Bài giảng mầm non lớp Mầm - Khám phá khoa học - Đề tài: Đôi bàn tay của bé

 I/ Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết mỗi người có 2 bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể. Hai bàn tay giúp cho chúng ta làm mọi việc. Da bàn tay cùng da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng , lạnh, mềm, cứng, nhẵn, sần sùi của các đồ vật xung quanh chúng ta.

- Trẻ biết tên gọi, tác dụng của các ngón tay, móng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể.

2. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Rèn kĩ năng khéo léo đi găng tay.

- Trẻ biết phối hợp với bạn trong nhóm.

- Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi rõ ràng, không ngọng. Nói chính xác các bộ phận của bàn tay, tên gọi các ngón tay.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể và biết tự chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ.

.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp Mầm - Khám phá khoa học - Đề tài: Đôi bàn tay của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Đôi bàn tay của béLứa tuổi: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)Giáo viên: Đoàn Hương LanNăm học 2018-2019Giáo án khám phá khoa họcTrường mầm non Sơn ca I/ Mục đích – Yêu cầu:1. Kiến thức:- Trẻ biết mỗi người có 2 bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể. Hai bàn tay giúp cho chúng ta làm mọi việc. Da bàn tay cùng da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng , lạnh, mềm, cứng, nhẵn, sần sùicủa các đồ vật xung quanh chúng ta.- Trẻ biết tên gọi, tác dụng của các ngón tay, móng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể. 2. Kỹ năng:- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.- Rèn kĩ năng khéo léo đi găng tay.- Trẻ biết phối hợp với bạn trong nhóm.- Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi rõ ràng, không ngọng. Nói chính xác các bộ phận của bàn tay, tên gọi các ngón tay.3. Thái độ:- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể và biết tự chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ..II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô:- Giáo án điện tử.- Máy tính.- Nhạc bài hát: “Vũ điệu rửa tay”, “Năm ngón tay ngoan”, “Bé khỏe bé ngoan”- Video một số hoạt động của đôi bàn tay: Nặn tò he, chơi đàn, nặn bát, ông đồ viết thư pháp. 2. Đồ dùng của trẻ:- Mỗi trẻ một đôi găng tay.- 2 khay.- Một số đồ vật: bóng, sắc xô, chai nước nóng, lạnh.III. Tổ chức:1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ vận động bài hát: “Vũ điệu rửa tay”.- Các con vừa nhảy vũ điệu gì? Nói về bộ phận nào trên cơ thể?- Ngoài đôi bàn tay trên cơ thể còn có những bộ phận nào nữa?=> Mỗi bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng với chúng ta. Hôm nay cô trò mình sẽ cùng nhau khám phá “Đôi bàn tay của bé”.2. Hình thức và phương pháp tổ chức: * Các bộ phận của bàn tay:Đôi bàn tayMu bàn tayLòng bàn tayCác ngón tay=> KQ: Bàn tay là một phận quan trọng của cơ thể, bàn tay gồm có 3 bộ phận mu bàn tay, lòng bàn tay, các ngón tay.* Tác dụng của đôi bàn tay:+ Hàng ngày đôi bàn tay giúp các con được những công việc gì? - Cô và trẻ mô phỏng những công việc hàng ngày: lau mặt, đánh răng, xúc cơm- Có những trò chơi nào sử dụng đôi bàn tay?-> Bàn tay giúp các con cầm bút, xúc cơm, chơi đồ chơi và rất nhiều công việc khác. Vậy không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta không có đôi bàn tay.- Mời trẻ trải nghiệm với những đồ vật cùng cô: Trẻ chia 2 nhóm. Lấy đồ vật theo yêu cầu của cô:+ Dấu tay lấy đồ vật.+ Dùng tay lấy đồ vật.- Trò chuyện với trẻ về kết quả và cảm nhận khi lấy các đồ vật khác nhau.-> Da bàn tay cùng với da khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được nóng, lạnh, sần sùi- Đôi bàn tay ngoài việc giúp chúng ta làm được những công việc dễ dàng thì những đôi bàn tay khéo léo của những nghệ sĩ còn làm ra những sản phẩm rất đẹp để mọi người thưởng thức. Đó là những đôi bàn tay của ai. Mời trẻ hướng lên màn hình.+ Chú nặn tò he: Chú đang làm gì? Chú càn gì để nặn tò he? Chú dùng bộ phận nào để nặn? Khi nặn bàn tay và ngón tay của chú như thế nào?+ Bạn chơi đàn: Bạn đang làm gì? Bạn chơi đàn bằng bộ phận nào của ngón tay? Cách di chuyển các ngón tay?+ Nghệ nhân nặn gốm: Ông đang nặn gì? Ông nặn bát bằng bộ phận nào trên cơ thể?+ Ông đồ viết thư pháp: Còn đây là ai? Ông đang làm gì? Nhờ có bộ phận nào trên cơ thể mà ông đồ viết được thư pháp?* MR: Ngoài đôi bàn tay, trên cơ thể còn có những bộ phận nào khác? (đầu, chân, lưng,)Giáo dụcMỗi bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng.Vì vậy, các con cần bảo vệ và biết cách chăm sócđể các bộ phận của cơ thể luôn sạch sẽ và khỏe mạnh* Củng cố: - TC1: Nói nhanh đoán đúng.+ CC: Khi cô chỉ vào bộ phận nào của bàn tay nhiệm vụ của trẻ nói nhanh và chính xác tên bộ phận đó.+ LC: Bạn nào nói nhanh và chính xác nhất sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay.- TC 2: Thử tài của bé+ CC: Trẻ chia thành 2 đội (mỗi đội 10 tv). Nhiệm vụ của các tv là đi găng tay vào đôi bàn tay của mình.+ LC: Thời gian chơi là một bản nhạc. Kêt thúc bản nhạc, đội nào nhiều bạn đi được găng tay nhất sẽ giành chiến thắng.3. HĐ 3: Kết thúc:- Cô nhận xét và khuyến khích trẻ. Xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptkham_pha_doi_ban_tay_hoi_giang_lan_18_-19_2011201813.ppt
Giáo Án Liên Quan