Áp dụng phương pháp đổi mới nhằm kích thích hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS

Trong thời đại khoa học công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, đất nước ta đang chuyển mình trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác đòi hỏi phải có một nghệ thuật giao tiếp mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng, là cẩm nang để con người tồn tại và phát triển. Bản chất văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Tiếng mẹ đẻ là chất liệu xây dựng nên tác phẩm văn học. Vì thế muốn hiểu và cảm thụ tác phẩm văn chương phải thông qua ngôn từ.

Nhìn ra thế giới, con người phải có khả năng tiếp thu với khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại đang ngày càng tăng lên vùn vụt. Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề hết sức cấp thiết, có xu thế toàn cầu. Giáo dục Việt Nam đang tiếp cận với những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục của nước nhà ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

Nhìn lại thực tế giáo dục Việt Nam trong những năm qua,kết quả tuyển sinh vào lớp 10 cũng như tuyển sinh vào đại học, cao đẳng môn ngữ văn đạt điểm cao rất ít, phần lớn dưới trung bình, thậm chí điểm 0 cũng rất nhiều.Trong đó, nhiều bài văn của học sinh khiến người chấm dở khóc dở cười vì những sai sót quá cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, suy diễn theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì mình đã viết. Điều đó đã phần nào phản ánh thực trạng dạy - học Văn trong trường phổ thông (cả THCS và THPT) đang ở mức đáng báo động đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần đưa ra những giải pháp thích hợp để đổi mới quy trình dạy và học môn Văn hiện nay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3053 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp đổi mới nhằm kích thích hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
Nội dung
Trang
A. Đặt vấn đề:
B. Giải quyết vấn đề
1/ Cơ sở lý luận:
2/ Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ Văn ở Trường THCS hiện nay.
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề.
4. Hiệu quả của SKKN. 
C. Kết luận: 
* Tài liệu tham khảo 
2
3
3
4
5
8
8
10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI NHẰM KÍCH THÍCH 
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 
CỦA HỌC SINH THCS
A. Đặt vấn đề:
Trong thời đại khoa học công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, đất nước ta đang chuyển mình trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác đòi hỏi phải có một nghệ thuật giao tiếp mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng, là cẩm nang để con người tồn tại và phát triển. Bản chất văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Tiếng mẹ đẻ là chất liệu xây dựng nên tác phẩm văn học. Vì thế muốn hiểu và cảm thụ tác phẩm văn chương phải thông qua ngôn từ.
Nhìn ra thế giới, con người phải có khả năng tiếp thu với khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại đang ngày càng tăng lên vùn vụt. Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề hết sức cấp thiết, có xu thế toàn cầu. Giáo dục Việt Nam đang tiếp cận với những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục của nước nhà ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Nhìn lại thực tế giáo dục Việt Nam trong những năm qua,kết quả tuyển sinh vào lớp 10 cũng như tuyển sinh vào đại học, cao đẳng môn ngữ văn đạt điểm cao rất ít, phần lớn dưới trung bình, thậm chí điểm 0 cũng rất nhiều.Trong đó, nhiều bài văn của học sinh khiến người chấm dở khóc dở cười vì những sai sót quá cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, suy diễn theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì mình đã viết... Điều đó đã phần nào phản ánh thực trạng dạy - học Văn trong trường phổ thông (cả THCS và THPT) đang ở mức đáng báo động đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần đưa ra những giải pháp thích hợp để đổi mới quy trình dạy và học môn Văn hiện nay. 
Trong thực tế, ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong nhà trường phổ thông gắn bó hữu cơ với nhau và có tính tích hợp tương tác lẫn nhau trong một bộ môn khoa học – nghệ thuật là Ngữ văn. Hơn nữa, việc học tập môn Ngữ Văn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức khoa học đơn thuần của bộ môn mà thông qua nội dung của từng bài học học sinh còn được cung cấp và rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản, giúp các em có một vốn sống để tiếp xúc với xã hội ngày càng phát triểm mạnh mẽ.
Vì những lý do vừa nêu trên, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến của cá nhân về vấn đề "Áp dụng phương pháp đổi mới nhằm kích thích hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học sinh THCS". Để các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh và các em học sinh tham khảo, hy vọng rằng, nó sẽ góp được một phần nhỏ bé vào việc lấy lại hứng thú học văn cho học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
B. Giải quyết vấn đề:
1/ Cơ sở lý luận:
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học không có sự hạ thấp vai trò của giáo viên mà ngược lại giáo viên chính là người tổ chức, thiết kế, điều hành giờ học. Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một chiều, chuyển quá trình thuyết giảng của giáo viên thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa thầy và trò, giữa học sinh và học sinh nhằm giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học của mình.
	Dạy tích cực- học tích cực: Trước hết, giáo viên phải biết thiết kế, tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt dộng học tập Ngữ văn nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. Thường xuyên điều chỉnh các hoạt động học tập của học sinh, động viên và luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực, chủ dộng sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Song song đó, giáo viên phải biết sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT để khai thác và vận dụng kiến thức ngữ văn có hiệu quả. Bằng mọi cách giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Trong giảng dạy cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương mà học sinh đã có.
Về phía học sinh, đòi hỏi các em luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. Có thể mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của bộ môn Ngữ văn, trước tập thể. Đánh giá và tự đánh giá các quan niệm của bản thân, của nhóm. Tích cực, sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập của bộ môn. Học sinh biết chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. Biết sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bộ môn bằng nhiều hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng CNTT để học tập bộ môn Ngữ Văn có hiệu quả.
Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học Ngữ văn thì sự vận dụng các phương pháp dạy học phải thực sự linh hoạt sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là giáo viên từ bỏ phương pháp dạy học truyền thống để độc tôn cải tiến hoặc áp dụng máy móc những phương pháp dạy học từ các nước khác. Cũng không thể hiểu một cách chung chung về đổi mới phương pháp dạy học là thầy giảng một nửa còn một nửa học sinh tự làm lấy. Sự vận dụng các phương pháp dạy học phải đi từ cái học sinh đã có đến cái học sinh cần có, từ kiến thức thực tiễn của học sinh đến tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục vụ cuộc sống. So với cách dạy truyền thống, sự vận dụng các phương pháp dạy học trong giờ Ngữ văn đã có sự thay đổi cơ bản về chất: Từ thông báo, tái hiện sang tổ chức cho học sinh tiếp cận, cảm thụ; từ dạy học theo tính chất tĩnh sang tính chất động
2/ Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ Văn ở Trường THCS hiện nay:
a/ Thuận lợi:
- Giáo dục nói chung và việc học môn Ngữ Văn trong thời gian gần đây đã thực sự nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của các bậc phụ huynh học sinh.
-Chỉ đạo của BGH, chuyên môn nhà trường luôn sát sao và chặt chẽ về công tác đổi mới PPDH, thường xuyên tổ chức dự giờ, góp ý, xây dựng giờ dạy chuẩn để GV học tập rút kinh nghiệm
- Các phương tiện dạy học hiện đại đã được tiếp cận và đưa vào phục vụ giảng dạy trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hệ thống sách tham khảo và các nội dung tham khảo trên các kênh thông tin rất đa dạng và phong phú được cập nhật thường xuyên, liên tục hàng giờ.
- Hệ thống các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các nội dung lồng ghép trong giảng dạy môn Ngữ Văn đã được lãnh đạo các cấp tổ chức tập huấn kịp thời cho giáo viên,nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy một cách thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ Văn đa số đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Có trình độ và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại khá thành thạo.
b/ Khó khăn:
Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. Một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương.
Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới. Vấn đề quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình tài liệu về phương pháp dạy học Văn còn mang bệnh lý thuyết và sách vở hoặc chịu tác động từ các phương pháp dạy học của nước ngoài. Nhiều giáo viên còn mơ hồ trước những khối lý luận phương pháp dạy học chung chung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà cả các bộ môn khác.
Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất là văn học nước ngoài... cho giáo viên ở nhiều trường học đã khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Đó là chưa kể đến đời sống giáo viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn chưa thể chuyên tâm cho việc giảng dạy. Số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều lại thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy học văn.
Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Người học chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn. 
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề:
Qua thực trạng dạy - học môn Ngữ Văn hiện nay và kết quả khảo sát, đánh giá năng lực học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể về sự đổi mới phương pháp dạy học kích thích hứng thú học tập môn Ngữ Văn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Cụ thể như sau:
a. Biện pháp chung:
* Đối với giáo viên:
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của tất cả các đối tượng học sinh.
- Nắm vững nội dung bài học và năng lực học tập bộ môn của học sinh để từ đó xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động học tập; bồi dưỡng và phát triển năng lực, bản sắc các nhân của mỗi học sinh.
- Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập và hệ thống các sách tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả linh hoạt hơn, đồng thời phải uốn nắn, hướng dẫn cách tự học, tự đọc.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức học tập (dạy học theo nhóm, dạy học theo góc, dạy học đồng loạt, dạy học theo dự án...)
- Tăng cường sử dụng và khai thác triển để hiệu quả các các thiết bị dạy học hiện có; sưu tầm, làm theo các thiết bị phục vụ bộ môn; đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy.
Ví dụ khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh tôi đã sử dụng CNTT để giới thiệu một số tranh ảnh, một số đoạn phim giới thiệu về cuộc đời và phong cách văn hoá của Bác.
Hoặc khi dạy bài "Truyện Kiều của Nguyễn Du" GV giới thiệu thêm cho HS về nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cua tác giả bằng những câu thơ trong tác phẩm đi kèm để chú thích cho một số tranh minh hoạ về các nhân vật điển hình trong truyện
- Chính diện xây dựng theo lối lý tưởng hoá
+ Chị em Thuý Kiều
+ Từ Hải: Râu hùm hàm én mày ngài
 Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
- Phản diện theo lối hiện thực hoá :
+ Tú Bà : Thoắt trông nhờn nhợt màu da
 Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao.
+Sở Khanh: Tường đông lay động bóng cành
 Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo tinh thần điểm nhấn của sở đồng thời tạo động lực cho học sinh học tập nghiêm túc, đạt kết quả như mong muốn.
* Đối với học sinh:
- Quá trình học tập phải vận dụng thành thạo cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
+ Nghe: 
	Phân biệt được các phụ âm, nguyên âm, vần dễ lẫn lộn.
	Hiểu nội dung các bài đã học.
	Nắm rõ ý nghĩa của câu, đoạn văn mang tính nghệ thuật.
+ Nói:
	Nói to, rõ ràng, lưu loát, phát âm chính xác.
	Nói mạnh dạn trước tập thể .
Kể lại được các câu chuyện được học, được đọc.
+ Đọc:
	Đọc đúng, trôi chảy.
	Đọc diễn cảm các bài văn, bài thơ.
	Đọc phân vai, đọc sáng tạo.
	Đọc để hiểu và cảm nhận nội dung văn bản.
+ Viết:
	Viết rõ ràng, đúng quy cách.
	Viết được bài văn đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.
	Trình bày lôgíc, khoa học.
Lưu ý: Mỗi bài học Ngữ Văn ở Trường THCS thường dựa vào một văn bản chung để khai thác, các nội dung ở cả 3 phần được xây dựng dựa trên nguyên tắc tích hợp. Vì thế, nó có mối quan hệ gắn kết với nhau, làm sáng tỏ cho nhau.
b. Các biện pháp cụ thể:
*Các phương pháp dạy học có thể áp dụng khi dạy phần văn bản:
Các văn bản trong chương trình Ngữ Văn THCS đều được chọn lọc rất kỹ và là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc. Nó giúp học sinh nhận thức cuộc sống, đưa đến những bài học, những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp sâu lắng trong tâm hồn và tình cảm con người. Những điều này lại phụ thuộc vào bề dày vốn sống, tri thức, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Do vậy, tiếp nhận văn bản là một hệ thống mở và kết quả tiếp nhận ở mỗi học sinh có thể khác nhau thậm chí có nhiều mới lạ chưa hẳn trùng khớp với dự kiến của giáo viên. Dạy văn thực chất là giúp cho học sinh biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình. Chính vì thế, đổi mới phương pháp dạy học còn có nghĩa là tôn trọng và đề cao những tìm tòi, khám phá, cảm thụ phân tích văn bản tích cực của học sinh. Đây cũng là một biểu hiện của tính cá thể hoá và sáng tạo trong tiếp nhận tác phẩm.
- Vận dụng phương pháp vấn đáp, gợi tìm: Là phương pháp được hình thành trên cơ sở của quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh thông qua việc giáo viên và học sinh đặt ra những câu hỏi và tìm ra câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định.
- Dạy học theo nhóm: (PP thảo luận nhóm)Lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm cùng chia sẽ những suy nghĩ, kinh nghiêm, hiểu biết bản thân về bài học qua trao đổi thảo luận
- Dạy học nêu vấn đề: Giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn cho học sinh lần lượt giải quyết các vấn đề đó.
- Phương pháp đọc sáng tạo:Đây là phương pháp rất quan trọng đối với việc tiếp nhận nội dung văn bản bao gồm cả đọc, hiểu và cảm thụ. Hoạt động đọc sáng tạo không chỉ là đọc một cách thuần tuý mà bao gồm cả sự tổ chức hướng dẫn học sinh đọc có vận động kết hợp tư duy lôgic với tư duy hình tượng, giọng đọc và điệu bộ.
- Phương pháp dùng lời có nghệ thuật: (Còn gọi là phương pháp diễn giảng, phương pháp bình giảng, truyền thụ) là cách dạy học truyền thống theo mô hình truyền thông tin một chiều, được sử dụng trong giờ học tác phẩm văn chương hay cung cấp kiến thức mới.
*Các phương pháp dạy học có thể áp dụng khi dạy phần Tiếng Việt:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: PP này được tiến hành và đi theo các bước cơ bản sau đây.
+ Phân tích - phát hiện.
+ Phân tích - chứng minh.
+ Phân tích - phán đoán.
+ Phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Giáo viên lựa chọn và cung cấp mẫu cho học sinh và hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. - Phương pháp giao tiếp: Nội dung bài học thường gắn với các nhân tố giao tiếp. + Nhân vật giao tiếp. + Nội dung giao tiếp + Hoàn cảnh giao tiếp. + Cách thức giao tiếp. + Mục đích giao tiếp. *Các phương pháp dạy học có thể áp dụng khi dạy phần Tập làm văn: - Phương pháp phân tích mẫu và làm theo mẫu: Giáo viên tổ chức và hướng dẫn cho học sinh khai thác các ngữ liệu đã học ở các phần văn bản. - Phương pháp thực hành: Trong phương pháp này, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết các nhiệm vụ, bài tập cụ thể. Đặc biệt được nhấn mạnh là những giờ luyện nói trên lớp. Bởi vì qua tiết học như thế này sẽ rèn luyện được năng lực diễn đạt bằng lời lưu loát, trôi chảy, mạnh dạn khi đứng trước đám đông, hình thành cho học sinh kỹ năng lập dàn bài và nói theo dàn bài đó. Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là giáo viên phải biết vận dụng phương pháp đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chổ nhằm phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo trong học tập của tất cả các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu có trong một lớp học. 4. Hiệu quả của SKKN: - Năm học 2009 - 2010, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp 9C. Qua việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu thu được một số kết quả khả quan. Để biết rõ và chính xác hơn ta xét kết quả học tập của học sinh cuối năm với kết quả khảo sát đầu năm học. Cụ thể như sau: a. Kết quả khảo sát đầu năm:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
5.72
13
37.14
17
48.57
3
8.57
0
0
b. Kết quả học tập cuối năm:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
8.57
16
45.71
14
40
2
5.72
0
0
	Qua kết quả nêu trên chứng tỏ rằng: Sau khi vận dụng phương pháp dạy học đổi mới số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, số học sinh trung bình, yếu đã có bước giảm đáng kể. Như vậy, có thể khẳng định: Việc đổi mới phương pháp dạy học, kích thích hứng thú học tập của học sinh đã mang lại những kết quả khả quan. 
C. Kết luận: Qua việc thực hiện một số yêu cầu trên tôi nhận thấy: - Cần vận dụng phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh . - Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Đề cao và phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. - Cần tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của bản thân minh, rèn cho học sinh cách tự học và ý chí tự học. Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi về vấn đề "Áp dụng phương pháp đổi mới nhằm kích thích hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học sinh THCS". Là một giáo viên trẻ, kinh nghiêm đứng lớp còn chưa nhiều, chắc chắn bài viết này còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để cho vấn đề được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.
 Cam Thành, tháng 10 năm 2010
 Người viết
 Lê Xuân Thanh Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ Chương trình môn Ngữ Văn
2/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS.
3/ Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Ngữ văn THCS.
4/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - Môn Ngữ văn.
5/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III - Môn Ngữ văn
6/ Nội dung các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng thường xuyên do phong tổ chức mà bản thân đã được tham gia.
HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BÌA
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT( NẾU CÓ)
1.    Đặt vấn đề ( hoặc lý do chọn đề tài)
Trình bày các ý sau:
- Nêu rõ hiện tượng( vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dụcmà anh( chị chọn để viết SKKN.
- Ý nghĩa tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) trong công tác giảng dạy, giáo dục
- Những mâu thuẩn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiên sửa đổi) với yêu cầu mới cần giải quyết.
2.    Giải quyết vấn đề:
2.1.        Cơ sở lý luận:
Cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản của vấn đề được chọn để viết đề tài SKKN, đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẩn, khó khăn mà anh(chị) đã trình bày trong đặt vấn đề.
2.2.        Thực trạng của vấn đề:
Trình bày những thuận lợi, khó khăn mà anh( chị ) gặp phải trong vấn đề mà anh (chị) chọn viết SKKN. Phải mô tả

File đính kèm:

  • docSKKN Ap dung PPDHDM nham kich thich hung thu hoc tapmon Ngu Van cho HSTHCS.doc
Giáo Án Liên Quan