Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Thơ "Mèo đi câu cá" - Năm học 2018-2019
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ: ‘Mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về hai anh em mèo đi câu cá nhưng vì lười biếng, ham chơi, ỷ lại vào nhau nên không câu được cá.
2. Kĩ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
- Biết mô tả hành động, giọng điệu của nhân vật.
- Trẻ có cảm xúc khi nghe.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm chỉ không lười biếng và ỷ lại vào người khác. Có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
PHÒNG GD & ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MN TÂY TỰU ***.. GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen văn học Đề tài: Thơ “ Mèo đi câu cá” Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Số lượng trẻ: 20 – 24 trẻ Thời gian: 30 – 35 phút Năm học: 2018 - 2019 I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ: ‘Mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về hai anh em mèo đi câu cá nhưng vì lười biếng, ham chơi, ỷ lại vào nhau nên không câu được cá. 2. Kĩ năng: - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ. - Biết mô tả hành động, giọng điệu của nhân vật. - Trẻ có cảm xúc khi nghe. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm chỉ không lười biếng và ỷ lại vào người khác. Có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị: 1. Địa điểm tổ chức: - Lớp mẫu giáo lớn 2. Đội hình: - Thay đổi tùy theo từng phần 3. Đồ dùng: * Đồ dùng của cô: - Máy tính, loa - Sa bàn rối minh họa. - Hoạt cảnh minh họa cho bài hát: ‘Mèo đi câu cá” - Nhạc ráp, nhạc không lời bài hát: “ Mèo đi câu cá” sáng tác Phạm Tuyên. * Đồ dùng của trẻ: - Mũ mèo, thỏ, giỏ, cần câu cá. - Phách tre. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Cô đố, cô đố: “Con gì lông trắng mắt tinh Chỉ thích ăn cá, với rình chuột gian”? - Các con còn nhớ hình ảnh hai chú mèo đi câu cá xuất hiện trong bài thơ nào và do ai sáng tác không? 2.Phương pháp, hình thức tổ chức: Biểu diễn *Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: “Mèo đi câu cá” sáng tác Thái hoàng Linh. - Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe kết hợp với sa bàn. * Đàm thoại: + Anh em mèo trắng rủ nhau đi đâu các con? Trích dẫn : “ Anh em mèo trắng Vác giỏ đi câu Em ngồi bờ ao Anh ra sông cái” + Sau khi chia tay mèo em, mèo anh đã làm gì? Trích dẫn: “Hiu hiu gió thổi Đã có em rồi” + Nếu các con là mèo anh thì các con sẽ làm gì? + Khi thấy bầy thỏ bạn đang chơi, mèo em đã nghĩ gì và làm gì? Trích dẫn: “Mèo em đang ngồi Nhập bọn vui chơi” + Chuyện gì xảy ra với hai anh em mèo? Trích dẫn: “ Lúc ông mặt trời Cùng khóc meo meo” + Các con thử tưởng tượng xem lúc đó khuôn mặt thái độ của hai anh em mèo như thế nào? - Bài thơ nhắc nhở hai anh em mèo điều gì? =>Giáo dục: Bài thơ nhắc nhở anh em mèo không nên dựa dẫm , ỷ lại vào người khác. Các con cũng vậy không nên ham chơi hãy cố gắng hoàn thành công việc của mình. - Khi đọc các con nên đọc như thế nào để bài thơ được hay hơn? => Bài thơ có nhịp điệu 2/2, khi đọc các con chú ý giọng điệu của từng đoạn: + Đoạn 1: ‘Anh em mèo trắng.Anh ra sông cái” Giọng nhẹ nhàng + Đoạn 2: “Hiu hiu gió thổiĐã có em rồi” Giọng nhỏ nhẹ + Đoạn 3: “Mèo em đang ngồiNhập bọn vui chơi’ Giọng hớn hở, vui vẻ. + Đoạn 4: “ Lúc ông mặt trờiCùng khóc meo meo” giọng lo lắng, buồn. - Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ. (Khuyến khích trẻ thể hiện giọng đọc phù hợp từng đoạn trong bài thơ.) - Cho cả lớp đọc. - Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo hiệu lệnh âm thanh to nhỏ, đọc thơ nối tiếp.( nhóm, cá nhân.) * Đọc thơ sáng tạo: - Trẻ đọc theo sở thích ( nền nhạc rap, kết hợp nhạc cụ) - Cô nhận xét, động viên trẻ. 3. Kết thúc: - Cô và trẻ hát và vận động minh họa bài: “Mèo đi câu cá” sáng tác Phạm Tuyên. - Nhận xét kết thúc giờ học. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Bài thơ: “Mèo đi câu cá ạ” - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ. - Trẻ lắng nghe cô đọc - Trẻ thể hiện điệu bộ của hai anh em mèo. - Đọc to rõ ràng ạ! - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đọc thơ theo hướng dẫn của cô. - Trẻ chú ý và hát cùng cô.
File đính kèm:
- Tgow Meo di cau ca_12838417.doc