Bài giảng Mần non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non

1. Phát triển thể chất.

- Thông qua các hoạt động trong chủ đề, rèn luyện cho trẻ sự tinh khéo của đôi bàn tay.

-Thông qua các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động, rèn luyện cho trẻ các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền.

- Rèn luyện sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể: tay với mắt, chân với tay

- Rèn luyện sự phối hợp vận động của các bộ phận của cơ thể, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu và tín hiệu của cô.

- Rèn luyện sự nhanh nhạy cho các giác quan thông qua việc luyện tập, sử dụng và tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong trường mầm non.

2. Phát triển nhận thức.

- Trẻ hiểu biết về một số sự vật hiện tượng xung quanh trường mầm non và môi trường gần gũi với trẻ.

- Biết được đặc điểm của trường mầm non, ý nghĩa của việc đến trường.

- Biết tên trường, địa điểm của trường và các khu vực trong trường, tên lớp, tên cô giáo và các bạn trong lớp, biết một vài sở thích của bạn.

- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của mùa thu, phong tục đặc trưng trong ngày tết Trung thu: bày mâm cỗ và liên hoan phá cỗ, rước đèn

 

doc294 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mần non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: 
TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện: 3 tuần (từ ngày 7/9/2009 đến 25/9 /2009)
Tuần 1: Bé với mùa thu
Tuần 2: Trường Mầm non của bé
Tuần 3: Lớp học của bé
MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất.
- Thông qua các hoạt động trong chủ đề, rèn luyện cho trẻ sự tinh khéo của đôi bàn tay. 
-Thông qua các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động, rèn luyện cho trẻ các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền. 
- Rèn luyện sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể: tay với mắt, chân với tay
- Rèn luyện sự phối hợp vận động của các bộ phận của cơ thể, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu và tín hiệu của cô.
- Rèn luyện sự nhanh nhạy cho các giác quan thông qua việc luyện tập, sử dụng và tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong trường mầm non.
2. Phát triển nhận thức.
- Trẻ hiểu biết về một số sự vật hiện tượng xung quanh trường mầm non và môi trường gần gũi với trẻ.
- Biết được đặc điểm của trường mầm non, ý nghĩa của việc đến trường.
- Biết tên trường, địa điểm của trường và các khu vực trong trường, tên lớp, tên cô giáo và các bạn trong lớp, biết một vài sở thích của bạn.
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của mùa thu, phong tục đặc trưng trong ngày tết Trung thu: bày mâm cỗ và liên hoan phá cỗ, rước đèn
- Biết xưng hô lễ phép với các cô giáo, các cô bác cán bộ trong trường, vui chơi hòa thuận với các bạn.
- Trẻ nhận biết và đếm được các số thứ tự trong phạm vi 4, biết so sánh chiều dài hai đối tượng
- Biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Hình thành cho trẻ tình cảm bạn bè, cách ứng sử với bạn bè cô giáo.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Mở rộng kỹ năng giao tiếp như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của một số từ mới, phát âm đúng không nói ngọng, nói lắp, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với những người xung quanh.
- Biết biểu lộ cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc hành động, củ chỉ phi ngôn ngữ.
- Trả lời được các câu hỏi do cô giáo đưa ra.
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút.
4. Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận biết mối quan hệ với bạn bè, cô giáo, cô bác trong trường mầm non, đặc biệt là mối quan hệ giữa trẻ với mọi người trong trường, trong lớp mầm non.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Kính trọng cô giáo, những người lớn tuổi trong trường mầm non.
- Biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ.
- Biết tôn trọng nghề nhà giáo, biết xưng hô, chào hỏi lễ phép với mọi người, vui chơi hòa thuận với bạn bè.
- Biết chăm sóc vườn hoa, vườn cây trong trường và giữ vệ sinh môi trường trong lớp và xung quanh sân trường.
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Trẻ yêu quý cái đẹp thích tạo ra cái đẹp.
- Biết giữ gìn trường lớp, sạch đẹp.
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
- Trẻ hát tự nhiên, thể hiện được tình cảm bài hát và vận động nhẹ nhàng theo nhạc: Vỗ tay, múa, nhún nhẩy...
- Trân trọng sản phẩm của mình và của người khác.
- Tham gia trang trí lớp cùng cô, hát múa và biểu diễn văn nghệ một cách tự nhiên đúng nhịp.
- Vẽ, nặn, xé, dán tạo ra các sản phẩm trưng bày trong lớp.
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Bàn ghế đủ cho trẻ hoạt động.
- Tranh, ảnh, sách, truyện tranh về trường lớp mầm non.
- Bút màu, giấy để vẽ, tô màu, xé dán.
- Đồ chơi để xây dựng trường, lớp, hàng rào, vườn trường.
- Tranh lô tô về các đồ dùng, đồ chơi.
- Một số hột hạt, lá cây...
- Một số chậu cây cảnh và các con vật nuôi (chim, cá...).
MẠNG NỘI DUNG
Bé với mùa thu 
- Trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật của mùa thu, một số phong tục đặc trưng trong ngày tết Trung thu: bày mâm cỗ, rước đèn, phá cỗ 
- Các loại hoa quả có trong mùa thu: Chôm chôm, na, vải, hồng...
- Thời tiết mùa thu: mát mẻ...
- Trẻ biết được mùa thu là mùa bắt đầu cho một năm học mới với ngày lễ khai giảng. 
CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON
Trường Mầm non của bé
- Trẻ biết tên trường, địa điểm của trường và các khu vực trong trường (sân chơi, nhà bếp, )
- Trẻ biết xưng hô lễ phép với các cô giáo, các cô bác cán bộ trong trường, biết được công việc của các cô các bác trong trường.
- Trẻ biết yêu quý cô giáo của mình, yêu các bạn và thích đến lớp.
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trường lớp.
Lớp học của bé
- Trẻ biết tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn trong lớp
- Trẻ biết tên gọi các loại đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài sân và cách sử dụng những đồ chơi đó.
- Trẻ biết cùng cô trang trí lớp, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp, của trường
- Trẻ biết được khi đi đến lớp được cô dạy hát, múa, đọc thơ, kể truyện và vui chơi với các bạn. Từ đó trẻ yêu thích được đi tới lớp.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Trò chuyện với trẻ về trường, lớp mầm non, để trẻ tự kể về bản thân, cô giáo, bạn bè
- Trẻ nhận biết gọi tên những đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp.
- Trò chuyện về tết Trung thu, các loại hoa quả, thời tiết của mùa thu.
Đọc thơ: Cô giáo em.
 Cô và cháu
Truyện: Củ cải trắng
- Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, chữ số 1, 2. Biết so sánh chiều dài hai đối tượng.
- Củng cố nhận biết của trẻ về hình dạng, màu sắc và sự định hướng trong không gian cho trẻ. 
- Trò chuyện với trẻ về trường, lớp, các hoạt động trong trường, lớp mầm non.
- Trò chuyện về tết Trung thu, các loại hoa quả, thời tiết của mùa thu.
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
TRƯỜNG MẦM NON
Phát triển thể chất
Phát triển TC-XH
- Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng
- Góc xây dựng: xây dựng trường mầm non
- Góc nghệ thuật: hát bài “Vui đến trường”; “Rước đèn ông sao”; “Đêm Trung thu”
- Góc thư viện: xem tranh ảnh, sách báo, làm sách về trường lớp mầm non.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc bồn hoa của lớp, lau lá cây, tưới nước
- Trẻ biết thực hiện các vận động tinh (cầm nắm, sâu vòng, sâu hột hạt) kết hợp với vận động thô (bò, trườn, trèo, đi, chạy, nhảy )
- Đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế.
- Bò dích dắc qua 4 chướng ngại vật.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Trò chơi vận động: Chuyền bóng; chạy tiếp sức, bóng tròn to, kéo co, mèo đuổi chuột
Phát triển thẩm mĩ
- Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo khéo léo của trẻ qua hoạt động: 
Vẽ và tô màu dây cờ
Vẽ hoa trong vườn trường
Trẻ biết nhận xét màu sắc, bố cục của các bức tranh về chủ đề “Trường mầm non”.
- Trẻ hát thuộc các bài hát có trong chủ đề:
 Vui đến trường
 Đêm trung thu
 Cháu đi mẫu giáo
- Biết múa vận động các động tác phù hợp để minh họa cho nội dung của bài hát
MỞ CHỦ ĐỀ
Trẻ lứa tuổi mầm non đang dần hình thành nhân cách thông qua việc tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Trường mầm non chính là nơi trẻ được học tập vui chơi và tim tòi khám phá, những hoạt động trong trường mầm non góp phần tích cực vào sự phát triển của trẻ.
Để giúp trẻ khám phá chủ đề trường mầm non, cô giáo có thể trò chuyện, đàm thoại với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua trò chuyện dàm thoại cô sẽ gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kiến thức,vốn kinh nghiệm sống và thói quen sinh hoat, vệ sinh cá nhân trong ngày của trẻ. Qua trò chuyện đàm thoại cô giáo còn giúp trẻ biết được tên trường lớp của mình, biết được các khu vực trong trường mầm non và sự cần thiết của nó đối với trẻ, biết được công việc của các cô bác trong trường mầm non.
Thông qua trò chuyện dàm thoại trong các giờ hoạt động hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán, văn học, âm nhạc, tạo hìnhTừ đó tạo cho trẻ tâm thế thoải mái thích đến trường đến lớp, có tình cảm, biết quan tâm tới mọi người xung quanh. Đồng thời việc trò chuyện đàm thoại còn kích thích ở trẻ tính tò mò, thích tìm tòi khám phá những diều trẻ chưa biết.
Một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính tò mò và khám phá chủ đề của trẻ chính là sử dụng những đồ dùng trực quan sinh động như: Tranh ảnh về trường mầm non, mô hình trường/ lớp của béđó là những phương tiện giúp trẻ khám phá chủ đề một cách tự nhiên, tích cực và gây hứng thú hấp dẫn trẻ tham gia khám phá chủ đề.
Ngoài ra để khắc sâu kiến thức chủ đề chúng ta có thể dạy trẻ những bài thơ, bài hát về trường mầm non như:
Các bài hát: Vui tới trường, Ngày vui của bé, Cháu đi mẫu giáo
Các bai thơ: Cô giáo em, Lời cô dạy 
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi mà hoạt động góc, hoạt động ngoài trờichính là lúc trẻ được trải nghiệm nhiều nhất những vốn kiến thức của chủ đề mà trẻ tiếp thu được. Do vậy giáo viên có thể trưng bày những tranh ảnh, sách truyện, các đồ dùng đồ chơi, học liệu ở các góc.
Bên cạnh đó việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kiến thức chủ đề cho trẻ là yếu tố rất quan trọng. Giáo viên phai làm tốt công tác tuyên truyền kiến thúc chủ đề và phối hợp với phụ huynh, sưu tầm những tranh ảnh, đồ dùng học liệu giúp cho quá trình dạy trẻ được tốt hơn.
Chủ đề nhánh 1: BÉ VỚI MÙA THU
Mạng nội dung
BÉ VỚI MÙA THU
Trẻ nhận biết các loại quả có trong mùa thu: Chôm chôm, na, vải, hồng, bưởi.
Biết thời tiết mùa thu là mát mẻ
Trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật của mùa thu, một số phong tục đặc trưng trong ngày tết Trung thu: hình dạng trăng đêm rằm, Bày mâm cỗ, rước đèn, phá cỗ, 
Mạng hoạt động
Phát triển TCXH
Góc phân vai: Cô giáo, gia đình
Góc xây dựng: XD trường MN, .
Phát triển ngôn ngữ
Trò chuyện về ngày tết Trung thu, đọc thơ: Cô giáo em
Phát triển nhận thức
Trò chuyện về ngày tết Trung thu
BÉ VỚI MÙA THU
Phát triển thể chất
Đi trong đường hẹp, trèo lên xuống ghế. Trò chơi: Tìm bạn thân
Phát triển thẩm mĩ
Vẽ trăng đêm rằm
Ngày thứ nhất,	Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2009
Hoạt động có chủ đích:
ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP, TRÈO LÊN XUỐNG GHẾ.
I. Mục đích – yêu cầu 
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động: Đi trong đường hẹp, trèo lên xuống ghế.
- Rèn luyện sự khéo léo, mạnh dạn tự tin của trẻ khi đi trong đường hẹp và trèo lên xuống ghế.
- Trẻ biết đi trong đường hẹp, không dẫm vào vạch.
- Trẻ biết trèo lên xuống ghế, không làm đổ ghế và không bị ngã.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, tinh thần đoàn kết hoạt động tập thể.
- Củng cố âm nhạc: Trường chúng cháu là trường mầm non.
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng.
- Đường hẹp đúng kích cỡ quy định.
- Ghế, đàn.
- Trẻ được kiểm tra sức khỏe trước khi học.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Khởi động
- Lắng nghe! Lắng nghe!
- Các con ơi, hôm nay trường mầm non Quài Tở chúng mình tổ chức lễ hội đón chào năm học mới đấy, có rất nhiều trò chơi hấp dẫn và vui nhộn, các con có muốn tham gia không?
- Vậy bây giờ cô con mình hãy xếp hàng làm thành đoàn tàu đi tham gia lễ hội nào.
- Đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh dần, chạy chậm dần, đi thường.
- Chuyển đội hình 3 hàng dọc, 3 hàng ngang.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung.
- Đã đến tới nơi rồi, nhưng để tham gia lễ hội thì cần có một cơ thể khỏe mạnh. Nào bây giờ chúng ta cùng tập thể dục với bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non nhé!
 Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác:
+ Động tác tay vai 1: 2 lần 8 nhịp
+ Động tác chân 2: 2 lần 8 nhịp
+ Động tác bụng 1: 2 lần 8 nhịp
+ Động tác bật 1: 2 lần 8 nhịp
? Chúng mình vừa tập thể dục với bài hát gì?
? Trong trường mầm non có những gì? 
? Cô giáo làm những công việc gì?
? Đến trường các con có vui không? Vì sao?
- Cô khái quát lại các hoạt động diễn ra trong trường mầm non.
b. Vận động cơ bản.
- Ở đây có rất nhiều trò chơi: Đi trong đường hẹp, trèo lên xuống ghế. Để chơi được các con xem cô chơi mẫu nhé.
 Lần 1: Cô làm mẫu chọn vẹn.
 Lần 2: Cô kết hợp phân tích động tác.
TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cô đi trong đường hẹp, mắt hướng về phía trước sao cho chân không dẫm vào vạch. Hết đường hẹp cô lấy một lá cờ ngậm vào mồm và thực hiện trèo lên xuống ghế cắm cờ vào ống, rồi chạy về cuối hàng đứng.
* Trẻ thực hiện.
- Trẻ khá lên tập mẫu.
- Lần lượt cho cả lớp lên tập.
- Tổ chức cho trẻ tập dưới hình thức thi đua theo tổ.
- Cô chú ý sửa sai động viên trẻ.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Đã được chơi rất vui, nào chúng mình cùng đi lại nhẹ nhàng cho đỡ mệt, cho trẻ ra chơi.
- Nghe gì? Nghe gì?
- Có ạ
Trẻ xếp hàng
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chuyển đội hình.
- Trẻ tập theo nhạc.
- Trường chúng cháu là trường mầm non.
- Cô giáo, các bạn...
- Dạy học.
 Trẻ trả lời.
- Chú ý xem cô làm mẫu.
- Hai trẻ lên tập mẫu.
- Trẻ thực hiện
- Tổ lên thi đua
Trẻ đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 HĐCCĐ: Quan sát khung cảnh xung quanh trường.
 TCVĐ : Tìm bạn thân.
 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân
I. Mục đích – yêu cầu
- Phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ cho trẻ.
-Tạo điều kiện cho trẻ được dạo chơi tắm nắng ngoài trời, hít thở không khí trong lành.
-Thảo mãn nhu cầu chơi theo ý thích của trẻ.
- Trẻ quan sát và ghi nhớ được khung cảnh trong trường của mình.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi.
- Lấy và cất đồ dùng đồ, chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Đoàn kết trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, sạch sẽ, rộng rãi, an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- Trò chơi tự do: Vòng, bóng, phấn, giấy...
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát khung cảnh trường.
 Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát khung cảnh trường.
? Chúng mình thấy sân trường hôm nay có đẹp không?
? Vì sao cháu thấy đẹp?
? Ngoài hoa ra trên sân trường còn có những gì?
? Để sân trường luôn luôn đẹp thì chúng mình phải làm gì?
Cô khái quát lại.
2. Trò chơi vận động: Tìm bạn thân 
- Giới thiệu trò chơi: 
Các con ạ! Đến trường chúng mình không chỉ được học, mà còn được chơi với rất nhiều bạn. Có một trò chơi rất hay đó là trò chơi: Tìm bạn thân, nếu bạn nào chưa có bạn thì qua trò chơi này chúng ta hãy tìm cho mình một người bạn thân nhé. 
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi: 
Luật chơi: Cháu trai phải tìm bạn là cháu gái và ngược lại.
Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài (Tìm bạn thân). Khi trẻ hát hết bài, nghe cô ra hiệu lệnh: Tìm bạn thân.
Thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới. Sau đó, các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: Đổi bạn thì trẻ phải tách và tìm cho mình một người bạn khác theo đúng luật chơi.
-Trẻ chơi:
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần: Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.
Trong khi chơi, cô bao quát khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
- Kết thúc trò chơi:
Nhận xét khen trẻ kịp thời.
3. Chơi tự do
- Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ.
- Trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ra chơi, cô bao quát động viên khích lệ trẻ chơi. Theo dõi đảm bảo an toàn cho trẻ.
-Trẻ đi.
-Có ạ!
-Vì có rất nhiều loại hoa. 
-Có đu quay, cầu trượt.
-Không vứt rác ạ!
- Chú ý nghe cô giới thiệu.
- Chú ý nghe cô giới thiệu.
- Trẻ chơi.
- Nhận xét.
- Trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Hoạt động
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.Góc phân vai:
- Cô giáo
- Gia đình
- Bán hàng
- Bước đầu trẻ biết về nhóm để chơi theo nhóm, biết chơi cùng với nhau trong nhóm.
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi đã nhận.
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: Mẹ đi chợ, nấu cơm, cô giáo dạy học, người bán hàng mời khách...
- Bộ đồ dùng gia đình, búp bê các loại, vải vụn các màu, quần áo, búp bê, giường, nôi...
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi: Cô giáo ( sách, vở, bút, bàn, ghế...)
- Đồ chơi cho trò chơi bán hàng: Bán các loại quả mùa thu...
- Đóng vai cô giáo dạy trẻ trong một hoạt động cụ thể ở trường mầm non.
- Đóng vai các thành viên trong gia đình chăm sóc trẻ, cho trẻ đi học.
- Chơi bán hàng: Bán các loại đồ dùng học tập, đồ chơi, hoa quả mùa thu.
- Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi.
- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
- Gọi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi: Có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
2. Góc xây dựng-lắp ghép.
Xây dựng vườn trường mùa thu
- Xây dựng vườn trường mùa thu.
- Trẻ bước đầu biết xây hàng rào, tạo khung cảnh vườn trường mùa thu có bồn hoa, thảm cỏ đồ chơi...
- Khối xây dựng các loại.
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: Bập bênh, đu quay...
- Khối lắp ráp.
- Sỏi, đá, que, hột, hạt.
- Đồ chơi xây dựng: Hàng rào, gạch, lắp ráp, hột hạt, cỏ cây...
- Cô và trẻ cùng trò truyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường mầm non của mình có những gì.
- Xây dựng vườn trường mùa thu, sân chơi ngoài trời, có cây cảnh, vườn hoa, ao cá,...
- Dạy trẻ sắp xếp hàng rào, bồn hoa, nhà.... thẳng, đều, hợp lý.
- Hướng dẫn trẻ lắp ghép một số loại đồ chơi trong vườn trường, như đu quay, cầu trượt, bập bênh...
 3.Góc nghệ thuật
- Ôn kỹ năng vẽ, nặn, xé, dán.
- Tô màu vườn trường mùa thu.
- Cắt dán đồ chơi trẻ yêu thích.
- Trẻ biết cầm bút đúng cách.
- Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật.
- Biết nặn một số đồ chơi đơn giản như quả chuối, quả cam,...
- Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ.
- Đất nặn, bảng, kéo, hồ dán,...
- Tranh vẽ, tranh xé dán vườn trường mùa thu.
- Hột, hạt, que.
- Giấy báo, họa báo, vải vụn, len vụn, lá cây.
- Tô, vẽ, in hình, xé, dán, gấp, xếp hình về trường, đồ chơi...
- Dùng lá cây làm đồ chơi ( lá mít làm trâu ).
- Dùng khuôn in các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, các loại bánh trung thu.
- Nặn các loại quả có trong mùa thu, bày mâm ngũ quả.
- Làm đèn ông sao.
4. Góc thiên nhiên
- Chăm sóc vườn rau, bắt sâu, tưới cây.
Hứng thu tham gia các hoạt động lau lá cây và chăm sóc cây.
- Chuẩn bị cho trẻ không gian rộng để quan sát cây.
- Khăn, nước, bình tưới...
- Hằng ngày cho trẻ tưới, xới cây, lau lá cây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên. 
- Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng : Nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống.
Nhật ký cuối ngày
1. Những trẻ nghỉ học:
2. Hoạt động có chủ đích:
- Những trẻ tích cực :	
- Những trẻ chưa tích cực :	
- Trẻ chưa đạt yêu cầu :	
3.Những hoạt động khác trong ngày:
4. Những biểu hiện đặc biệt của trẻ:
5. Những vấn đề cần lưu ý:
________________________________________________________________ 
Ngày thứ 2, Thứ 3 ngày 8 tháng 9 năm 2009.
Hoạt động có chủ đích
Thơ: CÔ GIÁO EM
I. Mục đích - yêu cầu
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bước đầu rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Giúp trẻ hiểu được tính cách và tình yêu của cô giáo đối với các cháu thiếu nhi cũng như tình cảm của các cháu dành cho cô giáo.
- Trẻ nhớ tên bài thơ và thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Giáo dục trẻ kính yêu cô giáo và thích được đến trường.
 - Trẻ thuộc bài hát : Cô và Mẹ.
II. Chuẩn bị
Tranh thơ, đàn.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Hoạt động 1: Trò truyện, gây hứng thú.
? Các con ơi, chúng mình đang học chủ điểm gì nhỉ ?
? Trong chủ điểm chúng mình được học những gì ?
? Con có thích đến trường không? Vì sao con thích ?
? Ngoài các bạn đến trường con còn gặp ai nữa?
? Cô giáo con như thế nào?
 Các con ạ! cô giáo là người mẹ thứ hai luôn quan tâm chăm sóc chúng mình, có một bài thơ rất hay viết về cô giáo hôm nay cô sẽ đọc cho chúng mình nghe nhé.
 Hoạt động 2: Đọc thơ diễn cảm.
Cô đọc thơ:
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp động tác minh họa.
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh thơ minh họa.
 Hoạt động 3: Giảng giải - trích dẫn - đàm thoại.
- Hàng ngày đến trường chúng mình không chỉ được học, được chơi mà còn được nghe cô giáo kể truyện, đọc thơ, dạy hát.
 Cô giáo của em
 Hay cười hay múa.
 Hay kể truyện vui
 Cô dạy em hát,
 Cô bày trò chơi.
? Cô giáo của em như thế nào?
? Cô dạy chúng mình những gì?
- Cô kể truyện rất vui bạn nào cũng thích, các bạn quấn quýt bên cô suất cả ngày. Giúp bố mẹ chúng mình yên tâm công tác và sản xuất.
 Bạn nào cũng thích
 Chúng em quấn quýt
 Bên cô suốt ngày
 Bố mẹ rảnh tay
 Yên tâm sản xuất.
? Các bạn nhỏ như thế nào?
? Ở bên cô suốt ngày giúp bố mẹ làm gì?
? Các con có yêu quý cô giáo không ? vì sao?
Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ.
- Cả lớp đọc 2 lần.
- Nhóm đọc 1 lần.
- Cá nhân 2 trẻ.
- Sau mỗi lần đọc cô hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả và trò truyện về nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc cô chú ý 

File đính kèm:

  • docGAmầm non,bản than.doc