Thực hiện việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở Lớp 4

 Hiện nay, bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Môi trường giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của trái đất. Giữa con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hai yếu tố này tác động qua lại nhau, hỗ trợ nhau. Nếu môi trường tốt sẽ tạo điều kiện cho con người có sức khoẻ tốt, vui tươi, làm việc hiệu quả. Nếu con người biết gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên thì môi trường sẽ tốt hơn, và ngược lại. Để học sinh nhận thức về những vấn đề này như thế nào và hành động ra sao? Thiết nghĩ đây cũng là điều suy nghĩ, trăn trở của nhiều giáo viên khi mà bảo vệ môi trường không là một phân môn cụ thể trong chương trình học của các em. Hiểu được tầm quan trong đó, năm học 2008-2009 vừa qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Bộ tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở cấp Tiểu học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Mĩ thuật và Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua 2 năm thực hiện, tôi đã áp dụng một số phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học lớp 4 đạt kết quả tốt.

 

doc25 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7754 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực hiện việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HIỆN VIỆC DẠY LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở LỚP 4 
?
I/ ÑAËT VAÁN ÑEÀ:
 Hieän nay, baûo veä moâi tröôøng laø moái quan taâm haøng ñaàu cuûa toaøn xaõ hoäi. Moâi tröôøng giöõ moät vai troø heát söùc quan troïng ñoái vôùi söï soáng cuûa traùi ñaát. Giöõa con ngöôøi vaø moâi tröôøng coù moái quan heä chaët cheõ vôùi nhau, hai yeáu toá naøy taùc ñoäng qua laïi nhau, hoã trôï nhau. Neáu moâi tröôøng toát seõ taïo ñieàu kieän cho con ngöôøi coù söùc khoeû toát, vui töôi, laøm vieäc hieäu quaû. Neáu con ngöôøi bieát gìn giöõ vaø baûo veä nguoàn taøi nguyeân thieân nhieân thì moâi tröôøng seõ toát hôn, vaø ngöôïc laïi. Ñeå hoïc sinh nhaän thöùc veà nhöõng vaán ñeà naøy nhö theá naøo vaø haønh ñoäng ra sao? Thieát nghó ñaây cuõng laø ñieàu suy nghó, traên trôû cuûa nhieàu giaùo vieân khi maø baûo veä moâi tröôøng khoâng laø moät phaân moân cuï theå trong chöông trình hoïc cuûa caùc em. Hieåu ñöôïc taàm quan trong ñoù, naêm hoïc 2008-2009 vöøa qua, Boä giaùo duïc vaø Ñaøo taïo ñaõ xaây döïng Boä taøi lieäu giaùo duïc baûo veä moâi tröôøng qua caùc moân hoïc ôû caáp Tieåu hoïc: Tieáng Vieät, Ñaïo ñöùc, Töï nhieân vaø Xaõ hoäi, Khoa hoïc, Lòch söû vaø Ñòa lí, Mó thuaät vaø Hoaït ñoäng Giaùo duïc ngoaøi giôø leân lôùp. Qua 2 naêm thöïc hieän, toâi ñaõ aùp duïng moät soá phöông phaùp vaø hình thöùc daïy hoïc loàng gheùp, tích hôïp giaùo duïc baûo veä moâi tröôøng trong caùc moân hoïc lôùp 4 ñaït keát quaû toát.
II/ NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ LIEÂN QUAN ÑEÁN MOÂI TRÖÔØNG:
Söï gia taêng vaø phaùt trieån daân soá.
Vaán ñeà löông thöïc, thöïc phaåm, vaán ñeà nhaø ôû, vaán ñeà ñoâ thò hoaù, coâng nghieäp hoaù.
Caùc nguoàn taøi nguyeân thieân nhieân: ñaát, nöôùc, röøng, bieån, ñoäng vaät, thöïc vaät, khoaùng saûn, . . .
Caùc hieän töôïng oâ nhieãm moâi tröôøng nhö: OÂ nhieãm ñaát, oâ nhieãm nöôùc, oâ nhieãm khoâng khí, oâ nhieãm tieáng oàn, oâ nhieãm nhieät, . . . 
III/ CAÙC BIEÄN PHAÙP THỰC HIỆN:
 1. Thöïc traïng giaùo duïc bảo vệ moâi tröôøng ôû lôùp 4
 1.1 Chương trình SGK:
 - Sách giáo khoa lớp 4 có nội dung học tập phong phú, phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 4, chữ to, rõ, hình ảnh và màu sắc đẹp, rất tiện lợi cho học sinh tìm hiểu bài.
 - Sách giáo khoa không có riêng phân môn Giáo dục môi trường, mà ở phân môn Khoa học và Đạo đức chỉ có một vài bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Cụ thể:
Môn
Bài
Khoa học
1/ Nước bị ô nhiễm
2/ Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
3/ Bảo vệ nguồn nước
4/ Tiết kiệm nước
5/ Không khí bị ô nhiễm
6/ Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Đạo đức
 Bảo vệ môi trường
 1.2. Tình hình giáo viên:
 	- Phần lớn giáo viên có nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cho học sinh về bảo vệ môi trường.
 	- Trong giảng dạy đa số giáo viên chỉ chú ý giảng dạy về giáo dục bảo vệ môi trường qua những bài có nội dung cụ thể đã được biên soạn trong sách giáo khoa. Do đó, việc giáo dục về bảo vệ môi trường cho học sinh còn hạn hẹp.
	- Giáo viên chưa được trang bị kiến thức cơ bản về môi trường.
- Giáo viên còn hạn chế về các phương pháp và hình thức dạy lồng ghép giáo dục môi trường.
	Qua tìm hiểu các giáo viên dạy lớp 4 cùng khối ở trường, tôi đã thu thập được các số liệu như sau:
Có hiểu biết về môi trường
Có quan tâm về môi trường
Có giảng dạy lồng ghép về giáo dục môi trường
Có những phöông phaùp vaø hình thöùc daïy hoïc loàng gheùp, tích hôïp giaùo duïc baûo veä moâi tröôøng trong caùc moân hoïc đạt hiệu quả
100%
100%
100%
50%
 1.3. Tình hình học sinh: 
 - Do không có chương trình giảng dạy giáo dục môi trường cụ thể và học sinh chỉ được học nội dung này ở một số ít bài cụ thể và không được học liên tục như đã phân tích ở trên, nên nhận thức của các em học sinh về vấn đề môi trường còn chưa được rõ.
 - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, một số học sinh cũng có chút ít nhận thức về môi trường, hiểu được tác hại về vấn đề môi trường bị ô nhiễm như gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng cuộc sống con người,  Tuy nhiên, sự nhận thức đó chỉ mang tính tự phát, nhất thời, không bền vững.
 - Vì nhận thức của học sinh về môi trường của học sinh còn hạn chế nên các em còn thờ ơ trong việc bảo vệ môi trường, chưa chú trọng đến việc giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh các em. Chẳng hạn một số em còn xả rác bừa bãi, chưa tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, còn thờ ơ khi thấy người khác đối xử chưa tốt với môi trường, 
 	Qua khảo sát 43 học sinh lớp 4/4 của tôi, tôi đã thu thập được các số liệu sau:
Có hiểu biết 
về môi trường 
Có nhận thức 
về bảo vệ môi trường
Thái độ, hành vi 
về bảo vệ môi trường
81,4%
70%
58,1%
* Nhận xét: Qua bảng thống kê và qua quan sát thực tế, tôi nhận thấy rằng phần lớn học sinh có hiểu biết, có nhận thức tốt về bảo vệ môi trường. Nhưng kĩ năng thực hiện thái độ hành vi chưa tốt.
 1.4. Phương pháp dạy lồng ghép:
 Rất nhiều giáo viên cũng tâm huyết muốn hình thành cho học sinh nhận thức về môi trường, nên cũng đã cố gắng đưa giáo dục môi trường vào giảng dạy lồng ghép trong các môn học, bài học có nội dung liên quan đến vấn đề về môi trường, nhưng còn gặp nhiều khó khăn vì chưa vững, không biết cần phải lồng ghép giáo dục môi trường như thế nào và dùng những phương pháp dạy học nào đạt hiệu quả? Tuy trong tay mỗi giáo viên đều có Boä taøi lieäu giaùo duïc baûo veä moâi tröôøng qua caùc moân hoïc ôû caáp Tieåu hoïc của Boä giaùo duïc vaø Ñaøo taïo, nhưng để tiến hành việc giảng dạy không phải đơn giản. Tôi xin được lược trích một vài nội dung hướng dẫn trong Bộ tài liệu giaùo duïc baûo veä moâi tröôøng qua caùc moân hoïc ôû caáp Tieåu hoïc của Boä giaùo duïc vaø Ñaøo tạo:
* Môn Tiếng Việt 4: 
Tuần
Bài học
Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường
Phương thức 
tích hợp
1
Kể chuyện
Sự tích Hồ Ba Bể
-Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt)
-Khai thác trực tiếp nội dung bài.
3
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đoàn kết
-Giáo dục tính hướng thiện cho HS (biết sống nhân hậu và bíêt đoàn kết với mọi người)
-Khai thác trực tiếp nội dung bài.
7
Kể chuyện 
Lời ước dưới trăng
- GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đem đến niềm hi vọng tốt đẹp)
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
* Môn Khoa học 4:
Chủ đề môi trường
Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường
Chương/Bài
Mức độ tích hợp
Con người và môi trường
-Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
Chủ đề: Con người và sức khỏe. Các bài 1, 2, 4, 5, 10, 14, 16.
Chủ đề: Vật chất và năng lượng.
Các bài: 36, 38, 42, 43, 44.
Liên hệ/bộ phận
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Chủ đề: Vật chất và năng lượng.
Các bài: 20, 21, 22, 23, 30, 31, 53, 54
Chủ đề: Thực vật và Động vật
Liên hệ/bộ phận
* Môn Lịch sử và Địa lí 4:
Chủ đề môi trường
Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường
Chương/Bài
Mức độ tích hợp
Con người và môi trường
Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du:
+Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp, thú dữ.
+Trồng trọt trên đất dốc.
+Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước.
+Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du:
Bài: 2, 3, 7, 8
Bộ phận
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường
Mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
Liên hệ
* Ta nhận thấy: 
- Chỉ có ở môn Tiếng Việt thì tài liệu có nêu rõ nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường, còn ở các môn học khác thì không.
- Phương thức và mức độ tích hợp ghi: Khai thác trực tiếp nội dung bài ; Khai thác gián tiếp nội dung bài ; Liên hệ ; Bộ phận. Điều này không phải dễ dàng để người giáo viên nào cũng thực hiện tốt khi soạn giảng. Qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy, hầu hết các giáo viên đều có đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học. Nhưng giáo viên đưa nội dung giáo dục môi trường một cách khô khan, nói ngay, nói thẳng sau khi kết thúc bài học mà không khéo léo kết hợp lồng ghép một phương pháp hay hình thức dạy học nào, làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thờ ơ, không khắc sâu, lắng động. Do vậy, học sinh rất dễ quên lãng.
2. Các giải pháp:
 	Từ những thực trạng trên, tôi và các đồng nghiệp đã suy nghĩ, bàn bạc, thảo luận, cùng nhau nghiên cứu, đề ra một số giải pháp nhằm giúp cho mình có định hướng để giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường một cách có hiệu quả. Tôi tiến từng bước thực hiện các công việc sau: 
 2.1. Tìm thêm nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học mà trong Bộ tài liệu giaùo duïc baûo veä moâi tröôøng của Boä giaùo duïc vaø Ñaøo tạo không nêu cụ thể (môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí, Kĩ thuật, Đạo đức) ở lớp 4 để lồng ghép trong giảng dạy: 
NỘI DUNG LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Môn học
Bài
Nội dung lồng ghép
Khoa học
Khoa học
1/Con người cần gì để sống?
- Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
2/ Trao đổi chất ở người
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.
3/ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn – Vai trò của chất bột đường
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh thức ăn và lựa chọn thức ăn đảm bảo vệ sinh.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh thức ăn và lựa chọn thức ăn đảm bảo vệ sinh.
4/ Vai trò của chất đạm và chất béo
5/ Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
6/ Tại sao cần ăn phối nhiều loại thức ăn?
7/ / Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
8/ Ăn nhiều rau quả chín - Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
- Biết thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
9/ Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Biết tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá và biện pháp phòng bệnh
10/ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
11/ Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
12/ Nước cần cho sự sống
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước ở địa phương
13/ Không khí có những tính chất gì?
- Giáo dục ý thức giữ gìn bầu không khí chung
14/ Không khí gồm những thành phần nào?
15/ Không khí cần cho sự sống
16/ Ôn tập
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện
17/ Gió nhẹ - Gió mạnh – Phòng chống bão
- Tác hại của bão
- Tích cực trồng cây
18/ Âm thanh
- Tác hại của tiếng ồn và những biện pháp làm giảm tiếng ồn
19/ Các nguồn nhiệt
- Hiểu các nguồn nhiệt không phải là tài nguyên vô tận mà phải biết tiết kiệm
20/Thực vật cần gì để sống?
- Yêu thiên nhiên
- Tích cực trồng cây
21/ Trao đổi chất ở thực vật
- Ích lợi của thực vật đối với đời sống con người
- Tích cực trồng cây
22/ Động vật cần gì để sống?
- Yêu quý động vật
23/ Động vật ăn gì để sống?
- Biết được sự cân bằng sinh thái
- Giữ gìn và bảo vệ động vật, nhất là động vật hoang dã
24/ Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
- Hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người
25/ Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Lịch
 sử
và
Địa
 lí
Lịch
 sử
và
Địa
 lí
1/ Môn Lịch sử và Địa lí
- Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước
2/ Làm quen với bản đồ
- Yêu quý bảo vệ thiên nhiên, đất nước
3/ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
- Yêu đất nước 
- Tự hào, gìn giữ và bảo vệ những di sản đất nước
4/ Kinh Thành Huế
5/ Dãy Hoàng Liên Sơn
- Biết môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến đới sống con người
6/ Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của con người
7/ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
- Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người
8/ Chùa thời Lý
- Quý trọng và giữ gìn những di tích của dân tộc
9/ Nhà Trần và việc đắp đê
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt
10/ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
-Yêu quý và bảo vệ xóm làng
11/ Trung du Bắc Bộ
- Những đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người
- Có ý thức bảo vệ rừng
- Tham gia tích cực trồng cây
12/ Tây Nguyên
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người
- Tác hại của việc phá rừng
13/ Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người
14/ Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
- Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người
- Có ý thức bảo vệ rừng
- Tham gia tích cực trồng cây
15/ Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt)
- Tham gia tích cực trồng cây
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước
16/ Thành phố Đà Lạt
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người
- Tác hại của việc phá rừng
17/ Ôn tập
- Có ý thức yêu quý, gắn bó hơn với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
18/ Đồng bằng Bắc Bộ
- Bảo vệ đê điều, kênh mương
19/ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của con người
20/ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Yêu quý loài vật
- Tích cực trồng cây
21/ Thủ đô Hà Nội
- Có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thủ đô
22/ Thành phố Hải Phòng
- Có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thành phố
23/ Thành phố Hồ Chí Minh
24/ Thành phố Cần Thơ
25/ Đồng bằng Nam Bộ
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người
- Bảo vệ kênh rạch không bị ô nhiễm
26/ Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của con người
27/ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của con người
- Bảo vệ kênh rạch không bị ô nhiễm
28/ Ôn tập
- Có ý thức bảo vệ sông ngòi
- Giữ gìn vẻ đẹp của quê hương, đất nước
29/ Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
-Ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống con người
-Ích lợi của việc trồng rừng
30/ Người dân và hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung
- Yêu quý và bảo vệ tài nguyên
Lịch
 sử
và
Địa
 lí
31/ Thành phố Huế
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp thành phố
32/ Thành phố Đà Nẵng
33/ Biển, đảo và quần đảo
- Vai trò của biển đối với đời sống của con người
- Tự hào, giữ gìn vẻ đẹp của biển
34/ Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
- Những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, ô nhiễm môi trường biển và cách khắc phục
Kĩ
thuật
Kĩ thuật trồng rau, hoa (15 tiết)
- Biết trồng trọt một cách khoa học, vừa mang lại lợi ích cá nhân, vừa bảo vệ môi trường
- Yêu quý cây trồng
- Tích cực trồng cây
Đạo 
đức
1/ Tiết kiệm tiền của
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm
2/ Giữ gìn các công trình công cộng
- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn vẻ đẹp của các công trình công cộng
- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng
 2.2. Các phương pháp và hình thức dạy lồng ghép:
 Tùy theo nội dung của từng bài, từng môn học, tôi lựa chọn sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để lồng ghép giáo dục môi trường nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò bó. Trong quá trình giảng dạy, tôi sử dụng một số phương pháp và hình thức giáo dục lồng ghép như sau:
 2.2.1. Phương pháp quan sát:
 Phương pháp quan sát là phương pháp dạy học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật hoặc hiện tượng đó.
 Phương pháp quan sát gồm các bước:
 + Quan sát để thu thập thông tin
 + Xử lý thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận
 + Thông báo, mô tả kết quả quan sát
 Để thu thập thông tin về các sự vật và hiện tượng tự nhiên, tôi hướng dẫn học sinh quan sát bằng cách sử dụng một hay nhiều giác quan. Sau khi quan sát, học sinh xử lí các thông tin đã tìm được (đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, nhận xét, khái quát hoá để rút ra kết luận, )
 Đối tượng quan sát có thể là các tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, vật thật, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong quá trình sống của sinh vật. Đối tượng quan sát được sử dụng là nguồn tri thức để tôi tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; để học sinh tự lực tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới; để học sinh có thể đưa những thắc mắc, những câu hỏi,  với các bạn hoặc với giáo viên.
 Phương pháp quan sát thường được phối hợp sử dụng với phương pháp hỏi đáp, thảo luận,  và các hình thức dạy học như quan sát theo nhóm, cá nhân. Địa điểm quan sát có thể là ở trong lớp học, một góc sân trường, vườn trường, trên đường phố, 
* Thí dụ : Môn Khoa học, bài Vai trò của chất đạm và chất béo.
 Qua bài này, học sinh:
 - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, trứng, cá, tôm, cua,), chất béo (mỡ, dầu, bơ).
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể
 - HS hiểu cần phải lựa chọn thức ăn đảm bảo vệ sinh cho mình và gia đình.
 	Ở hoạt động 1, tôi yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo?
 	Sau khi HS trình bày xong phần thảo luận của mình, tôi lồng ghép : Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần lựa chọn những loại thức ăn như thế nào?
Tôi cho học sinh tự nêu những suy nghĩ của mình. Ví dụ: tươi ngon, không hôi thối, giập nát, 
 2.2.2. Phương pháp nêu vấn đề: 
 	Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp có mục đích nêu lên vấn đề như thế nào để khêu gợi hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Qua đó, đảm bảo sự chú ý và sự tiếp thu tích cực, có chủ đích của học sinh. Muốn thế, cần phải đặt học sinh trước tình huống giải quyết một vấn đề mới chưa biết.
 	Khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giáo viên đặt ra một vấn đề nào đó cần giải quyết, nhưng không đưa ra cách giải quyết trực tiếp mà khêu gợi học sinh tìm tòi lời giải đáp. Trong trường hợp đó, nảy sinh tình huống có vấn đề. Tình huống này cũng được tạo ra trong trường hợp trình bày những ý kiến khác nhau để học sinh tự phân tích, đánh giá hoặc trong trường hợp vạch ra mâu thuẫn, xung đột để học sinh tự tìm ra cách giải quyết.
 	Như vậy, phương pháp nêu vấn đề là giáo viên kết hợp với hoạt động độc lập của học sinh, nằm giải đáp những câu hỏi, giải quyết những vấn đề do giáo viên đặt ra. Phương pháp nêu vấn đề cho phép áp dụng các cách thức nghiên cứu để thu lượm tri thức. Những cách thức này khêu gợi tính độc lập trí tuệ thực sự của học sinh, giúp phát huy tính tích cực nhận thức của các em.
 	Với những bài có thể lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, thì tuỳ theo từng bài mà tôi có thể đặt tình huống, gợi mở, nêu vấn đề,... có nội dung bảo vệ môi trường trong lúc học sinh đang tìm hiểu kiến thức mới hoặc sau khi học sinh đã chiếm lĩnh xong tri thức mới.
 * Thí dụ : Môn Lịch sử và Địa lí, bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (sách giáo khoa trang 90)
 Dựa vào bài học, học sinh:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
 - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
Lồng ghép: Nêu vấn đề:
+ Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?
+ Qua báo, đài, ti vi, em thấy việc khai thác rừng hiện nay như thế nào?
+ Có những biện pháp nào để giữ rừng?
 2.2.3. Phương pháp thực hành:
	Phương pháp thực hành là một phương pháp thực tế nằm giúp cho học sinh cụ thể hoá những kiến thức mà các em đã chiếm lĩnh. Có tiếp cận được thực tiễn thì học sinh mới dễ dàng tiếp thu được những kiến thức mới và càng phát triển trí thông minh và óc sáng tạo của mình.
 	Phương pháp thực hành được tiến hành trong lớp hay ngoài lớp. Mục đích cơ bản của nó là hình thành ở học sinh những kĩ năng kĩ xảo trên cơ sở chuyển hoá những tri thức tương ứng đã nắm được thành thói quen và hành vi.
* Thí dụ : Môn Khoa học, bài Phòng một số bệnh lây qua đường t

File đính kèm:

  • docSKKN(15).doc