Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Gia đình

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nói đượctên bài.

- Hát đúng giai điệu bài hát.

2. Kỹ năng:

- Trẻ vận động múa nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.

- Lắng nghe cô hát và có hưởng ứng theo nhạc.

- Chơi trò chơi đúng cách.

3. Thái độ:

- Trẻ mạnh dạn, tự tin.

II. CHUẨN BỊ:

- Đàn.

- Máy tính.

- Rổ.

- 3 hộp quà.

- 30 bông hoa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: GIA ĐÌNH
Đối tượng : mẫu giáo nhỡ
Hoạt động âm nhạc : Múa cho mẹ xem
Trọng tâm : VĐ Múa: “Múa cho mẹ xem”
Trò chơi : Vòng quay kỳ diệu
Người dạy : Nguyễn Hồng Mai
Thời gian : 20 – 25 phút
Ngày dạy : 17/10/2012
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nói đượctên bài.
- Hát đúng giai điệu bài hát.
2. Kỹ năng:
- Trẻ vận động múa nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.
- Lắng nghe cô hát và có hưởng ứng theo nhạc.
- Chơi trò chơi đúng cách.
3. Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn.
- Máy tính.
- Rổ.
- 3 hộp quà.
- 30 bông hoa.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* Ổn định 
- Các con phát hiện xem hôm nay có điều gì khác hơn với mọi hôm?
- Trẻ trả lời.
- Các con hãy cùng đứng lên thể hiện sự đón chào của mình nào?
- Vỗ tay
- Các bác, cô đến để xem chúng mình hát hay, múa dẻo như thế nào. Nên cô có ý tưởng sẽ tổ chức 1 cuộc thi để các đôi sẽ được thể hiện tài năng của mình nhé.
* Vào bài
- Xin mời 3 đội đến với cuộc thi “Gia đình tài tử” ngày hôm nay.
- Trẻ vỗ tay.
- Nội dung: Gồm 3 phần
Phần 1: Đoán giỏi
Phần 2: Thi tài
Phần : Chung sức
- Mời 3 đội cùng vào với phần 1 “Đoán giỏi” với trò chơi mang tên “Nhìn hình đoán tên bài hát”
Cách chơi:
Các đội quan sát hình ảnh, đưa ra đáp án tên bài, tên tác giả.
Luật chơi:
Sau một phút đội nào có tín hiệu trước được quyền trả lời, trả lời đúng được tặng hoa và nếu trả lời sai đội khác được dành quyền trả lời.
- 3 đội cùng hướng lên màn hình (xem hình ảnh bé đang múa).
Câu hỏi:
+ Hình ảnh có trong bài hát gì?
- Trẻ trả lời.
+ Do ai sáng tác?
- Trẻ trả lời.
(tặng hoa cho đội trả lời đúng).
- Mời 3 đội cùng thể hiện bài hát này nhé
- Cả lớp hát.
- Kết thúc phần 1 kiểm tra kết quả các đội – động viên.
* Hoạt động 1: Vận động “Múa cho mẹ xem”
- Mời 3 đội cùng đến với phần 2 có tên gọi “Thi tài”.
- Để thực hiện được tốt phần thi này mời 3 đội cùng chú ý lên cô “ cô hát múa cho mẹ xem”
- Vỗ tay
- Để thực hiện hát múa lần 2 (mời 3 đội hát cô múa).
- Mời 3 đội hát múa cùng cô
(hát múa 2 lần)
- Trẻ hát VĐ
- 3 đội cùng thi tài với nhau.
+ 3 tổ.
+ Nhóm (Mặc váy, có nơ, quần).
+ Đôi (2 bạn trai, gái)
(Cô sửa sai, cho trẻ thực hiện lại cùng tổ, nhóm sau, hoặc múa cùng cô).
- Trẻ hát VĐ
- Cô khen ngợi, tặng hoa, động viên trẻ.
- Mời các đội giao lưu cùng nhau.
-Trẻ VĐ
+ Cả 3 đội (vòng trò từng đội).
+ 6 bạn (đứng trong vòng tròn)
+ Cá nhân.
* Hoạt động 2: Nghe hát “bàn tay mẹ”
- Bạn nhỏ thể hiện tình yêu với mẹ là múa cho mẹ xem. 
- Trẻ trả lời
- Còn mẹ yêu thương, chăm sóc lo lắng cho các con thế nào mời các bạn cùng lắng nghe bài hát.
“Bàn tay mẹ” sáng tác của chú “Bùi Đình Thảo”
- Cô hát cùng đàn.
- Cô giới thiệu tên bài, tác giả (xem hình ảnh mẹ)
- Cô hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
Câu hỏi:
+ Cô vừa hát bài gì?
- Trẻ trả lời.
+ Do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về ai?
Mẹ là người chăm sóc, nuôi dưỡng các con. Vậy các con làm gì cho mẹ vui lòng?
- Chăm ngoan, học giỏi
- Giúp mẹ việc nhà đó là những công việc gì?
- Trẻ trả lời
(Xem hình ảnh bé quét nhà, tưới cây, cho cá ăn, cất dọn đồ dùng, đồ chơi).
 * Hoạt động 3: Trò chơi : “Vòng quay kỳ diệu”
- Cô thấy các đội không những hát hay múa dẻo còn biết giúp mẹ làm việc nhà để cảm ơn những tình cảm đó. Chương trình mời các đội đến với phần 3 là trò chơi mang tên “Vòng quay kỳ diệu”.
Cách chơi: Vòng quay có 4 ô số, mỗi ô số có chứa hình ảnh, đoạn nhạc, câu hát.
Luật chơi: 
Các đội nói đúng tên và thể hiện bài hát đúng giai điệu sẽ tặng hoa, nếu trả lời sai đội khác được quyền trả lời.
* Kết thúc:
- Kiểm tra kết quả
- Tặng quà.
- Chào kết thúc.

File đính kèm:

  • docCHI MAI.doc