Bài giảng mầm non lớp lá - Hoạt động phát triển thẫm mỹ - Hoạt động giáo dục âm nhạc

I/ YÊU CẦU:

 Cháu thuộc lời và hát nhịp nhàng bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

 Cháu thể hiện sự cảm nhận nhịp điệu và tình cảm của bài hát “Anh Phi công ơi”qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.

 Rèn kỉ năng ca hát của trẻ.

 Giáo dục trẻ biết yêu thương và quí trọng người lao động và sản phẩm của nguời lao động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp lá - Hoạt động phát triển thẫm mỹ - Hoạt động giáo dục âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG PH ÁT TRIỂN THẪM MỸ - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Ca hát : “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Nghe hát: “Anh phi công ơi”.
Trò chơi âm nhạc: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”.
I/ YÊU CẦU:
 Cháu thuộc lời và hát nhịp nhàng bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
 Cháu thể hiện sự cảm nhận nhịp điệu và tình cảm của bài hát “Anh Phi công ơi”qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
Rèn kỉ năng ca hát của trẻ.
Giáo dục trẻ biết yêu thương và quí trọng người lao động và sản phẩm của nguời lao động.
II/CHUẨN BỊ:
ĐD CỦA CÔ:
Đàn, Máy phát nhạc.
Bảng, que chỉ.
Tranh chủ điểm ngành nghề.
Máy tính có trò chơi Kismart ngôi nhà thinkin’ things.
Hoa hồng.
ĐD CỦA CHÁU:
Trống lắc, phách tre,
Nội dung tích hợp:
LQVH: Thơ “Làm nghề như bố”.
LQCV: ô, ê, u, â
MTXQ: Trò chuyện về một số nghề gần gũi, quen thuộc.
III/TIẾN TRÌNH:
	HOẠT ĐỘNG CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ai biết nhiều nghề?
Cô giới thiệu tranh chủ điểm ngành nghề.
Con thấy bức tranh mình vừa xem có gì?
Ngoài các nghề mà cô vừa giới thiệu, con còn biết nghề nào nữa?
Con thấy nghề công nhân có ích gì cho con người?
Có một bài hát nói lên tình cảm của các cháu đối với các cô chú công nhân ai đoán được đó là nghề gì không?
HOẠT ĐỘNG 2: Ca hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cô hát cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
Cô hát và vổ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cô tóm tắt nội dung bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”: Bài hát nói về sản phẩm của nghề công nhân và tình cảm của các cháu nhỏ đối với nghề công nhân.
Cô giải thích từ và cô cho trẻ tìm chữ đã học trong từ “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cô mời nhóm cả lớp hát và vỗ tay theo ý thích bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cô mời nhóm hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”( 3 nhóm)
Cô mời 3 cháu hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.( 3 lần)
Cô mời 1 cháu hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
HOẠT ĐỘNG 3: Cô hát cháu nghe “Anh phi công ơi”
Ngoài nghề công nhân, còn rất nhiều nghề quan trọng và có ích nữa. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho con một nghề mới nha! Đó là nghề phi công. Theo con nghề phi công thì làm gì?
Nghề phi công làm nhiệm vụ lái máy bay trên bầu trời.
Bây giờ các con lắng nghe xem bài hát nói về điều gì nha!
Cô hát cháu nghe “Annh phi công ơi”.
Cô tóm tắt nội dung bài hát.
Cô cho trẻ nghe “Anh phi công ơi” qua phương tiện.
HOẠT ĐỘNG 4:Trò chơi.
Hôm nay mình hát rất là nhiều bài hát hay, thế con có biết người sáng tác ra bài hát gọi là gì không?
Khi hát, để bài hay hơn t hì chúng ta cần thêm những gì?
Có rất nhiều nhạc cụ phát ra âm thanh rất hay và khác nhau.
Hôm nay chúng ta cùng đến thăm ngôi nhà thinkin’ things nha!
Đọc thơ “Làm nghề như bố”.
Cô hướng dẫn cháu chơi trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ” trong ngôi nhà think’ things 
Cô nêu cách chơi: cô sẽ dùng nhạc cụ tạo ra âm thanh, cả lớp đoán tên nhạc cụ, bạn nào đoán đúng sẽ được tặng hoa hồng.
Luật chơi: Nếu đoán sai thì sẽ bị làm người chèo thuyền đưa cả lớp đi chơi nha!.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 5-6 lần.
Cô nhận xét trò chơi.
Hôm nay lớp mình chơi rất giỏi và hát rất hay, biết nhiều nghề, nghề nào cũng cao quý, cũng có ích. Vì vậy chúng ta phải quý trọng người lao động và sản phẩm của người lao động bằng cách nào?
Đúng rồi, chúng ta phải sử dụng sản phẩm một cách phù hợp, không nên bỏ phí những gì mà mình còn có thể sử dụng được nha các con!
KẾT THÚC: Cô và cháu thu dọn đồ dùng.
Cháu xem và thảo luận.
Trong tranh có nghề bác sĩ, cô giáo, công an, đầu bếp.
Nghề công nhân, nghề buôn bán,
May áo, xây nhà,
Cháu nghe..
Cháu nghe.
Cháu nghe.
Cháu nghe.
Cháu thực hiện.
Cháu thực hiện.
Cháu thực hiện.
Cháu thực hiện.
Cháu nghe.
Cháu trả lời.
Cháu nghe.
Cháu nghe.
Cháu nghe.
Cháu trả lời.
Cháu trả lời.
Cháu nghe.
Cháu đọc thơ và chuyển đội hình 3 nhóm.
Cháu nghe.
Cháu tham gia trò chơi.
Cháu chơi “Chèo thuyền.
Cháu trả lời.
Cháu nghe.
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC.
Vận động: “Cháu thương chú bộ đội”.
Nghe hát : “Màu áo chú bộ đội”.
Trò chơi: “Bỏ khăn”
I/ YÊU CẦU:
 Cháu hát và vận động nhịp nhàng bài hát “Cháu thuơng chú bộ đội”.
 Cháu thể hiện sự cảm nhận nhịp điệu và tình cảm của bài hát “hạt gạo làng ta” qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
Rèn kỷ năng vận động theo nhạc của trẻ.
Giáo dục trẻ biết yêu thương và quí trọng sản phẩm của nguời lao động.
II/CHUẨN BỊ:
ĐD CỦA CÔ:
Đàn, Máy phát nhạc.
Âm thanh dụng cụ một sốnghề: tiếng cưa, tiếng chiên thức ăn, đoạn nhạc không lời,
ĐD CỦA CHÁU:
Khăn.
Trống lắc, phách tre,
Nội dung tích hợp:
LQVH: Thơ “Bé làm bao nhhiêu nghề”.
LQCV: ư, u, ơ, ô, a.
MTXQ: Trò chuyện về một số nghề gần gũi, quen thuộc.
III/TIẾN TRÌNH:
	HOẠT ĐỘNG CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Đoán xem nghề gì?
Cô có mang đến lớp một số âm thanh đặt , các con lắng nghe xem đó là những âm thanh của dụng cụ ngành nghề nào nha!
Co mở máy cho trẻ nghe.
Con vừa nghe âm thanh gì?
Ngoài ra, con còn biết nghề nào nữa?
Nghề cô giáo thì làm gì?
Nghề bác sĩ thì làm gì?
Nghề công nhân thì làm gì?
Con thấy những nghề này như thế nào?
Nghề nào cũng cao quý vì đều có ích cho con người, vì vậy các con không nên xem thường mà phải biết yêu quý tất cả các nghề và người làm nghề lao động.
Ngoài ra còn một nghề rất quan trọng, bảo vệ biế giới, ai đoán được đó là nghề gì không?
HOẠT ĐỘNG 2: Vận động “Cháu thương chú bộ đội”.
Cô hát cho trẻ nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”
Cô và cháu hát “Cháu thương chú bộ đội”.
Cô tóm tắt nội dung bài hát, cô giải thích từ và cô cho trẻ tìm chữ đã học trong từ “cháu thương chú bộ đội”.
Cô mời nhóm biểu diễn vận động “Cháu thương chú bộ đội”.
Cô mời 3 cháu biểu diễn vận động “Cháu thương chú bộ đội”( 3 lần)
Cô mời 1 cháu biểu diễn vận động “Cháu thương chú bộ đội”.
HOẠT ĐỘNG 3: Cô hát cháu nghe “Màu áo chú bộ đội”
Bạn nào biết chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?
Để biết chú bộ đội mặc trang phục như thế nào cô mời các con cùng lắng nghe bài hát “Màu áo chú bộ đội”
Cô hát cháu nghe “Màu áo chú bộ đội”.
Cô tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát “Cháu thương chú bộ đội “ nói lên sự vất vả trên đường hành quân của chú bộ đội nên màu áo của chú đã nhuộm màu của đất, nắng, gió.
Cô cho trẻ nghe “Màu áo chú bộ đội” qua phương tiện.
HOẠT ĐỘNG 3:Trò chơi.
Hôm nay lớp mình rất ngoan, vậy chúng ta cùng nhau tham gia một trò chơi nha! Đó là trò chơi “Bỏ khăn”.
Cô hướng dẫn cháu chơi trò chơi “Bỏ khăn”.
Cách chơi: Các con sẽ ngồi vòng tròn nhắm mắt và đọc bài đồng dao: “Bỏ khăn”. Một bạn sẽ cầm khăn đi phía ngoài vòng tròn và bí mật bỏ khăn sau lưng một bạn.
Luật chơi: Nếu bạn nào có khăn ở phía sau lưng cầm khăn và đuổi theo bạn đã bỏ khăn, chạm khăn vào bạn thì thắng cuộc. Nếu để bạn chạy về chổ ngồi là mình thua cuộc.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
Cô nhận xét trò chơi.
KẾT THÚC: Cô và cháu thu dọn đồ dùng.
Cháu nghe.
Cháu trả lời: tiếng mỡ chiên của nghề đầu bếp, tiếng nhạc củ nghề nhạc công, tiếng đụ cưa của nghề thợ mộc,
Cháu trả lời.
Dạy học.
Khám bệnh.
Xây nhà, may áo.
Rất cần thiết cho mọi người.
Cháu nghe..
Chú bộ đội.
Cháu nghe.
Cháu hát.
Cháu nghe, tìm chữ đã học.
Cháu thực hiện.
Cháu thực hiện.
Cháu thực hiện.
Cháu trả lời.
Cháu nghe.
Cháu nghe.
Cháu nghe.
Cháu tham gia trò chơi.

File đính kèm:

  • docbác đưa thư vui tính.doc
Giáo Án Liên Quan