Bài làm Sinh lí đại cương

câu 1: Từ những đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em giai đoạn Nhủ nhi ( bú mẹ) Nhà trẻ, mẫu giáo. Anh chị hãy nêu những ứng dụng trong công tác chăm sóc , phòng bệnh cho trẻ tại các trường MN.

BÀI LÀM:

1. Đặc điểm của trẻ thời kì nhủ nhi: (bú mẹ)

a. Đặc điểm sinh lý:

- Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh, cân nặng tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, chiều cao tăng 1, 5 lần. vì vậy trẻ còn bú đòi hỏi thức ăn cao hơn ở người lớn, trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men tiêu hoá còn kém. Vì vậy thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Trẻ cần 120 - 130 calo/kg cơ thể/ngày.

- Tăng nhanh về thể chất, sự phát triển tinh thần- vận động cũng diễn ra rất nhanh. biết lẫy, trườn, bò, ngồi, tập đi.Cuối thời kì này trẻ biết đi, biết nói, nhiều phản xạ có điều kiện được hình thành

- Hệ thống cơ xương phát triển nhanh

- Hệ thống thần kinh của trẻ chưa trưởng thành, chức năng điều hòa nhiệt của não còn kém nên trẻ dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá.

 

doc17 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài làm Sinh lí đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: SINH LÍ ĐẠI CƯƠNG
câu 1: Từ những đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em giai đoạn Nhủ nhi ( bú mẹ) Nhà trẻ, mẫu giáo. Anh chị hãy nêu những ứng dụng trong công tác chăm sóc , phòng bệnh cho trẻ tại các trường MN.
BÀI LÀM: 
Đặc điểm của trẻ thời kì nhủ nhi: (bú mẹ)
a. Đặc điểm sinh lý:
Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh, cân nặng tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, chiều cao tăng 1, 5 lần... vì vậy trẻ còn bú đòi hỏi thức ăn cao hơn ở người  lớn, trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men tiêu hoá còn kém. Vì vậy thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Trẻ cần 120 - 130 calo/kg cơ thể/ngày.
Tăng nhanh về thể chất, sự phát triển tinh thần- vận động cũng diễn ra rất nhanh. biết lẫy, trườn, bò, ngồi, tập đi.Cuối thời kì này trẻ biết đi, biết nói, nhiều phản xạ có điều kiện được hình thành
Hệ thống cơ xương phát triển nhanh
 Hệ thống thần kinh của trẻ chưa trưởng thành, chức năng điều hòa nhiệt của não còn kém nên trẻ dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá.
b. Đặc điểm bệnh lý:
 Trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, dễ tiêu chảy cấp, thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng nhất là trẻ không bú mẹ. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, các rối loạn dạ dày-ruột ít gặp và nhẹ hơn trẻ nuôi nhân  tạo. Ngoài ra các thức ăn nhân tạo thường thiếu các vi chất cần thiết, các vitamin.
Trung tâm điều nhiệt và da của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ, do đó trẻ dễ bị hạ thân nhiệt hoặc dễ bị sốt cao co giật.
Trong 6 tháng đầu trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, bạch hầu... do kháng thể từ mẹ truyền sang qua rau còn tồn tại ở cơ thể trẻ.
 Càng về sau, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm màng não mủ sởi, thủy đậu, bạch hầu, kiết lị...Chăm sóc trẻ trong giai đoạn này là rất cần chú ý:
C. Chăm sóc trẻ:
 thời kì nhũ nhi 
Càng về sau, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm màng não mủ. Chăm sóc trẻ trong giai đoạn này cần chú ý:
Chức năng bộ máy tiêu hóa còn yếu:
Phải đảm bảo và cân đối các chất dinh dưỡng:
 trẻ được bú mẹ đầy đủ, ăn sam( dặm) đủ và đúng thời điểm ( từ 4 tháng trở lêntrẻ bắt dầu ăn dặm) ăn từ loãng sang đặc, từ bột sang cháo, từ ít đến nhiều, ăn đủ các chất.
Tất cả thức ăn của trẻ phải được đun chín nấu sôi.
Sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ ở độ tuổi này
 Vệ sinh thân thể cho trẻ và chú ý giúp trẻ phát triển tinh thần vận động
 Có một số thực phẩm chúng ta thường sử dụng phổ biến hàng ngày, nhưng với trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé.
 Muối : đường, mật ong.thực phẩm ít béo ít calo và nhiều chất xơ, môt số loại hạt như là đậu phộng vì dễ dị ứng cho trẻ , trứng sống...
 Chăm sóc cho trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện là cả một nghệ thuật và khoa học. Hiểu được quá trình hình thành của trẻ, sự phát triển sinh học cũng như những bệnh lý mà trẻ có thể gặp phải trong những năm tháng đầu đời là hết sức quan trọng. Điều này giúp cho các ông bố bà mẹ cô giáo mầm non chủ động chăm sóc, nuôi dưỡng con mình một cách tốt hơn. Trẻ em thực sự là tương lai và hạnh phúc của chúng ta, hãy đành trọn tình yêu thương cho bé!
D. Phòng bệnh:
Đảm bảo cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ các bệnh như: sởi, ho gà, uốn ván, bại liệt. bạch hầu. thủy đậu, viêm não Nhật Bản...đúng thời gian và đúng kỹ thuật.
Hết thời kỳ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ hết dần các kháng thể thụ động do mẹ truyền cho qua sữa mẹ. Hệ miễn dịch trong thời gian này mới bắt đầu hoàn thiện khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh từ môi trường. Do đó ở tuổi này trẻ hay mắc các bệnh như: cúm, nhiễm khuẩn hô hấp, bệnh tai mũi họng, tiêu chảy.
Phải giữ ấm cho trẻ nếu là mùa lạnh, mùa mưa. 
Nên cho trẻ phơi nắng sáng sớm trước 9h, Không nên cho trẻ ra ngoài khi trời nắng to ( 9h – 16h)
Đặc điểm thời kì răng sữa: Có thể chia làm 2 thời kỳ nhỏ:
* tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi,
 * tuổi mẫu giáo: 4 - 6 tuổi.
a. Đặc điểm sinh lý:
- Trong thời kỳ này trẻ tiếp tục lớn và phát triển nhưng chậm hơn thời kì nhủ nhi. Trẻ càng lớn tốc độ tăng Cân và chiều cao giảm dần.
- Bộ răng sữa của trẻ đã bắt đầu hoàn thiện khi trẻ 24 tháng.
 - Chức năng vận động phát triển nhanh, trẻ bắt đầu đi một mình rồi chạy. Từ những động tác còn vụng về, chậm chạp trẻ đã làm được khéo léo hơn, gọn gàng hơn, phức tạp. Trẻ có thể làm những việc tự phục vụ như: rửa tay, lau mặt, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, tập vẽ, cuối tuổi mẫu giáotrẻ có thể viết.
- Hệ thần kinh tương đối phát triển, thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa. (Não bộ đạt 80 %) Số lượng Phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều. Ví dụ: khi trẻ đến lớp biết chaò cô và chào ba mẹ
Ví dụ: Trước khi ăn trẻ biết rửa tay lau mặt,đi vệ sinh trẻ biết rửa tay bằng xà phòng,
- Ngôn ngữ phát triển. Trẻ nói được câu dài, vốn từ phong phú trẻ 2 tuổi có vốn từ khoảng 400 từ, 3 tuổi có 1000, 6 tuổi khoảng 4000 từ.
b. Đặc điểm bệnh lý:
- Xu hướng bệnh ít lan toả. Ở lứa tuổi này, trẻ cũng rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các bệnh về thể tạng. Trong thời kỳ này miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyển sang giảm nhiều nên trẻ hay mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu...
- Xuất hiện các bệnh có tính chất dị ứng: hen phế quản, nổi mề đay, viêm cầu thận cấp.
- Trẻ hoạt động nhiều nên hay bị các tai nạn, chấn thương, ngộ độc, ,bỏng...
C. Chăm sóc trẻ mẫu giáo:
- vẫn tiếp tục chăm sóc trẻ như tuổi nhủ nhi ,
- Dinh dưỡng phải cân đói và phù hợp với lứa tuổi
Ví dụ: 1 tuổi ăn cháo- 2 tuổi ăn cơm nát. Trên 3tuổi ăn cơm 
Phòng bệnh: 
-     Tiêm chủng -   Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong những năm đầu. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt.
-   Giữ vệ sinh nhà ở, lớp mẫu giáo. Không đun nấu trong nhà hoặc không để trẻ hít thở khói thuốc lá, khói bếp, bụi bặm.
-   Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà.
-   Giáo viên nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương.
-   Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng :
  -   Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời
        - Mục đích khám sức khỏe định kì là để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe  và bệnh tật để chữa trị kịp thời.
  -Hằng năm, nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với y tế địa phương (trạm y tế phường, xã) để có kế hoạch khám sức khỏe định kì cho trẻ mỗi năm 2 lần (đầu năm học và cuối năm học).
Giáo viên có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức khám định kì cho trẻ. Lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình kết quả kiểm tra sức khỏe của trẻ.
Phòng chống tai nạn : phòng ốc phải đảm bào an toàn. Hệ thống điện phải dặt cao tầm tay của trẻ, thức ăn nóng để xa trẻ....
Các đồ dùng dạy học, đồ chơi phải an toàn, không sắc nhọn, ko dể vỡ..
Ví dụ: đồ chơi ko có mũi nhọn, ko ...
1. An toàn về thể lực sức khỏe: Giáo viên phối hợp gia đình và nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh và phòng tránh bệnh thật tốt.
-         Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh họat dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh.
-         Tại các lớp cần có túi cứu thương ( trong túi có đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thường sử dụng cho trẻ – xem thêm mục tủ thuốc)
 2.      An toàn về tâm lý: Cô thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non, trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt.
3.     An toàn về tính mạng 
-         Không để xảy ra tai nạn và thất lạc.
-         Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường (hoặc lớp). Sân chơi và đồ chơi ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt. Trường và lớp học không gần đường giao thông lớn.
-         Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học (bằng hệ thống cửa sổ hoặc đèn chiếu sáng)
-         Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê bày quá nhiều và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm hợp lí..
-         Đảm bảo đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. Lưu ý: Các đồ chơi, đồ dùng dễ gây nguy hiểm cho trẻ phải được cất ngoài tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi đó, phải có sự giám sát chặt chẽ của cô.
-         Nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn dễ gãy trượt. Các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín.
-         Không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ.
-         Giáo viên cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh, học sinh cùng bàn bạc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp tạo môi trường an toàn cho trẻ. (Ví dụ : chưa có tường rào bảo vệ hoặc bị hỏng; chó của các nhà xung quanh thả rong chạy vào lớp học; đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn; tường, trần lớp học bị hư hỏng). Giáo viên cũng cần tham gia ý kiến khi xây dựng một lớp học mới trong khu dân cư nên đặt vị trí nào để trẻ đến lớp không bị quá xa, không bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường không tốt như gần đường giao thông lớn, gần các cơ sở sản xuất có thải ra các chất độc hại, gây ồn,,,
Câu 2: Phân biệt phản xạ có điều kiên và ko diều kiện. Dựa vào cơ chế và 
 điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện ...
1. khái niệm Phản xạ:
- Phản xạ là phản ứng tất yếu hợp quy luật của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài, phản ứng thực hiện nhờ một phần nhất định của hệ thần kinh trung ương.
2. Các loại phản xạ 
a. Phản xạ không điều kiện
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia. Nó tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của loài.
Ví dụ: trẻ sinh ra biết khóc, biết bú mút...
- Phản xạ không điều kiện đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể với môi trường, nghĩa là trong bất kỳ thời gian nào cứ có tác động kích thích là có phản xạ không điều kiện tương ứng xảy ra.
- Phản xạ không điều kiện là hoạt động của phần dưới hệ thần kinh. 
- Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý của bản năng ở động vật và ở người: bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục
b. Phản xạ có điều kiện
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo của cơ thể đối với tác động của ngoại giới, nó được hình thành cùng với sự thành lập của đường dây liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não.
Ví dụ: xi trẻ biết đi tiều. Chuận bị ăn cơm trẻ biết rửa tay lau mặt...
- Cơ sở giải phẫu của phản xạ có điều kiện nằm trong vỏ não.
- Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích ứng với sự biến đổi của môi trường.
c. Sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Bẩm sinh, di truyền, đặc trưng cho loài
Tự tạo trong đời sống cá thể, đặc trưng cho cá thể
Tính ổn định cao
Không ổn định
Liên quan đến một trường thụ cảm nhất định
Không có vùng thụ cảm riêng biệt
Không cần sự tham gia của vỏ não
Vỏ não phải hoạt động bình thường
Hạn chế về số lượng
Không hạn chế về số lượng
Không cần luyện tập
Phải luyện tập
Dựa vào cơ chế và điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
ứng dụng vào việc dạy học:
Giờ giấc: giờ nào việc nấy;
 dạy trẻ thói quen vệ sinh: rửa tay khi mới ngủ dậy.
 Nề nếp, ngăn nắp;Đến lớp biết chào cô, rửa tay, tập thể dục, ăn sáng
Hình thành lễ phép cho trẻ, biết giúp đỡ nhau...
Câu 3: trình bày đặc điểm của thị giác và ứng dụng trong dạy học?
A. Cơ quan phân tích thị giác
1. Cấu tạo của cơ quan thị giác
- Bộ phận nhận cảm: cơ quan thụ cảm thị giác (cầu mắt).
- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh thị giác.
- Bộ phận trung ương: vùng thị giác trên vỏ não.
Mắt có cấu tạo rất phức tạp. Mắt được xương sọ bảo vệ. Mắt có hình cầu, cầu mắt nằm trong hố mắt và được cấu tạo từ 3 lớp màng.
+ Màng cứng (củng mạc): ở ngoài cùng, dày. Phía trứơc của màng cứng trở nên trong suốt, lồi ra và tạo thành giác mạc (lòng trắng)
+ Phía trong màng cứng có một lớp màng gọi là màng mạch, có nhiều mạch máu và sắc tố.
Ÿ Phần trước của màng mạch tạo thành mống mắt (lòng đen)
Ÿ Giữa lòng đen có một lỗ nhỏ gọi là đồng tử (con ngươi) để cho ánh sáng đi vào trong cầu mắt.
Ÿ Phía sau mống mắt có một thể trong suốt giống như một thấu kính lồi 2 mặt được gọi là thể thuỷ tinh.
Ÿ Khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt được gọi là phòng trước của mắt.
Ÿ Khoảng trống giữa thể thuỷ tinh và mống mắt được gọi là phòng sau của mắt.
 Cả hai phòng này đều chứa chất dịch trong suốt.
Ÿ Trong lòng mắt chứa đầy một chất như keo, trong suốt gọi là thể pha lê.
+ Màng trong cùng của mắt là màng võng (võng mạc) có cấu tạo phức tạp gồm những tế bào thần kinh: tế bào hình que và tế bào nón là các tế bào thụ cảm ánh sáng. Màng võng là khởi điểm của dây thần kinh thị giác và gồm các cơ quan thu nhận kích thích ánh sáng.
+ Phía sau màng võng có hai cấu tạo đặc biệt:
 Ÿ Chỗ vào dây thần kinh thị giác là một điểm màu nhạt, có đường kính khoảng 1,8mm, không có tế bào cảm quang gọi là điểm mù.
Ÿ Cách điểm mù khoảng 4mm về phía trung tâm của mắt có một vùng nhìn rõ nhất được gọi là điểm vàng, có rất nhiều tế bào hình nón. Tại phần trung tâm điểm vàng có một điểm lõm xuống gọi là hốc trung tâm (hố giữa) chứa toàn tế bào hình nón.
 Các phần phụ của mắt:
- Lông mày: để cản mồ hôi từ trên trán xuống mắt.
- Mi mắt và lông mi: để che chở và bảo vệ mắt.
- Tuyến lệ để tiết nước mắt làm ướt màng giác, rửa sạch bụi, diệt vi khuẩn khi vào mắt.
- Cơ vận động mắt giúp cho mắt cử động.
2. Chức năng của cơ quan phân tích thị giác
2.1. Sự điều tiết của mắt 
- Muốn nhìn rõ một vật thì các tia sáng xuất phát từ vật đó cần phải tụ lại trên màng võng. Sự thay đổi khúc xạ của mắt để nhận rõ ảnh của các vật ở những khoảng cách khác nhau gọi là sự điều tiết của mắt. Mắt có thể điều tiết bằng cách thay đổi độ cong của thủy tinh thể (vật ở gần thì thủy tinh thể lồi ra, khi vật ở xa thì dẹt lại).
- Khả năng điều tiết của mắt có giới hạn. Giới hạn của khả năng điều tiết được xác định qua khả năng nhìn rõ nét các vật ở gần và ở xa nhất.
	+ Điểm gần nhất là khoảng cách nhỏ nhất khi mắt còn có khả năng điều tiết cực đại để nhìn vật rõ nét.
	+ Điểm xa nhất là khoảng cách cực đại khi hình ảnh của vật trên võng mạc còn rõ nét trong trường hợp các cơ điều tiết không hoạt động.
Khả năng này của mắt thay đổi theo lứa tuổi: cận điểm của trẻ 10 tuổi là 7cm; 20 tuổi là 20cm; 30 tuổi là 17 cm; 60 tuổi là 1m; 70 tuổi là 4m; đến 75 tuổi hầu như mắt mất khả năng điều tiết.
- Nếu mắt luôn phải điều tiết thì sẽ mệt mỏi và tình trạng này kéo dài dẫn đến cận thị hoặc viễn thị.
- Mức độ biến đổi khúc xạ của mắt khi chuyển từ trạng thái bình thường của cơ mi sang trạng thái co hết mức gọi là lực điều tiết. Đơn vị để đo lực điều tiết là điôp (độ). Độ khúc xạ của thấu kinh với khoảng cách tiêu cự là 1m thì gọi là 1 đơn vị điôp. Khoảng cách tiêu cự càng nhỏ thì độ khúc xạ càng lớn.
- Lực điều tiết của mắt thay đổi tùy thuộc vào trạng thái chức năng của cơ thể. Khi cơ thể mệt mỏi lực điều tiết sẽ giảm xuống.
2.2. Sự thu nhận hình ảnh
- Mắt là một hệ thống quang học có khả năng hội tụ và khúc xạ ánh sáng. Nó khúc xạ các tia sáng đi qua nó và lại hội tụ các tia đó vào một điểm.
- Khi ta nhìn một vật, các tia sáng từ vật đến mắt qua môi trường chiết quang sẽ khúc xạ và hội tụ trên võng mạc tạo nên trên võng mạc một ảnh của vật nhỏ hơn và ngược chiều với vật. Sau đó nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não, kết hợp với các giác quan khác và sự tích lũy kinh nghiệm sống mà ta nhận được một hình ảnh vật xuôi chiều, có khoảng cách và chuyển động.
2.3. Cơ chế thu nhận ánh sáng và màu sắc
a. Cơ chế cảm thụ kích thích ánh sáng:
+ Ở trên màng võng có các tế bào que và tế bào nón. Ở người có 130 triệu tế bào que và 7 triệu tế bào nón. Các tế bào này phân bố không đều trên võng mạc, tế bào que thường ở xung quanh võng mạc; tế bào nón ở trung tâm, điểm vàng; tại điểm mù không có tế bào que và tế bào nón.
+ Tế bào que và tế bào nón đều là các tế bào nhận cảm ánh sáng. Khi các tế bào này hưng phấn thì gây ra cảm giác thị giác. Tế bào nón phụ trách việc nhìn ban ngày và màu sắc; tế bào que phụ trách việc nhìn ban đêm.
+ Trong tế bào que có chứa chất nhạy sáng rôđôpxin (gồm các sắc tố rêtinen và chất prôtêin gọi là ôpxin). Khi có ánh sáng tác động lên tế bào que thì xảy ra phản ứng: Rôđôpxin -> ôpxin + rêtinen. Khi rêtinen tách khỏi ôpxin xuất hiện hưng phấn gây cảm giác thị giác.
+ Trong bóng tối, rôđôpxin được tổng hợp từ ôpxin và rêtinen. Rêtinen được tổng hợp từ vitamin A qua nhiều giai đoạn.
Rodopxin
Vitamin A
Trong bóng tối
Retinen + Opxin
Ngoài ánh sáng
Sơ đồ phản ứng quang hoá dưới tác động của ánh sáng
b. Cơ chế nhìn màu
+ Mắt người có thể nhìn được bảy màu trong quang phổ mặt trời và các màu trung gian giữa chúng.
+ Yếu tố thu nhận màu sắc ở võng mạc là tế bào nón.
+ Theo Hemhôn, trên võng mạc có ba loại tế bào nón có khả năng thu nhận màu sắc khác nhau. Trong tế bào nón có chứa một chất hóa học đặc biệt, chất này sẽ tan ra dưới ảnh hưởng của màu sắc khác nhau.
Ÿ Loại 1 có chất tan ra dưới ảnh hưởng của màu đỏ.
Ÿ Loại 2 có chất tan ra dưới ảnh hưởng của màu xanh lá cây.
Ÿ Loại 3 có chất tan ra dưới ảnh hưởng của màu xanhda trời.
Khi các chất này tan ra sẽ tác động lên đầu mút của dây thần kinh thị giác và gây hưng phấn. Hưng phấn được truyền về vỏ não và gây cảm giác về màu tương ứng.
+ Nếu trong mắt người thiếu một loại TB nón nào đó sẽ bị mù một màu nào đó. Trong các vạch mù màu thì mù màu đỏ (bệnh Đanton) là phổ biến nhất – không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây.
c. Khả năng khúc xạ bình thường và không bình thường của mắt
	- Khả năng khúc xạ: Là tính chất quang học của mắt khi không có những thay đổi điều tiết. Mắt người không thể đồng thời nhìn rõ nét 2 vật thể ở cách xa như nhau trong cùng một thời điểm.
	- Khi các cơ điều tiết không hoạt động thì tiêu cự của hệ thống quang học của mắt đối với các tia sáng từ xa sẽ trùng với lớp bên ngoài của võng mạc. Mắt như vậy gọi là bình thường.
	- Cận thị: Là hiện tượng các tia sáng sau khi khúc xạ tụ tập lại tại tụ điểm nằm phía trước võng mạc nên những vật ở xa sẽ nhìn không rõ nét.
	Muốn nhìn rõ phải đeo thấu kính lõm để giảm độ hội tụ, lùi tiêu điểm về đúng võng mạc.
- Viễn thị: Là hiện tượng khúc xạ của mắt kém hay độ dài của nhãn cầu ngắn thì các tia sáng song song sẽ hội tụ phía sau võng mạc.
Muốn nhìn rõ phải đeo thấu kính lồi để tăng hội tụ ánh sáng.
- Loạn thị: Do độ cong khác nhau của giác mạc cũng như của nhân mắt tại các kinh tuyến không giống nhau. Vì vậy, một số tia sáng tác động vào một kinh tuyến sẽ bị khúc xạ mạnh hơn và cắt ngang nó sớm hơn so với số còn lại. Do đó sẽ không nhìn thấy ảnh rõ nét trên võng mạc. Nếu loạn thị vượt quá giới hạn nào đó sẽ thành bệnh lý và phải điều chỉnh bằng cách sử dụng kính.
3. Đặc điểm thị giác của trẻ
3.1. Cấu tạo
- Cầu mắt trẻ em tương đối lớn hơn so với người lớn, màng cứng và màng võng mỏng hơn nhưng giác mạc lại dày hơn, chiều dài cầu mắt của trẻ sơ sinh là 16mm, trọng lượng 3g nhưng đến 20 tuổi là 23mm và nặng 8g.
- Ở trẻ sơ sinh và trong những năm đầu lòng đen chứa ít sắc tố màu mắt của trẻ hơi xanh xám. Khoảng 10 -12 tuổi có màu cuối cùng của mống mắt.
- Thủy tinh thể của trẻ có khả năng đàn hồi lớn nhưng mức độ hội tụ kém, do đó trẻ thường nhìn xa.
- Khối lượng mắt của trẻ nhỏ chỉ nặng từ 2 – 4g (người lớn 6 – 8g). Khi trẻ 3 – 4 tuổi khối lượng mắt gần bằng mắt người lớn.
3.2. Sinh lý
- Ở trẻ sơ sinh các vận động của mắt không phụ thuộc vào nhau, trẻ chỉ mở mắt ra một thời gian ngắn trong ngày, thường mắt này mở thì mắt kia đóng.
- Khả năng tập trung nhìn vào một đối tượng được hình thành từ tháng thứ 2 trở đi.
- Sang tháng thứ 3, 4, 5 đã có hình thức đầu tiên của sự tri giác bằng thị giác, trẻ đã phân biệt được các vật thể theo hình dáng, kích thước và màu sắc, trẻ đã có khả năng theo dõi được vật di chuyển chậm.
- Trẻ 6 tháng nhận nhận được sự khác nhau giữa người lạ và người quen.
- Trẻ 12 tháng nhận dạng được đồ vật
- Năng lực nhận ra các đồ vật theo hình ảnh của chúng trên giấy thường xuất hiện ở trẻ 3 tuổi, lúc này trẻ nhận biết được m

File đính kèm:

  • docbài làm sinh lí đại cương.doc
Giáo Án Liên Quan