Bài giảng Mầm non lớp lá - Hoạt động: Khám phá khoa học - Chủ đề: Thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ : THIÊN NHIÊN
Lắng nghe quan sát tranh
Rút ra kết luận
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mầm non lớp lá - Hoạt động: Khám phá khoa học - Chủ đề: Thiên nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHỦ ĐỀ : THIÊN NHIÊN Người dạy: Nguyễn Thị Quỳnh DiêuKính chào quý cô giáo về dự chuyên đề CNTT. Chúc sức khoẻ và hạnh phúc ! TRƯỜNG MN ĐẠI QUANGTRÒ CHƠI GIẢI MÃ Ô SỐ1234TRÒ CHƠI VẬT NỔI –VẬT CHÌMCẢM ƠN CÁC CÔ VÀ CÁC CHÁU I/ Mục đích yêu cầu : 1/ Kiến thức : - Dạy trẻ biết một số tính chất của nước như : Nước không màu , không mùi , không vị , nước hoà tan được một số chất - Trẻ biết được các nguồn nước trong môi trường sống ( Nước máy , nước giếng , nước mưa , nước ao , hồ , sông , biển ) - Trẻ biết nước rất cần thiết đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người 2/ Kỹ năng : - Trẻ biết quan sát thí nghiệm tư duy và nhận xét kết quả thí nghiệm . Phát triển các giác quan khi khám phá 3/ Giáo dục : - Giáo dục các cháu biết giữ nguồn nước sạch không bị ô nhiểm . Giáo dục các cháu biết sử dụng nước tiết kiệm. II/ Chuẩn bị : - Một số cảnh về biển , mưa , ao hồ , sông , suối . 2 cái cốc thủy tinh , sữa , nước lọc - 2 chậu nước , một số vật chìm , 1 số vật nổi , chấm tròn màu vàng , chấm tròn màu đỏ III/ Tiến hành hoạt động : Hoạt động 1: -Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Lộn cầu vồng , Múc nước đổ vô thùng ”- Cô hỏi trẻ các con vừa chơi trò chơi gì ? ( Trẻ trả lời ) Có cô 17 có chị 13 vui chơi bên dòng sông nước thật là vui phải không c/c ? Vậy nước có từ đâu muốn biết c/c hãy cùng đi xem nhé ( Cô cho trẻ xem ảnh mưa , biển , suối , sông , hồ ở trên màn hình ). - C/c vừa xem xong vậy c/c cho cô con đã thấy nước có ở đâu ? ( Trẻ trả lời ) Hoạt động 2 : - Vậy muốn biết được tính chất của nước trong môi trường sống của chúng ta bây giờ cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé - Cô đặt 1 cốc sữa và một cốc nước lên bàn .C/c nhìn xem trên bàn cô có 2 cốc gì ? ( Trẻ trả lời )- Bây giờ cô cho c/c cùng ngửu nhé ( Cô đưa cho vài trẻ ngửu ly sữa và sau đó ngửu ly nước - Vậy c/c cho cô biết những gì khác nhau giữa hai ly nước và ly sữa ? Cô hỏi nước có mùi không? Còn sữa có mùi gì ?- Cô hỏi trẻ con đã uống sữa chưa . Vậy sữa có vị gì ? Còn nước thì sao ? Vậy nước có vị không ? - Cô thả vào ly nước một hạt nút và thả vào ly sữa một hạt nút tương tự bây giờ c/c xem và nhận xét nhé ( Trẻ xem và trả lời ) - Vì sao trong ly nước con nhìn thấy hạt nút mà trong ly sữa con không nhìn thấy hạt nút ( Trẻ trả lời ) Cô nói vì trong ly sữa có màu trắng đục nên con không nhìn thấy hạt nút còn ly nước trong nên con thấy -Vậy qua đó ta kết luận rằng nước không màu * Cô tóm lại : Vậy tính chất của nước : Nước là một chất lỏng không màu , không mùi , không vị và không có hình dạng nhất định . Nhưng muốn biết được nước hòa tan được những chất gì c/c cùng xem các bạn làm thí nghiệm nhé - Cho 3 trẻ lên làm thí nghiệm . Cho trẻ hòa tan 1 ly đường , một ly muối và một ly bắp - C/c thực hiện xong cô hỏi trẻ . Qua thí nghiệm các bạn vừa làm con thấy nước hòa tan được chất gì ? ( Trẻ trả lời ) -Vận dụng tính chất này cô cháu mình cùng làm nước chanh uống cho mát nhé -- Cô cho trẻ đứng lên làm động tác “ Hòa nước chanh ” - Cô hỏi c/c ở nhà thấy mẹ nấu nước chưa ?Vậy khi nước sôi thì con thấy hiện tượng gì xãy ra ( Trẻ trả lời ) . Vậy khi nước bay hơi ra thì nước thành thể khí -Thế nhà cháu nào có tủ lạnh . ở nhà mẹ cháu làm đá bằng cách gì ? ( Trẻ trả lời ) - Vậy khi nước đông lại thành cục đá . Vậy nước bây giờ thành thể rắn - Vậy nước ở 3 thể : Thể lỏng , thể khí và thể rắn - Cho trẻ đọc đồng dao “ Nàng nước ” Chuyển đội hình lại ngồi vòng tròn - Cô nói c/c ơi nước rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta đấy - Vậy nhà c/c hằng ngày dùng nước để làm gì ? ( Trẻ trả lời ) - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh trên màn hình -Ngoài ra thì nước còn để làm gì nữa ? ( Cháu tự trả lời ) -Thế hằng ngày nhà c/c dùng nước gì ? ( Cô gợi ý nước giếng , nước máy , nước sạch) - Đúng rồi nước máy , nước giếng , nước sạch là những nguồn nước sạch . Còn nước không sạch là nước bị nhiểm bẩn đấy c/c . Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nguồn nước bị nhiểm bẩn - Cô cho trẻ xem trên màn hình cảnh ( Lũ lụt , xả rác thải xuống sông ..)Vậy để bảo vệ nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì ? ( Cô gợi ý không xả rác xuống giếng , súc rửa thùng đựng nước sạch sẽ ) Cô giáo dục : Nước rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta nên c/c phải biết sử dụng tiết kiệm nhé như khi rửa tay c/c mở vòi nước vừa , rót nước ra ly vừa đủ uống Hoạt động 3 : -Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 đội cho trẻ chơi trò chơi “Giải mã ô số” -Cách chơi mỗi ô số ứng với một hiện tượng tự nhiên . Khi hiện tượng đó hiện ra hai đội hội ý và đưa ra một bài thơ hay bài hát có nội dung theo hiện tượng đó Cô tổ chức cho 2 hai đội cùng chơi - Các con chơi thật vui bây giờ cô sẽ cho c/c chơi một trò chơi nữa . Đó là trò chơi “ Vật nổi vật chìm ” - Cách chơi : Cô có một số đồ vật và hai chậu nước . Các cháu thi nhau chạy lên chọn đồ vật thả vào chậu nước và dùng ký hiệu chấm đỏ , chấm vàng biểu thị cho vật nổi , vật chìm . Nếu đội nào dùng ký hiệu đúng theo yêu cầu vật nổi, vật chìm nhiều hơn thì đội đó thắng - Các con ơi hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về hiện tượng gì ? - Vậy nước rất ích lợi trong đời sống hằng ngày của chúng ta - Bây giờ cô cháu mình cùng làm những hạt mưa để giúp ích cho đời nhé - Cho trẻ hát vận động bài “ Cho tôi đi làm mưa với”CẢM ƠN CÁC CÔ VÀ CÁC CHÁU
File đính kèm:
- Tro_chuyen_ve_chat_Cua_nuoc.ppt