Báo cáo Mô tả giải pháp giải pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi một số kỹ năng cơ bản phòng tránh dịch bệnh thông thường

Như chúng ta đã biết, sức khoẻ là một yếu tố cần thiết và quan trọng của mỗi con nguời, nó là vốn quý, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Tôi đã từng nghe câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe”, “Có sức khỏe là có tất cả”. Chúng ta may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang tiến tới thành công về mọi lĩnh vực, với khả năng, năng lực của mình. Người có sức khỏe không tốt thì làm việc gì cũng khó, luôn bực bội, tỏ ra khó chịu trước mỗi hành động và có thể không thực hiện được hành động mình muốn. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần coi trọng sức khoẻ để có thể thành công trong cuộc sống.

Việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và phòng tránh dịch bệnh cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non. Trẻ khỏe mạnh, có một sức khỏe tốt sẽ tích cực, linh hoạt, sáng tạo tham gia vào các hoạt động vui chơi, hoạt động học. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này.

2.1. Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt của PGD huyện Trấn Yên, UBND xã Y Can trong công tác phòng chống dịch bệnh

- 100 % giáo viên trong nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Trường có phòng y tế và có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn đạt chuẩn tích cực phối hợp với giáo viên trên lớp thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Mô tả giải pháp giải pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi một số kỹ năng cơ bản phòng tránh dịch bệnh thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Giải pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi một số kỹ năng cơ bản
phòng tránh dịch bệnh thông thường
I. Sơ lược lý lịch
- Họ và tên: Khuất Thị Thu Nga	
- Ngày tháng năm sinh: 29/09/1986	 
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Y Can
- Nhiệm vụ được phân công: Nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ lớp 5 tuổi B
II. Nội dung:
Tên giải pháp:
	 - Giải pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi một số kỹ năng cơ bản phòng tránh dịch bệnh thông thường
2. Thực trạng và sự cần thiết của giải pháp
Như chúng ta đã biết, sức khoẻ là một yếu tố cần thiết và quan trọng của mỗi con nguời, nó là vốn quý, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Tôi đã từng nghe câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe”, “Có sức khỏe là có tất cả”. Chúng ta may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang tiến tới thành công về mọi lĩnh vực, với khả năng, năng lực của mình. Người có sức khỏe không tốt thì làm việc gì cũng khó, luôn bực bội, tỏ ra khó chịu trước mỗi hành động và có thể không thực hiện được hành động mình muốn. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần coi trọng sức khoẻ để có thể thành công trong cuộc sống.
Việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và phòng tránh dịch bệnh cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non. Trẻ khỏe mạnh, có một sức khỏe tốt sẽ tích cực, linh hoạt, sáng tạo tham gia vào các hoạt động vui chơi, hoạt động học. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này.
2.1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt của PGD huyện Trấn Yên, UBND xã Y Can trong công tác phòng chống dịch bệnh
- 100 % giáo viên trong nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
- Trường có phòng y tế và có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn đạt chuẩn tích cực phối hợp với giáo viên trên lớp thực hiện nhiệm vụ được giao.
 - Hầu hết các phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào hoạt động chung của lớp, của trường, tích cực đóng góp ý kiến phòng dịch bệnh tốt nhất cho trẻ .
2.2. Khó khăn
	- Đối tượng được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của tôi là trẻ mầm non, sức đề kháng hạn chế, sự hiểu biết về một số bệnh còn rất hạn hẹp. Đặc biệt, trẻ không ý thức được về sự an toàn, trẻ luôn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác nên cần được giám sát một cách thường xuyên. 
	- Môi trường sinh hoạt, học tập là nơi tập trung đông người, dễ phát sinh lây lan (nếu có người mắc bệnh)
	- Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, một số phụ huynh sự hiểu biết phòng tránh dịch bệnh rất hạn chế, thậm chí một số người còn thờ ơ, không quan tâm tới mức độ nguy hiểm của đại dịch. Một số phụ huynh của trường là người lao động tự do, ít có điều kiện tìm hiểu về tình hình dịch bệnh và thời gian dành cho con cũng không nhiều. Đó chính là khó khăn chính mà tôi gặp phải khi thực hiện đề tài này.
	- Kết quả khảo sát trên 25 trẻ về kỹ năng cơ bản phòng tránh dịch bệnh thông thường trước khi áp dụng giải pháp như sau: 
TT
Nội dung 
Kết quả
Đạt
Tỷ lệ%
Chưa đạt
Tỷ lệ %
1
Trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân 
10
40
15
60
2
Trẻ có thói quen và kỹ nằng tự phòng bệnh và bảo vệ cơ thể ở mọi lúc mọi nơi
9
36
16
54
3
Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định
10
40
15
60
4
Biết cách bảo vệ môi trường
11
44
14
56
5
Biết cách đeo khẩu trang đúng quy định
11
44
14
56
6
Phụ huynh trẻ và trẻ hiểu biết phòng bệnh
13
52
12
48
3. Mô tả giải pháp
a. Tính mới của giải pháp 
- Giúp phòng tránh dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non 
- Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng tránh dịch bệnh, kỹ năng cơ bản nhất để có thể tự bảo vệ sức khỏe, tự biết cách phòng bệnh cho bản thân
- Trang bị cho trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- Để khắc phục thực trạng trên tôi đưa ra một số giải pháp sau:
+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của giáo viên về dịch bênh 
+ Biện pháp 2: Dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản để đối phó dịch bệnh
+ Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường 
+ Biện pháp 4: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc phòng tránh dịch bệnh.
3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của giáo viên về dịch bênh 
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non là đối tượng trẻ còn non nớt, có sức đề kháng yếu, dễ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm. Hơn nữa thời gian trẻ ở trường với các cô nhiều hơn ở nhà. Cho nên để phòng tránh dịch bệnh cho trẻ đạt hiệu quả cao, trước tiên bản thân tôi cần phải cập nhật các kiến thức phòng tránh dịch bệnh cho trẻ, tìm hiểu về bệnh, nguyên nhân, cách phòng tránh dịch bệnh trên các trang thông tin chính thống của Bộ y tế để trang bị cho mình những kiến thức tốt về một số dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe hiện nay;
Dịch: Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, là bệnh có thể gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Căn nguyên bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng...) gây ra, hay còn gọi là mầm bệnh.
Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau hoặc đôi khi chỉ lây bằng một đường. Các bệnh truyền nhiễm thường có thể trở thành các vụ dịch với số lượng người mắc rất lớn và thường diễn biến theo các giai đoạn: Nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.
Mỗi một bệnh truyền nhiễm sẽ do một loại mầm bệnh gây nên. Tuy nhiên trong trường hợp cá biệt có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, mức độ lây lan nhanh: Tay chân miệng, bệnh đau mắt đỏ, cúm AH5N1, sốt xuất huyết và gần đây nhất và nguy hiểm nhất là đại dịch virus Sars corona.
Bản thân tôi luôn cố gắng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về một số bệnh thường gặp thông qua mạng internet, sách báo, tivi, qua các văn bản chỉ đạo của cấp trên về những biện pháp phòng tránh dịch bệnh.
Chỉ khi mỗi cá nhân có được những kiến thức cơ bản nhất về dịch bệnh thì từ đó mới có thể cùng các cô trong trường đưa ra những biện pháp phòng tránh dịch bệnh hiệu quả nhất.
3.2. Giải pháp 2: Dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản để đối phó dịch bệnh
Để phòng và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi áp dụng dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản kết hợp với mọi hoạt động, thời điểm nhưng vẫn lư ý đảm bảo: Phù hợp với đối tượng, với thực tế và thời điểm bùng phát dịch, cụ thể:
a. Rửa tay bằng xà phòng: 
Theo tôi “Bàn tay không an toàn” cũng chính là công cụ khiến virus lây lan từ người này sang người khác, vì vậy cách chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn là điều vô cùng cần thiết.
- Mọi người thường có thói quen đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng mà không hề nhận thức được việc này. Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi và miệng khiến chúng ta bị bệnh.
- Vi trùng từ tay chưa được rửa sạch có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống trong khi mọi người đang chế biến hoặc ăn. Vi trùng có thể sinh sôi nảy nở mạnh mẽ trong một số loại thực phẩm, đồ uống hoặc trong những điều kiện nhất định và làm cho cơ thể bị bệnh.
- Vi trùng từ bàn tay chưa được rửa sạch có thể truyền vi trùng từ tay sang các vật thể khác, như khi bạn nắm tay vịn, chạm sờ hoặc nắm vào mặt bàn hoặc đồ chơi, sau đó chuyển sang tay người khác.
Do đó diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân khác bằng cách rửa sạch tay với xà bông sẽ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da và mắt.
Hướng dẫn mọi người về rửa tay giúp chính bản thân họ và cộng đồng xung quanh khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xà phòng có thể vô hiệu hóa SARS-COV-2 và các loại virus khác có lớp phủ ngoài gọi là “phong bì” vốn giúp cho mầm bệnh có thể bám và xâm nhập các tế bào mới. Các “phong bì” virus và những phân tử xà phòng đều chứa các chất béo mà có khuynh hướng tương tác lẫn nhau khi chúng đặt gần nhau, xà phòng sẽ phá vỡ các “phong bì” và “chặt cụt” mầm bệnh của virus. 
Khi rửa tay bằng xà phòng:
+ Giảm 23-40% số ca mắc bệnh tiêu chảy xuống
+ Giảm 58% ca mắc bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu
+ Giảm 16-21% ca mắc bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh
+ Giảm 29-57% số học sinh nghỉ học do mắc bệnh đường tiêu hóa
Vậy khi nào cần cho trẻ rửa tay?
- Trước và sau khi ăn uống
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi chơi
- Sau khi tay bị bẩn
* Các bước rửa tay bằng xà phòng
1. Hình ảnh: 6 Bước rửa tay của bộ Y Tế
Bước 1: Làm ướt tay, cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách cách xoay đi xoay lại
Bước 6: Xả tay cho sạch xà phòng dưới nguồn nước sạch, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
2. Hình ảnh: Trẻ rửa tay bằng xã phòng
+ Ngoài ra trong đợt đại dịch covid - 19 tôi còn đo thân nhiệt cho trẻ trước khi vào lớp. 
 3. Hình ảnh đo thân nhiệt cho trẻ trước khi vào lớp
b. Cho trẻ sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ những mầm bệnh còn lưu trên tay
Tôi hướng dẫn trẻ sử dụng dung dịch sát khuẩn như sau:
Bước 1: Cho 1 lượng vừa đủ gel vào lòng bàn tay
Bước 2: Xoa đều 2 lòng bàn tay vào nhau
Bước 3: Xoa gel lên tất cả bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay bạn khô ráo. Quá trình này sẽ mất khoảng 20 giây.
4. Hình ảnh: Trẻ sát khuẩn tay trước khi vào lớp
- Trong tất cả các hoạt động, tôi còn thường xuyên nhắc nhở trẻ không cho tay lên mắt, mũi, miệng, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Lồng ghép các bài hát tuyên truyền phòng chống dịch covid 19 vào hoạt động học, hoạt động sáng, hoạt động chiều, hoạt động biểu diễn văn nghệ tại lớp...
c. Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách và hiệu quả
- Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ những việc đơn giản nhất, ví dụ như đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường, đến nhà trẻ hoặc các nơi công cộng. Theo đó, đeo khẩu trang đúng cách cho bé được các bác sĩ khuyến cáo tiến hành như sau:
5. Hình ảnh: Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách
- Đeo khẩu trang để mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong do mặt xanh có tính thấm nước, mặt trắng có tính hút ẩm có tác dụng thấm hơi thở.
- Khẩu trang phải che kín cả mũi và miệng
- Khi đeo khẩu trang thì cầm quai đeo vào, tuyệt đối không chạm vào mặt trong của khẩu trang.
- Khẩu trang khi đã đeo vào thì không được chạm đến vì có thể đưa vi khuẩn lây nhiễm từ tay qua các lớp khẩu trang đi vào đường hô hấp gây nhiễm bệnh
- Khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào phần quai đeo để tháo, tuyệt đối không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang tránh để lây nhiễm vi khuẩn qua bàn tay rồi lây qua đường hô hấp
- Tháo bỏ khẩu trang bỏ vào thùng rác có nắp đậy
- Rửa tay ngay sau khi vứt khẩu trang vào thùng rác
Đeo khẩu trang đúng cách không chỉ giúp bé phòng được nhiều căn bệnh lây qua đường hô hấp mà còn giúp bé rèn được thói quen dùng khẩu trang khi đi ra ngoài và đến nơi đông người.
6. Hình anh: Cô hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách
Ngoài ra còn: Dạy trẻ hiểu tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm quy định khi có dịch bùng phát, sự cần thiết của việc hạn chế tiếp xúc với mọi người trong khi bị bệnh để tránh lây lan 
- Việc dạy trẻ kỹ năng cơ bản để đối phó dịch bệnh là việc rất cần thiết, kỹ năng tuy đơn giản nhưng nếu ai cũng tự ý thức thường xuyên thực hiện và thực hiện đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế cũng như kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh
3.3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường 
Cơ thể trẻ em đang phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ với bệnh tật nói chung cũng như khả năng thích ứng của da còn yếu nên trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và môi trường. Vì vậy vệ sinh môi trường trong nhóm lớp cần được chú trọng, dạy trẻ có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình phải là hoạt động thường xuyên, liên tục để tạo môi trường an toàn và thân thiện Giáo trình giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non - ĐH Sư phạm Thái Nguyên
- Bệnh thường gặp ở trẻ có khả năng lây truyền từ người sang người qua nhiều con đường. Tôi nhận thấy rằng môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Muốn phòng tránh dịch bệnh là phải tạo ra một môi trường đảm bảo vệ sinh đó là việc làm quan trọng góp phần vào phòng tránh dịch bệnh cho trẻ.
- Trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non, giáo viên phải đảm bảo vệ sinh lớp nhóm sạch sẽ ngăn nắp. Phải thường xuyên vệ sinh lớp học, đồ dùng trong lớp phải sạch, sắp xếp gọn gàng, thuận tiện. Thùng đựng rác phải có nắp đậy và được đổ rác, rửa sạch hằng ngày. Thường xuyên xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ: Dạy trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 Hình ảnh: phụ huynh lau, rửa hành lang lớp học.
- Để đảm bảo trẻ có một khu học tập và vui chơi sạch sẽ đảm bảo vệ sinh. 
Buổi sáng tôi đến trước giờ đón trẻ 15 phút để mở cửa, thông thoáng lớp học, lấy ánh sáng tăng cường lưu thông không khí, quét nhà trước khi trẻ đến lớp 	
- Đồ dùng cá nhân của trẻ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đúng nơi quy định, mỗi trẻ có một tủ đựng đồ dùng cá nhân riêng. Khăn mặt, ca cốc của trẻ đủ với số lượng theo yêu cầu (Mỗi trẻ có một cốc uống nước và một khăn mặt/năm và đều có ký hiệu riêng cho từng trẻ). Giáo viên thực hiện vệ sinh ca cốc, khăn mặt hằng ngày, phơi ở những chỗ có ánh nắng để tiêu diệt những vi khuẩn có hại và luộc ca cốc, khăn mặt một lần/tuần để đảm bảo tốt công tác phòng dịch;
- Bên cạnh đó, các cô cũng thường xuyên quan tâm, đảm bảo nhà vệ sinh luôn được lau khô sạch sẽ bởi nhà vệ sinh của trẻ là nơi ẩm thấp, có chứa nhiều mầm bệnh nên cần được thông thoáng. Xô, chậu sau khi dùng xong phải đổ hết nước và úp xuống tránh để nước lưu cữu sinh ra bọ gậy, loăng quăng, muỗi vằn là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết.
- Để thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh cho trẻ, các cô tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường, lau các giá đồ chơi, cửa sổ, cửa ra vào, giặt chăn, chiếu, gối ngủ của trẻ thường xuyên.
Bên cạnh việc vệ sinh bên trong lớp học, việc vệ sinh bên ngoài lớp học cũng thực sự cần thiết. Bản thân tôi là giáo viên tôi trồng cây xanh, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, tạo khuôn viên xanh mát mẻ cho trẻ trải nghiệm. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong toàn trường về tầm quan trọng của môi trường, đồng thời tiếp tục thực hiện giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần  tiếp tục thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 
 Hình ảnh trẻ chăm sóc cây cảnh ở góc thiên nhiên
Phối hợp với phụ huynh vệ sinh môi trường bên ngoài lớp học tạo cảnh quan môi trường sạch sẽ, an toàn, thân thiện với trẻ
Hình ảnh: phụ huynh lao động vệ sinh môi trường
3.4. Giải pháp 4: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc phòng tránh dịch bệnh.
Phụ huynh có vai trò đặc biệt, kết hợp cùng nhà trường trong việc dạy trẻ. Tuy nhiên, do cuộc sống, nhiều gia đình còn mải mê với công việc mà chưa thật sự quan tâm đến trẻ, hoặc do chủ quan vì con luôn được đưa đón cẩn thận nên yên tâm và bình thản trước các thông tin về dịch bệnh nguy hiểm mà không nghĩ rằng cần thiết phải dạy trẻ.
Từ thực tế đó, trong thời gian qua, tôi và đồng nghiệp không chỉ cung cấp kiến thức cho các con tại lớp mà còn có những giải pháp tích cực khác để phụ huynh cùng chung tay trong việc bảo vệ trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình phòng tránh dịch bệnh: Thay đổi các bài báo, thông tin về dịch bệnh này hàng tuần tại góc tuyên truyền. Mặt khác lưu lại các hình ảnh trẻ được học và thực thành trên lớp để truyền tải đến phụ huynh thông qua các trang mạng xã hội: trang web của trường, các trang mạng facebook, zalo để phụ huynh biết và quan tâm, củng cố thêm kiến thức cho trẻ. Những phản hồi tích cực là minh chứng thành công cho sự cố gắng truyền tải thông tin đến trẻ và gắn kết phụ huynh trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy trẻ phát triển tốt nhất.
	- Tuyên truyền tốt tới các bậc phụ huynh và trẻ về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ;
-  Cho trẻ ăn đủ chất chú ý ăn đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, rau củ, quả không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, quá hạn sử dụng;
- Tôi luôn dành thời gian để trao đổi với các bậc phụ huynh vào lúc đón trẻ, trả trẻ, hay trong lúc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp, và cùng với các bậc phụ huynh đưa ra các giải pháp để phòng tránh dịch bệnh như sau:
+ Rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách
+ Tránh tụ tập nơi đông người
+ Luôn giữ khoảng cách thi tiếp xúc
+ Cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân trẻ sạch sẽ.
+ Tiêm phòng vaccine covid-19
b. Hiệu quả khi áp dụng giải pháp
- Cùng với các cấp hạn chế sự lây lan khi sảy ra dịch bệnh bùng phát. 
- Trẻ có ý thức tự giữ gìn vệ sinh cơ thể: rửa tay khi có nhu cầu, biết có thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, ....
- Giáo viên có một số kiến thức cơ bản về cách phát hiện triệu chứng khi có dịch bệnh, biết cách phòng chống một số loại dịch bệnh, có phương hướng, giải pháp phù hợp, tối ưu về cách phòng tránh dịch bệnh
- Phụ huynh hiểu được tính chất phức tạp của dịch bệnh từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cho con em mình.
- Kết quả trên 25 trẻ sau khi áp dụng giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi một số kỹ năng cơ bản phòng tránh dịch bệnh thông thường, cụ thể như sau:
T
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát trên trẻ
Trước khi áp dụng giải pháp
Sau khi áp dụng giải pháp
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Trẻ chưa đạt
Tỷ lệ %
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Trẻ chưa đạt
Tỷ lệ %
1
Trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân 
10
40
15
60
23
 92%
2 
8%
2
Trẻ có thói quen và kỹ nằng tự phòng bệnh và bảo vệ cơ thể ở mọi lúc mọi nơi
9
36
16
54
23
92%
2
8%
3
Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định
10
40
15
60
24
96%
1
4%
4
Biết cách bảo vệ môi trường
11
44
14
56
24
96%
1
4%
5
Biết cách đeo khẩu trang đúng quy định
11
44
14
56
23
92%
2
8%
6
Phụ huynh trẻ và trẻ hiểu biết phòng bệnh
13
52
12
48
24
96%
1
4%
c. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của giải pháp
* Ý nghĩa của giải pháp
	 Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh cho trẻ, cho phụ huynh.
- Giáo viên, phụ huynh hiểu được ý nghĩa, lợi ích việc phòng tránh dịch bệnh, giúp trẻ khỏe mạnh phát triển hài hòa cân đối cả về thể chất và trí tuệ
- Rèn hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cách phòng tránh dịch bệnh.
- Tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ, nắm được các thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, có kiến thức và chủ động phối hợp cùng nhà trường và cô giáo để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, cho học sinh và cộng đồng.
- Linh hoạt hơn trong việc lồng ghép các hoạt động giáo dục phòng chống dịch bệnh covid 19
 	Đối với trẻ:
- Với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết vận dụng để phòng tránh dịch bệnh.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô
 Đối với phụ huynh
- Hiểu được tầm quan trọng của phòng tránh dịch bệnh cho trẻ
- Tin tưởng

File đính kèm:

  • docbao_cao_mo_ta_giai_phap_giai_phap_day_tre_5_6_tuoi_mot_so_ky.doc