Bài giảng Mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Môn: Khám phá khoa học - Đề tài: Một số loại rau

I. Mục đích, yêu cầu:

1/ Kiến thức

 - Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm và cấu tạo, hình dáng màu sắc của một số loại rau ăn lá, ăn quả và ăn củ.

 - Trẻ hiểu được sự đa dạng của các loại rau

 - Hiểu được ích lợi của rau trong đời sống con người: Rau là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng bổ sung cho sự phát triển của trẻ.

2/ Kĩ năng

 - Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, chú ý và ghi nhớ có chủ định

 - Phát triển kĩ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm

3/ Thái độ

 - Trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ rau và có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.

 - Trẻ thích và thường xuyên ăn rau.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Môn: Khám phá khoa học - Đề tài: Một số loại rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
năm học 2009 - 2010
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Môn: Khám phá khoa học
	Tên đề tài: Một số loại rau
	Chủ đề: Thế giới thực vật
	Chủ đề nhánh: Một số loại rau, quả
	Đối tượng dạy: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
	Thời gian: 30 phút
	Ngày soạn: 
	Ngày thực hiện:
	Người thực hiện: Nguyễn Thị Vi
	Đ/v: Trường Mầm non Phú Thịnh
I. Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiến thức
	- Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm và cấu tạo, hình dáng màu sắc của một số loại rau ăn lá, ăn quả và ăn củ.
	- Trẻ hiểu được sự đa dạng của các loại rau
	- Hiểu được ích lợi của rau trong đời sống con người: Rau là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng bổ sung cho sự phát triển của trẻ.
2/ Kĩ năng
	- Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, chú ý và ghi nhớ có chủ định
	- Phát triển kĩ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm
3/ Thái độ
	- Trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ rau và có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
	- Trẻ thích và thường xuyên ăn rau.
II. Chuẩn bị
	- Một số loại rau, củ, quả thật
	- 3 chiếc rổ to
	- Bút chì.
	 - Tranh các loại rau, có loại không cùng nhóm
	- Giáo án điện tử Powpoint, máy chiếu, máy tính, màn chiếu.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Giới thiệu
- Cô chào các con
- Cô rất vui được làm quen với các con, được học cùng các con 1 tiết học. Và rất vinh dự cho lớp mình hôm nay còn có rất nhiều các cô, các bác trong toàn huyện đến thăm và dự giờ các con nữa đấy. Cùng chào các cô các bác nào.
Trẻ khoanh tay chào
- Các con ạ! Đến với lớp mình cô mang theo rất nhiều điều bất ngờ và thú vị. Để xem đó là những điều thú vị gì chúng mình cùng hướng lên màn hình nào (thao tác trên màn chiếu)
- Trẻ theo dõi trên màn chiếu
- Các con thấy những gì?
Trẻ nêu những điều trẻ biết
- Trên màn hình của cô có rất nhiều loại rau như: củ su hào, quả cà chua, quả mướp...
- Ngoài những loại rau trên các con còn biết những loại rau gì nữa?
- 2 đ 4 trẻ kể
- Cô chốt lại: Các con ạ, trong thế giới thực vật, thế giới của các loại rau rất phong phú và đa dạng, mỗi loại rau lại có tê gọi và những đặc điểm riêng nhưng chúng đều rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điều bất ngờ tiếp theo chúng mình xem cô có gì nhé. (Cô mang các rổ rau vào)
- Trẻ hướng về phía cô
* Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân loại các loại rau.
Bây giờ cô cùng các con sẽ cùng đi tìm hiểu khám phá về các loại rau này.
- Cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm. Các nhóm sẽ quan sát, thảo luận về các loại rau mà mình nhận được (Trong khi trẻ quan sát thảo luận cô đến từng nhóm lắng nghe, hướng dẫn trẻ tìm hiểu, nhận xét đặc điểm của từng loại rau)
Trẻ chia nhóm, quan sát, thảo luận về các loại (rau quả thật)
Thời gian thảo luận đã hết, mời các con ổn định chỗ ngồi để nêu ý kiến của mình.
- Trẻ ngồi hướng vào màn chiếu
+ Đầu tiên cô mời nhóm 1. Các con có nhận xét gì?
Trẻ trả lời về nhóm rau ăn lá
- Ngoài các ý kiến trên còn bạn nào trong nhóm bổ sung thêm gì nữa?
- Trẻ bổ sung ý kiến
- Hai nhóm còn lại các bạn có bổ sung gì cho nhóm 1 không? (Nếu trẻ không nhận xét và trả lời được, cô đưa câu hỏi gợi mở hướng trẻ nhận xét đặc điểm, cấu tạo, màu sắc ...của rau
vd: rau muốn như thế nào? thuộc nhóm gì?
- Trẻ bổ sung ý kiến
+ Cô chốt lại: Các bạn vừa cho chúng ta những nhận xét về đặc điểm của nhóm rau ăn lá. Đó là rau bắp cải, xà lách, rau ngót. Mỗi loại rau có đặc điểm riêng. Rau ngót, rau muống có cuống, lá rau muống nhỏ, dài; lá rau ngót nhỏ tròn xếp xen kẽ trên cuốn; Bắp cải đặc biệt hơn, lá xòe to tròn rộng, xếp vòng quanh; Xà lách lá to rộng... Các loại rau này đều có màu xanh
Trẻ lắng nghe cô
Khi ăn, những rau nào cần phải nấu chín?
- 2 đ 3 trẻ trả lời
- Những rau nào dùng để ăn sống và làm gia vị trong các bữa ăn?
+ Tiếp theo chúng ta sẽ nghe phần trình bày của nhóm 2. Mời các con nêu ý kiến về nhóm rau của mình. (cô bật màn chiếu có hình ảnh rau ăn củ)
Trẻ nêu nhận xét
- Nhóm 1 và nhóm 3 có bổ sung thêm cho nhóm 2 hay không?
Trẻ nêu ý kiến
Cô chốt lại: Vừa rồi là những nhận xét rau ăn củ. Đó là củ cà rốt, củ su hào, củ khoai sọ, khoai tây tròn. Củ su hào có lá, củ màu xanh. Khoai tây màu vàng. Khoai sọ vỏ sần sùi màu nâu. Củ cà rốt vỏ mỏng, củ dài. Các loại rau này đều là rau ăn củ.
- Hãy tìm những rau ăn củ khác mà con biết?
- 2 đ 3 trẻ kể
+ Cô mời nhóm 3 trình bày nhận xét của mình (cô bật màn chiếu có hình ảnh rau ăn quả)
- Trẻ nêu ý kiến
- Các bạn trong nhóm còn bổ sung thêm ý kiến gì cho nhóm mình không?
- Trẻ nêu ý kiến
- Còn ý kiến nào nữa không, xin mời nhóm khác?
- Trẻ nêu ý kiến
- Vì sao các con biết nhóm rau của con là rau ăn quả
- Trẻ trả lời
+ Cô chốt: Cảm ơn câu trả lời của nhóm 3. Rất nhiều ý kiến của các bạn đã cho chúng ta thấy sự đa dạng của nhóm rau ăn quả. Quả cà chua tròn, màu đỏ, quả bí ngô tròn to, màu xanh. Quả đỗ nhỏ dài bên trong có hạt màu xanh. Quả bí xanh dài, leo thành giàn
Trẻ lắng nghe
- Kể tên một số loại rau ăn quả mà con biết
- Trẻ kể tên
* Hoạt động 3: So sánh
- Vừa rồi cô và các con cùng tìm hiểu về một số loại rau, các con quan sát cô có những nhóm rau nào? (thao tác trên máy)
Trẻ quan sát và trả lời
- Các con hãy nhận xét về đặc điểm giống và khác nhau của nhóm rau ăn lá và rau ăn củ.
- Trẻ nêu ý kiến
+ Cô chốt lại: Tuy chúng có những điểm khác nhau nhưng chúng có điểm giống nhau là đều phục vụ cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày.
- Trẻ lắng nghe
- Cô lại có những nhóm rau nào đây? (chiếu các nhóm rau trên màn hình)
- Trẻ quan sát và trả lời
- Hãy tìm điểm giống và khác nhau của nhóm rau ăn của và ăn quả.
+ Cô chốt lại: Tuy chúng có những điểm khác nhau nhưng chúng có điểm giống nhau là đều phục vụ cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày của con người
- Trẻ lắng nghe
Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và cả lớp về một số món ăn mà con biết, được chế biến từ rau
(Cô bật màn chiếu)
- Trẻ kể tên một số món.
+ Giáo dục: Trong các loại rau có rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các con cần ăn đầy đủ các loại rau để cho cơ thể phát triển cân đối toàn diện và khỏe mạnh.
- Để có nhiều rau ăn chúng ta cần làm gì?
Trẻ trả lời
* Trò chơi: Cô thấy lớp mình học giỏi, cô thưởng cho lớp mình một trò chơi rất vui có tên là "Rau gì biến mất". Nhiệm vụ của các con là quan sát, ghi nhớ các loại rau xem có gì thay đổi. (thao tác trên máy tính)
Trẻ chơi trò chơi, quan sát xem các loại rau nào biến mất.
Các con thấy những gì? Tất cả có mấy loại rau? 
- Trẻ trả lời
Rau nào vừa biến mất?
- Trẻ trả lời
- Cô thấy lớp mình vẫn thích tham gia chơi tiếp. Vậy chúng mình hãy cùng tham gia trò chơi thứ 2 mang tên "Mắt ai tinh"
+ Phổ biến cách chơi, luật chơi: Cô có bức tranh chứa hình ảnh các loại rau, các con quan sát thật nhanh và tìm ra loại rau không cùng nhóm, dùng bút chì gạch chéo, đếm số rau còn lại và viết số tương ứng. Nhóm nào gạch đúng, nhanh là chiến thắng. Chỉ được gạch loại rau không cùng nhóm.
- Trẻ lắng nghe
- Tham gia trò chơi
- Cô nhận xét kết quả trẻ thực hiện
Trò chơi "Thu hoạch"
Các con ơi! Vườn rau do các bác nông dân gieo trồng đã đến ngày thu hoạch. Các bác nông dân lại rất bận nên đã nhờ chúng mình giúp đỡ các bác. Các con có sẵn sàng giúp đỡ không?
Vì có nhiều loại rau nên cô sẽ phân nhóm rau để thu hoạch được nhanh và hiệu quả
Nhóm 1: Thu hoạch rau ăn lá
Nhóm 2: Thu hoạch rau ăn củ
Nhóm 3: Thu hoạch rau ăn quả
Bạn đầu tiên chạy lên lấy rau, chạy nhanh để vào giỏ và đứng xuống cuối hàng. Người thứ hai tiếp tục. Cứ như vậy, nhóm nào thu hoạch đúng rau, nhanh là thắng cuộc
Trẻ tham gia trò chơi.
Cô nhận xét kết quả, tuyên dương trẻ
Cô giáo thấy chúng mình rất hăng hái tích cực tham gia hoạt động. Bây giờ chúng ta hãy hát bài "Bắp cải xanh" và ra vườn chơi nào.
Trẻ hát và đi ra ngoài.

File đính kèm:

  • docMot so loai rau.doc
Giáo Án Liên Quan