Bài giảng lớp Lá - Dạy hát bài “vui đến trường”

1/ Kiến thức:

- Trẻ hát được rõ bài hát “Vui đến trường”

2/ Kĩ năng:

- Trẻ vận động nhịp nhàng theo bài hát “Vui đến trường” và nhớ tên bài hát.

3/ Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên hơn và biết nghe lời ông bà cha mẹ đi học đều, giỏi.

II/ CHUẨN BỊ:

- Đàn, máy casset, hoa, mặt nạ thỏ.

III/ TỔ THỨC HOẠT ĐỘNG:

 

doc9 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp Lá - Dạy hát bài “vui đến trường”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề trường mầm non
DẠY HÁT BÀI “VUI ĐẾN TRƯỜNG”
- Kết hợp: 	+ Nghe hát bài “Chiếc đèn ông sao”.
	+ Trò chơi âm nhạc “ Bao nhiêu bạn hát”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
Trẻ hát được rõ bài hát “Vui đến trường”
2/ Kĩ năng:
Trẻ vận động nhịp nhàng theo bài hát “Vui đến trường” và nhớ tên bài hát.
3/ Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên hơn và biết nghe lời ông bà cha mẹ đi học đều, giỏi.
II/ CHUẨN BỊ:
Đàn, máy casset, hoa, mặt nạ thỏ.
III/ TỔ THỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Dạy hát
Lắng nghe! Lắng nghe!
Các con nghe và đoán xem cô đàn giai điệu bài hát gì?
Cô và các con cùng hát lại bài hát này nhé.
Lớp mình vừa hát bài gì vậy?
Trong bài hát có những gì?
Đến trường gặp bạn, gặp cô bé cảm thấy thế nào?
Đúng rồi! Đi học rất vui vì ở trường có các cô và các bạn, được múa được hát và còn được biết thêm nhiều điều hay nên các con phải thức dạy sớm để đi học.
Mời các bạn hát lại một lần nữa.
Mời tổ hát
Cá nhân hát.
(cô bao quát sửa sai cho trẻ)
Hoạt động 2: Dạy vận động
Để bài hát này hay hơn nữa mình vừa múa vừa hát lại bài này nha.
Bạn nào có nhớ lên hát và múa lại cho cô và các bạn cùng xem.
Cô thấy bạn múa đẹp cô muốn lớp mình múa đẹp hơn nữa, các con có thích không?
Bây giờ các con cùng múa với cô (nếu trẻ chưa làm đúng cô trực tiếp sửa sai)
Cả lớp hát + múa 2 lần.
Mời tổ hát cộng múa.
Mời nhóm bạn gái, bạn trai hát + múa.
Cá nhân hát + múa.
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc.
Sau đây cô sẽ hát tặng các con bài hát “Chiếc đàn ông sao” của Phạm Tuyên.
Cô hát 1 lần + đệm đàn.
Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
Bài này nói về ngày tết Trung Thu, các bạn nhỏ từ bắc chí nam cùng nhau vui rước đèn ông sao. Các con thích rước đèn ông sao vào tết Trung Thu không?
Hoạt động 4. Trò chơi âm nhạc.
để thưởng các con ngoan cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Bao nhiêu bạn hát”.
Trò chơi này chơi thế nào?
Đúng rồi, một bạn sẽ lên đội mũ thỏ che mắt và phải đoán một bạn hay nhiều bạn hát.
Trẻ chơi 3-4 lần.
Mỗi lần chơi nâng cao dần yêu cầu.
Kết thúc: nhận xét, tuyên dương.
Nghe gì? Nghe gì?
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ hát.
Trẻ hát.
một trẻ lên.
Trẻ thực hiện.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời tự do.
Con phải đoán được một bạn hay nhiều bạn hát.
Trẻ chơi.
HÁT BÀI HÁT “CÔ VÀ MẸ”
 Nhạc và lời: Phạm tuyên
- Kết hợp:	+ Nghe bài hát “Cô giáo”, nhạc và lời Đỗ Mạnh Trường.
	+ Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
Trẻ hát và được vận động theo bài hát. Trẻ nhớ tên bài hát. Tên tác giả.
Thích nghe cô hát và nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung tác phẩm.
2/ Kĩ năng:
Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3/ Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết yêu thương vâng lời mẹ.
II/ CHUẨN BỊ:
Đàn, máy casset, dụng cụ gõ đệm.
III/ TỔ THỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Dạy hát bài “Cô và mẹ”
Cô đố cô đố?
Cô đố con biết ai là người sinh ra các con?
Thế ai dạy các con học?
À! đúng rồi. cô cũng có một bài hát nói về cô giáo và mẹ đó là bài “Cô và mẹ” do chú Phạm Tuyên sáng tác.
Cô sẽ hát cho lớp mình nghe nhé?
Cô đàn kết hợp với hát lần 1.
Cô vừa hát cho các con nghe gì?
Do ai sáng tác?
Bài hát này nói lên tình cảm của cô yêu thương chăm sóc các con như mẹ các con và dạy bảo các con như cô giáo.
Cho trẻ hát cùng cô 1 – 2 lần cả bài.
Mời tổ, nhóm, cá nhân (chú ý sửa sai)
Giáo dục trẻ yêu thương và vâng lời cô giáo và mẹ.
Vậy các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn cô và mẹ?
Hoạt động 2: Dạy vận động bài hát trên.
Để bài hát sinh động hơn cô sẽ dạy các con kết hợp vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “Cô và mẹ”.
Bạn nào còn nhớ cách vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào?
Cô vỗ tay kết hợp hát cho cháu nghe lần 1.
Trẻ thực hiện vỗ tạy 2 – 3 lần không hát.
Cho cả lớp hát và vận động gõ theo hết cả bài.
Mời tổ, nhóm, cá nhân, chú ý cho trẻ sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 3: Nghe bài hát “Cô giáo”.
Hôm nay cô sẽ hát tặng các con bài hát “Cô và mẹ”
Cô đàn và hát diễn cảm một lần.
Bài hát nói lên sự yêu thương và dạy dỗ của mẹ và cô khi em ở trường cũng như ở nhà.
Cô hát lần 2 + múa minh họa.
Mở máy cho trẻ nghe lại bài hát.
Hoạt động 4. Trò chơi âm nhạc.
Bây giờ lớp mình cùng chơi “Ai nhanh nhất”.
Thế ai biết trò chơi này chơi thế nào?
Cô nhắc lại luật chơi.
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Kết thúc: nhận xét, tuyên dương.
Đố gì? Đố gì?
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ hát.
Trẻ hát.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ thực hiện.
Trẻ lắng nghe và đàm thoại về nội dung bài hát.
Trẻ trả lời.
Trẻ cùng chơi.
DẠY VẬN ĐỘNG BÀI “HOA TRƯỜNG EM”
- Kết hợp:	+ Nghe bài hát “Cây trúc xinh”.
	+ Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
Trẻ hát thuộc và rõ ràng đúng lời bài hát.
Biết kết hợp và vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Hoa trường em”.
Trẻ nghe và hiểu bài hát cây trúc xinh.
2/ Kĩ năng:
Trẻ chơi đúng luật trò chơi “Ai đoán giỏi”.
Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3/ Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết yêu quí hoa.
II/ CHUẨN BỊ:
Đàn, máy casset, dụng cụ gõ đệm.
III/ TỔ THỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Ổn định – giới thiệu:
Hát bài “Đi chơi”
Các con xem vườn trường minh có những gì??
Vườn trường mình có rất nhiều hoa, cô cũng có bài hát nói về hoa đó là bài “Hoa trường em” của Dương Hưng Bang. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát này nhé.
2. Dạy hát
- Cô hát một lần diễn cảm.
- Lần 2 + đàn.
- Cô vừa hát cho các em nghe bài gì?
- Của ai vậy?
- Trong bài hát nói về gì?
- Thế ai đã cắm các hoa, lá đó?
- Bài hát nói về em bé yêu vì hoa đẹp, hoa ngoan biết vâng lời bác.
- cả lớp mình cùng hát với cô.
Mời tổ, nhóm hát.
Mời cá nhân hát.
Mời nhóm hát với cô lần nữa.
Hoạt động 2: Dạy vận động.
Để bài hát hay hơn cô sẽ dạy lớp mìnhvỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Hoa trường em” nào.
Vỗ tay theo tiết tấu là vỗ như thế nào?
Các con nghe và đoán xem cô vỗ tay lần đầu tiên vào chữ gì và kết thúc vào chữ gì của bài hát?
Cô vỗ mẫu 2 – 3 lần.
cả lớp vỗ tay theo tiết tấu chậm khi nào đều rồi cô mới bắt đầu vào bài hát.
Mời tổ hát + vận động.
Mời nhóm hát + vận động.
Hoạt động 3: Nghe hát.
Cô thấy lớp minh học ngoan cô sẽ tặng cho lớp minh bài “Cây trúc xinh” dân ca quan họ Bắc Ninh.
Cô hát 1 lần + đàn.
Bài hát này ví người con gái xinh đẹp thì đứng ở bất kì nơi đâu cũng đẹp cả.
Cô hát lần 2 + múa minh họa.
Hoạt động 4. Trò chơi âm nhạc.
Cô thấy lớp mình học ngoan cô sẽ cho lớp mình chơi trò “Ai đoán giỏi nhé”.
Bạn nào còn nhớ cách chơi và luật chơi nhắc lại cho cô và các bạn nghe?
Cô khái quát lại.
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
Kết thúc: nhận xét, tuyên dương.
Hát cùng cô.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ hát.
Trẻ hát.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ thực hiện.
Trẻ hát và vận động theo yêu cầu của cô.
HÁT VÀ VẬN ĐỘNG BÀI HÁT “TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON”
Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
Nghe bài hát “Cô giáo”, nhạc của Đỗ Mạnh Thường, lời thơ của Nguyễn Hữu Tưởng
Biểu diễn theo nhạc: 	“Cháu đi mẫu giáo” nhạc và lời Phạm Minh Tuấn.
	“Sáng thứ hai” nhạc và lời Mộng Lân.
	“Em đi mẫu giáo” nhạc và lời Dương Minh Viên.
	“Lời chào buổi sáng” nhạc và lời Nguyễn Thị Nhung.
	“Trường em” nhạc và lời Phạm Đức Lộc
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động âm nhạc.
Trẻ thể hiện sự sáng tạo của minh khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Trẻ biểu diễn một cách tự nhiên.
2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng hát và thể hiện tình cảm bài hát.
Thể hiện động tác múa và phối hợp nhịp nhàng các động tác.
Trẻ tự tin khi biểu diễn.
3/ Giáo dục:
Giáo dục trẻ yêu thương và kính trọng mọi người xung quanh.
Qua hát trẻ biết mình học trường gì, lớp nào.
II/ CHUẨN BỊ:
Đàn, máy casset, dụng cụ âm nhạc.
Nội dung dẫn chương trình.
Sắp xếp thứ tự: 
Tốp múa “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Đơn ca “Em đi mẫu giáo”.
Cô cháu biểu diễn.
Song ca “Em đi mẫu giáo”.
Hợp ca “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
Ca múa “Sáng thứ hai”.
Đơn ca “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
Cô hát “Trường em”
III/ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Xin mời quí khán giả đón xem chương trình văn nghệ hôm nay của đoàn ca nhạc Sơn ca của trường chúng tôi biểu diễn với chủ đề “Trường mầm non” của lớp Mầm.
Xin chào tất cả các bạn đã đến xem chương trình văn nghệ của chúng tôi hôm nay.
Để mở đầu chương trình ngày hôm nay tốp múa của vũ đoàn ABC sẽ giúp vui với bài múa “Trường chúng cháu là trường mầm non” nhạc và lời của Phạm Tuyên.
Khi thức dậy các cháu phải làm gì. Sau đây là bài hát “Em đi mẫu giáo” nhạc và lời của Dương Minh Viên.
Khi đi học các con phải làm gì? Để biết sau đây ca sỹ Mai Anh và vũ đoàn Mẫu Giáo sẽ cho chúng ta biết qua bài hát “Chào hỏi khi về” sáng tác Hoàng Long Tiến Quốc.
Tiếp theo chương trình đôi bạn diễn Thanh Tùng và Hoài Trúc sẽ biểu diễn bài “Em đi mẫu giáo” nhạc và lời của Dương Minh Viên.
Chúng ta cùng vỗ tay chào mừng dàn hợp ca đến với chúng ta qua bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” nhạc và lời Phạm Tuyên.
Sáng thứ hai là ngày đầu tuần thì các con phải làm như thế nào qua bài “Sáng thứ hai” nhạc và lời Mộng Lân.
Để góp thêm cho chương trình càng hấp dẫn ngôi sao ca nhạc Bảo Hân sẽ đến với chúng ta một ca khúc của Phạm Tuyên đó là bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay để đón chào Bảo Hân.
Ca sỹ Phương Uyên sẽ đến với chúng ta một ca khúc “Trường em” nhạc và lời Phạm Đức Lộc.
Chương trình biểu diễn của đoàn Sơn Ca với chủ đề Trường Mầm Non của lớp Mầm xin ghép lại tại đây. Kính chúc quí khán giả học ngoan vui vẻ. cuối cùng xin cho đoàn gửi lời thân ái đến với quí vị khán giả. Hẹn gặp lại quí vị vào lần sau xin chào và hẹn gặp lại.
Kết thúc.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.

File đính kèm:

  • docGiaoAn_LuanVan.doc
Giáo Án Liên Quan