Bài giảng mầm non lớp Lá - Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ 5 - 6 tuổi hòa nhập trường mầm non

 Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói nổi tiếng: “Tàn mà không phế”, đó cũng chính là điều băn khoăn của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người khuyết tật. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Giáo dục hòa nhập , tạo cơ hội cho trẻ em khuyết tật đến trường, được tiếp cận nền giáo dục có chất lượng mà không phân biệt thể chất, trí tuệ, cảm xúc hay ngôn ngữ Đây là việc làm ý nghĩa giúp trẻ khuyết tật được phát triển trong môi trường bình đẳng, giúp các em xóa bỏ mặc cảm, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Trước đây, mọi người luôn có quan niệm rằng trẻ khuyết tật là những người khác biệt, chúng là người không giáo dục được, không có khả năng học tập, dẫn đến bị chăm sóc theo kiểu quản thúc suốt đời. Những nhận định đó hoàn toàn sai! Trong suốt 10 năm trở lại đây, ở nước ta đã có rất nhiều trung tâm giáo dục cho trẻ khuyết tật với nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Việc làm đó cho thấy giáo dục dần dần được cải thiện theo hướng tích cực, trẻ khuyết tật được quan tâm, được chăm sóc và được bảo vệ tốt hơn. Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng đối với con người. Chính vì thế việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non là việc làm cần thiết và rất cần được quan tâm, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh khuyết tật. Tạo cơ hội cho các em học sinh khuyết tật giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng mầm non lớp Lá - Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ 5 - 6 tuổi hòa nhập trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON LỆ CHI
===== óóó =====
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ 5-6 tuổi hòa nhập trường mầm non.”
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hường 
 Lĩnh vực/ môn: Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học : Mầm non
Năm học 2018-2019
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
A
ĐẶT VẤN ĐỀ
2
I
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
II
ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
B
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
II
CƠ SỞ THỰC TIỄN
4
1
Thuận lợi
4
2
Khó khắn
4
III
CÁC BIỆN PHÁP
5
1
Biện pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm
5
2
Biện pháp 2 : Lập hồ sơ theo dõi
5
3
Biện pháp 3 : Tạo môi trường lớp học thân thiện, gần gũi
8
4
Biện pháp 4: Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hòa nhập giao tiếp trong nhiều mối quan hệ khac nhau
12
5
Biện pháp 5 : Theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật.
14
6
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh rèn trẻ.
16
IV
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
17
C
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
19
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 	Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói nổi tiếng: “Tàn mà không phế”, đó cũng chính là điều băn khoăn của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người khuyết tật. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Giáo dục hòa nhập , tạo cơ hội cho trẻ em khuyết tật đến trường, được tiếp cận nền giáo dục có chất lượng mà không phân biệt thể chất, trí tuệ, cảm xúc hay ngôn ngữĐây là việc làm ý nghĩa giúp trẻ khuyết tật được phát triển trong môi trường bình đẳng, giúp các em xóa bỏ mặc cảm, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Trước đây, mọi người luôn có quan niệm rằng trẻ khuyết tật là những người khác biệt, chúng là người không giáo dục được, không có khả năng học tập, dẫn đến bị chăm sóc theo kiểu quản thúc suốt đời. Những nhận định đó hoàn toàn sai! Trong suốt 10 năm trở lại đây, ở nước ta đã có rất nhiều trung tâm giáo dục cho trẻ khuyết tật với nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Việc làm đó cho thấy giáo dục dần dần được cải thiện theo hướng tích cực, trẻ khuyết tật được quan tâm, được chăm sóc và được bảo vệ tốt hơn. Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng đối với con người. Chính vì thế việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non là việc làm cần thiết và rất cần được quan tâm, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh khuyết tật. Tạo cơ hội cho các em học sinh khuyết tật giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.
 Năm học 2018-2019, tôi tiếp nhận 3 trẻ khuyết tật, dạng khuyết tật "Chậm phát triển ngôn ngữ", cháu được 5 tuổi. Trước khi đón cháu vào lớp, tôi cũng có những sự chuẩn bị cần thiết. Trước hết, tôi tìm hiểu về cháu: Gồm có 2 cháu nam và 1 cháu nữ, các cháu chậm phát triển ngôn ngữ do khuyết tật thính giác không nghe, không nói được, có cháu thì khuyết tật một bên mắt gia đình thuộc diện hộ nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mẹ thường đi làm ca không có thời gian chăm sóc. Do không được tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên khả năng nói của trẻ rất kém. Cháu hiểu được mọi người nói nhưng tính khí cháu rất thất thường, hay giận dỗi, rất dễ cáu gắt và đặc biệt thích thì làm, không thích thì thôi, nếu ép sẽ khóc rất to và lâu. Sau khi tìm hiểu và biết được đặc điểm các cháu như vậy, tôi đã lên kế hoạch và biện pháp giúp cháu có thể hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, được hưởng nền giáo dục có chất lượng.
	Vì những lý do trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tổng kết được 1 số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ trong những năm qua, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ 5-6 tuổi hòa nhập trong trường mầm non”.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại lớp 5-6 tuổi do tôi phụ trách.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ hòa nhập trong trường mầm non.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Như chúng ta đã biết song song với sự phát triển giáo dục là việc thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Có thể nói vấn đề công bằng giáo dục được coi là trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục. Giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ Giáo Dục và đào tạo việt Nam xác định con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em , đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây là cơ hội để mọi trẻ em trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng. Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “ Thương người như thể thương thân” Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội nhất là đối với trẻ em bị khuyết tật cả về thể chất và tinh thần.
 Là một giáo viên Mầm Non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp tôi thiết nghĩ chúng ta phải làm thế nào để chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non ngày càng được nâng cao, góp phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ để trẻ có thể tự tin vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và hơn nhất là trở thành những người con có ích cho xã hội, cho đất nước. Giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ bình thường và trẻ khuyết tật hiểu đúng giá trị của nhau xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn giúp trẻ khuyết tật được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình không có sự tách biệt môi trường sống. Tạo điều kiện giúp trẻ khuyết tật được phát triển cả về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thuận lợi: 
- Phòng giáo dục đã mở lớp tập huấn chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Ban Giám Hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất , đồ dùng đồ chơi trong lớp để dạy trẻ tốt hơn.
- Học sinh ngoan, có nề nếp nên các cô chú tâm hơn để rèn trẻ khuyết tật.
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Được phụ huynh nhiệt tình, tin tưởng, trao đổi những tâm sinh lý riêng của trẻ
2. Khó khăn:
 	Trong quá trình thực hiện bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn như:
- Lớp có 44 cháu trong đó có 3 cháu bị khuyết tật ngôn ngữ
- Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, công nhân, kinh tết khó khăn, ít có thời gian chăm sóc trò chuyện với trẻ.
- Trẻ khuyết tật thì lại tính khí thất thường, thích thì làm không thích thì thôi, luôn giận dỗi, la hét.
- Giáo viên thì không được đào tạo chuyên sâu về chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
 Với những trăn trở làm sao để hiểu được tâm lý của học sinh khuyết tật và dạy đối tượng khuyết tật như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các giáo viên có học sinh khuyết tật đều quan tâm. Từ những khó khăn như thế tôi phải dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và thông qua giờ học và các hoạt động ngoài giờ học. Từ đó tôi đưa ra “ Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ 5-6 tuổi hòa nhập trong trường mầm non” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hơn. Cụ thể như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP.
1.Biện pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm
	Trường mầm non nơi tôi công tác nằm xa trung tâm thành phố Hà Nội. Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi với 44 học sinh, trong đó có 14 học sinh nữ và 30 học sinh nam, lớp gồm 2 giáo viên, đạt trình độ trên chuẩn. Khi nhận lớp, biết lớp mình phụ trách có đến 3 trẻ khuyết tật, tôi không khỏi băn khoăn lo lắng bởi thực trạng của lớp nói chung và của trẻ khuyết tật nói riêng. Cháu khuyết tật: Nguyễn Việt Anh khuyết tật thính giác không nghe, không nói được; cháu Hoàng Lê Bảo Minh tự kỉ, chậm nói; cháu Dương Minh Ngọc khuyết tật mắt, nói rất ngọng không rõ tiếng. Và đặc biệt 3 cháu đều thuộc dạng khuyết tật: Chậm phát triển ngôn ngữ.
 Tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm:
BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
Các tiêu chí đánh giá
Mức độ đạt
Tỉ lệ
Lắng nghe và chú ý 
Chưa đạt
30%
Phản ứng với các điệu bộ và yêu cầu đơn giản
Kém 
25%
Nhắc lại được câu đơn giản
Trung bình
45%
Tự nói được một số từ
Trung bình
45%
Khả năng phát âm của trẻ
Kém
25%
2. Biện pháp 2. Lập hồ sơ theo dõi trẻ 
	Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động của trẻ, tôi lập hồ sơ theo dõi trẻ và tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó giáo viên sẽ xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích cực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 
	 Sau khi tiến hành khảo sát trẻ, nắm được đặc điểm tình hình của trẻ, tôi thông báo với phụ huynh, trao đổi với gia đình để tìm ra biện pháp chăm sóc - giáo dục phù hợp với trẻ. Khi phụ huynh đã nắm rõ tình hình của trẻ, tôi yêu cầu gia đình cung cấp kết quả khám, tư vấn của bác sĩ về bệnh lý của trẻ. 
- Từ đó tôi lập hồ sơ theo dõi trẻ: 
1. Họ và tên học sinh: Nguyễn Việt Anh
Ngày tháng năm sinh: 16/5/2013
Học sinh: Lớp MGL 5-6tuổi
Năm học: 2018-2019
Dạng khuyết tật: Chậm phát triển ngôn ngữ do thính giác không phát triển.
Biểu hiện của trẻ: 
 + Chậm nói. Trẻ ít nói, ít trò chuyện với mọi người xung quanh. Rất hay cáu, hay bực tức, có vấn đề gì sẽ khóc và hét thật to.
 + Kỹ năng giao tiếp xã hội khác kém.
 + Nhận thức kém
+ Không có kỹ năng khi hoạt động nhóm
- Mục tiêu giáo dục:
 * Mục tiêu năm học:
 + Trẻ phát triển ngôn ngữ
 + Phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội để hòa nhập với trẻ tại trường. Biết phối hợp nhóm khi chơi với các bạn tại lớp
 + Nhận thức phát triển đồng đều, hiểu được lời cô và các bạn nói
 + Mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động
 * Mục tiêu HKI:
+ Cung cấp vốn từ cho trẻ, giúp trẻ nói tròn âm, tròn tiếng
+ Giúp trẻ có phản ứng với các điệu bộ đơn giản
+ Nhắc lại được một số câu đơn giản
* Mục tiêu HKII:
+ Trẻ phát âm rõ câu, từ
+ Biết phối hợp nhóm khi tham gia hoạt động
+ Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
2. Họ và tên học sinh: Dương Minh Ngọc
Ngày tháng năm sinh: 20/4/2013
Học sinh: Lớp MGL 5-6tuổi
Năm học: 2018-2019
Dạng khuyết tật: Chậm phát triển ngôn ngữ. Khuyết tật mắt.
Biểu hiện của trẻ: 
 + Chậm nói, nói ngọng không rõ tiếng, thích chơi một mình, ngồi một mình nơi vắng người. Trẻ ít nói, ít trò chuyện với mọi người xung quanh. Rất hay khóc, hay dỗi, tự ti với bản thân. Sợ các bạn không chơi với mình.
 + Kỹ năng giao tiếp xã hội khác kém.	
 + Nhận thức kém
+ Không có kỹ năng khi hoạt động nhóm
- Mục tiêu giáo dục:
 * Mục tiêu năm học:
 + Trẻ phát triển ngôn ngữ
 + Phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội để hòa nhập với trẻ tại trường. Biết phối hợp nhóm khi chơi với các bạn tại lớp
 + Nhận thức phát triển đồng đều, hiểu được lời cô và các bạn nói
 + Mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động
 * Mục tiêu HKI:
+ Cung cấp vốn từ cho trẻ, giúp trẻ nói tròn âm, tròn tiếng
+ Giúp trẻ có phản ứng với các điệu bộ đơn giản
+ Nhắc lại được một số câu đơn giản
* Mục tiêu HKII:
+ Trẻ phát âm rõ câu, từ
+ Biết phối hợp nhóm khi tham gia hoạt động
+ Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
3. Họ và tên học sinh: Hoàng Lê Bảo Minh
Ngày tháng năm sinh: 6/9/2013
Học sinh: Lớp MGL 5-6tuổi
Năm học: 2018-2019
Dạng khuyết tật: Chậm phát triển ngôn ngữ. Tự kỉ.
Biểu hiện của trẻ: 
 + Chậm nói, nói ngọng không rõ tiếng, thích chơi một mình, ngồi một mình nơi vắng người. Trẻ ít nói, ít trò chuyện với mọi người xung quanh. Rất hay khóc, hay dỗi, hay cáu, hay bực tức, có vấn đề gì sẽ khóc và hét thật to.
 + Kỹ năng giao tiếp xã hội khác kém.	
 + Nhận thức kém
+ Không có kỹ năng khi hoạt động nhóm
- Mục tiêu giáo dục:
 * Mục tiêu năm học:
 + Trẻ phát triển ngôn ngữ
 + Phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội để hòa nhập với trẻ tại trường. Biết phối hợp nhóm khi chơi với các bạn tại lớp
 + Nhận thức phát triển đồng đều, hiểu được lời cô và các bạn nói
 + Mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động
 * Mục tiêu HKI:
+ Cung cấp vốn từ cho trẻ, giúp trẻ nói tròn âm, tròn tiếng
+ Giúp trẻ có phản ứng với các điệu bộ đơn giản
+ Nhắc lại được một số câu đơn giản
* Mục tiêu HKII:
+ Trẻ phát âm rõ câu, từ
+ Biết phối hợp nhóm khi tham gia hoạt động
+ Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
 Sau khi lập hồ sơ theo dõi trẻ tại lớp, tôi bắt đầu lên kế hoạch giúp trẻ hòa nhập tại trường mầm non. Trước hết tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ một năm như sau:
-Tháng 9-10-11: Luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị cho trẻ (cho trẻ nghe những bài hát, câu chuyện, ca dao,...) tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi (Tai ai thính, ai đoán giỏi), sửa sai cho trẻ lỗi phát âm.
-Tháng 12-01-02: Tôi tập trung vào tăng vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ phát âm rõ ràng, cho trẻ tập luyện phát âm với bài tập: Bà bảo bé, bé búp bê,... giải thích nghĩa từ khó. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: Kể chuyện, đố con gì kêu, gọi tên đồ vật, mô tả âm thanh, đoán tên bạn,...
-Tháng 03-04-05: Tôi đi sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ thông qua các bài thơ, đồng dao, bài hát,
3. Biện pháp 3. Tạo môi trường lớp học thân thiện, gần gũi.
3.1. Qua việc làm đồ dùng dồ chơi.
Ở trường mầm non, lớp học là nơi mà trẻ sinh hoạt và là môi trường gần gũi nhất của trẻ. Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật. Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển các tố chất, các năng lực tinh thần và thể chất. 
	Môi trường lớp học trong trường mầm non chính là các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ hàng ngày của trẻ. Tại các góc chơi, tôi cùng đồng nghiệp đã xây dựng các góc cho trẻ hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phù hợp với nội dung giáo dục trẻ. Đặc biệt tôi lưu ý đến những hình ảnh tại góc giúp trẻ hiểu và tích cực tham gia các hoạt động. Tại các góc chơi, tôi dùng các hình ảnh để quy định các quy tắc khi chơi cho trẻ, trẻ nhìn hình ảnh sẽ tự nhận thấy quy tắc khi chơi: không la hét, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhịn nhau và cất dọn đồ chơi sau khi chơi.
	Trẻ mầm non có đặc điểm nhanh nhớ chóng chán, các cháu Việt Anh, Bảo Minh, Minh Ngọc lớp tôi cũng không ngoại lệ, đặc biệt cháu rất thích các con vật có hình thù ngộ nghĩnh, thích gam màu xanh vì vậy tại các góc chơi tôi tăng cường các gam màu xanh, các hình ảnh tôi luôn tạo ra bằng các con vật ngộ nghĩnh để thu hút trẻ chơi tại các góc chơi. Bên cạnh đó, tôi tận dụng nguyên vật liệu đã qua sử dụng hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tại các góc, khi thấy đồ dùng đồ chơi do chính tay mình làm ra trẻ rất hứng thú và say mê chơi với các đồ dùng đồ chơi đó. 
Giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tư duy hình tượng là chủ yếu. Nếu không chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thì sẽ khó giúp trẻ thể hiện tốt khả năng cá nhân của mình. Vì vậy đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ và đặc biệt là trẻ khuyết tật. Các đồ chơi, nguyên vật liệu chuẩn bị cần phải phù hợp với từng góc chơi theo từng chủ điểm. Đồ chơi phải đẹp, phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các góc chơi và đặt biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
	Để chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu tôi đã lên kế hoạch phối hợp với nhà trường mua sắm những đồ chơi cần thiết. Kết hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm, đóng góp các phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Tận dụng một số đồ dùng, đồ chơi , sản phẩm của hoạt động chung được lưu lại để thực hiện hoạt động góc.
	Tôi khuyến khích trẻ sưu tầm và sáng tạo để làm một số đồ chơi theo chủ điểm: Ví dụ: Khi học về “Gia đình” tôi sưu tầm các hộp nhựa, hộp sữa, vỏ sữa chua, vỏ hộp rau câu, bình dầu ăn 1lít, vỏ chai nước  làm thành bộ đồ chơi nấu ăn như: Ấm trà, ca, bộ cốc chén, xoong nồi, chén bát, bàn ghế  Dùng những quả bóng nhỏ, sợi len, chai nước rửa chén, vải vụn làm gia đình búp bê, làm rối các nhân vật trong truyện  Dùng giấy màu, xốp màu, vải vụn ... làm thành các món ăn quen thuộc hàng ngày để trẻ chơi trong góc gia đình tạo cho trẻ cảm giác như đang ở nhà.
	+ Khi học về “Động vật” tôi dùng các loại hộp sữa, chai nhựa, các nguyên vật liệu phế thải để tạo thành các con vật ngộ nghĩnh như: con lợn, con mèo, con voi, con gà, con cá Dùng vỏ trứng gà, trứng vịt tạo thành con thỏ, con gà, con vịt làm thành các con vật trẻ đã được nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày để tạo cảm giác gần gũi. Dùng các loại đá, sỏi... tạo thành các bức tranh về các con vật rất sinh động.
 Ngoài ra tôi còn dùng các loại lá, vỏ cây khô, cỏ khô, vỏ hạt dưa cùng với trẻ làm tranh trang trí tại các góc. Dùng vỏ hộp sữa rửa sạch, cô cùng trẻ sáng tạo thành những đồ chơi ngộ nghĩnh như: hình chú Rôbốt đứng chào, dán các hộp sữa lại với nhau tạo thành các khối vuông, chữ nhật để xây nhà, xây Lăng Bác, xây hàng rào Dán thêm tai, mắt, mũi miệng, đuôi vào hộp sữađể tạo thành những con vật ngộ nghĩnh, dễ thương như: con mèo, con lợn, con thỏ  cắt, dán kết vào tạo thành con công có đuôi xoè trông rất đẹp mắt.
	Khi thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy: Đối với trẻ khuyết tật rất thích đến lớp, thích các giờ hoạt động góc, thích được tham gia làm đồ dùng đồ chơi, thích cùng cô chuẩn bị đồ dùng dạy học. Cháu chơi ngoan, biết đoàn kết và phối hợp với bạn chơi trong nhóm. Với các trẻ bình thường, khi môi trường học tập thay đổi trẻ cảm thấy mới lạ, thích khám phá, số trẻ tham gia tại các góc chơi nhiều hơn ngay cả với những thời điểm không phải giờ hoạt động góc. Sự hợp tác, chơi cùng nhau giúp nhu cầu giao tiếp tăng lên, các trẻ gần nhau hơn. Khi chơi cùng nhau giúp cho ngôn ngữ của các trẻ nói chung và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói riêng tốt hơn, trẻ tự tin hơn khi giao tiếp và từ đó kĩ năng giao tiếp của trẻ dần tốt hơn.
3.2. Qua các giờ học, hoạt động.
 Môi trường lớp học là nơi gần gũi nhất của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Do đó, môi trường lớp học cho trẻ khuyết tật phải là nơi thân thiện, gần gũi nhất đối với trẻ. Tại đây, trẻ được đối xử hòa đồng, không phân biệt, trẻ cảm thấy thật sự thoải mái để từ đó trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Giáo viên phải luôn gần gũi, động viên trẻ giúp trẻ cảm thấy lớp học là nơi an toàn, tin tưởng nhất cho trẻ. 
	Trong giờ hoạt động chung, tôi thường xuyên gọi trẻ lên trả lời để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đồng thời giúp trẻ hòa nhập cùng các bạn trong lớp.
Trẻ đứng lên phát biểu trong giờ học
Khi trẻ đứng lên nói, tôi luôn nhìn vào mắt trẻ để trẻ cảm thấy cô quan tâm đến trẻ và cho trẻ cảm giác tự tin. Khi trẻ hoạt động, tôi giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ hoạt động nhóm, khi giao nhiệm vụ như vậy, các trẻ sẽ phải tự trao đổi với nhau, từ đó nảy sinh ra nhu cầu cần phải nói, nhu cầu nói và cũng từ đó giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ của tôi phát triển thêm ngôn ngữ ngay trong khi trẻ hoạt động. Trong quá trình trẻ tham gia hoạt động tôi thường khích lệ động viên tinh thần trẻ như: Cho trẻ cắm cờ, phát phiếu bé ngoan cho trẻ, khen ngợi trẻ trước lớp... nêu gương trẻ, ngoài ra tôi còn động viên trẻ bằng vật chất như: bim bim, bánh kẹo, một số món quà nhỏ. Từ đó trẻ càng nhận thấy rằng sự cố gắng của mình có hiệu quả cao nên càng tự tin vào bản thân, trẻ trở lên mạnh dạn, tự nguyện tham gia vào các hoạt động.
Để trẻ có cảm giác thân thuộc, gần gũi nh

File đính kèm:

  • docgdmg-huongmnlechi_271220199.doc
Giáo Án Liên Quan