Bài giảng Mầm non Lớp Chồi - Vận động: Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 chướng ngại vật. Trò chơi: Bịt mắt đập quả - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Mai Liên

I. Mục đích,yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên vận động và cách thức vận động.

 - Rèn luyện cho trẻ cách bò bằng bàn tay và cẳng chân qua các chướng ngại vật.

2. Kĩ năng:

- Trẻ có kỹ năng thực hiện được vận động.

 - Trẻ chơi TCVĐ đúng luật.

- Rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo, có ý thức tổ chức kỷ luật, yêu thích thể dục thể thao.

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú với bài vận động.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các bác nông dân và chăm sóc các loại cây.

 

doc5 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 06/06/2024 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mầm non Lớp Chồi - Vận động: Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 chướng ngại vật. Trò chơi: Bịt mắt đập quả - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Mai Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Đề tài: - Vận động: Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 chướng ngại vật
 - Trò chơi: Bịt mắt đập quả
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đối tượng trẻ: 4-5 tuổi.
Thời gian: 20-25 phút.
Số lượng trẻ: 24 trẻ.
Ngày dạy: 1/11/2019
Người soạn: Đỗ Thị Mai Liên
I. Mục đích,yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động và cách thức vận động.
 - Rèn luyện cho trẻ cách bò bằng bàn tay và cẳng chân qua các chướng ngại vật. 
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng thực hiện được vận động.
 - Trẻ chơi TCVĐ đúng luật.
- Rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo, có ý thức tổ chức kỷ luật, yêu thích thể dục thể thao.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú với bài vận động.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các bác nông dân và chăm sóc các loại cây.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử 
- 5 ngọn núi đánh số 1-5 màu xanh 
- 5 ngọn núi đánh số 1-5 màu đỏ 
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng phù hợp.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
I. Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Hôm nay cô có mang tới tặng cho chúng mình 1 món quà là quả bí kì diệu. Chúng mình cùng cô khám phá xem quả bí này có điều gì đặc biệt nhé!
- Các loại rau củ này là do ai trồng? (bác nông dân)
- Chúng mình biết rau củ quả có lợi ích gì không?
(tốt cho sức khỏe, mắt sang, đẹp da)
Giáo dục: Để làm ra được những loại trái cây và rau củ chúng mình ăn thường ngày, các bác nông dân đã phải rất vất vả. Vậy nên chúng mình phải biết yêu quý, biết ơn các bác nông dân và biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây cối nhé!
à Hôm nay, cô sẽ dẫn chúng mình đến thăm trang trại của các bác nông dân. Nào mời chúng mình cùng lên tàu đi nhé! 
 II. Phương pháp, hình thức tổ chức
1. Khởi động.
Cô làm đầu tàu dẫn trẻ, khi trẻ đi thành vòng tròn cô đi ngược lại và cho trẻ đi các kiểu: đi bằng mũi bàn chân, gót chân, má bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.
(Về 2 hàng)
2. Trọng động
- Tàu về ga! Cả lớp thành 2 hàng dọc tập hợp. 
- Điểm số 1-2,1-2, tách thành 4 hàng dọc.
Chúng mình đã đến trang trại rồi đấy! Vừa hay hôm nay các bác nông dân đang tổ chức một hội thi có tên “Người nông dân tài giỏi” để tìm ra những bạn nhỏ khéo léo, nhanh nhẹn thu hoạch giúp các bác nông dân đấy! Chúng mình có muốn tham gia không nào?
- Muốn thu hoạch chúng ta phải vượt qua 1 đoạn đường đi rất vất vả. Vậy nên chúng mình cần rèn luyện sức khỏe trước đã.
Cả lớp, bên phải quay!
*BTPTC:
+ Động tác 1: Tay (6Lx4N)
Hai tay đưa ra trước, lên cao 
+ Động tác 2: chân (6Lx4N)
Hai tay lên cao, khuỵu gối 
+ Động tác 3: Bụng (4Lx4N)
Hai tay lên cao, cúi người gập bụng
+ Động tác 4: Bật nhảy (4Lx4N)
Bật chân trước chân sau
* Vận động cơ bản: bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân
Cả lớp, bên trái quay! Các bạn tổ 2 bước sang phải 3 bước, bước! Các bạn tổ 3 bước sang trái 3 bước, bước! Hai hàng quay mặt vào nhau.
(Chuyển đội hình 4 hàng dọc thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau)
 + Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát, không phân tích.
+ Lần 2, 1 cô làm mẫu, 1 cô phân tích: Tư thế chuẩn bị, cô đặt 2 bàn tay trước vạch xuất phát, quỳ 2 gối xuống cẳng chân đặt sát sàn. Khi nghe hiệu lệnh “bò” cô bò bằng bàn tay nọ cẳng chân kia, bò dích dắc qua các chướng ngại vật đến hết. 
+ Cô nhắc trẻ đặt tay dưới vạch và mắt nhìn thẳng.
+ Cô chọn 1-2 trẻ thực hiện lại bài tập.
+ Trẻ thực hiện: Cô quan sát, cho trẻ nhận xét.
 - Cho trẻ thực hiện:
 + L1: 2 trẻ/ lần (cô sửa sai cho trẻ)
 + L2: Thi giữa 2 đội: trẻ nối tiếp nhau thi đua xem đội nào mang được nhiều củ nhất về cho đội mình.
Cô quan sát trẻ, nhắc trẻ thực hiện đúng kỹ năng, cùng trẻ kiểm tra kết quả và động viên trẻ.
+ Cô hỏi lại trẻ tên của vận động và chọn 2 trẻ lên thực hiện lại động tác.
Trò chơi vận động: “ Bịt mắt đập quả”
Vừa rồi chúng mình đã chơi rất giỏi, cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 trò chơi nhé! Trò chơi có tên “Bịt mắt đập quả”
+ Cách chơi: 2 đội đứng hàng dọc, người chơi bịt mắt, tay cầm một cái gậy ngắn, bước tới để đập một quả được treo phía trước. Đập trúng đích, sẽ chạy về cho bạn tiếp theo lên, cứ như vậy đến hết.
+ Luật chơi:
Dùng 1 tay cầm gậy đập vào quả treo sẵn ở đích đến khi trúng quả thì có tiếng chuông kêu lên. Mỗi 1 lần trúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. Đội nào nhiều hoa hơn sẽ dành chiến thắng.
+ Quá trình chơi: Cô quan sát, động viên trẻ.
+ Trao giải cho 2 đội chơi.
*Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ làm chim bay, cò bay đi nhẹ nhàng quanh lớp.
 III. Kết thúc
Cô nhận xét chung, củng cố hoạt động.
-Trẻ đọc tên các loại rau, củ, quả
- Bác nông dân
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ làm đoàn tàu, đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ đứng thành 2 hàng dọc
- Trẻ tập theo nhạc bài “Cháu yêu chú công nhân ”
- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện.
- Trẻ đứng quan sát cô.
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- 1,2 trẻ lên làm thử.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thi đua.
- Trẻ nhắc lại tên bài tập. 
 2 trẻ lên thực hiện lại.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng theo cô.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_van_dong_bo_dich_dac_bang_ban_tay_c.doc
Giáo Án Liên Quan