Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề 2: Bản thân

I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ:

1. Lĩnh vực phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng - Sức khoẻ:

- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm

- Biết kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn (cs 19)

- Biết và không ăn, uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe (cs 20)

- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, ốm đau.

- Nhận biết và tránh 1 số vật dụng nguy hiểm đối với bản thân.

* Vận động:

- Trẻ biết bật xa tối thiểu 50 cm (cs 1)

- Có kỹ năng thực hiện 1 số vận động bật xa, ném xa bằng một tay, trèo lên xuống thang, trườn sấp kết hợp chui qua cổng.

- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. (cs 15)

- Trẻ biết tự rửa mặt, trải răng hàng ngày (cs 16)

- Có khả năng tự phục vụ bản thân biết tự lực vệ sinh cá nhân và sử dụng 1 số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

- Thể dục sáng: Tập các động tác thể dục: Hô hấp 1, tay 1, chân 2, bụng 3, bật 1 và tập kết hợp với các bài hát Cái mũi, Nào cùng tập thể dục.

 

doc57 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề 2: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giáo dục chủ đề
Chủ đề 2: bản thân
Thời gian thực hiện từ 14/09 đến 2/10/2015
I. Mục tiêu giáo dục chủ đề:
1. Lĩnh vực phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng - Sức khoẻ:
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm 
- Biết kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn (cs 19)
- Biết và không ăn, uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe (cs 20)
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, ốm đau.
- Nhận biết và tránh 1 số vật dụng nguy hiểm đối với bản thân.
* Vận động:
- Trẻ biết bật xa tối thiểu 50 cm (cs 1)
- Có kỹ năng thực hiện 1 số vận động bật xa, ném xa bằng một tay, trèo lên xuống thang, trườn sấp kết hợp chui qua cổng. 
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. (cs 15)
- Trẻ biết tự rửa mặt, trải răng hàng ngày (cs 16)
- Có khả năng tự phục vụ bản thân biết tự lực vệ sinh cá nhân và sử dụng 1 số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thể dục sáng : Tập các động tác thể dục : Hô hấp 1, tay 1, chân 2, bụng 3, bật 1 và tập kết hợp với các bài hát Cái mũi, Nào cùng tập thể dục.
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
- Phân biệt được 1 số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ tên, gới tính, sở thích, và 1 số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu TGXQ.
- Ôn, nhận biết các số trong phạm vi 5, thêm bớt và chia số lượng trong phạm vi 5
- Chỉ ra được khối cầu, khối vuụng, khối chữ nhật và khối trụ theo yờu cầu 
(cs 107)
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
- Biết Sử dụng lời núi để bày tỏ cảm xỳc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thõn (cs 68)
- Khụng núi leo, khụng ngắt lời người khỏc khi trũ chuyện (cs 75)
- Biết 1 số chữ cái trong từ, trong họ tên của bản thân tên gọi các bộ phận trên cơ thể .
- Mạnh dạn lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói.
- Cho trẻ làm quen với chữ cái a, ă, õ
4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
- Biết sử dụng 1 số dụng cụ, vật liệu để tạo ra 1 số sản phẩm, mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục màu sắc hài hòa.
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong hoạt động múa, hát âm nhạc trong chủ đề bản thân.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (cs 100)
5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân (cs 28)
- Trẻ nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (cs 29)
- Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (cs 36)
- Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (cs 59)
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp qui định ở trường, lớp nơi công cộng.
II. nội dung giáo dục trong chủ đề:
Chủ đề
Chủ đề nhánh
Số tuần
Nội dung
Bản thân
Tôi là ai
1
* Phát triển vận động (Phát triển thể chất):
- Trẻ tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: tay, lưng, bụng, lườn, chân.
- Thế dục sáng: Cho trẻ tập kết hợp với bài “Em tập chải răng”.
- Vận động cơ bản:
+ Bật xa, ném xa bằng 1 tay
+ Trèo lên xuống thang
+ Trườn sấp qua cổng thể dục.
* Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ nghe được các âm thanh ngữ điệu giọng nói khác nhau, độ to nhỏ âm thanh của giọng nói, giọng đọc 
- Hiểu nội dung một số câu truyện, bài thơ phù hợp với trẻ.
Thơ: Cái lưỡi, tay ngoan
Truyện; Giấc mơ kỳ lạ, Ai đáng khen nhiều hơn
- Trẻ biết trò truyện về ngày sinh nhật của bé
-Tập phát âm tên các bạn.
- Sử dụng các từ có biểu cảm, có hình ảnh 
- Tự tin mạnh dạn khi giao tiếp 
- Chẩn bị cho việc đọc viết
- Làm quen với tư thế ngồi đọc viết
- Đọc thơ và biết thể hiện tình cảm 
- Làm quen chữ cái a,ă, â
- Trò chơi với chữ cái a, ă, â
* Phát triển nhận thức:
+ Khám phá khoa học XH:
- Một số hiểu biết về bản thân, họ tên tuổi, tổ chức ngày sinh nhật, giới tính đặc điểm bên ngoài, sở thích chức năng của các giác quan
- Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh,trò chuyện về một số loại thực phẩm 
- Trò chuyện với trẻ về bản thân
- Các bộ phận trên cơ thể bé 
+ Làm quen với toán:
- Nhận biết phân biệt khối vuông khối chữ nhật 
- Xác định phía phải, trái,trên, dưới, trước, sau của đối tượng có sự định hướng
- Ôn số lượng 5 nhận biết số 5, ôn nhận biết hình vuông, chữ nhật , hình tam giác hình tròn 
* Phát triển thẩm mỹ:
-Trẻ biết thể hiện thái độ tình cảm trước bạn bè, mọi người xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật 
- Thể hiện sự tự nhiên phù hợp trước các bài hát về bản thân 
- Biết sử dụng dụng cụ âm nhạc chơi trò chơi theo ( Cái mũi, múa cho mẹ xem, mời bạn ăn )
- Biết sử dụng nguyên vật liệu phong phú, thể hiện tình cảm ý muốn qua sản phẩm vẽ, xé, dán, nặn
- Vẽ đồ chơi của bé 
- Vẽ áo sơ mi 
- Nặn theo ý thích
* Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:
- Trẻ phân biệt được đặc điểm giống và khác nhau của mình với người khác, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Lễ phép tôn trọng với người trên,cô giáo, và mọi người xung quanh
- Biết cộng tác với bạn bè, cô giáo trong các hoạt động chung, hoạt động vui chơi
- Trò truyện qua tranh và quan sát thực tế tìm hiểu những trạng thái cảm xúc, thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai mẹ con, phòng khám răng
- Chơi và giữ gìn đồ chơi ngăn nắp sạch sẽ
- Thực hiện qui định của trường, lớp công việc tự phục ụ bản thân và giữ gìn vệ sinh môi trường trong trường, lớp.
Cơ thể của tôi
1
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
1
III. hoạt động giáo dục:
1. Phát triển vận động (Phát triển thể chất)
* Hoạt động học: 
- Thể dục sáng tập các động tác hô hấp, tay, lưng, lườn, bụng, chân, bật kết hợp với bài “Em tập chải răng”
- Vận động cơ bản: 
+ Bật xa, ném xa bằng 1 tay
+ Trèo lên xuống thang
+ Trườn sấp qua cổng thể dục.
* Hoạt động chơi:
- Hoạt động chơi ngoài trời: Cho trẻ chơi trò chơi Bịt mắt bắt dê, kéo co
- Trò chơi vận động: Tìm bạn thân, ai nhanh nhất, đi siêu thị
* Hoạt động lao động: 
- Trẻ biết kê bàn, ghế ăn và thu dọn bàn, ghế ăn
- Trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: 
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Biết dọn dẹp đồ dùng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy.
- Trẻ tự cởi và mặc quần áo
- Tự đi giày, dép
- Trẻ biết giữ gìn đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
2. Phát triển ngôn ngữ: 
* Hoạt động học: 
- Làm quen chữ cái: a, ă, â
- Trò chơi với chữ cái: a, ă, â
- Truyện: Giấc mơ kỳ lạ
* Hoạt động chơi:
- Hoạt động chơi ngoài trời: Cho trẻ đọc thơ: Tay ngoan, xòe tay
- Trò chơi: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh, gạch chân chữ cái trong bài thơ, nặn chữ cái, xếp chữ cái bằng hột hạt
* Hoạt động lao động: 
- Trẻ biết phân công nhau trong việc thu dọn đồ dùng, đồ chơi
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: 
- Trẻ có thói quen mời trước khi ăn
- Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
3. Phát triển nhận thức: 
* Hoạt động học: 
+ Khám phá khoa học XH:
- Trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ
- Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé 
- Trò chuyện về một số loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể
+ Làm quen với toán:
- Nhận biết phân biệt khối vuông khối chữ nhật 
- Xác định phía phải, trái,trên, dưới, trước, sau của đối tượng có sự định hướng
- Ôn số lượng 5 nhận biết số 5, ôn nhận biết hình vuông, chữ nhật, hình tam giác, hình tròn 
* Hoạt động chơi:
- Hoạt động chơi ngoài trời: Tìm và phân loại các nhóm thực phẩm, nhận biết các nhóm có 5 đối tượng, nhận biết các hình 
- Trò chơi: Mắt mồm tai, kết nhóm
* Hoạt động lao động: 
- Trẻ nhận biết được công việc mà trẻ có thể làm được như thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Trẻ biết đến giờ ăn thì phải kê bàn ghế, ngủ dậy thì cất dọn đồ dùng
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: 
- Trẻ nhận biết được khi nào phải rửa tay
- Biết giữ gìn đầu tóc, quần áo gọn gàng
- Nhận biết được các món ăn cần thiết cho cơ thể
4. Phát triển thẩm mỹ: 
* Hoạt động học: 
+ Tạo hình:
- Vẽ đồ chơi của bé 
- Vẽ áo sơ mi 
- Nặn theo ý thích
+ Âm nhạc: 
- Múa cho mẹ xem
- Cái mũi
- Mời bạn ăn
* Hoạt động chơi:
- Hoạt động chơi ngoài trời: Vẽ phấn trên sân hình bạn trai, bạn gái, vẽ đồ chơi của bé
- Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát, nghe tiết tấu tìm đồ vật, nghe giai điệu đoán tên bài hát
* Hoạt động lao động: 
- Trẻ biết giữ gìn và bảo quản sản phẩm của mình và người khác làm ra
- Trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: 
- Trẻ biết giữ trật tự khi ăn, ngủ
- Biết giữ gìn quần áo, đầu tóc gọn gàng.
5. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: 
* Hoạt động học: 
- Trò chuyện với trẻ về bản thân, về sở thích, giới tính
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc qua trò chơi đóng vai
* Hoạt động chơi:
- Hoạt động chơi ngoài trời: Dạo chơi xung quanh trường, nhặt lá rụng, rác vào đúng nơi quy định, chơi các trò chơi tự do
- Trò chơi: Chơi xây dựng, lắp ghép, chơi phân vai...
* Hoạt động lao động: 
- Biết thu dọn đồ dùng đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và đúng nơi quy định.
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: 
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Biết dọn dẹp đồ dùng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy.
- Trẻ biết giữ gìn đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
IV. Môi trường giáo dục:
- Môi trường giáo dục trong lớp học: 
+ Trang trí lớp theo chủ điểm bản thân: tranh ảnh bạn trai, bạn gái, các nhóm thực phẩm phổ biến cần thiết cho cơ thể...
+ Các góc chơi: Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật
+ Các đò dùng đồ chơi cho trẻ phải đản bảo an toàn cho trẻ...
- Môi trường giáo dục ngoài lớp học:
+ Trang trí theo chủ đề bản thân
+ Góc tuyên truyền cho phụ huynh: Tuyên truyền cho các bậc cha,mẹ biết một số thực phẩm cần thiết cho trẻ, cách phòng và chống một số bệnh thường gặp ở trẻ....
Kế hoạch giáo dục tuần 
1. Kế hoạch tuần 1: Chủ đề nhánh: Tôi là ai ?
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp.
- Thể dục sáng: Hô hấp 1, tay 4, chân 2, bụng 3, bật 1. Tập kết hợp với bài hát “Em tập chải răng”.
2. Hoạt động học
- PTTC:
 Bật xa - Ném xa bằng một tay
- PTTM:
Vẽ đồ chơi của bé
- PTNN:
LQCC: a, ă, â
- PTNT:
Ôn số lượng 5, nhận biết số 5, ôn số lượng trong phạm vi 5
- PTTM: 
Dạy múa: Múa cho mẹ xem, Nghe hát: Lý chiều chiều. TC: Bao nhiêu bạn hát.
3. Chơi, Hoạt động ở các góc
- Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
- Góc học tập : Xếp đồ dùng theo số lượng 5
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về chủ đề bản thân
- Góc phân vai: chơi bán hàng, nấu ăn, bác sỹ
- Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc cây
4. Hoạt động chơi ngoài trời
* Hoạt động có mục đích:
- Trò chuyện về bản thân trẻ
- Vẽ phấn trên sân hình bạn trai, bạn gái.
* Trò chơi vận động:
- Tìm bạn thân
- Bịt mắt bắt dê
- Ai nhanh nhất
5. Ăn, ngủ 
- Cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn
- Giới thiệu món ăn
- Động viên trẻ ăn hết xuất
- Cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ
6. Chơi, hoạt động theo ý thích
* Vận động nhẹ và ăn quà chiều
* Chơi: Cho trẻ chơi các trò chơi: Tìm bạn thân, kéo co, kết nhóm, lắp ghép, luồn hạt
* Hoạt động theo ý thích: 
- Cho trẻ đọc thơ, hát các bài về chủ đề bản thân, kể chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn
- Ôn bài cũ
- Làm quen bài mới
- Nhận xét nêu gương cuối ngày
7. Trả trẻ
- Trải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Trả trẻ, Trao đổi với phụ huynh về tỡnh hỡnh của trẻ trong ngày
2. Kế hoạch tuần 2: Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp.
- Thể dục sáng: Hô hấp 1, tay 4, chân 2, bụng 3, bật 1. Tập kết hợp với bài hát “Em tập chải răng”.
2. Hoạt động học
PTTC: Trườn sấp kết hợp chui qua cổng
- PTTM:
Vẽ áo sơ mi 
- PTNN:
Trò chơi chữ cái: a, ă, â
- PTNT:
Dạy trẻ thêm bớt và tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
- PTTM: 
Dạy hát: Cái mũi, Nghe hát: Năm ngón tay ngoan. TC: Bao nhiêu bạn hát.
3. Chơi, Hoạt động ở các góc
- Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
- Góc học tập : Xếp đồ dùng theo số lượng 5
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về chủ đề bản thân
- Góc phân vai: chơi bán hàng, nấu ăn, bác sỹ
- Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc cây
4. Hoạt động chơi ngoài trời
* Hoạt động có mục đích:
- QS, trò chuyện: Phân biệt một số bộ phận trên cơ thể, chức năng và hoạt động chính của chúng.
- Vẽ khuôn mặt vui của bé
- TC về cách chăm sóc và bảo vệ giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể
* Trò chơi vận động:
- Kéo co
- Tìm bạn thân
- Ai nhanh nhất
5. Ăn, ngủ 
- Cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn
- Giới thiệu món ăn
- Động viên trẻ ăn hết xuất
- Cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ
6. Chơi, hoạt động theo ý thích
* Vận động nhẹ và ăn quà chiều
* Chơi: Cho trẻ chơi các trò chơi: Tìm bạn thân, kéo co, kết nhóm, lắp ghép, luồn hạt
* Hoạt động theo ý thích: 
- Cho trẻ đọc thơ, hát các bài về chủ đề bản thân, kể chuyện: Mỗi người một việc
- Ôn bài cũ, làm quen bài mới
- Nhận xét nêu gương cuối ngày
7. Trả trẻ
- Trải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Trả trẻ, Trao đổi với phụ huynh về tỡnh hỡnh của trẻ trong ngày
3. Kế hoạch tuần 3: Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
 Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp.
- Thể dục sáng: Hô hấp 1, tay 4, chân 2, bụng 3, bật 1. Tập kết hợp với bài hát “Em tập chải răng”.
2. Hoạt động học
- PTTC:
 Trèo lên xuống thang
- PTTM:
Nặn theo ý thích 
- PTNN:
Truyện: Giấc mơ kỳ lạ
- PTNT: XĐ phía trên, dưới, trước, sau, phải. trái của ĐT
- PTTM: 
Dạy hát: Mời bạn ăn, nghe hát: Thật đáng chê, trò chơi: Bạn nào hát.
3. Chơi, Hoạt động ở các góc
- Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
- Góc học tập : Xếp đồ dùng theo số lượng 5
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về chủ đề bản thân
- Góc phân vai: chơi bán hàng, nấu ăn, bác sỹ
- Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc cây
4. Hoạt động chơi ngoài trời
* Hoạt động có mục đích:
- Trò chuyện kể tên các loại thực phẩm, thức ăn mà trẻ ưa thích
- Quan sát thời tiết, sức khỏe, quần áo phù hợp với thời tiết.
- Kể tên các món ăn mà cháu thích.
- Trò chơi: Ai nói nhanh
* Trò chơi vận động:
- Đi siêu thị
- Ai nói nhanh
- Ai nhanh hơn
5. Ăn, ngủ 
- Cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn
- Giới thiệu món ăn
- Động viên trẻ ăn hết xuất
- Cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ
6. Chơi, hoạt động theo ý thích
* Vận động nhẹ và ăn quà chiều
* Chơi: Cho trẻ chơi các trò chơi: Tìm bạn thân, kéo co, kết nhóm, lắp ghép, luồn hạt
* Hoạt động theo ý thích: 
- Cho trẻ đọc thơ, hát các bài về chủ đề bản thân, kể chuyện: Mỗi người một việc
- Ôn bài cũ, làm quen bài mới
- Nhận xét nêu gương cuối ngày
7. Trả trẻ
- Trải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Trả trẻ, Trao đổi với phụ huynh về tỡnh hỡnh của trẻ trong ngày
Kế hoạch ngày tuần 1 chủ đề bản thân
Chủ đề nhánh: Tôi là ai (Thời gian thực hiện từ 15/9->19/9/2014)
Thứ hai, ngày 15 tháng 09 năm 2014
1. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng:
- Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật, tên tuổi của trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do
- Cho trẻ tập thể dục sáng:
a. Mục đích, yêu cầu :
- Trẻ tập các động tác theo cô đều, đẹp.
- Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
- Giúp trẻ có ý thức luyện tập phát triển các giác quan.
b. Chuẩn bị :
- Sàn tập bằng phẳng.
- Cô thuộc các động tác thể dục.
c. Hướng dẫn : Cho trẻ tập các động tác (4 x 8) nhịp
+ Hô hấp 1 : Thổi nơ bay.
+ Tay 4 : Hai tay đưa ngang ra phía trước lên cao.
+ Chân 2 : Ngồi khuỵu ngối.
+ Bụng 3 : Hai tay đưa lên cao cúi gập người về phía trước.
+ Bật 1 : Bật tiến về phía trước.
- Tập kết hợp với bài : Em tập chải răng
2. Hoạt động học: 
Lĩnh vực phát triển thể chất :
Bật xa - ném xa bằng một tay
I. Mục đích, yêu cầu: 
a) Kiến thức:
- Trẻ biết dùng sức chân để bật và tiếp đất nhẹ nhàng bằng 2 chân.
- Trẻ biết dùng sức của tay và vai để ném vật đi xa.
b) Kĩ năng: 
- Trẻ biết phối hợp chân tay để thực hiện động tác nhịp nhàng.
- Trẻ biết phối hợp tay, mắt để ném xa.
- Rèn khả năng định hướng và sự nhanh nhẹn
c) Thái độ:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, kỷ luật
- Trẻ nhiệt tình tham gia đến hết buổi tập
II. Chuẩn bị:
a. Môi trường học tập: sân trường bằng phẳng
b. Đồ dùng:
+ Đồ dùng của cô: Nhạc cho trẻ hát
+ Đồ dùng của trẻ: Túi cát để trẻ ném xa (8 - 10 túi)
c. Nội dung:
+ Nội dung chính: Bật xa - ném xa bằng một tay
+ Nội dung kết hợp: 
- Thơ: Xòe tay
- Âm nhạc: Cái mũi
- Toán: đếm số lượng
d. Phối hợp với phụ huynh:
- Trao đổi với phụ huynh cho trẻ rèn luyện cơ thể
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Cô giới thiệu hội thi : Bé khỏe
- Giới thiệu hội thi và các phần chơi cùng với quà tặng của chương trình và người dẫn chương trình.
+ Hội thi gồm có 3 phần :
- Phần thi khởi động
- Phần thi chung sức
- Phần thi về đích
+ Giới thiệu cô giáo là người dẫn chương trình và cùng đồng hành trong xuất hội thi của trẻ.
+ Ban tổ chức đã chuẩn bị rất nhiều các loại hoa quả để làm quà cho hai đội chơi.
* Phần thi khởi động:
- Cách chơi : Hai đội vừa đi vừa hát theo nhịp bài khi cô hát nhanh thì đi nhanh khi cô hát chậm thì đi chậm và đi theo các kiểu đi khác nhau.
- Luật chơi: đội nào đi đúng theo hiệu lệnh của cô là thắng.
- Cho trẻ vừa hát và đi theo nhịp bài Múa cho mẹ xem
- Cô nhận xét và tặng quà cho trẻ
* Phần thi chung sức:
- Cho trẻ vừa đi vừa hát và đứng thành hai hàng ngang đối diện theo tổ.
- Bài tập phát triển chung: cho trẻ tập các động tác thể dục sáng trừ hô hấp(tập nhấn mạnh động tác tay và chân)
- Vận động cơ bản: Bật xa - Ném xa bằng 1 tay
+ Cô tập mẫu lần 1 không giới thiệu.
+ Lần 2: Cô giới thiệu: Cô đi đến vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì 2 chân trùng xuống đồng thời 2 tay đưa ra phía sau, khi nghe hiệu lệnh bật thì cô bật mạnh về phía trước và tiếp đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân. Sau đó cô tiến đến rổ đựng túi cát nhặt một túi và ném mạnh túi cát về phía trước, sau đó đi nhặt túi cát và về vị trí cuối hàng đứng.
+ Mời 1 - 2 trẻ tập 
+ Cho luân phiên trẻ tập cho đến hết lớp (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ chơi : Thi đội nào nhanh
+ Cách chơi: Hai đội bật qua vạch kẻ và nhặt túi cát ném mạnh về phía trước.
-Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được ném một túi cát, đội nào ném được nhiều túi cát hơn là thắng.
- Cô đếm 1,2,3 bắt đầu và cổ vũ động viên trẻ.
- Đếm số đồ chơi và tặng quà cho trẻ
* Phần thi Về đích:
- Cách chơi : hai đội vừa đi vừa hát theo nhịp bài hát cái mũi.
- Luật chơi: đội nào hát to và đi đúng nhịp là thắng.
- Cho trẻ vừa đi vừa hát cùng cô.
- Cô nhận xét tặng quà cho 2 đội chơi.
- Cô kiểm tra kết quả của cả hai đội 
- Phát thưởng và kết thúc hội thi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ lên nhận quà
- Trẻ tập
- Nhìn cô tập
- 2 trẻ lên tập
- Cả lớp tập luôn phiên nhau.
- 2 đội thi đua với nhau.
- Trẻ lên nhận quà.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
- Lắng nghe
- Hai đội đếm quà
- Hai đội lên nhận quà
3. Chơi, hoạt động ở các góc: 
I. Mục đích - Yêu cầu :
a) Mục đích :
- Khuyến khích tính tích cực độc lập của trẻ
- Kích thích trẻ thực hiện các quyết định của mình
- Động viên trẻ tham gia hoạt động chung
- Tạo cho trẻ khám phá thử nghiệm
- Tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của trẻ.
b) Yêu cầu:
- Tuần 1: Góc phân vai là hoạt động chủ đạo
+ Trẻ làm quen với trò chơi mới cô phân vai giúp trẻ
+ Trẻ biết tên gọi 1 số đồ dùng đồ chơi trong nhà
+ Cô tham gia chơi cùng trẻ
+ Cuối tuần trẻ đóng vai chơi thành thạo
- Tuần 2: Góc xây dựng là hoạt động chủ đạo
+ Trẻ tự nhận vai chơi
+ Nhóm trưởng cùng với cô giáo phân nhiệm vụ của các bạn trong nhóm
+ Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
+ Cô tham gia chơi cùng với trẻ
+ Cuối tuần trẻ đóng vai chơi thành thạo
- Tuần 3: Góc hoạt động nghệ thuật là hoạt động chủ đạo
+ Trẻ chơi thành thạo các góc
+ Trẻ thể hiện vai chơi rõ ràng
+ Sản phẩm trẻ tạo ra có sáng tạo
II. Chuẩn bị:
a) Góc xây dựng:
- Các khối xây dựng,bồn hoa cây cảnh, hàng rào cây xanh.
- Các đồ dùng cần thiết của nhà bé.
- Tiền để trẻ đi chợ.
b)

File đính kèm:

  • docCHU_DIEM_2_BAN_THAN_5TUOI.doc
Giáo Án Liên Quan