Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới động vật - Nhánh 1: Một số con vật nuôi trong gia đình

Hoạt động có mục đích:

 PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:

VẼ CON GÀ TRỐNG (M)

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Vẽ các nét cong tròn khép kín, các nét xiên để tạo thành hình con gà.

- 5 tuổi: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học như: Vẽ các nét cong tròn khép kín, các nét xiên để tạo thành hình con gà, trẻ biết di màu cho bức tranh thêm đẹp.

2 . Kỹ năng

- 4 tuổi: Thông qua hoạt động nhằm phát triển các cơ ngón tay và sự khéo léo của đôi bàn tay.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ như: Vẽ nét cong tròn, nét xiên, kỹ năng tô màu.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra, biết yêu quý chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

 

doc92 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới động vật - Nhánh 1: Một số con vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 
Thực hiện 4 tuần từ 12/12/2016 đến ngày 6/1/2016
NHÁNH 1: MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 1 tuần từ ngày 12/12/2016 đến ngày 16/12/2016
Ngày soạn: Ngày 10/12/2016
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2016
	Hoạt động có mục đích:
 PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:
VẼ CON GÀ TRỐNG (M)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Vẽ các nét cong tròn khép kín, các nét xiên để tạo thành hình con gà.
- 5 tuổi: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học như: Vẽ các nét cong tròn khép kín, các nét xiên để tạo thành hình con gà, trẻ biết di màu cho bức tranh thêm đẹp.
2 . Kỹ năng
- 4 tuổi: Thông qua hoạt động nhằm phát triển các cơ ngón tay và sự khéo léo của đôi bàn tay.
- 5 tuổi: Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ như: Vẽ nét cong tròn, nét xiên, kỹ năng tô màu.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra, biết yêu quý chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ con gà mẫu 
- Giá treo tranh, bút màu, giấy vẽ.
- Bút màu, giấy A4.
- Quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Bàn ghế cho trẻ ngồi
III. Tổ chức hoạt động
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu bài
- Cô và trẻ hát bài “Gà trống mèo con và cún con”.
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Trong bài hát nói đến những con vật nào?
 Gà trống, mèo, chó là những con vật sống ở đâu?
- Hỏi ích lợi của từng con?
 Ngoài những con vật đó ra các con còn biết những con vật nào khác nữa.
- Trong gia đình các con nuôi rất là nhiều con vật, mỗi con vật đều có ích lợi riêng, cô rất yêu quý con vật đó và cô đã vẽ được một bức tranh rất đẹp các con có muốn biết đó là con vật nào không ?
2. Hoạt động 2: Đàm thoại tranh mẫu
- Trốn cô! trốn cô
- Cô đâu!
- Cô có bức tranh vẽ con gì?
- Con gà trống hay con gà mái?
- Cho trẻ tự nêu nhận về bức tranh sau đó gợi hỏi?
- Con gà có những gì?
- Đầu gà có những gì?
- Đầu gà có dạng hình gì?
- Đầu gà vẽ bằng nét gì?
- Mỏ gà màu gì? mỏ gà có dạng hình gì?
- Mỏ gà vẽ bằng nét gì?
- Mắt gà như thế nào?
- Mắt gà vẽ bằng nét gì?
- Mào gà như thế nào?
- Mào gà vẽ bằng nét gì?
- Mình gà như thế nào? Mình gà màu gì?
- Mình gà được vẽ bằng nét gì?
- Trên mình gà có gì?
- Cánh gà vẽ bằng nét gì?
- Con gà có mấy chân?
- Chân gà được vẽ bằng nét gì?
- Đuôi gà được vẽ bằng nét gì?
- Trên bức tranh còn vẽ gì?
- Cô gọi hỏi trẻ trả lời và tóm tắt các ý trẻ trả lời
- Giáo dục trẻ biết yêu quý con gà và các con vật nuôi trong gia đình, biết giữ gìn và bảo vệ bức tranh vừa vẽ
3. Hoạt động 3: Vẽ mẫu
- Chúng mình có thích vẽ những chú gà con giống của cô không. Để vẽ thật đẹp chú ý quan sát cô vẽ mẫu nhé.
- Cô cùng trẻ bàn bạc về cách vẽ con gà
 Để vẽ được con gà chúng mình vẽ gì trước?
 Vẽ như thế nào?
- Trước tiên cô vẽ đầu là 1 hình tròn nhỏ, mình gà là một hình tròn to sát nhau
 Cô đã vẽ xong chưa?
 Con gà còn thiếu bộ phận nào nữa?
- Cô vẽ mắt là 1 chầm tròn trong hình tròn nhỏ, tiếp theo cô vẽ mỏ.
- Tiếp theo cô vẽ đuôi gà là hình tròn nhỏ, mỏ gà cô vẽ 1 hình tam giác nhỏ
 Để chú gà đẹp hơn chúng ta phải làm gì?
 Tô màu như thế nào?
 Các con thấy có đẹp không?
- Các con có muốn vẽ được bức tranh đẹp như cô không?
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
- Khi ngồi các con phải ngồi như thế nào, cầm bút bằng tay nào?
- Cô để trẻ tự vẽ con gà. Trong quá trình trẻ vẽ cô bao quát, gợi ý hướng dẫn những trẻ còn lúng túng, gợi ý cho trẻ vẽ thêm một số chi tiết phụ để bức tranh thêm sinh động( Cỏ cây, hoa.).
- Trẻ nào vẽ xong trước mang lên trưng bày sản phẩm
- Hết thời gian cho trẻ dừng tay
5. Hoạt động 5: Nhận xét trưng bày đánh giá sản phẩm
- Cô cho trẻ cầm bài lên giá trưng bày sản phẩm.
- Cô cho trẻ quan sát bài của mình, bài của bạn.
- Cô để trẻ tự nhận xét bài vẽ của mình, bài vẽ của bạn
+ Con thích bài vẽ của bạn nào? bạn vẽ được những gì? Bài vẽ của bạn có giống tranh vẽ của cô không.
- Cô nhận xét bài của trẻ vẽ chọn một số bài trẻ vẽ đẹp cho cả lớp quan sát nhận xét tuyên dương, chọn một số bài trẻ vẽ chưa hoàn chỉnh động viên khuyến khích
- Hỏi trẻ tên bài - nhận xét giờ học
6. Hoạt động 6: Kết thúc 
- Cô và trẻ làm chú gà con ra sân chơi.
- Trẻ hát “Gà trống mèo con và cún con”.
- Nói về các con vật 
- Chó, mèo, gà trống 
- Trong gia đình. 
- Trẻ trả lời
- Có ạ!
- Trẻ chơi trò chơi
- Bức tranh vẽ con gà
- Con gà trống 
- Trẻ nhận xét
- Đầu, mình và đuôi 
- Đầu gà có mắt mỏ và mào 
- Hình tròn 
- Vẽ bằng nét cong tròn 
- Mỏ gà màu đỏ, có dạng hình tam giác 
- Vẽ bằng nét xiên 
- Mắt gà tròn 
- Nét cong tròn 
- Mào gà đỏ. 
- Vẽ bằng nét cong 
- Mình gà tròn, màu vàng 
- Mình gà vẽ bằng nét cong
- Cánh gà.
- Cánh gà vẽ bằng nét cong.
- Gà có 2 chân.
- Chân gà được vẽ bằng nét thẳng và nét xiên
- Đuôi gà vẽ bằng nét xiên.
- Vẽ cỏ, cây, ông mặt trời. 
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát cô vẽ mẫu 
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện vẽ con gà
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- 4-5 trẻ nhận xét
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CON GÀ
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: MÈO ĐUỔI CHUỘT
CHƠI TỰ DO: VẼ PHẤN, BÓNG
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của con gà.
- 5 tuổi: Nhằm củng cố kiến thức mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh. Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của con gà.
2. Kĩ năng
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nói tiếng phổ thông cho trẻ
- 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát cho trẻ.
3. Giáo dục
- Trẻ chăm sóc bảo vệ vật nuôi trong gia đình, ăn thịt gà cung cấp chất đạm cho cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh chóng lớn..
II. Chuẩn bị 
- Địa điểm quan sát ngoài sân 
- Một con gà cho trẻ quan sát.
- Một số lá cho trẻ chơi
- Sân chơi sạch sẽ an toàn
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát con gà
- Cho trẻ ra sân dạo chơi vừa đi vừa hát bài“Đi đàn gà con ” 
- Nhìn xem! Nhìn xem!
- Các con nhìn xem trên sân có con gì?
- Các con có nhận xét gì về con gà?
- Con gà có những gì?
- Đầu gà có gì?
- Mình gà như thế nào?
- Chân gà như thế nào?
- Con gà kêu như thế nào?
- Con gà ăn thức ăn gì?
- Nuôi con gà để làm gì?
- Gà là nhóm gia cầm hay gia súc ?
- Cô gọi hỏi trẻ trả lời cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ và tóm tắt các ý trẻ trả lời.
 * Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ con gà và các con vật nuôi trong gia đình, ăn thêm thịt gà cung cấp chất đạm cho cơ thể.
 * Củng cố: 
- Cô vừa cho các con quan sát con gì?
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô hỏi lại trẻ luật chơi - cách chơi.
- Cô nhắc lại luật chơi - cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
 * Củng cố: Hỏi lại tên trò chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
 - Cô cho trẻ chơi tự với phấn, bóng trẻ chơi cô quan sát động viên
- Trẻ nhẹ nhàng ra địa điểm quan sát .
- Xem gì!
- Con gà. 
- Con gà có đầu, mình, đuôi 
- Đầu gà có 2 mắt, mỏ, mào. 
- Mình gà có cánh và có chân. 
- Gà có 2 chân, chân gà có móng sắc nhọn. 
- Trẻ trả lời . 
- Gà là nhóm gia cầm 
- Trẻ lắng nghe.
- 1 trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ chơi tự do với phấn, bóng.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Nhóm 1: Góc xây dựng: Xây vườn bách thú 
- Nhóm 2: Góc phân vai: Gia đình
- Nhóm 3: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
- Nhóm 4: Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Làm quen kiến thức mới: MTXQ : Một số con vật nuôi trong gia đình
2. Nêu gương cắm cờ
- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ
- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
TT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Tình trạng sức khỏe trẻ
Sỹ số :
Sức khỏe trẻ:
2
Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động
Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động góc:
Hoạt động chiều:
3
Cá nhân trẻ
Giờ ăn:
Giờ ngủ:
Ngày soạn: Ngày 11/12/2016
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016
Hoạt động có mục đích:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ biết gọi đúng tên con vật và nêu được đặc điểm nổi bật của con vật, biết ích cho trẻ về đặc điểm cấu tạo của các con vật nuôi trong gia đình.
- 5 tuổi: Trẻ biết gọi đúng tên con vật và nêu được đặc điểm nổi bật của con vật, biết ích cho trẻ về đặc điểm cấu tạo của các con vật nuôi trong gia đình.
Biết so sánh các đặc điểm giống và khác nhau giữa các con vật nuôi trong gia đình.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ.
- 5 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh các con vật trong gia đình. Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình, biết cho gà ăn
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Tranh một số các con vật nuôi trong gia đình ( Gà, vịt, Trâu, bò) 
- Tranh các con vật, bút sáp cho trẻ tập tô
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
11. Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Cô con mình đang học chủ đề gì?
- Cô con mình đang học chủ đề “một số con vật nuôi trong gia đình”
- Trong gia đình các con nuôi những con vật gì?
- Để thể hiện tình cảm yêu quý các con vật nuôi trong gia đình cô con mình cùng hát bài “Gà trống mèo con và cún con”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các con ạ! Trong gia đình các con nuôi rất là nhiều con vật mỗi con vật có một đặc điểm riêng, có con thì đẻ trứng có con lại đẻ con và mỗi con lại có 1 ích lợi riêng. Để biết được các con vật đó có đặc điểm gì giờ học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu nhé.
2. Hoạt động 2: Làm quen một số con vật nuôi trong gia đình.
* Làm quen với con vật có 2 chân, 2 cánh có mỏ đẻ trứng
+ Làm quen con gà trống
- Lắng nghe! lắng nghe
Các con lắng nghe và đoán xem cô đọc câu đố về con gì
 “ Con gì mào đỏ
 Gáy ò ó o
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người tỉnh dạy”
- Cô vừa đọc câu đố nói về con gì?
- Trên bảng cô có bức tranh vẽ con gì?
- Cho trẻ quan sát 1 - 2 sau đó cho trẻ nêu nhận xét cô đặt câu hỏi gợi mở
- Các con có nhận xét gì về con gà trống?
- Con gà trống có những gì?
- Đầu gà như thế nào ?
- Mình gà như thế nào
- Chân gà như thế nào?
- Đuôi gà như thế nào?
- Gà thích ăn gì?
- Gà trống gáy như thế nào?
- Gà được nuôi ở đâu?
- Gà trống có đẻ được trứng không?
- Nuôi để làm gì?
- Cô gọi hỏi trẻ trả lời củng cố về đặc điểm của con gà trống chốt lại giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc bảo vệ con gà trống.
+ Làm quen với con vịt.
- Với các bước làm quen với con Vịt cô cũng tiến hành như làm quen với con gà trống trẻ trả lời cô quan sát động viên, sửa sai và tóm tắt các ý trẻ trả lời.
+ So sánh sự giống và khác nhau giữa con gà trống và con vịt.
- Trời tối!
- Trời sáng
- Trên bảng cô có bức tranh vẽ gì?
- Con vịt và con gà trống có điểm gì khác nhau?
- Trẻ trả lời cô quan sát động viên trẻ và tóm tắt các ý trẻ trả lời: con gà trống và con vịt có những điểm khác nhau: mỏ gà trống nhọn, mỏ vịt bẹt, chân gà trống có móng, chân vịt có màng, gà trống có mào, vịt không có mào, gà trống gáy ò ó o, vịt kêu cạp cạp.
- Con gà trống và con vịt có những điểm giống nhau: Gà trống và con vịt đều có 2 chân, 2 cánh có mỏ đều được nuôi trong gia đình
+ Mở rộng: Ngoài con gà trống và con vịt còn có những con vật nào cũng có 2 chân, 2 cánh có mỏ nuôi trong gia đình?
- Ngoài con gà trống, con vịt trong gia đình còn có rất nhiều các con vật khác như ngan, ngỗng, gà mái.đều là các con vật có 2 chân, 2 cánh cáo mỏ đẻ trứng và được gọi là gia cầm
* Làm quen với con vật có 4 chân đẻ con
+ Làm quen với con lợn
- Đoán tranh! Đoán tranh!
- Đây là bức tranh vẽ con gì?
- Các con có nhận xét gì về con lợn?
- Con lợn có những gì?
- Đầu lợn như thế nào ?
- Mình lợn như thế nào?
- Chân lợn như thế nào?
- Đuôi lợn như thế nào?
- Lợn thích ăn gì?
- Lợn kêu như thế nào?
- Lợn nuôi ở đâu?
- Lợn đẻ ra quả trứng hay đẻ con?
- Nuôi để làm gì?
- Cô gọi hỏi trẻ trả lời củng cố về đặc điểm của con lợn chốt lại giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc bảo vệ con lợn.
+ Làm quen với con Mèo 
- Với các bước làm quen với con mèo cô cũng tiến hành các bước làm quen với con lợn, trẻ trả lời cô quan sát động viên và sửa sai tóm tắt các ý trẻ trả lời
* So sánh sự giống và khác nhau giữa con mèo và con lợn
- Với các bước so sánh con lợn với con mèo cô cũng tiến nhành các bước cho trẻ so sánh như so sánh con gà trống và con vịt. Trẻ trả lời cô quan sát lắng nghe sửa sai động viên khuyến khích và tóm tắt các ý trẻ trả lời
+ Mở rộng: Ngoài con lợn. con mèo trong gia đình còn những con vật gì cũng có 4 chân đẻ con?
- Ngoài các con vật như con mèo, con lợn cô và các con vừa làm quen trong gia đình còn có rất nhiều các con vật khác như con chó,con bò, con trâu.. đều là các con vật có 4 chân đẻ con và thuộc nhóm gia súc
3. Hoạt động 3: Cho trẻ trò chơi “ Bắt chước tạo dáng”
- Trò chơi! Trò chơi !
- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Bắt chước tạo dáng”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 4-5 lần 
- Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ
- Hỏi trẻ lại tên trò chơi nhận xét 
4. Hoạt động 4: Tô màu các con vật.
- Mỗi con vật có một đặc điểm riêng và bộ lông khác nhau, cô có bức tranh rất đẹp nhưng cô chưa kịp tô màu, các con hãy giúp cô tô màu cho các con vật thêm sinh động nhé
- Cho trẻ về từng nhóm tô màu sau đó cô nhận xét
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ làm đàn vịt ra ngoài
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ nghe
- Nghe gì! Nghe gì!
- Con gà trống
- Con gà trống (2t)
- Trẻ nhận xét 
- Đầu mình ,đuôi, chân mỏ...
- Đầu có mắt, mỏ và mào.
- Mình tròn có cánh và chân.
- Chân gà có móng.
- Đuôi dài cong
- Ăn gạo, ngô
- Gáy ò ó o...
- Trong gia đình
- Trẻ trả lời
- Lấy thịt
- Trẻ làm quen với con vịt
- Đi ngủ
- Ò ó o 
- Con vịt, con gà trống 
- Trẻ so sánh đặc điểm khác nhau của con gà trống và con vịt 
- Trẻ nghe
- Con ngan, con ngỗng, con gà mái..
- Con lợn 
- Trẻ nhận xét 
- Đầu, mình, đuôi
- Đầu to có 2 tai, 2 mắt, mũi và miệng
- Mình lợn to dài có 4 chân
- Lợn có 4 chân, chân lợn có móng
- Trẻ trả lời
- Lợn được nuôi trong gia đình
- Lợn đẻ con
- Lợn được nuôi đẻ con và lấy thịt 
- Trẻ thực hiện
- Trẻ so sánh
- Con trâu, con bò, con chó, con ngựa.
- Chơi gì! Chơi gì!
- Trẻ chơi 4- 5 lần
- Trẻ tô màu tranh các con vật
- Trẻ làm đàn vịt ra sân chơi
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CON TRÂU
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: NHẢY TIẾP SỨC
CHƠI TỰ DO: KHỐI HÌNH, CÂY QUE
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của con trâu.
- 5 tuổi: Nhằm củng cố kiến thức mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh. Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của con trâu.
2. Kĩ năng
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nói tiếng phổ thông cho trẻ
- 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát cho trẻ.
3. Giáo dục
- Trẻ chăm sóc bảo vệ vật nuôi trong gia đình, ăn thịt trâu cung cấp chất đạm cho cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh chóng lớn..
II. Chuẩn bị 
- Địa điểm quan sát ngoài sân 
- Con trâu cho trẻ quan sát.
- 2 lá cờ cho trẻ chơi trò chơi
- Sân chơi sạch sẽ an toàn
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ ra sân dạo chơi vừa đi vừa hát bài“Đàn gà con ” 
2. Hoạt động 2: Quan sát con lợn
- Nhìn xem! Nhìn xem!
- Các con nhìn xem trên sân có con gì?
- Các con có nhận xét gì về con lợn?
- Con lợn có những gì?
- Đầu lợn có gì?
- Mình lợn như thế nào?
- Chân lợn như thế nào?
- Con lợn kêu như thế nào?
- Con lợn ăn thức ăn gì?
- Nuôi con lợn để làm gì?
- Lợn là nhóm gia cầm hay gia súc ?
- Cô gọi hỏi trẻ trả lời cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ và tóm tắt các ý trẻ trả lời.
 * Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ con lợn và các con vật nuôi trong gia đình, ăn thêm thịt lợn cung cấp chất đạm cho cơ thể.
 * Củng cố: 
- Cô vừa cho các con quan sát con gì?
3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô thưởng cho lớp mình trò chơi “Kéo co”
- Cô con mình cùng chơi trò chơi này nhé.
- Cô hỏi lại trẻ luật chơi - cách chơi.
- Cô nhắc lại luật chơi - cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
* Củng cố: Hỏi lại tên trò chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
- Cô cho trẻ chơi tự với phấn, khối hình trẻ chơi cô quan sát động viên
- Trẻ nhẹ nhàng ra địa điểm quan sát .
- Xem gì!
- Con lợn
- Trẻ nhận xét 
- Con lợn có đầu, mình, đuôi
- Đầu có 2 mắt, mồm, 2 tai
- Mình có chân.
- Lợn có 4 chân, chân cao có móng 
- Trẻ trả lời .
- Lợn là nhóm gia súc
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời 
- 1 trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Nhóm 1: Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
- Nhóm 2: Góc phân vai: Gia đình
- Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát các bài hát trong chủ đề.
- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn trò chơi mới: Trò chơi: Đi như gấu, bò như chuột
2. Nêu gương cắm cờ
- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ
- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ
	ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
TT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Tình trạng sức khỏe trẻ
Sỹ số :
Sức khỏe trẻ:
2
Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động
Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động góc:
Hoạt động chiều:
3
Cá nhân trẻ
Giờ ăn:
Giờ ngủ:
Ngày soạn: Ngày 11/12/2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
Hoạt động có mục đích:
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
THƠ: MÈO ĐI CÂU CÁ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
- 4 tuổi: Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
- 5 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện 
được tình cảm khi đọc thơ.
2. Kỹ năng 
- 4 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý,chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi
- Rèn trẻ tập trung chú ý trong giờ học
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài thơ
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Cô giới thiệu hội thi “ hội thi bạn yêu thơ”
- Hội thi gồm 4 phần đó là: cảm thụ bài thơ, tìm hiểu bài thơ, ngâm thơ, trao giải
- Hội thi hôm nay đưa ra bài thơ “ mèo đi câu cá”
- Xin mời các bé bước vào phần thứ nhất “cảm thụ thơ”
2. Hoạt động 2: Cảm thụ bài thơ
- Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm cả bài thơ
Giới thiệu tên bài thơ, tác giả
- Cô đọc lần 2: Kèm tranh minh họa
Hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài thơ
- Tiếp theo của hội thi là phần thi “tìm hiểu bài thơ”
- Các bé vừa được nghe bài thơ gì?
- Bài thơ nói về con vật gì?
- Hai anh em mèo trắng rủ nhau đi đâu?
- Mèo anh ngồi ở đâu?
- Mèo anh câu cá thế nào?
- Mèo anh nghĩ gì?
- Mèo em có câu cá không?
- Mèo em đã làm gì?
- Mèo em nghĩ gì?
- Hai anh em mèo trắng có câu được cá không?
- Vì sao?
* Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi
- Các bé đã rất suất sắc hoàn thành tốt phần thi “ tìm hiểu thơ”. Bây giờ chúng ta cùng thi ngâm thơ nhé
4. Hoạt động 4: Ngâm thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2, 3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thi đua
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ
- Con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ của tác giả nào?
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Bây giờ là phần quan trọng nhất đó là trao giải
- Trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích
- Cho trẻ hát bài hát : gà trống, mèo con và cún con”
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát
- Trẻ trả lời 
- Mèo đi câu cá 
- Con mèo 
- Đi câu cá 
- Ngồi bờ ao 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Mèo đi câu cá 
- Thái Hoàng Linh 
- Trẻ hát
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CON CHÓ
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CÁO VÀ THỎ
	CHƠI TỰ DO: LÁ CÂY, VÒNG
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của con chó.
- 5 tuổi: Nhằm củng cố kiến thức mở 

File đính kèm:

  • docCHU_DE_DV_2016_2017.doc
Giáo Án Liên Quan