Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Niềm vui gia đình, múa cho mẹ xem. Cả nhà đều yêu, cả nhà thương nhau - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Kim Thoan
1. Kiến thức
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, tình cảm của các bài hát Niềm vui gia đình, Múa cho mẹ xem,Cả nhà đều yêu, Cả nhà thương nhau, cảm nhận được giai điệu mượt mà, tha thiết của bài "Ru em"
-Trẻ thuộc nhạc các bài hát biểu diễn.
2. Kỹ năng
- Trẻ hát tự nhiên, truyền cảm
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc theo bài hát
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú
- Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG MẦM NON GIA THƯỢNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ ĐỀ TÀI: BDVN: - Niềm vui gia đình, múa cho mẹ xem Cả nhà đều yêu, cả nhà thương nhau Nghe hát: Ru em TCAN: Nào mình cùng hát LỨA TUỔI: 5 - 6 Tuổi NGƯỜI DẠY: NGUYỄN KIM THOAN NĂM HỌC: 2020 - 2021 i. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, tình cảm của các bài hát Niềm vui gia đình, Múa cho mẹ xem,Cả nhà đều yêu, Cả nhà thương nhau, cảm nhận được giai điệu mượt mà, tha thiết của bài "Ru em" -Trẻ thuộc nhạc các bài hát biểu diễn. 2. Kỹ năng - Trẻ hát tự nhiên, truyền cảm - Trẻ biết thể hiện cảm xúc theo bài hát - Trẻ biết cách chơi trò chơi 3. Thái độ - Trẻ học hứng thú - Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Cô thuộc và hát đúng cao độ, trờng độ 2 bài hát. - Băng nhạc. - Đàn organ - Dụng cụ âm nhạc - Tranh minh hoạ và giai điệu hoà tấu của các bài hát trong chủ điểm: Ông cháu, ba ngọn nến lung linh, bà còng đi chợ, một sợi rơm vàng, cháu yêu bà 1. Ổn định tổ chức : Cô và trẻ hát cùng chơi trò chơi “ finger family” Đàm thoại về nội dung của trò chơi 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: * Biểu diễn văn nghệ " Niềm vui gia đình, múa cho mẹ xem Cả nhà đều yêu, cả nhà thương nhau - Cô dẫn dắt vào nội dung từng bài hát và hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả, giai điệu bài hát? - Mời từng nhóm trẻ hoặc cả lớp lên biểu diễn từng bài hát với các hình thức linh hoạt khác nhau mà cô gợi ý để trẻ thể hiện. - Sau mỗi lần trẻ biểu diễn, cô cho trẻ nhận xét bạn, chú ý khen, động viên trẻ. b. Nghe hát: Ru em (Dân ca Xê Đăng) - Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát: Thể hiện tình yêu thương của bạn nhỏ giành cho em và bố mẹ của mình. - Lần 1: Cô hát, hỏi trẻ tên bài hát. - Lần 2: Cho trẻ nghe giai diệu -> hỏi trẻ tính chất giai điệu của bài hát? - Lần 3: Mở băng cho trẻ nghe. c. TCAN: Nào mình cùng hát - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi +Cách chơi : Cô chia cả lớp làm 3 đội chơi. Nhiệm vụ của mỗi đội là hát giai điệu của bài hát theo tay của cô . Khi cô hướng tay về phía của đội nào thì đội đó phải hát đúng tông nhạc theo tay cô, tay cô đưa lên cao thì sẽ hát giọng cao, khi tay cô xuống thấp thì sẽ hát thấp giọng + Luật chơi : Đội nào hát được đúng nhịp theo tay của cô nhiều nhất đội đó sẽ là đội dành chiến thắng . - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét, khen ngợi , động viên trẻ 3. Kết thúc : Cô nhận xét giờ học – Tuyên dương trẻ
File đính kèm:
- bai_giang_mam_non_lop_la_de_tai_niem_vui_gia_dinh_mua_cho_me.pptx
- Bé Bào Ngư – Cả Nhà Thương Nhau (1).mp3
- Hồng Nhung – Ru Em.mp3
- V.A – Niềm Vui Gia Đình.mp3
- Xuân Mai – Múa Cho Mẹ Xem.mp3