Bài dự thi tìm hiểu “nhà trường với văn hóa giao thông”
/ Luận giải một cách khoa học thế nào là “Văn hóa giao thông”. Những tiêu chí cơ bản khi thực hiện văn hóa giao thông đối với học sinh.
"Văn Hóa Giao Thông" Bạn hiểu như thế nào về nó ?
Ai cũng biết TNGT hiện nay ở nước ta đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng lo ngại trên. Giải quyết Tai nạn trên như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Lộ trình ra sao? Vâng quả thực đây là bài toán khó của các cấp quản lý và sự thành công thì phụ thuộc phần lớn ở ý thức của người tham gia giao thông đặc biệt là lứa tuổi Thanh thiếu niên.
PHỒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN KỲ TRƯỜNG MẦM NON GIAI XUÂN 2 ---------- & --------- BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “NHÀ TRƯỜNG VỚI VĂN HÓA GIAO THÔNG” Người dự thi: Phạm Thị Hoa Sinh ngày: 20/11/1972 Dân tộc: Kinh Địa chỉ Gmail: Phamthihoakhoi7@gmail.com Đơn vị công tác : Trường mầm non Giai Xuân 2 - Tân Kỳ Ngày 30 tháng 05 năm 2012 BÀI THI “NHÀ TRƯỜNG VỚI VĂN HOÁ GIAO THÔNG” 1/ Luận giải một cách khoa học thế nào là “Văn hóa giao thông”. Những tiêu chí cơ bản khi thực hiện văn hóa giao thông đối với học sinh. "Văn Hóa Giao Thông" Bạn hiểu như thế nào về nó ? Ai cũng biết TNGT hiện nay ở nước ta đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng lo ngại trên. Giải quyết Tai nạn trên như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Lộ trình ra sao? Vâng quả thực đây là bài toán khó của các cấp quản lý và sự thành công thì phụ thuộc phần lớn ở ý thức của người tham gia giao thông đặc biệt là lứa tuổi Thanh thiếu niên. Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra nhằm giảm thiếu TNGT ở nước ta Ủy ban ATGT huyện tân kỳ đã xây dựng nội dung cơ bản về VHGT, trong đó xác định: "VHGT được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông" và "coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông". Lẽ phải, cái đẹp, cái thiện, chuẩn mực đạo đức truyền thống và biểu hiện văn minh hiện đại nói trên thể hiện trước hết ở trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật... Giao thông đường bộ đã có từ lâu nhưng trên thực tế dường như vẫn tồn tại một thứ “luật” bất thành văn là: khi xảy ra tai nạn thì người đi ôtô thì phải đền người đi xe máy; người đi xe máy đền người đi xe đạp; và người đi xe đạp thì đền người đi bộ. Sự đúng sai theo Luật Giao thông do Nhà nước ban hành chỉ là “tình tiết” tăng nặng hay giảm nhẹ mức đền bù mà thôi. Việc thiếu ý thức tôn trọng pháp luật giao thông như vậy đã dẫn đến nhiều ứng xử giao thông mà một số người vẫn đùa đó là một hành vi kiểu “made in Vietnam”. Khi đã không coi trọng pháp luật giao thông thì người ta cũng chẳng để ý đến cái gọi là “văn hoá giao thông”. Không cần biết đến những người khác cùng tham gia giao thông với mình, nhiều người cứ triệt để nguyên tắc “mạnh ai nấy đi”. Đối với thế hệ thanh niên hiện nay, tình trạng đó còn đáng báo động hơn. Ở tất cả mọi nơi từ Thị trấn đến nông thôn, đến miền núi những câu chuyện đau thương về tai nạn giao thông của lứa tuổi Thanh thiếu niên vẫn đang hàng ngày diễn ra để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ai trong chúng ta cũng nhận thấy rõ ràng giữa pháp luật giao thông và “văn hoá giao thông” có mối quan hệ khá khăng khít. Những hành vi, ứng xử “đẹp”, có văn hoá khi tham gia giao thông chỉ có được khi người ta hiểu và tôn trọng luật giao thông. Mặt khác, ý thức về lối sống văn hoá, tôn trọng người cùng tham gia giao thông sẽ là động cơ tốt thúc đẩy mọi người tìm hiểu và chấp hành luật giao thông. Nên chăng, cả hai ý thức này đều cần được song song nhấn mạnh trong những nỗ lực nhằm thay đổi ý thức của người tham gia giao thông. Vai trò của nhà trường, của Đoàn thanh niên trong việc Giáo dục cho đoàn viên học sinh hiểu và chấp hành đúng luật giao thông, thực hiện tốt Văn hoá giao thông là vấn đề mang tính cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề có ý nghĩa then chốt để xây dựng Văn hoá giao thông là làm chuyển biến nhận thức của học sinh về an toàn giao thông, để làm được điều đó nhà trường và ngành giáo dục phải vào cuộc tích cực, quyết liệt hơn nữa. Bởi đây là môi trường rất thuận lợi giúp cho học sinh có thể thu nhận được những kiến thức cần thiết về pháp luật nói chung, và vấn đề an toàn giao thông nói riêng. Cần có chương trình giáo dục về an toàn giao thông ngay từ bậc học mầm non. Các hình thức tuyên truyền cũng cần sinh động hơn, hấp dẫn hơn: sân khấu hoá, tổ chức các cuộc thi :Nhà trường – gia đình giáo dục ATGT cho trẻ mầm non bên cạnh đó, việc cho học sinh thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh vể các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông có thể có sức tác động mạnh mẽ hơn nhiều buổi tuyên truyền có hiệu quả hơn.. Xây dựng văn hoá giao thông chính là góp phần giáo dục văn hoá, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn cho chính mình và những người xung quanh. 2/Thực trạng về tình hình tham gia giao thông và văn hóa giao thông của học sinh hiện nay. Việc học sinh tham gia giao thông bằng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, lại thường xuyên chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, tụ tập đông xe gắn máy dưới lòng đường đang gây ra nhiều hình ảnh phản cảm cho bộ mặt giao thông Việc học sinh phổ thông đi xe gắn máy đến trường khi chưa đủ tuổi hiện nay xuất phát phần lớn từ nguyên nhân như nhiều gia đình có điều kiện nuông chiều, sẵn sàng giao xe cho con đi học, mà không cần biết con em mình sử dụng chiếc xe như thế nào, vi phạm ra sao; trong khi đó nhiều nhà trường thiếu sự quản lý, giáo dục và tuyên truyền sâu sát đến từng học sinh Chưa hết, nhiều học sinh không chỉ cố tình vi phạm, tỏ ra coi thường pháp luật, mà còn ngang nhiên chống lại người thi hành công vụ khi phạm luật, hoặc bỏ chạy gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. Đây thực sự đang là mối lo ngại đáng báo động đối với việc quản lý, dạy dỗ học sinh hiện nay từ nhà đến trường vàxã ội. Trên thực tế việc giáo dục VHGT cho học sinh mầm non trong trường học là một vấn đề không quá mới nhưng có lẽ có phạm vi của nó còn hơi rộng và chưa có hiệu quả tốt như chúng ta đang mong đợi. Cần phải có những việc làm thiết thực, có sự phối kết hợp của các lực lượng khác nhau trong xã hội để phát huy cho hết những nét tích cực nhất trong mỗi hành động cụ thể khi đoàn viên thanh niên và học sinh tham gia giao thông . Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn đưa ra một số các ý kiến như sau để việc giáo dục Văn hoá giao thông cho học sinh trong trường học có hiệu quả cao. Đó là : - Tăng cường các hoạt động truyền thông và kịp thời phản ánh các hoạt động, mở rộng ảnh hưởng tới toàn thể xã hội về cuộc vận động “trong nhà trường với văn hoá giao thông”. 3/ Vai trò của nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội với việc hình thành và xác lập văn hóa giao thông của học sinh. Văn hóa giao thông của mỗi người không phải tự nhiên có được mà nó hình thành qua quá trình giáo dục lâu dài từ nhỏ trong gia đình, nhà trường và tiếp nhận có chọn lọc hành vi văn hóa giao thông trong xã hội. Thực tế hiện nay, ngoài nhóm đối tượng đặc thù được đào tạo (người làm nghề lái xe chuyên nghiệp hoặc những người đã được dạy lái xe thông qua các khóa học do cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm giảng dạy), thì phần đông người dân vẫn còn hiểu biết rất hạn chế về các quy tắc giao thông - mặc dù đã có qua sát hạch lấy giấy phép lái xe. Ngoài ra, lâu nay khi nói đến trật tự ATGT, dư luận cũng như các cơ quan chức năng thường chỉ tập trung vào nhóm đối tượng sử dụng phương tiện cơ giới mà ít chú ý đến nhóm đối tượng người đi bộ và người sử dụng phương tiện thô sơ. Trong thực tế, nhóm đối tượng này vừa có thể là nạn nhân vừa có thể là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn. Để hình thành văn hóa giao thông, các cơ quan chức năng cần có chiến dịch Văn hoá giao thông trước hết là biểu hiện của sự tự giác chấp hành nghiêm luật giao thông, vì đó còn thể hiện sự văn minh trong lối sống và ứng xử ở xã hội ta hiện nay vừa để góp phần lập lại trật tự ATGT, kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Văn hoá giao thông được thể hiện rõ nét nhất ở các vấn đề sau: Một là, người tham gia giao thông phải hiểu biết đầy đủ và chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường thủy nội địa. Điều này thể hiện tính công dân của mỗi thành viên khi tham gia giao thông. Hai là, phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông: điều này thể hiện mối quan hệ giữa những người cùng tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết nhường nhịn và phải biết không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho người khác. Ba là, người tham gia giao thông phải có lòng tự trọng và lòng nhân ái: Vấn đề này thể hiện đạo đức khi tham gia giao thông gặp trường hợp người bị TNGT cần phải giúp đỡ và chia sẻ kịp thời. Cần cư xử có văn hóa khi tham gia giao thông trên đường, phải thật sự bình tĩnh, từ tốn, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, lịch sự khi va chạm giao thông. Bốn là, các cơ quan chức năng phải xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm luật giao thông. Điều này thể hiện tính công bằng trong hoạt động giao thông của mọi người. Người vi phạm nhận thấy được lỗi, hành vi vi phạm của mình. Người không vi phạm thấy rõ tác hại của việc vi phạm. Đây chính là những biện pháp tích cực, quan trọng để khuyến cáo, buộc người tham gia giao thông phải nâng tầm văn hóa giao thông. Tham gia đảm bảo trật tự ATGT được xem như là một trách nhiệm, một nghĩa vụ xã hội của công dân. Khẩu hiệu "ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà" vừa thể hiện trách nhiệm của công dân, vừa thể hiện nét đẹp văn hóa giao thông. 4/ Những giải pháp để xây dựng văn hóa tham gia giao thông và hạn chế tai nạn cho học sinh khi tham gia giao thông. Các cấp bộ Đoàn cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông, tuyên truyền về tác hại và những hậu quả thực tế đã xảy ra do tai nạn giao thông cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân. Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông với chính quyền phường xã, nâng cao vai trò giáo dục con cái từ gia đình, xã phường Đưa pháp luật an toàn giao thông thành môn học bổ trợ trong nhà trường. Với quyết tâm cao từ các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể; cùng các biện pháp tuyên truyền vận động khoa học, thiết thực, chúng ta tin tưởng rằng tình hình trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới trên địa bàn sẽ có chuyển biến tích cực, hình thành được ý thức tự giác khi tham gia giao thông và nét đẹp văn hóa giao thông Thực trạng trên đây dù được lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh rằng, đã có một thời gian dài, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí nhiều nơi, nhiều lúc buông lỏng. Sự coi nhẹ và thiếu năng động trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng học sinh vi phạm pháp luật ATGT và kỷ cương ngày càng tăng. Điều đó đã đặt ra cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nhận thức được ý nghĩa quan trọng mang tầm chiến lược của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT trong công tác giảng dạy ở các trường phổ thông. Trong một thời gian khá dài, chúng ta mới chỉ chú trọng bồi dưỡng truyền thụ cho thế hệ trẻ những kiến thức khoa học, mà chưa chú ý đúng mức đến kiến thức pháp luật ATGT và kỹ năng sống. Sự thiếu đồng bộ trong công tác giáo dục đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là ý thức pháp luật của quần chúng - trước hết là lớp người trẻ tuổi - chưa cao, dẫn đến tình trạng phạm tội ở lớp người này xảy ra nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người phạm pháp và đang có xu thế ngày càng tăng, trong số đó có nhiều trường hợp do kém hiểu biết pháp luật mà dẫn đến phạm tội. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, giáo dục pháp luật ATGT cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với học sinh các trường được đặt ra như là một tất yếu khách quan, là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục của chúng ta. Học sinh, sinh viên nhìn chung là tầng lớp xã hội tiến bộ, được trang bị hệ thống kiến thức tương đối toàn diện, họ là những người rất năng động, có khả năng sáng tạo, tích cực, nhạy bén trong học tập nghiên cứu cũng như trong các quan hệ xã hội. Tuy vậy, học sinh còn có những hạn chế, nhược điểm là nhân cách chưa hoàn chỉnh, nông nổi, bồng bột, dễ bị kích động, khó kiềm chế, đôi khi tự cao, tự mãn, thích tự do phóng khoáng, hay đua đòi và đặc biệt là hiểu biết về pháp luật chưa toàn diện và sâu sắc. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, học sinh dễ chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và của những người xung quanh. Trước hết, có thể nói, ý thức pháp luật ATGT của họ phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật ATGT của bố mẹ và những người thân trong gia đình cũng như dư luận xã hội. Mặt khác, do khả năng bản thân và sự phát triển quan hệ xã hội của học sinh ngày càng lớn, phù hợp với việc học tập và sinh hoạt của họ, nên đối tượng này còn chịu ảnh hưởng tác động của xã hội, nhà trường...Do vậy, vấn đề quan trọng là hệ thống giáo dục pháp luật cho học sinh phải dựa trên sự liên hệ chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng những yêu cầu bức thiết của đời sống xã hội, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thì giáo dục pháp luật mới toàn diện và có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là toàn bộ các yếu tố giáo dục có ảnh hưởng một cách trực tiếp và tích cực lên trình độ nhận thức pháp luật của đối tượng được giáo dục. Học sinh là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có những tư tưởng, quan niệm, quan điểm về các hiện tượng pháp luật ATGT trong đời sống, cũng như kỹ năng vận dụng pháp luật vào cuộc sống. Hiểu và vận dụng pháp luật ATGT vào đời sống thực tế là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản, chính vì thế, trong khi học tập pháp luật, các em cần phải được tập dượt, tiếp cận với thực tế, được tạo điều kiện để các em vừa nâng cao kiến thức lý luận, vừa có năng lực vận dụng pháp luật ATGT vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, ngoài việc học lý luận, nghiên cứu các quy phạm pháp luật ATGT , các em cần phải được nghiên cứu, tham gia các bài thực hành vận dụng pháp luật, giải quyết các tình huống pháp luật. Bằng cách đó, tăng sự hấp dẫn, thu hút các em trong quá trình học tập. 5/ Trình bày một hoạt động cụ thể đã làm về việc thực hiện “Văn hóa giao thông” tại đơn vị. Kết hợp với nhà trường lên kế hoạch và tổ chức tốt hội thi “Nhà trường – Gia đình giáo dục ATGT cho trẻ mầm non” Hưởng ứng “Năm ATGT 2012”, Trường mầm non Giai Xuân 2 vừa tổ chức hội thi “Nhà trường - gia đình giáo dục ATGT cho trẻ mầm non” với sự tham gia của gần 200 phụ huynh, cùng 22 viên và các cháu mẫu giáo lớp 5 tuổi. Ở phần thi màn chào hỏi và tuyên truyền, các đội thông qua các loại hình hoạt động nghệ thuật như: tiểu phẩm, hát múa phụ họa, kịch, thơ, ca, hò, vènhằm minh họa hình ảnh, biểu mẫu đã làm nổi bật nội dung tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, kết hợp thể hiện giải quyết tình huống hoặc thực hiện nội dung giáo dục ATGT của gia đình, nhà trường và xã hội đối với trẻ mầm non. Phần thi hiểu biết về ATGT chia làm 3 phần nhỏ: Phần 1 thi tô màu tranh về giáo dục ATGT; Phần 2: Nhận biết các loại phương tiện GT các loại đường: Phấn 3: Lắc chuông trả lời về các loại đnè tín hiệu và các biển báo, mỗi câu trả lời trẻ phải thể hiện 1 bài thơ hoặc một bài hát thể hiện phù hợp với nội dung câu hỏi. Hoạt động sôi nổi trên đã tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích. Những tiểu phẩm và tình huống giao thông rất thực tế và dí dỏm giúp phụ huynh, giáo viên và các cháu dễ hiểu, dễ nhớ nhằm tuân thủ những quy định của pháp luật về TTATGT. Các cháu sẽ tự tin và có tư duy sáng tạo góp phần thúc đẩy hoạt động và tu dưỡng đạo đức tốt hơn. Ngày 30 tháng 05 năm 2012 GVCN lớp mẫu giáo 5 tuổi Phạm Thị Hoa
File đính kèm:
- BAI THI TIM HIEU GIAO THONG.doc