Báo cáo Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24–36 tháng tuổi trường Mầm non Hương Mạc 1 khi tới trường

Cảm xúc là sự rung động của bản thân đối với hiện thực nảy sinh trong quá trình tác động với môi trường xung quanh và trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của mình. Như bạn đã biết, cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể như sau: Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ phản ứng của chúng ta đối với các sự việc mong muốn. Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những việc không mong muốn xảy ra.

Trong mầm non cảm xúc của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ. Ngay từ ngày đầu đi học trẻ thường biểu hiện những cảm xúc tiêu cực khi đến trường như khóc, lo sợ,. Khiến cho bố mẹ của trẻ rất lo lắng và mong đợi ở cô giáo luôn yêu thương giúp con sớm thích nghi với trường lớp và vui vẻ, tự tin có nhiều cảm xúc tích cực khi tới trường.

Trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi là độ tuổi trẻ còn bé cảm xúc của trẻ vẫn chưa ổn định, rất dễ bị cảm xúc chi phối ảnh hưởng rất nhiều hoạt động của trẻ.

 Thấu hiểu được tầm quan trọng của cảm xúc tích cực trong quá trình nuôi dưỡng – giáo dục – chăm sóc trẻ, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Hương Mạc 1 khi tới trường” làm đề tài nghiên cứu.

Qua đề tài này giúp giáo viên nắm thêm được 1 phần kiến thức, kỹ năng về tâm lý của trẻ nhỏ độ tuổi 24 – 36 tháng để nắm bắt được cảm xúc tích cực hay tiêu cực của trẻ tạo nên 1 môi trường học tập hiệu quả và đầy sức thu hút.

Đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi tới trường

Kiểm soát được cảm xúc của mình và điều chỉnh cảm xúc phù hợp.

 

docx9 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24–36 tháng tuổi trường Mầm non Hương Mạc 1 khi tới trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cảm xúc là sự rung động của bản thân đối với hiện thực nảy sinh trong quá trình tác động với môi trường xung quanh và trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của mình. Như bạn đã biết, cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể như sau: Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ phản ứng của chúng ta đối với các sự việc mong muốn. Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những việc không mong muốn xảy ra. 
Trong mầm non cảm xúc của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ. Ngay từ ngày đầu đi học trẻ thường biểu hiện những cảm xúc tiêu cực khi đến trường như khóc, lo sợ,.... Khiến cho bố mẹ của trẻ rất lo lắng và mong đợi ở cô giáo luôn yêu thương giúp con sớm thích nghi với trường lớp và vui vẻ, tự tin có nhiều cảm xúc tích cực khi tới trường.
Trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi là độ tuổi trẻ còn bé cảm xúc của trẻ vẫn chưa ổn định, rất dễ bị cảm xúc chi phối ảnh hưởng rất nhiều hoạt động của trẻ.
 Thấu hiểu được tầm quan trọng của cảm xúc tích cực trong quá trình nuôi dưỡng – giáo dục – chăm sóc trẻ, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Hương Mạc 1 khi tới trường” làm đề tài nghiên cứu.
Qua đề tài này giúp giáo viên nắm thêm được 1 phần kiến thức, kỹ năng về tâm lý của trẻ nhỏ độ tuổi 24 – 36 tháng để nắm bắt được cảm xúc tích cực hay tiêu cực của trẻ tạo nên 1 môi trường học tập hiệu quả và đầy sức thu hút. 
Đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi tới trường
Kiểm soát được cảm xúc của mình và điều chỉnh cảm xúc phù hợp.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng việc phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ.
a.Ưu điểm
	Cơ sở vật chất: Môi trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn và thân thiện.
 Giáo viên: Bản thân được tham gia học tập kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ. Giáo viên trong cùng lớp luôn thống nhất quan điểm dạy trẻ
 Học sinh: Trẻ học phù hợp với độ tuổi
 Phụ huynh: Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
 Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, bản thân tôi còn gặp một số hạn chế như sau:
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Cơ sở vật chất: Các đồ dùng cho trẻ hoạt động chưa nhiều, chưa phong phú.
Giáo viên: Có rất ít sách, tài liệu hướng dẫn về giáo dục trẻ kỹ năng mềm phát triển cảm xúc tích cực. 
Học sinh: Một số trẻ rất hiếu động, hay nghịch nên khả năng tập chung của trẻ chưa tốt, khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều.
Trẻ chưa biết điều chỉnh cảm xúc của mình, hay khóc, cáu giận hoặc có hành vi hung hăng, dễ chán nản và từ bỏ.Trẻ hay thể hiện hành vi tiêu cực: tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn, không biết chia sẻ
Trẻ chưa mạnh dạn, chưa chủ động chia sẻ cảm xúc, mong muốn, nhu cầu với cô, ngôn ngữ giao tiếp còn hạn chế.
Phụ huynh: Một số phụ huynh còn chưa phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, chưa quan tâm đến trẻ nhiều.
Nhiều phụ huynh nhờ ông bà, người giúp việc đưa đón con nên việc trao đổi thống nhất quan điểm giáo dục trẻ giữa cô và phụ huynh còn gặp khó khăn.
Qua những ưu và nhược điểm trên, kết hợp với quá trình điều tra thực tiễn và khảo sát đầu năm tôi thu được số liệu như sau:
Nội dung khảo sát đầu năm
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Trẻ nhút nhát
6/17
35,3%
Trẻ hạn chế ngôn ngữ
3/17
17,6%
Trẻ chưa đoàn kết hay đánh bạn
7/17
41,2%
Trẻ chưa biết thể hiện tình cảm, cảm xúc
4/17
23,5%
2.Biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Hương Mạc 1 khi tới trường
a.Biện pháp 1:Giúp trẻ nhận biết những cảm xúc tích cực và tiêu cực
Trong quá trình nghiêm cứu đề tài tôi đã tìm ra “ Bánh xe cảm xúc”của tiến sĩ tâm lý học người Mỹ. Năm 1980, tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Robert Plutchik đã xây dựng và phát triển lý thuyết mang tên bánh xe cảm xúc. Sự ra đời của lý thuyết này đã tạo nên một công cụ trực quan giúp ích cho quá trình hình thành thuyết tiến hóa tâm lý của loài người. Và cũng giúp tôi tự xác định cảm xúc tích cực, tiêu cực của bản thân để giúp những học sinh nhỏ của mình có thể nhận biết những cảm xúc tích cực và tiêu cực.
Các bước xác định cảm xúc:
Bước 1: Xác định 8 cảm xúc cơ bản trong vòng tròn thứ 2 và đoán định cảm xúc hiện tại của mình giống với loại nào nhất. 
Bước 2: Lấy một cảm xúc chính làm tâm, xác định các cảm xúc cụ thể liên quan (có thể có cường độ mạnh hoặc nhẹ dần) ở các cạnh phía ngoài và trong của vòng tròn 
Bước 3: Liên hệ với cảm nhận hiện tại của bản thân và định vị cảm xúc của bạn ở đâu trong số các cảm xúc bạn vừa nhìn thấy. 
Bước 4: Ghi lại cảm xúc vừa phát hiện ra. Chia sẻ nó với bất cứ ai nếu bạn cảm thấy cần thiết và thoải mái. 
Bước 5: Tìm ra nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó (nhất là đối với cảm xúc tiêu cực). Học cách biết ơn nếu có điều gì đó làm bạn thấy vui và không để cảm xúc tiêu cực chi phối bạn. 
Khi áp dụng “Bánh xe cảm xúc” vào việc giáo dục trẻ tôi đã biết làm thể nào để giúp các con nhận biết được cảm xúc tích cực hay tiêu cực thật dễ dàng và đem lại hiệu quả như:
- Khi con ngày đầu đến lớp, tôi sẽ đánh giá cảm xúc tích cực hay tiêu cực của trẻ một cách chính xác nhất thông qua “Bánh xe cảm xúc” để có phương hướng giải quyết thích hợp với con nhất và giúp con nhận biết cảm xúc tích cực là những cảm xúc khi con cười, con yêu thích điều con mong muốn thực hiện được khiến con vui vẻ, phấn khích. Những cảm xúc tiêu cực của khi con khóc, buồn con phải làm điều con không muốn. Với trẻ có biểu hiện của cảm xúc tích cực tôi sẽ tiếp tục giữ cho cảm xúc tích cực. Nếu trẻ có biểu hiện của cảm xúc tiêu cực tìm hiểu nguyên nhân và sẽ dỗ dành trẻ để trẻ cảm nhận được là cô giáo của mình rất vui, yêu thương, quan tâm mình 
Tôi dạy trẻ biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn, để trẻ nhận thức được biết yêu thương đến mọi người bằng cách kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tấm lòng nhân ái, trẻ cảm thông và giúp đỡ bằng chính sức lực nhỏ bé trong giới hạn của mình. 
b. Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc
Trang trí lớp học và xây dựng môi trường năng động, thân thiện, an toàn, phù hợp với sự phát triển của trẻ, mỗi trẻ có đặc điểm, tính cách khác nhau, có trẻ rất hiếu động, tinh nghịch nhưng có trẻ lại nhút nhát, ít nói ngại giao tiếp với bạn bè. Chính vì vậy, cần giáo dục cho trẻ thể hiện những cảm xúc tích cực, kỹ năng thân thiện, yêu thương, tôn trọng các bạn: trẻ biết kết bạn, chơi với bạn đoàn kết thân ái không tranh giành đồ chơi, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. 
Đầu năm học, lớp tôi có một số trẻ có dấu hiệu của trẻ rất nhút nhát : Thảo Vy một số trẻ hiếu động như Minh Tú, Minh Khôi, một số trẻ mới chuyển đến nên các con nhút nhát không thích đi học hoặc các con thường chơi một mình. Để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, thích đi học đến lớp cùng các bạn, tôi đã lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những trẻ mạnh dạn như cháu Phương Uyên, Hà Anh, Minh Tuệ,... đến kết bạn tạo cho trẻ nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc, được giao lưu, hợp tác với nhau, cùng nhau tô màu, nặn đất, xâu hạt, xếp khối, chơi đồ chơi, từ đó, các bạn đã tự tin mạnh dạn hơn, chơi thân thiện với các bạn trong lớp, được cô và các bạn rất yêu mến dần dần trẻ quen với bạn mới, với môi trường học mới và trẻ sẽ thích đi học hơn. 
Các giờ hoạt động chơi ở các góc, tôi sẽ gợi ý tưởng chơi của trẻ và phân chia góc chơi để các bé chơi vui vẻ, hay trong hoạt động làm quen với văn học có một số bạn học yếu, khả năng tiếp thu của trẻ chậm như bạn Đức Thịnh, Thảo Vy, Minh Khôi tôi sắp xếp cho trẻ ngồi cạnh các bạn nhanh nhẹn, ngôn ngữ phát triển tốt. Chính điều này đã giúp trẻ phát triển cảm xúc tích cực tác động đến hoạt động ngôn ngữ của trẻ. Khi các con được tham gia các chủ đề sự kiện của tháng, được cùng nhau chơi, làm đồ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, trẻ rất thích và biết đoàn kết khi chơi.
Ngoài ra trẻ cần biết chấp nhận và tuân thủ theo các quy định của lớp đề ra, sự tôn trọng còn được thể hiện trong việc chấp hành nội quy, quy định trẻ phải tuân theo như đi học đúng giờ, không đánh bạn, biết chờ đợi khi chưa đến lượt mình. Điều này được thể hiện rất rõ trong giờ rửa tay trẻ phải xếp hàng, không chen lấn xô đấy nhau, giờ ăn ngồi ngay ngắn, ăn cơm nhanh hay trước giờ đi ngủ xếp hàng đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết xếp hàng, nối đuôi nhau lần lượt khi đi xuống sân tham gia hoạt động thể dục sáng, .“Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” Khi nhìn thấy những khuôn mặt vui vẻ, chơi đùa với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện, lòng tôi lại cảm thấy hân hoan, vui vẻ.
c.Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ
Gia đình chính là môi trường đầu tiên, quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển con người. Vì vậy, để phát triển cảm xúc tích cực trong gia đình là giáo dục trẻ lòng biết ơn, yêu thương, tôn trọng, sự quan tâm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ giữa các thành viên trong gia đình. Hiểu được điều này ngay từ đầu năm học bản thân tôi rất chú trọng đến việc phối hợp với phụ huynh cách dạy trẻ để phát triển những cảm xúc tích cực bằng cách: Trao đổi với phụ huynh thông qua việc: trao đổi trực tiếp trong giờ đón trả trẻ, gửi tài liệu cho phụ huynh tham khảo qua các ứng dụng mạng xã hội: zalo nhóm,....
Các nội dung cần dạy trẻ hướng tới cảm xúc tích cực: Nhận biết bản thân, giới tính, vị trí của bản thân trong gia đình (là con, cháu, anh/chị), nhận
biết các cảm xúc tích cực và tiêu cực, cái nào giúp mình vui hơn? Vì sao lại có những cảm xúc tiêu cực, tích cực? Tác dụng, tác hại của nó là gì?
Cách thức dạy trẻ: Người lớn làm gương cho trẻ noi theo, lấy gương của người khác cho trẻ nhìn thấy và học tập. Thông qua những bài thơ, câu chuyện, các nhân vật điển hình, gần gũi, tâm sự, phân tích cho trẻ hiểu những cảm xúc tích cực và tiêu cực là như thế nào và có ích lợi, tác hại gì? 
Cần lưu ý truyền tải cảm xúc tích cực đến trẻ 1 cách tự nhiên trong cách phân tích, góp ý cho trẻ hiểu vấn đề và không quên động viên, khích lệ, bày tỏ cảm xúc tích cực của bản thân đối với những cảm xúc tích cực của trẻ để làm động lực cho trẻ
Thời điểm dạy trẻ: Bất cứ khi nào có cơ hội gần trẻ. 
Sau khi áp dụng các biện pháp, cha mẹ trẻ hãy trao đổi lại kết quả với giáo viên chủ nhiệm ở lớp để giáo viên phối hợp ngược lại với phụ huynh:
Tuyên dương, khen ngợi trẻ khi trẻ ở lớp để trẻ có động lực tiếp tục phát huy và các bạn hưởng ứng làm theo. Giáo viên không quên thưởng cờ hoặc những món quà nhỏ cho trẻ khi trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực của mình.
3. Kết quả (áp dụng thực tiễn)
a.Kết quả đạt được
Sau khi thực hiện biện pháp, sau một thời gian áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt.
Những giải pháp mà tôi đề xuất và áp dụng ở trên được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm nhận thức đối tượng trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiến nhà trường, địa phương, điều kiện nhóm lớp, khả năng bản thân.
Các giải pháp trên được áp dụng vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đều có vị trí rất quan trọng. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo trẻ trong trường mầm non Hương Mạc 1. 
Đối với trẻ:
Trẻ có nhiều cảm xúc tích cực: vui vẻ, tự tin, thích thú khi tới lớp. Trẻ biết đoàn kết, thân thiện khi chơi với bạn, biết giúp đỡ cô, giúp bạn. Trẻ biết yêu thương những người thân, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những bạn gặp khó khăn, bất hạnh,...
* Đối với phụ huynh: 
Phụ huynh cảm thấy hài lòng khi thấy được sự thay đổi các cảm xúc tích cực của con mình, mọi lời nói, hành động đều tích cực, phụ huynh an tâm, hài lòng, thỏa mãn về sự thay đổi tích cực đó.
* Đối với giáo viên, nhà trường:
Biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương trẻ hơn, hiểu được trẻ và những đặc điểm tâm lý của trẻ để vừa trở thành người bạn cùng chơi lại vừa là cô giáo của trẻ. Luôn tôn trọng, cởi mở, thân thiện với đồng nghiệp và quan tâm, giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. 
Nâng cao uy tín của nhà trường, lòng tin của phụ huynh học sinh về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn)
Qua việc tổ chức cho trẻ và hoạt động trong năm học, tôi đã điều chỉnh và bổ sung một số vấn đề sau:
- Kiểm soát cảm xúc tốt hơn
- Luôn thể hiện nhiều cảm xúc tích cực với trẻ
- Tìm hiểu để biết được hoàn cảnh, tính cách riêng của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp với cá nhân mỗi đứa trẻ.
- Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh cùng giáo dục trẻ tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong quan điểm và phương pháp giáo dục để có hiệu quả.
Kết luận
Như chúng ta đã biết, bên cạnh trí tuệ và thể chất, thì cảm xúc của bé rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Nếu chỉ số IQ quan trọng thì chỉ số EQ cũng không hề kém cạnh, thậm chí mang tính quyết định hơn. Vì thế mà ngay từ những bước chân đầu đời của trẻ, cần sự quan tâm về mặt cảm xúc đến từ phụ huynh và thầy cô. Việc giáo dục cảm xúc cho trẻ ở giai đoạn mầm non có ý nghĩa và lợi ích vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này đó là:
Nâng cao những kỹ năng cần thiết: Quản trị cảm xúc là điều mà không chỉ trẻ mầm non mà người lớn cũng luôn phải rèn luyện. Kỹ năng quản trị cảm xúc tốt sẽ giúp các mối quan hệ trong cuộc sống ổn định. Hơn thế nữa, sự phát triển này sẽ có ích cho công việc và sự phát triên của bản thân mỗi người. Bên cạnh đó, hãy dạy con biết chia sẻ, thể hiện cảm xúc của mình đúng cách. Rèn luyện cảm xúc của trẻ mầm non sẽ là thời điểm vàng để đặt nền móng tốt đẹp cho tương lai của các bé.  
Giúp trẻ đương đầu với thử thách: Một ví dụ điển hình mà đa số các trẻ dễ gặp phải là nỗi sợ đi học. Bởi vì từ khi sinh ra đến giai đoạn này thì trẻ chỉ nhà và được bố mẹ chăm sóc. Khi phải đi học trẻ bị xáo trộn tâm lý ở môi trường mới. Các biểu hiện sẽ là khóc lóc, muốn về nhà, sợ hãi, Có được các biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ phù hợp trẻ sẽ không còn sợ hãi việc đi học nữa. Giúp trẻ nhận viết được niềm vui và ợi ích của việc học. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên yêu thích việc học hơn. Đồng thời tiếp thêm sức mạnh, giúp trẻ dám đương đầu với thử thách.
Là nền tảng quan trọng cho tương lai; Dạy con từ thuở nằm nôi, nghĩa là việc giáo dục trẻ nên bắt đầu từ rất sớm. Phụ huynh kết hợp với giáo viên giúp bé xây dựng hình ảnh cảm xúc tích cực từ khi còn nhỏ chính là gieo hạt giống tương lai tốt đẹp. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non góp phần rất lớn cho sự thành công trong tương lai của trẻ. Trong quá trình lớn lên, bé không bị áp lực cảm xúc, khả năng cải thiện lại cảm xúc tốt hơn.
5. Kiến nghị, đề xuất
a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn
- Trao đổi, trao dồi, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển cho trẻ về mọi mặt.
b. Đối với Lãnh đạo nhà trường
- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu, đề xuất phòng GD mở các lớp tập huấn kỹ năng phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ, xây dựng các tiết chuyên đề để giáo viên trao đổi chuyên môn.
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Sau khi áp dụng những biện pháp trên, tôi đã thu được những kết quả tích cực. Điều đó được thể hiện qua bảng đánh giá cuối năm như sau:
Nội dung khảo sát cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
Số trẻ đạt 
Tỷ lệ
Trẻ nhút nhát
6/17
35,3%
0/17
0%
Trẻ hạn chế ngôn ngữ
3/17
17,6%
1/17
5,9%
Trẻ chưa đoàn kết hay đánh bạn
7/17
41,2%
0/17
0%
Trẻ chưa biết thể hiện tình cảm, cảm xúc
4/17
23,5%
0/17
0%






PHẦN IV: CAM KẾT
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền các biện pháp triển khai thực hiện mà minh chứng về sự tiến bộ của trẻ trung thực 
 Hương Mạc, ngày .tháng..năm 2023
 Giáo viên
 ( ký ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Vân Anh 
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1

1.Thực trạng việc phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ
1

a.Ưu điểm 
1

b.Hạn chế
1

2. Biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Hương Mạc 1 khi tới trường
2

a.Biện pháp 1: Giúp trẻ nhận biết những cảm xúc tích cực và tiêu cực
2

b.Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc
2

c.Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ
4

3.Kết quả 
5

a.Kết quả đạt được
5

b.Điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm
5

4. Kết luận
5

5.Kiến nghị, đề xuất
6

a.Đối với tổ chuyên môn
6

b.Đối với lãnh đạo nhà trường
6

c.Đối với Phòng GD&ĐT ; Sở GD&ĐT
6
3
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
6
4
PHẦN IV: CAM KẾT
7

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
 TỔ TRƯỞNG 
 ( Ký ghi rõ họ tên) 
 Đỗ Ngọc Châm
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
 HIỆU TRƯỞNG 
 ( Ký và đóng dấu) 
 Đàm Thị Oanh
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TỪ SƠN
.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_mot_so_bien_phap_phat_trien_cam_xuc_tich_cuc_cho_tre.docx
  • pptxVan_Anh_bao_cao_TT_2023_-_2024_a2d08.pptx
Giáo Án Liên Quan