chăm ngoan, học giỏi.... 
- Chào khách
- Trẻ đứng thành vòng tròn và hát cùng cô.
- Bài cả nhà thương nhau.
- Trẻ kể về gia đình mình.
- Trẻ biết gia đình mình là gia đình nhỏ hay gia đình lớn.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Bài mới (27 phút)
2.1. Ôn số lượng trong phạm vi 7
- Các con ơi, hôm nay lớp 5 tuổi A3 tổ chức rất nhiều trò chơi đấy, các con có thích tham gia chơi không nào?
- Trò chơi “Thử tài quan sát”
+ Cách chơi: Cô chia các con ra làm 3 đội. Cô có 3 tấm bìa gắn đồ dùng trong gia đình có số lượng là 7 và ít hơn 7. Các con hãy nhanh tay, nhanh mắt đếm xem nhóm nào có số lượng là 7 thì gắn số 7, nhóm nào chưa đủ số lượng 7 các con thêm vào cho đủ 7 và gắn số tương ứng. Thời gian chơi là một bản nhạc “Cả nhà đều yêu”. Khi bản nhạc kết thúc thì trò chơi cũng kết thúc, đội nào làm đúng là đội thắng cuộc.
+ Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả. 
2.2. Tách - gộp nhóm đối tượng có số lượng 7.
Cô thấy các con chơi rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con thêm một trò chơi nữa đó là trò chơi “Kiến thức giỏi”
- Cho trẻ xếp bát ra và đếm.
- Các con cùng quan sát xem trên màn hình của cô có bao nhiêu cái bát?
- Cô muốn tách 7 cái bát ra 2 phần theo các con có cách tách nào? (nếu trẻ không nêu được, cô đưa ra cách tách)
- Các con cùng quan sát cô tách nhé.
+ Cô tách một cái bát xuống dưới.
Hàng trên cô còn mấy cái bát? Tương ứng với số mấy?
+ Phần ít hơn có mấy cái bát? Tương ứng với số mấy?
- Các con hãy tách theo cách của cô nhé!
+ Phần nhiều hơn có mấy cái bát? Tương ứng với số mấy?
+ Bây giờ các con gộp hai phần lại “6 cái bát với 1 cái bát tất cả là mấy cái bát?
(Cô gộp trên máy)
+ Cho trẻ đếm bát. 
* Theo các con còn có cách tách nào khác nữa không?
- Tách một phần có 2, phần còn lại có 5 cái bát.
+ Các con hãy tách theo cách của bạn xem nào!
+ Nếu gộp hai phần vào với nhau ta sẽ được mấy cái bát?
- Tách một phần có 3, một phần có 4 cái bát.
+ Nếu gộp hai phần vào với nhau ta sẽ được mấy cái bát?
* Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô xem có mấy cách tách một nhóm có số lượng là 7 ra hai nhóm khác nhau nào? Đó là những cách nào?
(Cô dùng phấn viết lên bảng 3 cách tách: 1-6, 2-5, 3-4)
* Bây giờ các con hãy tách 7 cái bát thành hai phần theo ý thích của mình nhé.
(Cô đến từng trẻ hỏi cách tách của trẻ. 
Cho trẻ gộp lại, cất bát vào rổ đồ dùng).
- Về nhà các con hãy thử tách những nhóm đồ dùng khác nhau trong gia đình mình theo nhiều cách khác nhau nhé.
2.3. Luyện tập:
* Trò chơi 1: Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. Trò chơi có tên: “Ai tinh mắt”. (Chơi trên vi tính).
Cách chơi: Trên màn hình của cô có đồ dùng trong gia đình có số lượng là 7. Bạn nào tinh mắt sẽ lên đếm và gắn số tương ứng. Sau đó tách 7 đồ dùng đó ra hai phần, gắn số tương ứng ở hai phần và gộp lại, cả lớp sẽ kiểm tra kết quả.
* Trò chơi 2: “Gia đình xum họp”
Cách chơi: Mỗi bạn có một ảnh về các thành viên trong gia đình. Cô có ba ngôi nhà gắn hình ảnh của các thành viên trong gia đình. Các con sẽ hát theo nhạc một bài hát khi cô có hiệu lệnh “Gia đình xum họp” thì các con sẽ phải tìm nhanh về một ngôi nhà.
Luật chơi: Số lượng thành viên trong bức ảnh các con cầm gộp với số lượng thành viên có trong ngôi nhà có số lượng là 7. Nếu bạn nào về không đúng ngôi nhà của mình sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô kiểm tra kết quả của trò chơi.
- Trẻ trả lời: Có ạ!
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi.
- 3 nhóm tham gia chơi.
- Trẻ đếm các nhóm có số lượng 7, thêm cho đủ 7 và gắn số 7.
- Trẻ đếm nhóm đối tượng.
- Trẻ xếp bát từ 1->7 và đếm.
- Trẻ đếm từ 1 đến 7. 
- Trẻ nêu cách tách.
- Trẻ chú ý quan sát
- Có 6 cái bát, tương ứng với số 6.
- Có 1 cái bát, tương ứng với số 1.
- Trẻ tách một phần có 1, một phần có 6.
- Trẻ đếm từ1 đến 6 cái bát, tất cả có 6 cái bát, số 6.
- Trẻ gộp hai phần với nhau và nói kết quả.
- Trẻ đếm 1 đến 7, tất cả là 7 cái bát, tương ứng số 7.
- Trẻ nói cách tách của mình.
- Trẻ tách thành một phần 2 và một phần 5 cái bát - gắn số tương ứng.
- Trẻ gộp hai phần lại, đếm và gắn số tương ứng.
- Trẻ thực hiện việc tách thành hai phần trong đó một phần có 3 và một phần 4. Rồi gộp lại; sau mỗi lần tách - gộp trẻ đếm và gắn số tương ứng.
- 1-2 trẻ nói các cách tách.
(tách 1- 6, 2-5, 3-4).
- Trẻ tách theo ý thích.
Trẻ nêu cách tách của mình.
Trẻ gộp lại và cất lần lượt đồ dùng vào rổ.
Vâng ạ.
- Trẻ chơi trò chơi trên máy vi tính (2-3 trẻ chơi )
- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
Cả lớp tham gia chơi. Trẻ có tranh lô tô có 2 thành viên thì tìm về nhà có 5 thành viên gộp lại để thành 7.
- Trẻ cùng kiểm tra cùng cô.
3. Hoạt động 3: Kết thúc (1 phút)
- Các con ơi, các thành viên trong gia đình đã được xum họp cùng nhau rồi. Mọi người ai cũng thương yêu nhau, cô cùng các con hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trẻ chú ý nghe cô nhận xét.
- Trẻ hát “Cả nhà thương nhau”
Hiệu trưởng
Đa Mai, ngày 10 tháng 10 năm 2013.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hương

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan.doc