Bài giảng lớp Lá - Môn: Âm nhạc - Chủ đề: Quê hương đất nước – Bác Hồ - Đề tài: Múa với bạn Tây Nguyên
- Kiến thức:
+ Trẻ nắm được giai điệu bài hát, chú ý hát đúng, biết vận động minh họa
+ Chú ý nghe cô hát, hiểu được nội dung, biết nghiêng người nhún theo giai điệu bài hát
- Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng hát đúng giai điệu, múa tự nhiên, nhịp nhàng minh họa cho bài hát
+ Rèn khả năng quan sát, tuân thủ luật chơi.
- Giáo dục: Thông qua nội dung bài hát dạy trẻ biết yêu quý tất cả mọi người, cố gắng học hành chăm chỉ để làm cho quê hương đẹp hơn.
II- Chuẩn bị:
- Của cô: Giáo án, sân khấu, đàn, máy tính, máy chiếu, loa
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM ***** ***** GIÁO ÁN Môn: Âm nhạc Chủ đề: Quê hương đất nước – Bác Hồ Đề tài: Múa với bạn tây nguyên Ngày dạy: 11\2010 Giáo viên: Trịnh Thị Bạch Huệ Chủ nhiệm: Lớp Lá 2 Năm học: 2010 - 2011 I-Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ nắm được giai điệu bài hát, chú ý hát đúng, biết vận động minh họa + Chú ý nghe cô hát, hiểu được nội dung, biết nghiêng người nhún theo giai điệu bài hát - Kỹ năng: + Rèn kĩ năng hát đúng giai điệu, múa tự nhiên, nhịp nhàng minh họa cho bài hát + Rèn khả năng quan sát, tuân thủ luật chơi. - Giáo dục: Thông qua nội dung bài hát dạy trẻ biết yêu quý tất cả mọi người, cố gắng học hành chăm chỉ để làm cho quê hương đẹp hơn. II- Chuẩn bị: - Của cô: Giáo án, sân khấu, đàn, máy tính, máy chiếu, loa - Của trẻ: Chổ ngồi, dây kim tuyến III- Cách tiến hành: * Ổn định-Giới thiệu bài hát và nội dung : - Cô và trẻ cùng xem đoạn phim ngắn về Tây nguyên vui múa hát - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề - Hôm nay côcó một bài hát muốn giới thiệu đến các bạn đó là một sáng tác của chú Phạm Tuyên nói về các bạn nhỏ đã cùng nhau vui chơi hát ca ở Tây nguyên rất vui vẻ, đó là bài hát “Múa với bạn tây nguyên” Hoạt động 1- Dạy hát - Dạy vận động: Múa với bạn tây nguyên của Phạm Tuyên a-Dạy trẻ hát : - Cô đàn, hát mẫu cho trẻ nghe: +Lần 1:Cô đàn hát +Lần 2: Cô hát + minh hoạ. - Dạy trẻ hát, mời lớp, nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. b- Dạy vận động : - Cô hát, múa minh họa cho trẻ xem - Cô hát, múa lần 2 + giải thích: + “Tay em .vàng ”: bước lên phía trước 1 bước,2 tay đưa ra phía trước song song sau đó gập khủy tay vào phía trong, ngang bờ vai. Sau đó bước lùi về sau 1 bước, 2 tay đánh thẳng xuống song song kết hợp nhún chân. (thực hiện 2 lần) + “Múa hát vang vang”: Đối với bạn gái một tay đưa cao, một tay thấp hơn cùng 1 phía, kết hợp lắc cố tay (kết hợp đổi bên). Đối với bạn trai thì 1 tay đưa cao, một tay thấp hơn, tay thấp cọ vào tay cao theo chiều từ trên xuống dưới (kết hợp đổi bên) +”Vui tây nguyên” : 2 bạn nắm tay , ký chân + “Khi . Luyến”: 1 tay chống hông, một tay làm động tác vẫy chào + “Hôm nay .. kết đoàn”: hay tay đưa lên cao kết hợp lắc cổ tay, hai chân lần lượt ký về phía trước. + “Những..ngoan: hai tay bắt chéo trước ngực,vỗ tay vào chữ “ngoan" - Mời lớp, tổ, cá nhân * Củng cố: Cô vừa cho các bạn làm gì? Hoạt động 2- Nghe hát: “Đi cấy” Dân ca Bắc bộ - Cô cho trẻ xem đoạn phim đi cấy, giới thiệu tên bài hát - Cô hát cho trẻ nghe: + Lần 1:Hát - Giáo dục Người nông dân rất vất vả để làm ra hạt lúa, làm cho đất nước mình thêm giàu đẹp hơn. Vì vậy các bạn phải biết quý trọng từng hạt gạo,và gắng học thật giỏi để mai này lớn lên cũng có thể làm được những việc giúp quê hương mình đẹp hơn nữa. + Lần 2: Cô hát + minh họa. + Lần 3: Cô hát + cho trẻ vận động theo ý thích cùng cô * Củng cố: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì Hoạt động 3- Trò chơi âm nhạc: Hát theo tranh - Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Hát theo tranh” - Luật chơi: Các đội chỉ được giơ tay khi có tiếng chuông hết giờ, đội nào đưa trước sẽ phạm luật - Cách chơi: Cô cho các đội quan sát tranh trên màn hình, các thành viên trong đội sẽ bàn luận để hát một bài hát có nội dung liên quan đến bức tranh. * Củng cố: Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? KẾT THÚC
File đính kèm:
- giao an am nhac.doc