Tổ chức trò chơi học tập môn Lịch sử Khối lớp 6

- Môn lịch sử là môn có nhiều sự kiện, hiện tượng vì vậy trò chơi học tập sẽ làm cho tiết dạy nhẹ nhàng sinh động.

- Đặc điểm của học sinh lớp 6 là rất năng động nên sử dụng trò chơi học tập sẽ làm cho học sinh ham thích học môn lịch sử.

- Thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi học tập lịch sử cho học sinh vừa phát huy tính tích cực, chủ động,hứng thú trong học tập vừa rèn luyện kĩ năng lịch sử cho học sinh. Từ đó giúp học sinh tự bổ sung kiến thức cho mình.

- Chọn đề tài “Trò chơi học tập lich sử” khi giảng dạy lịch sử 6 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm về việc tổ chức trò chơi học tập lịch sử lớp 6 mà tôi đã thực hiện từ mấu, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập bộ môn sử khối 6, giúp các em ham thích học lịch sử và có được một số kĩ năng cơ bản về lịch sử.

- Bản thân là giáo viên dạy môn lịch sử tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng lịch sử. Đồng thời làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh ham thích học hơn.

 

doc25 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 8884 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổ chức trò chơi học tập môn Lịch sử Khối lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lý do chọn đề tài :
- Môn lịch sử là môn có nhiều sự kiện, hiện tượng vì vậy trò chơi học tập sẽ làm cho tiết dạy nhẹ nhàng sinh động.
- Đặc điểm của học sinh lớp 6 là rất năng động nên sử dụng trò chơi học tập sẽ làm cho học sinh ham thích học môn lịch sử.
- Thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi học tập lịch sử cho học sinh vừa phát huy tính tích cực, chủ động,hứng thú trong học tập vừa rèn luyện kĩ năng lịch sử cho học sinh. Từ đó giúp học sinh tự bổ sung kiến thức cho mình.
- Chọn đề tài “Trò chơi học tập lich sử” khi giảng dạy lịch sử 6 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm về việc tổ chức trò chơi học tập lịch sử lớp 6 mà tôi đã thực hiện từ mấu, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập bộ môn sử khối 6, giúp các em ham thích học lịch sử và có được một số kĩ năng cơ bản về lịch sử.
- Bản thân là giáo viên dạy môn lịch sử tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng lịch sử. Đồng thời làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh ham thích học hơn.
II. Đối tượng đề tài :
- Đối tượng của đề tài là học sinh khối lớp 6.
- Đề tài này được áp dụng qua việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử khối 6. 
III. Nhiệm vụ đề tài :Đề tài này nhằm nêu lên phương pháp tổ chức trò chơi học tập lịch sử cho học sinh khối 6. Với phương pháp này giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu các kiến thức lịch sử và góp phần rèn luyện kĩ năng lịch sử cho học sinh. Đồng thời làm cho tiết học sinh động hơn. 
IV. Cơ sở đề tài : Để thực hiện đề tài này tôi dựa vào thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử đối với học sinh khối lớp 6 ở trường trung học cơ sở Khe sanh trong thời gian qua và qua những lần khảo sát trong học sinh.
V. Phạm vi đề tài :Học sinh khối lớp 6 của trường THCS Khe sanh.
VI. Thời gian thực hiện đề tài :
 Đề tài này đã được thực hiện từ năm học 2008-2009 và tiếp tục thực hiện cho đến nay.
VII. Phương pháp thực hiện : 
1. Điều tra :
 PHIẾU ĐIỀU TRA (Tôi tiến hành điều tra ở khối 6). 
Câu 1: Câu hỏi tìm hiểu hứng thú bộ môn (em hãy chọn câu phù hợp với các em) :
a. Bạn có thích học lịch sử không ?
b. Bạn có bị hấp dẫn bởi các sách nói về các sự kiện lịch sử không ?
c. Bạn có hào hứng tham gia nhóm ngoại khoá về lịch sử , sưu tầm các tài liệu về lịch sử không ?
d. Bạn có thú vị khi nghe báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài về lịch sử không ?
e. Bạn có thích dự thi học sinh giỏi môn lịch sử không? 
f. Bạn có vui vẻ khi được vẽ bản đồ hoặc sưu tầm tài liệu lịch sử không 
g. Bạn có thích nghiên cứu những biến cố lịch sử của các nước không ?
Câu 2 : Tại sao bạn không thích học môn lịch sử ? (chọn câu phù hợp với các em)
a. Vì môn lịch sử có nhiều sự kiện, hiện tượng khó nhớ.
b. Vì môn lịch sử là một môn học khô khan.
c. Vì môn lịch sử là một môn học thuộc lòng.
d. Giáo viên dạy không lôi cuốn.
Câu 3 : Bạn có thích học lịch sử qua hình thức tổ chức trò chơi học tập hay không ?(chọn câu phù hợp với các em)
a. Rất thích.	b. Thích.	c. Không thích.
Câu 4 : Tại sao bạn thích học lịch sử dưới hình thức trò chơi học tập?(chọn câu phù hợp với các em)
a. Dễ hiểu và nhớ lâu nội dung bài học.
b. Lớp học sinh động.
c. Được thưởng điểm.
d. Được rèn luyện kĩ năng nhiều hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh: ( Tôi tiến hành nghiên cứu khối 6). 
Câu 1 : Dựa vào nội dung bài học, em hãy vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương ? (Giáo viên cho học sinh làm tại lớp)
Câu 2 : Quan sát hình 26 (vòng tay, khuyên tai đá) em thấy có những loại hiện vật nào ? Em có nhận xét gì về những hiện vật đó ? Việc tìm thấy những đồ trang sức nói trên trong các di chỉ khảo cổ có ý nghĩa như thế nào ? (Giáo viên cho học sinh làm tại lớp)
Câu 3 : Em hãy điền những kí hiệu thích hợp lên lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để thể hiện diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? (Giáo viên cho học sinh làm tại lớp).
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Lịch sử nghiên cứu đề tà :
 Người giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi mà không có kĩ năng sư phạm thì cũng không thể nâng cao hiệu quả giảng dạy. Vì thế, người giáo viên cần phải có phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng loại bài và từng lứa tuổi học sinh. Đối với học sinh khối 6, đặc điểm tâm sinh lí của các em rất hiếu động,rất muốn thể hiện mình và đặc biệt là muốn được thầy cô, và bạn bè ngợi khen mình. Vì vậy việc tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy lịch sử 6 là rất phù hợp. Việc tổ chức trò chơi học tập sẽ lôi cuốn được sự tham gia nhiệt tình của các em từ đó chất lương học tập của các em sẽ được nâng lên.
II. Cơ sở lí luậ :
 Có ý kiến cho rằng: Lịch sử không phải là một môn khoa học mà chỉ là những kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết và truyền thụ cho nhau. Nhưng thực tế đã khẳng định lịch sử là một môn khoa học cho nên học lịch sử không chỉ ghi nhớ thôi càng không phải học thuộc lòng sự kiện, mà điều chủ yếu là hiểu và phân tích đúng sự kiện lịch sử . Vì thế, người giáo viên phải có một phương pháp giảng dạy thật hợp lí để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn lịch sử, đặc biệt là đối với môn lịch sử khối 6.
III. Thực trạng vấn đề : 
	- Trước khi thực hiện đề tài này qua tìm hiểu trong hai giáo viên dạy cùng bộ môn ở trường tôi thấy trước đây giáo viên chưa áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập khi giảng dạy lịch sử. Do đó không tạo được hứng thú học tập lịch sử cho học sinh từ đó dần đến các em chỉ học theo lối học thuộc lòng, trong tập ghi bao nhiêu học bấy nhiêu,chưa biết cách diễn đạt và thiếu kĩ năng lịch sử từ đó dẫn đến hiểu sai sự kiện lịch sử. Cụ thể, qua điều tra trong học sinh ở 6 lớp khối 6. 
 + 74% học sinh điền được sơ đồ trống, lược đồ trống, biết khai thác nội dung tranh ảnh, biết diễn đạt nội dung bài học.
 + 79% học sinh hứng thú học tập lịch sử.
 Để khắc phục vấn đề trên tôi đã áp dụng phương pháp “Tổ chức trò chơi học tập”nhằm hình thành một số kĩ năng lịch sử như rèn luyện tính tư duy độc lập, kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, vẽ sử dụng sơ đồ, bảng thống kê, rèn kĩ năng diễn đạt, rèn luyện phương pháp khai thác nội dung tranh ảnh, lược đồ, bảng đồ và tạo sự hứng thú học tập lịch sử cho sinh.
NỘI DUNG KINH NGHIỆM :
I. Vì sao cần phải sự dụng trò chơi học tập khi dạy môn Lịch sử ? 
- Trò chơi học tập phù hợp với khả năng và tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 6.
- Tiết học nhẹ nhàng, sinh động.
- Học sinh thích học hơn và nhớ bài lâu hơn. 
- Hình thành kĩ năng lịch sử cho học sinh. 
- Không khí lớp học vui tươi, thoải mái.
- Giúp giáo viên thay đổi hình thức dạy học. 
- Tạo mối quan hệ giáo viên và học sinh gần gũi hơn. 
II. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng trò chơi :
Chọn trò chơi phù hợp với mục tiêu bài :
- Trò chơi hái hoa thực hiện cho nhiều loại bài.
- Trò chơi tiếp sức, đóng vai thường áp dụng cho những bài học nói về cuộc kháng chiến. 
- Trò chơi ai nhanh hơn thường áp dụng cho những bài thiết lập sơ đồ, bảng thống kê. 
- Trò chơi khám phá thường áp dụng cho những loại bài có sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ. 
- Trò chơi giải ô chữ thường áp dụng cho những bài tổng kết.
Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh : 
- Trò chơi hái hoa, giải ô chữ giúp rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh. 
- Trò chơi tiếp sức giúp rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ cho học sinh. 
- Trò chơi đóng vai giúp rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh. 
- Trò chơi ai nhanh hơn giúp vẽ sử dụng sơ đồ, bảng thống kê cho học sinh.
- Trò chơi khám phá giúp rèn luyện phương pháp khai thác nội dung tranh ảnh, lược đồ, bảng đồ cho học sinh. 
Giáo viên chuẩn bị tốt cho trò chơi. 
Phổ biến cách chơi, luật chơi ngắn gọn khi bắt đầu thực hiện trò chơi để học sinh hiểu và thực hiện được ngay. 
Thời gian chơi chỉ khoảng 4 - 5 phút nếu chơi quá lâu, tiết học sẽ không đạt yêu cầu. 
Giữ lớp học sôi động ở mức cho phép để không ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, nhưng không nên yên lặng quá sẽ không tạo không khí vui tươi.
Giáo viên nên cho học sinh vỗ tay để động viên tinh thần các bạn và tập học sinh tính lịch sự khi xem biểu diễn.
Giáo viên nên thưởng điểm cho học sinh. 
III. Các bước tiến hành :
- Giới thiệu tên trò chơi. 
- Quá trình tổ chức.
- Qui định thời gian chơi. 
- Xác định mục đích áp dụng.
IV. Quá trình áp dụng : 
1. Hơn 3 năm qua, tôi đã áp dụng các trò chơi học tập sau : (Trò chơi hái hoa, giải ô chữ, tiếp sức, đóng vai, ai nhanh hơn, khám phá) vào quá trình giảng dạy lịch sử 6 .
 2. Sau đây là một số dẫn chứng minh họa cho việc áp dụng trò chơi học tập lịch sử của bản thân tôi từ dễ đến khó .
A1. TRÒ CHƠI HÁI HOA
Bài áp dụng :
Bài 6 : VĂN HÓA CỔ ĐẠI
1. Mục đích áp dụng : Kiểm tra bài cũ (giúp rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh).
2. Quá trình tổ chức :
a.Chuẩn bị của giáo viên :
- Trước giờ chơi giáo viên chuẩn bị chậu cây và gắn hoa lên cây. 
- Giáo viên chuẩn bị câu hỏi cụ thể ghi trên các hoa. Lưu ý hoa ở đây là hoa giấy nên tạo sự đa dạng về chủng loại, màu sắc hoa cho hấp dẫn. 
b.Tiến hành trên lớp :
- Bước 1 : 
- Giáo viên đặt chậu cây có gắn hoa ở giữa lớp khi bắt đầu trò chơi.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên hai em lên thực hiện trò chơi. 
- Bước 2 : 
- Hai em bốc thăm giành quyền ưu tiên :
+ Tự chọn một bông hoa rồi đọc cho cả lớp nghe câu hỏi. 
+ Suy nghĩ và trả lời trước lớp yêu cầu của câu hỏi, điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm. 
- Hai em có thể bổ sung cho nhau nếu đúng thì được thưởng thêm 1 điểm. 
-Thang điểm cho mỗi bông hoa là 2.5điểm.
v NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI TRÊN CÁC BÔNG HOA LÀ : (Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau đây)
Câu 1 : Chữ tượng hình là phát minh của :
a.Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp.	
b.Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp.
c.Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc.	
d.Trung Quốc, Ấn Độ, Rôma.
Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 2 : Dân tộc nào đã sáng tạo ra chữ số 0 ?
a.Hy Lạp.	b.Ấn Độ.
c.Rôma.	d.Trung Quốc.
Em chọn câu b là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 3 : I, V, X, L, C, D, M là những chữ số do dân tộc nào sáng tạo ?
a.Rôma.	b.Hy Lạp.	c.Ai Cập.	d.Trung Quốc.
ðEm chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 4 : Dân tộc nào đã tìm ra được số (pi)=3.16?
a.Rôma.	b.Hy Lạp.
c.Ai Cập.	d.Trung Quốc.
Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 5 : Kim Tự Tháp do nước nào xây dựng :
a.Rôma.	b.Ai Cập.
c.Hy Lạ.	d.La Mã .
Em chọn câu b là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 6 : Thành Babilon là thành tựu văn hoá của :
a.Hy Lạp.	b.Lưỡng Hà.
c.Ai Cập.	d. Ấn Độ .
Em chọn câu b là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 7 : Người Hy Lạp và Rôma đã có một phát minh và cống hiến lớn cho loài người là :
a. Những hiểu biết về biển.	b. Sáng tạo ra hệ thống chữ cái.
c. Tìm ra lửa.	d. Phát minh ra thuốc súng .
Em chọn câu b là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 8 : Em rút ra kết luận gì sau khi tìm hiểu những thành tựu văn hoá thời cổ đại ?
a. Con người đã tạo ra những thành tựu văn hoá phong phú ,đa dạng .
b. Con người có khả năng trí tuệ to lớn.
c. Đó là nền tảng của văn minh nhân loại sau này.
d.Tất cả các câu trên đều đúng.
Em chọn câu d là câu trả lời cuối cùng của em.
Bước 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá ghi điểm. 
A2. TRÒ CHƠI HÁI HOA
Bài áp dụng : 
Bài 11 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
1. Mục đích áp dụng : Củng cố bài (giúp rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh). 
2. Quá trình tổ chức :
a. Chuẩn bị của giáo viên :
- Trước giờ chơi giáo viên chuẩn bị chậu cây và gắn hoa lên cây. 
- Giáo viên chuẩn bị câu hỏi cụ thể ghi trên các hoa. Lưu ý hoa ở đây là hoa giấy nên tạo sự đa dạng về chủng loại, màu sắc hoa cho hấp dẫn. 
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1 : 
- Giáo viên đặt chậu cây có gắn hoa ở giữa lớp khi bắt đầu trò chơi.
- Giáo viên chia lớp làm bốn đội (mỗi dãy hai đội) và đặt tên cho từng đội :
+ Đội 1 : Văn Lang.
+ Đội 2 : Âu Lạc .
+ Đội 3 : Vạn Xuân.
+ Đội 4 : Đại Việt. 
Bước 2: 
- Bốn đội bốc thăm giành quyền ưu tiên. 
- Mỗi đội cử đại diện lên hái hoa trên cây :
+ Tự chọn một bông hoa rồi đọc cho cả lớp nghe câu hỏi. 
+ Suy nghĩ và trả lời trước lớp yêu cầu của câu hỏi, nếu đáp đúng được 10 điểm.
+ Đồng đôïi có thể bổ sung một lần cho đội mình nhưng bị trừ 5 điểm. 
v NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI TRÊN CÁC BÔNG HOA LÀ:
 (Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau đây)
Câu 1 : Sự phân công xã hội ra đời trên cơ sở nào ? 
a. Kĩ thuật đúc đồng phát triển cao.
 b. Kĩ thuật ghè đá phát triển cao. 
c. Nghề trồng lúa nước phát triển cao.	 
 d. Câu a và c đúng.
ð Em chọn câu d là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 2 : Tại sao chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ ? 
a. Kinh tế phát triển làm xuất hiện sự phân công lao động trong xã hội, vị trí người đàn ông ngày càng quan trọng.
b. Số lượng phụ nữ ngày càng giảm. 
c. Nghề dệt vải và làm đồ gốm ngày càng phát triển. 
d. Nghề buôn bán phát triển. 
ð Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 3 : Nền văn hoá Đông Sơn phát triển ở khu vực nào ? 
a.Tây Nam Bộ .	 b. Nam Trung Bộ.
c. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.	 d. Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
ðEm chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 4 : Người đứng đầu một thị tộc gọi là gì ?	
 	 a.Già làng.	b.Thị trưởng.	c.Tù trưởng.	d.Vua. 
ð Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 5 : Sự phân công lao động có tác dụng như thế nào đối với đời sống xã hội ?
a. Nguyên nhân thúc đẩy sản xuất phát triển. 
b . Làm cho con người ngày càng sống rời rạc nhau.
c. Làm cho xã hội phát triển lệch về nghề nông.
d. Làm cho chế độ mẫu hệ phát triển. 
ð Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chế độ phụ hệ ?
a. Người cha làm chủ gia đình. 
b. Người phụ nữ có vị trí thấp trong gia đình .
c. Con cái phải theo cha .
d. Người phụ nữ có quyền hành trong gia đình .
ð Em chọn câu d là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 7 : Từ thế kỉ VIII TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hoá nào ?
Sơn Vi-Phùng Nguyên - Hoà Bình .	
b. Hoà Bình-Bắc Sơn-Quỳnh Văn 
 c .Óc Eo-SaHuỳnh – Đông Sơn. 
 d. Bắc Sơn – Quỳnh Văn-Núi Đọ.
ð Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 8 : Vào thời Đông Sơn, nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ đồ dùng là nguyên liệu gì ?
a. Đất sét .	b. Đá .	c. Đồng .	d. Gỗ.	
ð Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Bước 3 : Giáo viên nhận xét, công bố kết quả chung cuộc. 
B1.TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
( Giả Tông, người dân Âu Lạc )
Bài áp dụng : 
Bài 19 : TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ ( GIỮA THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI ).
Hoạt động 1 : Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI.
1.Mục đích áp dụng: Truyền thụ bài mới (giúp rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh) .
2. Quá trình tổ chức :
a. Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo viên chuẩn bị kịch bản.
Giáo viên chuẩn bị phiếu đánh giá để phát cho các cổ động viên với 2 câu hỏi sau :
 - Theo em, bạn nào thể hiện hay nhất ở cả 2 mặt diễn xuất và nội dung lời thoại ?
 - Theo em, có bao nhiêu ý kiến giống em ?
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1:
Giáo viên chọn 2 em thể hiện và phân vai cho từng em.
Giáo viên quy định : 
 - Các em phải thể hiện chính xác lời thoại của nhân vật và diễn xuất phù hợp với tính cách từng nhân vật. 
 - Giáo viên làm người dẫn chương trình.
 - Em nào thể hiện hay nhất sẽ được giáo viên thưởng điểm.
Bước 2: Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau :
Người dẫn chương trình : “Cuối thế kỉ II, đứng trước sự nổi dậy của nhân dân Âu Lạc, Thứ Sử Giao Châu là Giả Tông hỏi người dân Âu Lạc”.
Giả Tông “tại sao các ngươi hay “phản loạn”.
Người dân Âu Lạc trả lời “Phú liễm quá nặng ,trăm họ xác xơ”.
Người dẫn chương trinh “Giả Tông buộc phải tạm chấp nhận”.
Giả Tông nói “vậy ta tạm thời tha miễn các khoản lao dịch cho các ngươi với điều kiện là các ngươi không được phản loạn nửa.”
Bước 3: Sau khi 2 bạn hoàn thành phần thi các cổ động viên nhận xét, đánh giá kết quả.
Bước 4: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm về diễn xuất, mức độ chính xác của lời thoại, công bố kết quả chung cuộc. 
B2. TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
(vua Ngô, Tiết Tổng, người dân Âu Lạc, Bà Triệu)
Bài áp dụng : 
Bài 20 :TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮ A THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI)
Hoạt động 4 : Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248) 
1. Mục đích áp dụng : Củng cố bài (giúp rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh).
2. Quá trình tổ chức :
a. Chuẩn bị của giáo viên .
Giáo viên chuẩn bị kịch bản.
Giáo viên chuẩn bị phiếu đánh giá để phát cho các cổ động viên với 2 câu hỏi sau :
 - Theo em, bạn nào thể hiện hay nhất ở cả 2 mặt diễn xuất và nội dung 
lời thoại ?
 - Theo em, có bao nhiêu ý kiến giống em ?
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1:
Giáo viên chọn 4 em thể hiện và phân vai cho từng em.
Giáo viên quy định : 
 - Các em phải thể hiện chính xác lời thoại của nhân vật và diễn xuất phù hợp với tính cách từng nhân vật. 
 - Giáo viên làm người dẫn chương trình.
 - Em nào thể hiện hay nhất sẽ được giáo viên thưởng điểm.
Bước 2: Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau :
Người dẫn chương trình “Do không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi làm cho vua Ngô hết sức lo lắng nên đã hỏi Thái Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng”.
Vua Ngô “ Ngươi hãy cho ta biết vùng đất Giao Chỉ là vùng đất như thế nào ?”.
Tiết Tổng “ Muôn tâu bệ hạ, Giao Chỉđất rộng , người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Người dẫn chương trình “ Năm mười chín tuổi, B

File đính kèm:

  • docTo chuc tro choi hoc tap mon lich su khoi 6.doc