Bài giảng mầm non lớp Chồi - Bài hát: Múa cho mẹ xem

Mục đích, yêu cầu

 1. Kiến thức :

 - Trẻ biết hát, vận động theo nội dung bài hát “Múa cho mẹ xem”, “Nhà mình rất vui”. Trẻ biết biểu diễn bài hát “Đồ dùng bé yêu” bằng các hình thức khác nhau như : hát kết hợp vỗ tay, vỗ phách, sắc xô, trống theo tiết tấu.

 - Trẻ biết chơi trò chơi “Những chiếc bút nhảy múa” một cách thành thạo.

 2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ kỹ năng biểu diễn tự tin, ấn tượng, kỹ năng gõ phách, vỗ tay theo tiết tấu, kỹ năng vận động phù hợp với nội dung bài hát.

 - Phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, hợp tác, chia sẻ.

 3. Thái độ

 - Trẻ hứng thú, mạnh dạn, đoàn kết khi tham gia các hoạt động biểu diễn và các trò chơi.

 - Trẻ tôn trọng ý kiến của người khác và tuân theo sự sắp xếp của tập thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp Chồi - Bài hát: Múa cho mẹ xem, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục đích, yêu cầu 
 1. Kiến thức :
 - Trẻ biết hát, vận động theo nội dung bài hát “Múa cho mẹ xem”, “Nhà mình rất vui”. Trẻ biết biểu diễn bài hát “Đồ dùng bé yêu” bằng các hình thức khác nhau như : hát kết hợp vỗ tay, vỗ phách, sắc xô, trống theo tiết tấu.
 - Trẻ biết chơi trò chơi “Những chiếc bút nhảy múa” một cách thành thạo.
 2. Kỹ năng 
- Rèn cho trẻ kỹ năng biểu diễn tự tin, ấn tượng, kỹ năng gõ phách, vỗ tay theo tiết tấu, kỹ năng vận động phù hợp với nội dung bài hát.
 - Phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, hợp tác, chia sẻ.
 3. Thái độ 
 - Trẻ hứng thú, mạnh dạn, đoàn kết khi tham gia các hoạt động biểu diễn và các trò chơi.
 - Trẻ tôn trọng ý kiến của người khác và tuân theo sự sắp xếp của tập thể. 
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng của cô :
 - Sân khấu chương trình văn nghệ chủ đề “Gia đình bé yêu”
 - Trống
- Trang phục, nhạc các bài hát biểu diễn, và một số bài hát trong chủ đề.
 2. Đồ dùng của trẻ
 - Trang phục biểu diễn
 - Dụng cụ âm nhạc : Trống, phách, sắc xô, đàn
 - Bút màu, bưu thiếp.
 3. Địa điểm : Tổ chức trong lớp học
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú :
- Nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng toàn thể các con đến với chương trình âm nhạc với chủ đề “Gia đình bé yêu” ngày hôm nay !
- Tham gia chương trình là các bạn nhỏ rất đáng yêu của 2 đội chơi. Để biết đó là đội chơi nào chúng mình cùng lắng nghe các bạn ấy giới thiệu về đội của mình nhé !
- Đầu tiên xin mời đội số 1 (Trẻ lên sân khấu giới thiệu đội của mình)
- Nhiệt liệt chào mừng đội Sơn Ca !
- Tiếp theo xin mời đội số 2 (Cho trẻ hát 1 đoạn trong bài “Chim vành khuyên”. Xin chào các bạn chúng tôi là đội Vành Khuyên. Hãy cổ vũ cho chúng tôi nhé !)
- Các bạn đội Sơn Ca có thể cho tôi biết vì sao các bạn lại lấy tên là đội Sơn Ca không?
- Còn các bạn đội Vành Khuyên thì sao?
- Trước khi tham gia vào chương trình cô sẽ dành cho 2 đội 1 khoảng thời gian để thảo luận và tìm ra những tiết mục hay nhất và đặc sắc nhât để thể hiện trong chương trình văn nghệ ngày hôm nay. 
- Thời gian thảo luận bắt đầu.
- Cả 2 đội sẽ biểu diễn tiết mục gì?
* Chương trình văn nghệ : 
1. Hát múa “Nhà mình rất vui”
- Cô cho trẻ nghe 1 đoạn bài hát “Nhà mình rất vui”
- Ai nhận ra giai điệu của bài hát gì?
- Các con sẽ biểu diễn bài hát này dưới hình thức nào để bài hát hay và sinh động hơn?
2. Hát, gõ phách bài “Đồ dùng bé yêu”
- Cô gõ tiếng trống, phách
- Đó là tiếng gì vậy các con? 
- Ai có thể sử dụng những dụng cụ âm nhạc đó để biểu diễn 1 bài hát?
- Xin mời các con lên sân khấu. Các con sẽ dùng những nhạc cụ để biểu diễn bài hát gì? (Đồ dùng bé yêu)
* Nghe hát : Cho con (Phạm Trọng Cầu)
- Các con ạ ! Cha mẹ luôn dành cho chúng mình những gì tốt đẹp nhất cùng tình yêu thương vô bờ. 
“Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, con đừng quên con nhé ! Ba mẹ là quê hương”
Đó cũng chính là nội dung bài hát “Cho con” của tác giả Phạm Trọng Cầu mà cô muốn dành tặng cho các con.
- Cô hát lần 1 : Hát thể hiện tình cảm
- Cô hát lần 2 : Trẻ ngẫu hứng cùng cô
=> Giáo dục : Yêu thương, vâng lời ông bà, bố mẹ
3. Múa “Múa cho mẹ xem”
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Múa cho mẹ xem”
- Đó là giai điệu của bài hát gì?
- Hàng ngày ở lớp các con đã hát rất hay và vỗ tay 
theo nhịp bài hát này rồi, các con nghĩ xem còn cách nào thể hiện bài hát này hay hơn?
- Ai có thể lên thể hiện bài múa này?
- Cho trẻ lên hát múa “Múa cho mẹ xem”
4. Hát “Nhà mình rất vui”
- Sau đây xin mời các bạn cùng thưởng thức 1 tiết mục vô cùng sôi động qua bài hát “Nhà mình rất vui” do Tam ca của lớp 4 tuổi A3 thể hiện
* Trò chơi âm nhạc “Những chiếc bút nhảy múa”
- Tình cảm của các con dành cho gia đình không chỉ qua những bài hát, những điệu nhảy mà còn gửi gắm tình cảm vào những chiếc bưu thiếp, nhưng có một lưu ý là các con vừa nghe nhạc vừa thể hiện, những chiếc bút nhảy múa trên tấm bưu thiếp, khi nhạc chậm các con vẽ chậm, khi nhạc nhanh các con vẽ nhanh, khi nhạc dừng thì giơ bút lên cao. Đó là trò chơi “Những chiếc bút nhảy múa”
- Mời các con lên lấy bút và bưu thiếp nào !
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Động viên, khích lệ trẻ
* Kết thúc :
Trò chơi “Những chiếc bút nhảy múa” đã khép lại chương trình văn nghệ với chủ đề “Gia đình bé yêu”. Một lần nữa xin kính chúc các thầy cô giáo và các con mạnh khỏe, hạnh phúc. Xin chào và hẹn gặp lại !
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thảo luận
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Múa với nơ tay
- Trẻ hát múa
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe và chào tạm biệt

File đính kèm:

  • docchuyendeamnhactonghop21201820_2010202015.doc