Bài giảng lớp lá - Bệnh chân - Tay - miệng

Bệnh Tay - Chân - Miệng (Hand - Foot - Mouth Disease - HFMD) là một bệnh thường gặp ở trẻ em tuổi mẫu giáo-mầm non.

Các vụ dịch thường bùng phát trong nhà trẻ, vào mùa hè và mùa thu.

Các năm gần đây dịch bệnh đã làm hàng trăm trẻ ở nước ta mắc bệnh với số tử vong tương đối cao.

Chưa có biện pháp chắc chắn ngăn chặn nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học; Nên rất cần biêt các biện pháp giảm thiểu tác hại của bệnh dich này

 

ppt15 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp lá - Bệnh chân - Tay - miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh chân-tay-miệngHay gặp ở trẻ em tuổi mẫu giáoLời cảnh báoBệnh Tay - Chân - Miệng (Hand - Foot - Mouth Disease - HFMD) là một bệnh thường gặp ở trẻ em tuổi mẫu giáo-mầm non.Các vụ dịch thường bùng phát trong nhà trẻ, vào mùa hè và mùa thu.Các năm gần đây dịch bệnh đã làm hàng trăm trẻ ở nước ta mắc bệnh với số tử vong tương đối cao.Chưa có biện pháp chắc chắn ngăn chặn nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học; Nên rất cần biêt các biện pháp giảm thiểu tác hại của bệnh dich nàyMỗi năm có hàng trăm trẻ đến bệnh viên với H/chứng chân tay miệngTác nhân gây bệnhBệnh Tay – Chân - Miệng do một số virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác.Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.Nếu Bệnh do Coxsackievirus A16, thường diễn biến nhẹ và tự lành sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị; thường ít gặp Biến chứng.Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não virus (hay viêm màng não vô khuẩn) với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng và cần phải nhập viện.Bệnh Tay – Chân - Miệng gây nên do enterovirrus 71 cũng có thể gây nên viêm màng não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt (poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do enterovirus 71 có thể gây tử vong. Trong các vụ dịch xảy ra ở Malaysia năm 1997 và ở Đài Loan năm 1998 nhiều trường hợp do loại virus này đã tử vong.Các năm 2009-2010 dịch này ở Tp Hò Chí Minh đã làm tử vong 0,5 -1 % số BN nằm Bệnh viện.Đối tượng cảm nhiễm (dễ mắc)Bệnh Tay – Chân - Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.Phụ nữ có thai có thể mắc ?Mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân - Miệng rrất rộng, nên phụ nữ có thai cũng dễ mắc. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Nếu thai phụ nhiễm bệnh trong thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.Đường lây truyềnBệnh lây truyền từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân - Miệng.Bệnh không lây từ động vật sang người.Do là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, thực phẩm, tay bẩn, dụng cụ bị ô nhiễm phân người bệnh (vi-rút được đào thải qua phân và tồn tại trong nước, đất, rau) Nhưng cũng có một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp Triệu chứng đầu tiênBệnh thường biểu hiện các dấu hiệu: sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban & các tổn thươngBan xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác. Các thể bệnh khácKhi mới mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, sưng miệng, chảy nước rãi, buồn nôn, nôn, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ hình ô van ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau,... Khi bệnh nặng trẻ sẽ sốt cao, nôn nhiều, hay giật mình, run tay chân, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người. Những chấm đỏ xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Đa phần trẻ nổi bóng nước nhiều ở tay châm miệng lại bị nhẹ trong khi một số trẻ khác chỉ nổi bóng nước trong miệng nhưng lại có diễn tiến nặng, thậm chí tử vong.Lưu ý phân biệtMụn nước của bệnh ở chân, tay, miệng hoàn toàn khác với thủy đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể còn bóng nước ở bệnh tay, chân, miệng thì xuất hiện ở lợi, lưỡi và mặt trong của má...Mụn thuỷ đậu có ở bề mặt da khắp nơi trên cơ thể trẻ Mụn ban của Bệnh tay, chân, miệng xuất hiện ở lợi, lưỡi và mặt trong của má...Chăm sóc trẻ bệnhNếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol; Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, đồng thời tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ (chú ý, để trẻ dễ ăn thì thức ăn cần chế biến lỏng, mềm, thiên về chất hơn là lượng và nên không ép trẻ ăn nhiều như lúc khỏe). Chăm sóc 7 theo dõi trẻ bệnhCần vệ sinh răng miệng, thân thể, không làm vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng (bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày). Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó ngủ, sốt cao, quấy khóc, giật mình lúc thức hay nói nhảm, các chi run và co giật, nôn ói nhiều, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.Phòng bệnh chungHiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân - Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác. Tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.Phòng bệnh tại nhà trẻ mẫu giáoCô nuôi dạy trẻ và các cháu cần Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ. Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em. Vệ sinh đồ chơi, ngâm-rửa bằng nước sát trùng (ChioraminB 5 %) Nếu là bình sữa, bát, đĩa thì có thể luộc trong nước 100oC để khử trùng; Hạn chế tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung đồ dùng; Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ tiết nước bọt nhiều. Nhà trẻ có > 2 trẻ mắc bệnh cần tạm dừng nhận trẻ ít nhât 10 ngày.

File đính kèm:

  • pptBenh chan tay mieng PowerPoint Presentation.ppt