Bài giảng mầm non lớp Lá - Làm quen văn học - Đề tài: Thơ: Miệng xinh

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ: Miệng xinh, tên tác giả: Phạm Hổ

- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nhắc nhở các bạn nhỏ chơi với nhau không được cãi nhau vì cãi nhau sẽ mất vui, cái miệng xinh thì chỉ dùng để nói những điều hay mà thôi.

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng đọc thơ to, rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ đích

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ cùng cô

4. Nội dung tích hợp : Giáo dục kỹ năng sống

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp Lá - Làm quen văn học - Đề tài: Thơ: Miệng xinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ĐÌNH XUYÊN 
=========*-*========
GIÁO ÁN 
Môn : LÀM QUEN VĂN HỌC
 Đề tài : Thơ: Miệng xinh
 Lứa tuổi : 24-36 tháng
 Thời Gian : 15-18 phút
 Người dạy : Nguyễn Thị Dân Huyền
Năm học 2019 - 2020
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ: Miệng xinh, tên tác giả: Phạm Hổ
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nhắc nhở các bạn nhỏ chơi với nhau không được cãi nhau vì cãi nhau sẽ mất vui, cái miệng xinh thì chỉ dùng để nói những điều hay mà thôi.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng đọc thơ to, rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ đích
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ cùng cô
4. Nội dung tích hợp : Giáo dục kỹ năng sống 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án điện tử bài thơ: Miệng xinh
- Nhạc bài hát: Ồ sao bé không lắc, miệng xinh, nhạc không lời
2. Đồ dùng của trẻ
- Ghế ngồi
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu khách - chào khách.
- Cho trẻ hát bài: Ồ sao bé không lắc
- Đàm thoại với trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát có nhắc đến những bộ phận nào trên cơ thể?
+ Ngoài tai, chân ra các con còn biết những bộ phận nào khác nữa?
+ Con nào biết cái miệng dùng để làm gì?
- Đúng rồi đấy các con ạ cái miệng xinh dùng để nói những điều hay, những điều tốt, không dùng để cãi nhau, nói bậy.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Cô có bài thơ rất hay nói về cái miệng đó là bài thơ: Miệng xinh của tác giả Phạm Hổ. Mời tất cả các con cùng lắng nghe.
- Cô đọc diễn cảm lần 1: Không tranh (mở nhạc nhẹ)
- Hỏi trẻ:
 + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ này do tác giả nào sáng tác?
- Cô đọc lần 2 : kết hợp sử dụng bài giảng điện tử
- Trích dẫn đàm thoại theo nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ của tác giả nào?
+ Các cháu chơi với ai? (Các cháu chơi với bạn)
+ Nếu cãi nhau thì có vui không? (Cãi nhau là hết vui)
+ Miệng các cháu xinh thì các cháu chỉ nói gì thôi? (Miệng các cháuhay thôi)
=> Kết luận: Bài thơ nhắc nhở các bạn nhỏ chơi với nhau không được cãi nhau vì cãi nhau sẽ mất vui, cái miệng xinh thì chỉ dùng để nói những điều hay mà thôi
- Bài thơ rất là hay, các con cùng cô đọc bài thơ: Miệng xinh nhé (Cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần)
- Cô mời các tổ lên thi đua đọc bài thơ nào (luân phiên các tổ lên đọc thơ)
- Tiếp theo là các nhóm lên đọc thơ (nhóm bạn trai, nhóm bạn gái lên đọc thơ)
- Con nào yêu thơ, thuộc thơ xung phong lên đọc bài thơ cho cô và các bạn nghe nào (mời cá nhân trẻ xung phong)
- Khi trẻ đọc thơ cô lưu ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần nữa
- Bìa thơ miệng xinh của nhà thơ phạm Hổ còn được viết thành bài hát rất hay nữa đấy. Mời các con cùng lắng nghe.
- Cô mở nhạc bài hát “Miệng xinh” cho trẻ lắng nghe và nhún nhảy theo nhạc.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đọc thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ hát theo nhạc bài hát

File đính kèm:

  • doctho_mieng_xinh_15520209.doc