Bài giảng lớp Lá - Chủ điểm: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
I/ MỤC TIÊU:
1/ Phát triển thể chất:
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe
- Có một số thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh
- Thực hiện các vận động bật, nhảy, ném, tung, bắt, .một cách tự tin và khéo léo.
- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm do nước.
2/ Phát triển nhận thức:
- Tích cực tìm tòi khám phá các sự vât, hiện tượng xung quanh, biết trả lời một số câu hỏi.
- Biết quan sát so sánh phán đoán về 1 số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.
- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo,trang phục theo mùa.
- Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
- Nhận biết được 1 số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch.
- Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách khác nhau
- Phân biệt được ngày và đêm.
CHỦ ĐIỂM : NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Thời gian thực hiện 2 tuần: Từ ngày 28 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 2011 I/ MỤC TIÊU: 1/ Phát triển thể chất: - Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe - Có một số thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh - Thực hiện các vận động bật, nhảy, ném, tung, bắt, .một cách tự tin và khéo léo. - Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm do nước. 2/ Phát triển nhận thức: - Tích cực tìm tòi khám phá các sự vât, hiện tượng xung quanh, biết trả lời một số câu hỏi. - Biết quan sát so sánh phán đoán về 1 số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh. - Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo,trang phục theo mùa. - Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật. - Nhận biết được 1 số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch. - Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách khác nhau - Phân biệt được ngày và đêm. - Nhận biết biết các ngày trong tuần. Đếm đến 10, nhận biết số 10. 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Biết trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn trong nhóm về những gì quan sát nhận xét, phỏng đoán. - Biết đọc diễn cảm qua các bài thơ, kể về một số nội dung câu chuyện. 4/ Phát triển thẩm mỹ: - Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu chuyện, bài thơ, bài hát về các hiện tượng tự nhiên. - Có một số kỹ năng vẽ, nặn,cắt, xé, dán, xếp hình tạo ra sản phẩm theo ý thích của trẻ. - Có kỹ năng hát và vận động một số bài trong chủ điểm. - Biết nhận xét đánh giá sản phẩm. 5/ Phát triển tình cảm – xã hội: - Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống . - Có thói quen thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ như tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng... - Biết đoàn kết thảo luận cùng bạn trong nhóm chơi. II/ MẠNG NỘI DUNG: * TUẦN 1: Nước: - Trẻ biết được các nguồn nước trong môi trường sống như nước máy, nước giếng, nước mưa, nước hồ, nước ao, sông, biển. - Các nguồn nước sạch trong sinh hoạt như nước máy, nuớc giếng, nước mưa. - Các trạng thái của nước như ( lỏng, hơi, rắn) và một số đặc (không mùi, không vị, không màu, bay hơi, hoà tan một số chất). - Biết ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật, cây cối. - Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. - Phòng tránh các tai nạn về nước. * TUẦN 2: Một số hiện tượng tự nhiên và các mùa. - Biết một số hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, sấm sét,, cầu vồng, sương gió.. thời tiết các mùa - Biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi, cách ăn mặc theo các mùa. - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, khi ra nắng, mưa phải biết đội mũ nón. - Biết được mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn ngày đêm. III/ MẠNG HOẠT ĐỘNG: 1/ Phát triển thể chất: * Thể dục: - Nhảy khép và tách chân. Tung và bắt bóng. - Nhảy khép tách chân 7 ô. Đập và bắt bóng. * Giáo dục dinh dưỡng: - Giáo dục cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc phù hợp với mùa, ăn chín uống sôi. 2/ Phát triển nhận thức: * LQ với toán: - Đếm đến 10. Nhận biết số 10. - Nhận biết các ngày trong tuần. * MTXQ: - Tính chất của nước. - Trò chuyện về hiện tượng tự nhiên. 3/ Phát triển ngôn ngữ: * LQ văn học: - Truyện “ Giọt nước tí xíu” - Thơ “ Bình minh trong vườn” * LQCC: - Làm quen s, x . - Tô chữ s, x 4/ Phát triển thẩm mỹ; * Tạo hình: - Vẽ về biển. - Vẽ theo ý thích. * Âm nhạc: - Hát: “ Cho tôi đi làm mưa với” “ Trời nắng, trời mưa” - Nghe hát: “ Mưa rơi”. “ Cò lả” - Trò chơi: “ Ai đoán giỏi ”. 5/ Phát triển TC- XH - Trò chơi vận động: “Trời mưa” “ Mưa to, mưa nhỏ ”. - Trò chơi dân gian: “ Chìm nổi” “ Lộn cầu vồng” “ Đẩy gậy ” - Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống, cửa hàng nước giải khát, gia đình. - Góc xây dựng: “Xây ao cá. xây bể bơi”. - Góc học tập: Xem tranh ảnh, đọc chữ cái, viết các nét chữ cái, đọc thơ, kể chuyện. - Góc nghệ thuật: Hát, vận động tô màu, vẽ, xé dán, nặn, cắt dán. IV/ CHUẨN BỊ HỌC LIỆU: - Tranh ảnh về hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, gió, nắng, cầu vồng.. - Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện, câu đố, ca dao phù hợp với chủ điểm, chủ đề. - Màu tô, bút chì, đất nặn, kéo, hồ dán. - Khối gạch, cây xanh, thảm cỏ, ao cá, nước, cát, dụng cụ âm nhạc, đồ dùng học toán. Người lên kế hoạch TKT( BGH) Võ Thị Vinh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT TUẦN TUẦN 1: Từ ngày 28 tháng 3 đến ngày 1 tháng 3 năm 2011 Chủ đề : NƯỚC I/ Đón trẻ trò chuyện: - Đón trẻ đầu giờ. Trò chuyện với trẻ tác dụng về nước. - Điểm danh trẻ. II/ Thể dục : (soạn cho một tuần) - Động tác cơ hô hấp : Thổi bóng bay. - Động tác tay vai : Hai tay giang ngang, vòng lên trên đầu. - Động tác chân : Tay giang ngang, ra trước, 1 chân thẳng, 1 chân khuỵu gối. - Động tác bụng : Tay chống hông xoay người bên phải, bên trái. - Động tác bật : Bật tách chụm chân. III/ Hoạt động ngoài trời: - Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, thời tiết, cây cối, quan sát các cảnh vật xung quanh, các phương tiện qua lại trên đường, kết hợp đàm thoại với trẻ. - Xem tranh trò chuyện về một số nguốn nước như nước mưa, nước sông suối, nước giếng, nước máy. - Cho trẻ ôn lại một số kiến thức đã học - Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học - Chơi trò chơi học tập : “ Chai có đựng gì không” - Chơi vận động : “ Trưa mưa ”. - Chơi dân gian : “Chìm nổi”. - Chơi tự do, với cát, nước, với chung chóng. IV/ Hoạt động học: THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU * THỂ DỤC: - Nhảy khép và tách chân. Tung và bắt bóng. * MTXQ : - Tính chất của nước. * LQVT : - Đếm đến 10. Nhận biết các nhóm có số lượng 10. Nhận biết số 10 * ÂM NHẠC: - Hát “Cho tôi đi làm mưa với ” - Nghe hát : “ Mưa rơi ” - Trò chơi : “Ai đoán giỏi” * TẠO HÌNH - “ Vẽ về biển” * VĂN HỌC: - Truyện: “Giọt nước tí xíu ” - Xem tranh ảnh về một số nguồn nước * LQCC: Làm quen chữ s, x. - Trò chơi : “ Tô chữ, nối chữ ” V/ Hoạt động góc: * Góc phân vai : “ Cửa hàng nước giải khát ” - Yêu cầu: Trẻ thể hiện được vai người bán hàng, cách pha chế một số loại nước giải khát. * Chuẩn bị : Đồ dùng trong gia đình, chai nước giải khát, nước, một số chất tan trong nước. * Góc nghệ thuật : Múa vận động các bài trong chủ điểm. Vẽ, tô màu, nặn, cắt dán, xé dán một số hiện tượng tự nhiên. - Yêu cầu : Trẻ có kỹ năng vận động được một số bài hát về chủ điểm. Có một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé, xếp để tạo ra sản phẩm. * Chuẩn bị : Dụng cụ âm nhạc, gấy, bút màu, đất, nặn, hột hạt, góc chơi, hồ dán, que tính, kéo. * Góc xây dựng : “Xây ao cá ” * Yêu cầu: Trẻ xây khuôn viên ao cá, trồng một số loại cây. Chuẩn bị : Khối gạch, cây xanh, ao cá. * Góc học tập: Xem tranh, xem sách, đọc chữ cái và số, đọc thơ, câu đố, kể chuyện theo tranh. Tô nối chữ cái. * Yêu cầu: Trẻ có kĩ năng mở sách, đọc phát âm rõ ràng qua bài thơ, câu đố, kể về một số nội dung câu chuyện theo tranh. * Chuẩn bị : Tranh truyện, sách, thẻ chữ cái, chữ số, giấy, kéo, hồ, bút. * Góc thiên nhiên : Chơi với cát, nước. * Yêu cầu: Trẻ có kỹ năng chơi, biết đong nước vào chai, lọ. * Chuẩn bị: Nước, cát, góc chơi, chai lọ,ca múc nước. * Tiến hành chung cho các góc chơi: - Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm cho trẻ tập lại, cùng trò chuyện về chủ điểm, hướng trẻ vào các góc chơi, chọn góc chơi, cho trẻ thoả thuận vai chơi trong nhóm, nhận vai chơi sau đó cho trẻ đi về các góc chơi mà trẻ thích. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn tạo tình huống cho trẻ chơi để trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi, thể hiện được vai chơi trong nhóm tốt hơn. - Cho trẻ quan sát giao lưu từng góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh vào góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình. - Kết thúc thu dọn đồ chơi vào nơi quy định gọn gàng. VI/ Hoạt động chiều : - Đón trẻ đầu giờ. - Điểm danh trẻ - Ôn lại kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng - Làm quen với kiến thức ngày hôm sau - Chơi tự do xem tranh, đọc thơ, nghe chuyện, chơi vận động, dân gian, chơi trò chơi học tập - Giáo dục lễ giáo, biết giữ gìn, bảo vệ tiết kiệm nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày. - Nêu gương- cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ trao đổi với phụ huynh, kết quả học tập, sức khẻo, vệ sinh, của trẻ trong tuần. - Nhận xét- đánh giá cuối ngày KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011 Chủ đề : Nước I/ Các hoạt động trong ngày : 1. Đón trẻ, điểm danh trẻ. - Trò chuyện với trẻ về tác dụng của các nguồn nước. 2. Thể dục: Tập các động tác như kế hoạch tuần đã soạn 3. Hoạt động ngoài trời : - Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, thời tiết, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ. Bầu trời hôm nay như thế nào? Xung quanh lớp có những cây cối gì? Thân cây, lá, hoa như thế nào. Cây cho ích lợi gì. Cây sống được là nhờ gì? Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”. - Xem tranh trò chuyện về hiện tượng, tác dụng của nước. Đây là những bức tranh về nước. Có những loại nước như thế nào?( Nước mưa, giếng, suối, ao, sông..). Nước có tác dụng như thế nào nhỉ? ( Không màu, không mùi, không vị, tinh khiết). Tác dụng của nước dùng để làm gì? Để bảo vệ nguồn nước chúng ta phải làm gì? Muốn biết rõ hơn chốc nữa vào lớp cô và cháu cùng tìm hiểu, khàm phá về tính chất của nước kỹ hơn. * Chơi vận động : “ Trời mưa ” - Mục đích: Luyện cho trẻ sự phản xạ nhanh. - Chuẩn bị: Sân học bằng phẳng. Một cái xắc xô. Một số ghế xếp hình vòng cung, cái nọ cách cái kia 30cm. - Tiến hành chơi: Mỗi cái ghế là “ một gốc cây ”. Trẻ chơi tự do vừa đi vừa hát “ Trời nắng trời mưa ” khi có hiệu lệnh trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây thì phải ra ngoài một lần chơi. * Chơi dân gian : “Chìm nổi” - Mục đích: Rèn sự nhanh nhẹn, phản xạ khéo léo của trẻ. - Chuẩn bị: Sân chơi. - Cách chơi: Trẻ oẳn tù tì chọn 1 trẻ làm cái đi đuổi các bạn. Các bạn chạy thật nhanh sao cho cái không đuổi được, nếu thấy cái lại gần bạn nào thì bạn đó ngồi nhanh xuống và nói chìm. Khi cái đi xa đứng dậy nói nổi rồi chạy tiếp. Nếu bạn nào bị cái đập vào người coi như chết đứng ra ngoài cuộc chơi lần sau chơi tiếp. Cái bắt được nhiều là giỏi nhất. - Chơi tự do với cát, nước, phấn, bóng. II/ Hoạt động có chủ đích : * Hoạt động I : Thể dục * Đề tài: NHẢY KHÉP TÁCH CHÂN TUNG VÀ BẮT BÓNG. 1. Mục đích yêu cầu - Dạy trẻ biết thực hiện các vận động như nhảy khép tách chân, tung và bắt bóng. - Rèn luyện sự khéo léo khi nhảy khép tách chân vào các vòng nhẹ nhàng. - Giáo dục trẻ biết thực hiện các động tác và trật tự khi thực hiện các bài tập phát triển chung. 2. Chuẩn bị : - Vòng thể dục, bóng, sân học. - Nội dung tích hợp: MTXQ, âm nhạc, Toán. 3. Phương pháp: Thực hành – Quan sát. 4. Tiến hành hoạt động : Mở đầu hoạt động : - Chơi trò chơi “ Trời mưa”. Khi trời mưa có gì rơi xuống. Nứoc có tác dụng gì đối với con người, cây cối, động vật. Cô kết hợp giáo dục cho trẻ biết giữ gìn tiết kiệm nước. b. Hoạt động trọng tâm * Hoạt động 1: Khởi động: Theo bài “ Cho tôi đi làm mưa với” - Cho trẻ đi thường, nhanh, chậm, kiễng gót, hạ chân, khom lưng, chạy nhanh chạy chậm, sau đó giãn hàng cách đều * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: Tập với bài hát “Trời nắng, trời mưa” - Động tác tay vai : Tay đưa lên cao, vòng lên trên đầu . - Động tác chân: Tay giang ngang, đưa ra trước khụy gối 2 chân - Động tác bụng lườn: Tay đưa lên cao, hạ cúi khom người, tay chạm mũi ngón chân. - Động tác bật: Bật tách chụm chân. * Hoạt động 3 : * Vận động cơ bản : “Nhảy khép tách chân”. - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 giải thích nhảy khép tách chân. Đứng trước vạch chuẩn bị, chụm 2 nhảy khép 2 chân vào vòng, nhảy tách vào 2 vòng ,khép chân vào 1 vòng, cú như vậy cho đến hết các vòng, sau đó đi về cuối hàng đứng. - Cho trẻ khá lên làm thử sửa sai. - Lần lượt cô cho trẻ thực hiện, sau đó đi về cuối hàng đứng - Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ, sửa sai động viên khuyến khích trẻ kịp thời - Cho trẻ thực hiện 4 đến 5 lần * Vận động: “ Tung và bắt bóng ”. - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Lần 2 cô giải thích cách tung và bắt bóng, tung bóng lên cao bằng 2 tay và bắt bóng không làm bóng rơi. - Cho trẻ thực hiện tung bóng theo nhóm, cô động viên khuyến khích, nhận xét sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 4 : Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu thở ra. c. Kết thúc tiết học : Trẻ thu dọn đồ dùng * Hoạt động II : Môi trường xung qunh Đề tài : TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC. 1. Mục đích yêu cầu - Dạy trẻ biết về một số một số tính chất của nước như không mùi, không vị, không màu, lỏng, rắn, hoà tan một số chất. - Ích lợi của nước đối với đời sống con người động thực vật. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn nước sạch, sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt. 2. Chuaån bò: - Tranh về một số nguồn nước. - Nước tinh khiết. Một số chất hoà tan và không hoà tan trong nước như đường, muối, gạo, bột nghệ, hòn sỏi, hạt xốp. Ly, thìa, cốc. - Nước đông đá, nước bốc hơi. - Nội dung kết hợp: Âm nhạc, toán. 3. Phöông phaùp: Quan saùt, phaân tích, ñaøm thoaïi, moâ phoûng, thöïc haønh. 4. Tiến hành hoạt động: a. Mở đầu hoạt động: - Haùt baøi “ Cho tôi đi làm mưa với” - Các con vừa hát bài hát nói về điều gì. - Khi trời mưa có gì rơi xuống. Nước có tính chất và ích lợi như thế nào? - Muốn biết rõ hơn cô và cháu cùng khám phá về tính chất của nước. b. Hoạt động trọng tâm: * Hoaït ñoäng 1: - Quan sát về ly nước. Ly nước có màu gì? - Ly nước có mùi không? Cho trẻ ngưởi. - Nước có vị gì không? Cho trẻ nếm. - Cô tóm tắt lại nước tinh khiết trong, không màu, không mùi, không vị - Nước có hoà tan được một số chất không các con cùng quan sát. - Nước hoà tạn được muối, đường, bột màu. - Cho trẻ lên nếm thử nước hoà tan với muối thì có vị gì(vị mặn) với đường có vị ngọt, với bột màu có màu vàng, màu đỏ... - Nước không hoà tan được một số chất ( cô cho trẻ quan sát thí nghiệm, bỏ sỏi, gạo...) - Cho trẻ quan sát nước đông đá thành thể rắn, tan ra khi ở nhiệt độ nóng. - Cho trẻ quan sát nước bốc hơi ở nhiệt độ nóng, lạnh. - Nước có ích lợi gì đối với đời sống con người, con vật, cây cối. - Muốn bảo vệ giữ gìn nguốn nước sạch chúng ta phải làm gì? Không xả rác, không thải chất thải có hoá chất, xác động vật chết trược tiếp xuống nguồn nước. - Nước rất có lợi nhưng cũng có tác hại của chúng, nước ở nhiệt độ quá nóng rẽ gây bị bỏng, nước lũ gây trôi nhà, người, động vật, cây cối... - Cô kết hợp mở rộng cho trẻ quan sát một số hình ảnh qua tranh, kết hợp giáo dục cho trẻ. * Hoaït ñoäng 2: * Trò chơi: “ Thi ai nhanh hơn” - Chi trẻ làm 2 đội, lên chọn chất tan trong nước và chất không tan trong nước. Khi lên chơi phải chạy theo đường dích dắc. - Nhận xét kiểm tra trò chơi cho trẻ đếm kết quả. * Trò chơi: “Khám phá về nước” - Chia trẻ về các nhóm, cho trẻ hoà tan muối, đường, bột màu vào nước. - Nhận xét kết quả khi nước hoà tan một số chất. c . Keát thuùc : Lớp hát bài “Mùa xuân ” III / HOẠT ĐỘNG GÓC : * Góc phân vai : “ Cửa hàng nước giải khát ” - Yêu cầu: Trẻ thể hiện được vai người bán hàng, cách pha chế một số loại nước giải khát. * Chuẩn bị : Đồ dùng trong gia đình, chai nước giải khát, nước, một số chất tan trong nước. * Góc xây dựng : “Xây ao cá ” * Yêu cầu: Trẻ xây khuôn viên ao cá, trồng một số loại cây. Chuẩn bị : Khối gạch, cây xanh, ao cá. * Góc thiên nhiên : Chơi với cát, nước. * Yêu cầu: Trẻ có kỹ năng chơi, biết đong nước vào chai, lọ. * Chuẩn bị: Nước, cát, góc chơi, chai lọ,ca múc nước, một số chất hoà tan trong nước. * Tiến hành chung cho các góc chơi: - Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm cho trẻ tập lại, cùng trò chuyện về chủ điểm, hướng trẻ vào các góc chơi, chọn góc chơi, cho trẻ thoả thuận vai chơi trong nhóm, nhận vai chơi sau đó cho trẻ đi về các góc chơi mà trẻ thích. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn tạo tình huống cho trẻ chơi để trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi, thể hiện được vai chơi trong nhóm tốt hơn. - Cho trẻ quan sát giao lưu từng góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh vào góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình. - Kết thúc thu dọn đồ chơi vào nơi quy định gọn gàng. IV / Vệ sinh - trả trẻ: V / Hoạt động chiều : - Đón trẻ - Điểm danh - Ôn lài một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng - Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau (Đếm đến 10. Nhận biết số 10 ) - Chơi tự do, chơi vận động ( Trời mưa) - Nêu gương - cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh VI / Đánh giá cuối ngày : - ...... ............................................................................................................. - .................................................................................................................... - .................................................................................................................... - ................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 Chủ đề: Nước I/ Các hoạt động trong ngày : 1. Đón trẻ, điểm danh trẻ. - Trò chuyện với trẻ về tác dụng của các nguồn nước. 2. Thể dục: Tập các động tác như kế hoạch tuần đã soạn 3. Hoạt động ngoài trời : - Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, thời tiết, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ. Bầu trời hôm nay như thế nào? Xung quanh lớp có những cây cối gì? Thân cây, lá, hoa như thế nào. Cây cho ích lợi gì. Cây sống được là nhờ gì? Cho trẻ hát bài “ Trời nắng, trời mưa”. - Trò chuyện kết hợp ôn bài cũ về hiện tượng, tác dụng của nước. Có những loại nước như thế nào?( Nước mưa, giếng, suối, ao, sông..). Nước có tác dụng như thế nào nhỉ? ( Không màu, không mùi, không vị, tinh khiết). Tác dụng của nước dùng để làm gì? Để bảo vệ nguồn nước chúng ta phải làm gì? - Cho trẻ làm quen bài mới “ Đếm đến 10. Nhận biết số 10 ”. - Chơi trò chơi học tập “ Chai có đựng gì không” - Mục đích: Tạo cho trẻ tính ham hiểu biết, kích thích tính tò mò của trẻ. - Chuẩn bị: 1 chai thuỷ tinh không đựng gì, 1 cái chậu. - Cách chơi: Cho trẻ quan sát chai và chai có đựng gì không. Đặt chai nằm ở đáy chậu, sau đó quan sát nhận xét hiện tượng gì xảy ra( những bong bóng đi lên miệng chai). Đố trẻ những bong bóng đó là gì( không khí) * Chơi vận động : “ Trời mưa ” - Mục đích: Luyện cho trẻ sự phản xạ nhanh. - Chuẩn bị: Sân học bằng phẳng. Một cái xắc xô. Một số ghế xếp hình vòng cung, cái nọ cách cái kia 30cm. - Tiến hành chơi: Mỗi cái ghế là “ một gốc cây ”. Trẻ chơi tự do vừa đi vừa hát “ Trời nắng trời mưa ” khi có hiệu lệnh trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây thì phải ra ngoài một lần chơi. * Chơi dân gian : “Chìm nổi ” - Mục đích: Rèn sự nhanh nhẹn, phản xạ khéo léo của trẻ. - Chuẩn bị: Sân chơi. - Cách chơi: Trẻ oẳn tù tì chọn 1 trẻ làm cái đi đuổi các bạn. Các bạn chạy thật nhanh sao cho cái không đuổi được, nếu thấy cái lại gần bạn nào thì bạn đó ngồi nhanh xuống và nói chìm. Khi cái đi xa đứng dậy nói nổi rồi chạy tiếp. Nếu bạn nào bị cái đập vào người coi như chết đứng ra ngoài cuộc chơi lần sau chơi tiếp. Cái bắt được nhiều là giỏi nhất. - Chơi tự do với cát, nước, phấn, bóng. II / Hoạt động có chủ đích : * Hoạt động : LQVT * Đề tài : ĐẾM ĐẾN 10. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 10 ĐỐI TƯỢNG. NHẬN BIẾT SỐ 10. 1 . Mục đích yêu cầu : - Trẻ đếm đến 10. Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng. Nhận biết số 10. - Luyện phát triển tư duy, trí nhớ, nhận thức. Trẻ có kỹ năng đếm.
File đính kèm:
- chủ điểm nước và hiện tượng tự nhiên.doc