Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - So sánh chiều dài của hai đối tượng

1. Yêu cầu:

- Trẻ so sánh để phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều dài.

2. Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 3 đồ dùng, trong đó có 2 cái dài bằng nhau, cái còn lại dài hơn hoặc ngắn hơn, độ chênh lệch không rõ nét, chẳng hạn 3 dây len (3 dây nơ, băng giấy mềm).Những đồ dùng này cuộn lại để trong hộp đồ chơi cho trẻ.

- Đồ dùng của Cô : tương tự của trẻ và một bộ có kích thước lớn hơn, ví dụ 3 băng giấy, độ chênh lệch rõ nét màu sắc khác nhau.

3. Hướng dẫn:

+ Phần 1: Ôn phân biệt chiều dài.

- Cô giơ 2 băng giấy không dài bằng nhau cả lớp nhận xét băng giấy nào dài hơn (ngắn hơn); cô làm thử động tác so sánh để trẻ thấy phần thừa. Cho trẻ nói kết quả.

- Cô làm tương tự với 2 băng giấy dài bằng nhau.

+ Phần 2: Dạy trẻ so sánh chiều dài.

- Cô phát đồ chơi cho trẻ, cô cho trẻ tìm tất cả dây dài bằng nhau. Cô và trẻ cùng làm, khi đó trẻ sẽ phải so sánh để tìm 2 dây dài bằng nhau:

- Cô cho trẻ thử xem 2 dây đã chọn có đúng dài bằng nhau không, Cô và trẻ cùng làm, cô dạy trẻ kỹ năng so sánh bằng cách vừa làm vừa nói từng bước cho trẻ cùng làm. Cô cho trẻ nhận xét về cách làm và kết quả, gợi để trẻ nói được ý: không đầu nào thừa.

- Cô và trẻ thử dây còn lại. Cô và trẻ cùng làm lại các bước của kỹ năng so sánh. Cô kiểm tra trẻ làm. Cho trẻ nhận xét về kết quả, gợi để trẻ nói được ý: “Một đầu bằng (trùng) nhau, đầu kia thừa

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - So sánh chiều dài của hai đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY TRẺ 4-5 TUỔI SO SÁNH CHIỀU DÀI CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
- Trẻ so sánh để phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều dài.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 3 đồ dùng, trong đó có 2 cái dài bằng nhau, cái còn lại dài hơn hoặc ngắn hơn, độ chênh lệch không rõ nét, chẳng hạn 3 dây len (3 dây nơ, băng giấy mềm).Những đồ dùng này cuộn lại để trong hộp đồ chơi cho trẻ.
- Đồ dùng của Cô : tương tự của trẻ và một bộ có kích thước lớn hơn, ví dụ 3 băng giấy, độ chênh lệch rõ nét màu sắc khác nhau.
3. Hướng dẫn:
+ Phần 1: Ôn phân biệt chiều dài.
- Cô giơ 2 băng giấy không dài bằng nhau cả lớp nhận xét băng giấy nào dài hơn (ngắn hơn); cô làm thử động tác so sánh để trẻ thấy phần thừa. Cho trẻ nói kết quả.
- Cô làm tương tự với 2 băng giấy dài bằng nhau.
+ Phần 2: Dạy trẻ so sánh chiều dài.
- Cô phát đồ chơi cho trẻ, cô cho trẻ tìm tất cả dây dài bằng nhau. Cô và trẻ cùng làm, khi đó trẻ sẽ phải so sánh để tìm 2 dây dài bằng nhau:
- Cô cho trẻ thử xem 2 dây đã chọn có đúng dài bằng nhau không, Cô và trẻ cùng làm, cô dạy trẻ kỹ năng so sánh bằng cách vừa làm vừa nói từng bước cho trẻ cùng làm. Cô cho trẻ nhận xét về cách làm và kết quả, gợi để trẻ nói được ý: không đầu nào thừa.
- Cô và trẻ thử dây còn lại. Cô và trẻ cùng làm lại các bước của kỹ năng so sánh. Cô kiểm tra trẻ làm. Cho trẻ nhận xét về kết quả, gợi để trẻ nói được ý: “Một đầu bằng (trùng) nhau, đầu kia thừa “.
+ Phần 3: Luyện tập.
- Cho trẻ cất 2 dây dài bằng nhau đế tặng em lớp bé. Dây còn lại cho trẻ dùng để đo các đồ vật trong lớp và nói kết quả.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DẠY TRẺ 4-5 TUỔI SO SÁNH CHIỀU RỘNG CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
- Dạy trẻ so sánh phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều rộng của 2 đối tượng.
2. Chuẩn bi:
- Mỗi trẻ 3 đồ dùng, chằng hạn dải nơ thể dục, trong đó 2 cái rộng bằng nhau, cái còn lại rộng hơn hoặc hẹp hơn. Những đồ dùng này cuộn lại để trong hộp. Các đồ dùng này khác biệt không rõ nét.
- Đồ dùng của cô : giống của trẻ, và một bộ đồ dùng có kích thước lớn hơn, chênh lệch rõ nét hơn, ví dụ băng giấy.
3. Hướng dẫn:
+ Phần l: Ôn phân biệt chiều rộng
- Cô cho trẻ chỉ chiều rộng của băng giấy. Cô cho trẻ nhận xét từng cặp 2 băng giấy một để phát hiện băng giấy nào rộng (hẹp) hơn, 2 băng giấy rộng bằng nhau. Cô làm thử động tác so sánh để trẻ thấy phần thừa, nhận xét kết quả.
+ Phần 2: dạy trẻ so sánh chiều rộng.
- Cô cho trẻ tìm 2 nơ rộng bằng nhau trong số 3 nơ của mỗi trẻ. Cô và trẻ thử kết quả, qua đó hướng dăn trẻ cách so sánh chiêu rộng.
- Cô và trẻ cùng thử xem nơ còn lại có đúng không rộng bằng 2 nơ đă chọn không? Cô cùng làm với trẻ và kiểm tra cách làm của trẻ. Cho trẻ nhận xét và nói kết quả, gợi cho trẻ nói được ý: “ở một phía trùng (bằng) nhau, còn phía kia thừa ra
+ Phần 3: Luyện tập
- Cho trẻ cất 2 nơ rộng bằng nhau
- Cho trẻ so sánh nơ còn lại với một số đồ chơi Cô chuẩn bt sẵn, Ví dụ: băng giấy, băng vải, hộp bút v.v
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DẠY TRẺ 4-5 TUỔI SO SÁNH CHIỀU RỘNG CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
- Dạy trẻ so sánh phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều rộng của 2 đối tượng.
2. Chuẩn bi:
- Mỗi trẻ 3 đồ dùng, chằng hạn dải nơ thể dục, trong đó 2 cái rộng bằng nhau, cái còn lại rộng hơn hoặc hẹp hơn. Những đồ dùng này cuộn lại để trong hộp. Các đồ dùng này khác biệt không rõ nét.
- Đồ dùng của cô : giống của trẻ, và một bộ đồ dùng có kích thước lớn hơn, chênh lệch rõ nét hơn, ví dụ băng giấy.
3. Hướng dẫn: 
+ Phần l: Ôn phân biệt chiều rộng
- Cô cho trẻ chỉ chiều rộng của băng giấy. Cô cho trẻ nhận xét từng cặp 2 băng giấy một để phát hiện băng giấy nào rộng (hẹp) hơn, 2 băng giấy rộng bằng nhau. Cô làm thử động tác so sánh để trẻ thấy phần thừa, nhận xét kết quả.
+ Phần 2: dạy trẻ so sánh chiều rộng.
- Cô cho trẻ tìm 2 nơ rộng bằng nhau trong số 3 nơ của mỗi trẻ. Cô và trẻ thử kết quả, qua đó hướng dăn trẻ cách so sánh chiêu rộng.
- Cô và trẻ cùng thử xem nơ còn lại có đúng không rộng bằng 2 nơ đă chọn không? Cô cùng làm với trẻ và kiểm tra cách làm của trẻ. Cho trẻ nhận xét và nói kết quả, gợi cho trẻ nói được ý: “ở một phía trùng (bằng) nhau, còn phía kia thừa ra
+ Phần 3: Luyện tập
- Cho trẻ cất 2 nơ rộng bằng nhau
- Cho trẻ so sánh nơ còn lại với một số đồ chơi Cô chuẩn bt sẵn, Ví dụ: băng giấy, băng vải, hộp bút v.v
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DẠY TRẺ 4-5 TUỔI SO SÁNH ĐỘ LỚN CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được sự giống và khác nhau về độ lớn của các đối tượng.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 đồ chơi có dạng hình phẳng, cùng hình dạng, như: 2 hình tròn, 2 hình vuông v.v, có độ lớn chênh lệch, không rõ nét. Mỗi trẻ cũng có 2 đồ chơi dạng khối, ví dụ: khối gỗ, búp bê, quả chùy, 2 đồ chơi này có sự khác biệt khá rõ nét về độ lớn.
- Bảng và phấn.
- Đồ dùng của Cô : các đồ chơi có dạng hình khối có sự khác biệt rõ nết về độ lớn.
3. Hướng dẫn:
+ Phần l: Trẻ ước lượng để phân biệt sự khác nhau về độ lớn của đối tượng có dạng khối.
- Cô cho trẻ phát hiện trong 2 đồ chơi cô giáo đặt cạnh nhau, đồ chơi nào to hơn, đồ chơi nào nhỏ hơn.
- Trẻ chọn trong hộp đồ chơi, đặt khối gỗ to ở bên tay phải, khối gỗ nhỏ ở bên tay
+ Phần 2: So sánh độ lớn của đối tượng có dạng hình phẳng
- Cô cho trẻ so sánh để tìm hình to đặt canh hối gỗ to, hình nhỏ đặt cạnh khối gỗ nhỏ. Cô hướng dẫn trẻ xếp chồng 2 hình phẳng lên nhau, xê dịch sao cho hình to có phần thừa ra, hình nhỏ nào trọn trong hình to. Cho trẻ nhận xét và nói kết quả. Chú ý: gợi để trẻ nói được ý: hình màu vàng nhỏ hơn vì nó không thừa ra, còn hình xanh to hơn vì nó thừa ra.
+ Phần 3: Cho trẻ tìm xung quanh lớp xem những đồ chơi nào to bằng nhau, những đồ chơi nào không to bằng nhau, trong đó cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn.
- Cho trẻ vẽ 1 cái bánh bé đặt chồng lên 1 cái bánh to lên bảng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GIÁO ÁN DẠY TRẺ 4-5 TUỔI ÔN VỀ NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC HÌNH PHẲNG
1. Yêu cầu:
- Trẻ ôn nhận biết, phân biệt hình
2. Hướng dẫn:
- Cô giáo tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi về nhận biết, phân biệt các hình như: “Cái túi kỳ lạ”, “Tìm đúng số nhà” với thẻ hình trẻ cầm là các hình chưa hoàn chỉnh v.v
- Giờ này có thể tiến hành trong nhiều tiết học nếu còn thòi gian.
(DẠY TRẺ PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT
1. Yêu cầu:
- Trẻ phân biệt dược hình vuông và hình chữ nhật, thấy được sự giống nhau và khác nhau của 2 hình.
2. Chuẩn bi:
- Mỗi trẻ 8 que tính, trong đó 6 que bằng nhau, 2 que còn lại bằng nhau và dài hơn (hoặc ngắn hơn) 6 que kia; bảng con, phấn.
- Đồ dùng của cô : 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật bằng bìa, 8 que tính dể gắn lên bảng giống của, trẻ, nhưng kích thước to hơn.
3. Hướng dẫn:
+ Phần l: Ôn nhận biết hình
- Cô cho cả lớp nhìn hình màu và gọi tên từng hình
- Cho trẻ tìm các đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật.
+ Phần 2: Xếp hình, qua đó phân biệt hình.
- Cô và trẻ cùng chọn que tính để xếp một hình vuông và một hình chữ nhật ở bên cạnh. Cô theo dõi dể hướng dẫn các cháu không làm được.
- Cô cho trẻ nhận xét: xếp hình vuông bằng mấy que tính, hình chữ nhật bằng mấy que tính, hình vuông và chữ nhật cùng xếp bằng mấy que tính.
- Cô cho trẻ nhận xét: các que tính để xếp hình vuông như thể nào? các que tính để xếp hình chữ nhật có que nào dài hơn không, những que ngắn hơn. Cho trẻ cất que tính của từng hình để kiểm tra nhận xét này.
+ Phần 3: Vận dụng:
- Cô cho trẻ vẽ 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật lên bảng. Cho trẻ nhận xét lẫn nhau.
DẠY TRẺ PHÂN BIỆT HÌNH TRÒN VỚI CÁC HÌNH VUÔNG, TAM GIÁC, CHỮ NHẬT
1. Yêu cầu:
- Trẻ phân biệt hình tròn với các hình vuông, tam giác, chữ nhật.
2. Chuẩn bị:
- Mồi trẻ ít nhất 2 hình tròn và các hình vuông, tam giác, chữ nhật, để trong hộp hoặc rổ con.
- Đồ dùng của cô . Tương tự của trẻ.
3. Hướng dẫn:
+ Phần l: Ôn nhận biết hình.
- Cô cho trẻ chọn và nói tên các hình có trong rổ đồ chơi, tìm xung quanh những đồ vật có dạng các hình.
+ Phần 2: Nhận biết phân biệt hình, luyện tập.
- Cho trẻ chơi lăn hình và sờ đường bao hình để phân biệt hình tròn với các hình.
- Ðể rổ đồ chơi ra sau lưng, cho trẻ chọn hình, đầu tiên theo tên hình. sau đó cho trẻ chọn hết từng loại hình, rồi chọn hết những hình lăn được và những hình không lăn được. Thi xem trẻ nào chọn nhanh.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DẠY TRẺ 3-4 TUỔI PHÂN BIỆT TAY PHẢI, TAY TRÁI
1. Yêu cầu:
- Trẻ phân biệt tay phải, tay trái của mình. 
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 bàn chải,1 cốc nước,1 thìa,1 cái chén,1cây bút,1 tờ giấy vẽ.
3. Hướng dẫn:
+ Phần 1: Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái qua hoạt động thường ngày của trẻ.
- Cô và trẻ cùng làm các động tác mô phỏng những công việc chính từ lúc ngủ dậy (vừa làm, cô vừa nhắc trẻ cách làm đúng, trẻ làm động tác một vài lần), qua đó trẻ xác định đúng vai trò của tay phải, tay trái khi làm những công việc đó.
- Ví dụ:
+ Đánh răng: tay phải cầm bàn chải, tay trái cầm cốc nước.
+ Ăn sáng: tay phải cầm thìa, tay trái cầm bát cơm.
+ Khi vẽ: tay phải cầm bút, tay trái giữ giấy vẽ. Sau đó cô hỏi trẻ cầm bàn chải, bút, thìa bằng tay nào, trẻ giơ tay đó lên và cho trẻ nói đó là tay phải hay tay trái, Nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và cho trẻ nhắc lại.
- Cô làm tương tự với những công việc sử dụng tay trái.
- Cô cho trẻ làm theo hiệu lệnh: cô nói tay nào, trẻ giơ tay đó lên.
+ Phần 2: Phát cho trẻ 2 đồ chơi đã chuẩn bị, có thể sử dụng trò chơi: “Thi xem ai nhanh hơn”.
- Cô nói tay nào, trẻ cầm đồ chơi ở tay đó và giơ lên theo hiệu lệnh: “To” hoặc “nhỏ” (Cô nói: “to” trẻ giơ đồ chơi có kích thước to hơn).
- Tiếp theo, cô có thể ra hiệu lệnh cùng một lúc, ví dụ: “Tay phải cầm đồ chơi to”- Trẻ cầm đồ chơi to ở tay phải và giơ lên
---------------------------------------------------------------------- GIÁO ÁN
 - Môn :Toán
 - Đề tài: Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác 
 - Hoạt động bổ trợ: 
 + PTTC: Tập theo bài hát: “ Đường em đi”
 + Trò chơi: “ Người dẫn đường ”
 - Chủ đề: Luật giao thông 
 - Đối tượng : 5-6 tuổi
I . Mục tiêu
 1.Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết bên phải, bên trái của đối tượng khác 
 - Xác định được phía phải, phía trái của đối tượng khác 
 - Thông qua các hình thức nhận biết bên phải, bên trái trẻ biết được một số luật lệ giao thông phổ biến đơn giản.
 2.Kỹ năng:
 - Trẻ biết phân biệt một số biển báo giao thông
 - Rèn kỹ năng diễn đạt câu mạch lạc , ghi nhớ có chủ định.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục trẻ biết cách đi đường đúng luật lệ giao thông, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
II.Chuẩn bị:
 1.Đồ dùng của cô
 - Mô hình ngã tư đường phố
 - Búp bê, biển báo giao thông( biển cấm , biển chỉ dẫn).
 2.Đồ dùng của trẻ.
 - Tranh về đường giao thông( đường làng, đường phố).
 - Hình ảnh trẻ đi học 
 - Búp bê, biến báo giao thông(biển cấm, biển chỉ dẫn), kích thước nhỏ hơn đồ dùng của cô.
III. Tổ chức hoạt động : 
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Trò chuyện gợi mở :
 - Các con ! Hôm nay ai đưa các con đi học ? Khi đi đường chúng mình đi bên nào ? Vậy chúng mình cùng tập đi đường nhé.
- Cô cùng trẻ hát bài hát” Đường em đi” và đi vòng tròn. Khi trẻ hát hết bài cô hỏi trẻ.
- Hôm nay cô thưởng cho cácc con một chuyến đi du lịch.Để chuyến đi du lịch được vui vẻ, thoải mái chúng mình cùng khởi động để chuẩn bị có sức khỏe tốt tham gia cùng chuyến đi nhé!
 Chúng mình cùng xếp thành ba hàng nào
2.Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân.
- Tay phải của các con đâu? Các con chống tay phải vào hông bên phải.
- Tay trái của các con đâu? Các con chống tay trái vào hông bên trái.
- Nghiêng đầu về bên phải, nghiêng đầu về bên trái( trẻ tập hai lần).
- Trẻ chống hai tay vào hông, vặn người sang bên phải, vặn người sang bên trái( trẻ tập hai lần).
- Chân phải các con đâu? Các con dậm chân 5 cái
( trẻ vừa dậm chân vừa đếm).
- Chân trái các con đâu? Các con dậm chân 5 cái .
( Trẻ vừa dậm chân vừa đếm )
3.Xác định phía trái phía phải của đối tượng khác.
- Cô hỏi trẻ?
+ Chúng mình thấy người có khỏe không?
+ Chúng mình hãy đi du lịch nhé!( Cô dẫn trẻ đến mô hình ngã tư đường phố).
- Chuyến du lịch tại đây: Các con nhìn thấy trước mặt các con có những hình ảnh gì ? Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời.
- Chú cảnh sát đang làm gì?
- Chú đang cầm gậy chỉ đường bằng tay nào?
Khi chú cảnh sát chỉ gậy về phía nào thì phía đó được đi đấy!
- Phía tay phải của chú cảnh sát có những loại phương tiện giao thông gì ?( Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời)
- Phía tay trái của chú cảnh sát có những loại phương tiện giao thông gì ?( Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời)
- Phía trước của chú cảnh sát có những loại phương tiện giao thông gì ?( Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời)
- Phía sau của chú cảnh sát có những phương tiện giao thông gì ?( Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời)
+ Các phương tiện ở phía trước và phía sau chú cảnh sát có được đi không ?
- Các con ạ! Trên đường có rất nhiều loại xe cộ đi lại và có nhiều biển báo giao thông, nếu mọi người không nắm được các loại biển báo giao thông và cách đi đường thì rất dễ gây tai nạn .
- Các bạn búp bê có nói với cô các bạn ấy không biết đi đường thế nào cho đúng, các bạn đó muốn đến học với các con , chúng mình mời các bạn búp bê vào học cùng nhé! ( Mỗi trẻ lấy một rổ gồm búp bê 
 - Cô cho trẻ ngồi học theo hình chữ U . Chúng mình mời bạn búp bê đứng về phía phải của các con .
 - Các bạn búp bê đến học còn mang theo đồ dùng gì ? ( Biển cấm biển chỉ dẫn ) .
 - Cô trò chuyện ý nghĩa của biển cấm và biển chỉ dẫn . 
 - Bạn búp bê muốn học cùng các con . Các con hãy mời bạn búp bê đứng phía trước cùng hướng với các con .
 - Cô hỏi trẻ : 
 + Bạn búp bê chào cô bằng tay nào ?
 + Tay phải của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ? 
 + Tay trái của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ? 
 + Các con hãy đặt biển cấm ở phía phải của bạn búp bê !
 + Các con hãy đặt biển chỉ dẫn ở phía trái của bạn búp bê !
 - Các con hãy nghe bạn búp bê hỏi :
 + Biển cấm đứng ở phía nào của tôi ? 
 + Biển chỉ dẫn đứng ở phía nào của tôi ? 
 - Các con thi đua xem ai nói nhanh nhé ?
 - Cô nói phía .....búp bê – trẻ nói tên biển báo giao thông .
 - Cô nói tên biển báo giao thông – trẻ nói phía ....của búp bê .
 - Các con ơi! Bạn búp bê muốn ngồi thảo luận bài cùng các con . Con hãy đặt bạn búp bê đứng đối diện cùng với con .
 - Cô hỏi trẻ :
 + Tay phải của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ?
 + Tay trái của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ?
 - Các con hãy đặt biển cấm ở phía trái của bạn búp bê .
 - Các con hãy đặt biển chỉ dẫn ở phía phải của bạn búp bê .
 - Các con hãy nghe bạn búp bê hỏi :
 + Biển cấm ở phía nào của tôi ?
 + Biển chỉ dẫn ở phía nào của tôi ?
 - Bạn búp bê cảm ơn các con rất nhiều , các con hãy giúp bạn búp bê đứng ở phía trái của các con !
4. Luyện tập :
 - Các bạn búp bê rất muốn nghe các con hát , các con hát tặng bạn búp bê nhé ! ( Cô mời 3 trẻ đứng lên hát ) . Khi trẻ hát xong cô mời 1 bạn đứng ở giữa hỏi : 
 + Bạn ........đứng ở phía nào của tôi ? ....
- Cô mời trẻ 2-3 trẻ trả lời cô động viên khích lệ kịp thời .
* Trò chơi : Người dẫn đường 
 - Luật chơi : Gắn bạn đi đúng đường, mỗi lần chỉ được gắn 1 bạn 
 - Thời gian : Mỗi lần chơi là 2 phút 
 - Cách chơi : Cô treo 2 bức tranh và hỏi trẻ ?
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Tại sao con biết bức tranh này vẽ về đường phố ?
+ Tại sao con biết bức tranh này vẽ về đường nông thôn ?
 - Có các bạn học sinh đi học về , các bạn ấy chưa biết đi đúng đường , các con hãy giúp các bạn đi đúng đường nhé .
 - Cô vừa làm mẫu vừa giảng giải : Chúng mình hãy chia làm 2 đội , 1 đội giúp các bạn học sinh đi đúng đường ở phố , 1 đội giúp các bạn học sinh đi đúng đường ở nông thôn . Khi có hiệu lệnh từng bạn bật nhảy qua các vòng lên giúp 1 bạn học sinh đi đúng đường chạy về phía sau hàng đứng , bạn khác lên chơi tiếp . khi hết thời gian cô kiểm tra kết quả của từng đội và động viên khích lệ trẻ . 
 - Trẻ chơi 1 – 2 lần 
5. Kết thúc : 
 - Chúng mình vừa giúp các bạn học sinh đi đúng đường rồi đấy . Chúng mình phải nhớ khi đi đường phải đi đúng phần đường của mình , nếu không rất dễ bị xẩy ra tai nạn . Bây giờ chúng mình xếp hàng đi ra sân chơi giao thông nhé . Trẻ vừa đi vừa hát vỗ tay theo lời bài hát ( Cô dạy bài học giao thông )
- Mẹ con đưa con đi học bằng xe máy 
- Trẻ hát cùng cô .
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ dậm chân 5 cái.
- Có ạ.
- Chú cảnh sát giao thông đang cầm gậy chỉ đường bằng tay phải 
- Trẻ trả lời 
- Không được đi ạ 
- Biển cấm và biển chỉ dẫn 
- Búp bê chào cô bằng tay phải 
- Trẻ trả lời 
- Tay phải của bạn búp bê cùng phía với tay trái của con 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Tại vì đường có vỉa hè dành cho người đi bộ 
- Trẻ chơi 
- Trẻ hát vỗ tay đi ra sân 

File đính kèm:

  • docgiao_an_so_sanh_kich_thuoc.doc