Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp rèn một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Yên Hợp

 Cơ thể trẻ em đang phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ với bệnh tập nói chung cũng như khả năng thích ứng của da còn yếu nên trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và môi trường. Vì vậy việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh dựa trên sự hình thành phản xạ có điều kiện sẽ giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe. Kỹ năng tự phục nhụ như việc vệ sinh cá nhân cho trẻ em không giống với vệ sinh cá nhân của người lớn về mức độ do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ em khác với người lớn.

Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Vậy làm thế nào để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các cô giáo nhóm trẻ B đưa ra từ đầu năm học.

Trước đây chưa có biện pháp thực hiện rèn kỹ năng tự phục đơn giản cho trẻ tại nhóm trẻ mà chỉ lồng ghép chưa cụ thể, chưa thường xuyên,giáo viên rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ chỉ mang tính chất kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ thường nhật tại nhóm trẻ.

Đối với phụ huynh tâm lý lo lắng con còn nhỏ chưa thể cho trẻ làm gì. Cô phục vụ chăm trẻ là chính. Cha mẹ quan tâm chăm con là chính nên không cho trẻ tự làm một nhiệm vụ nào ở gia đình. Con muốn tự xúc ăn phụ huynh không cho trẻ làm lo rơi vãi cơm ra ngoài, lo con nghịch ngợm nên bỏ qua việc rèn một số công việc tự phục vụ rất đơn giản cho trẻ. Đây là suy nghĩ, cách làm chủ quan trong nhận thức của phụ huynh lớp tôi. Cha mẹ chưa chủ động rèn cho trẻ ở gia đình các kỹ năng đơn giản đó.

 

docx16 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp rèn một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Yên Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĂN YÊN
TRƯỜNG MẦM NON YÊN HỢP
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN MỘT SỐ KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ ĐƠN GIẢN CHO TRẺ 24 -36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON YÊN HỢP
 Tác giả/đồng tác giả : BẠCH THỊ VUI
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
 Chức vụ: Giáo viên - TTCM
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Yên Hợp
Văn Yên, ngày ..... tháng 10 năm 2019
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến “Một số biện pháp rèn một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Yên Hợp” 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giảng dạy
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Tại lớp mẫu giáo 24- 36 tháng - Trường mầm non Yên Hợp 
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 06 tháng 09 năm 2018 
	 Đến ngày 15 tháng 05 năm 2019
5. Tác giả:
Họ và tên: Bạch Thị Vui
Năm sinh: 1986
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
Chức vụ công tác: Giáo viên – TTCM
Nơi là việc: Trường mầm non Yên Hợp
Địa chỉ liên hệ: Bạch Thị Vui – Trường mầm non Yên Hợp
Điện thoại: 0987611655
6. Đồng tác giả: Không
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới.
 Cơ thể trẻ em đang phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ với bệnh tập nói chung cũng như khả năng thích ứng của da còn yếu nên trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và môi trường. Vì vậy việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh dựa trên sự hình thành phản xạ có điều kiện sẽ giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe. Kỹ năng tự phục nhụ như việc vệ sinh cá nhân cho trẻ em không giống với vệ sinh cá nhân của người lớn về mức độ do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ em khác với người lớn.
Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Vậy làm thế nào để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các cô giáo nhóm trẻ B đưa ra từ đầu năm học.
Trước đây chưa có biện pháp thực hiện rèn kỹ năng tự phục đơn giản cho trẻ tại nhóm trẻ mà chỉ lồng ghép chưa cụ thể, chưa thường xuyên,giáo viên rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ chỉ mang tính chất kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ thường nhật tại nhóm trẻ.
Đối với phụ huynh tâm lý lo lắng con còn nhỏ chưa thể cho trẻ làm gì. Cô phục vụ chăm trẻ là chính. Cha mẹ quan tâm chăm con là chính nên không cho trẻ tự làm một nhiệm vụ nào ở gia đình. Con muốn tự xúc ăn phụ huynh không cho trẻ làm lo rơi vãi cơm ra ngoài, lo con nghịch ngợm nên bỏ qua việc rèn một số công việc tự phục vụ rất đơn giản cho trẻ. Đây là suy nghĩ, cách làm chủ quan trong nhận thức của phụ huynh lớp tôi. Cha mẹ chưa chủ động rèn cho trẻ ở gia đình các kỹ năng đơn giản đó. 
Đầu năm học tôi trao đổi trực tiếp và ghi chép những nội dung có liên quan đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ đơn giản của trẻ ở gia đình. Kết quả như sau:
STT
Kỹ năng tự phục vụ đơn giản
T/S phụ huynh tham gia trả lời
Có 
Không
1
Anh chị có yêu cầu con cất đồ dùng đúng nơi quy định không? 
5 
20
2
Khi cho con chơi ở nhà. Anh, chị có yêu cầu con cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong không?
3
22
3
Ở gia đình con anh chị có tự giác ngồi bô khi có nhu cầu đi vệ sinh?
5
20
4
Ở nhà Anh, chị xúc cơm cho con ăn hay cho con tự xúc cơm ăn?
3
22
5
Khi đến giờ ngủ con anh chị có tự giác lên giường ngủ không? 
6
19
Như vậy, cha mẹ chưa biết cách rèn cho con mình những kỹ năng tự phụ vụ đơn giản nhât. Lý do của hầu hết các bậc phụ huynh là trẻ nhỏ nên chưa bắt con làm. Đây là một nhiệm vụ quan trong mà tôi xác định cần phải làm thay đổi cách suy nghĩ của phụ huynh ngay sau khi nhận trẻ ra lớp. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý, tập tục sinh hoạt của từng trẻ ở gia đình để khéo léo tác động đến phụ huynh một cách phù hợp và mềm dẻo nhất. Giúp cho trẻ có kỹ năng tốt ngay từ khi trẻ còn nhỏ. 
Đối với trẻ: trẻ 24-36 tháng tuổi lần đầu tiên được đến trường, lớp mầm non trẻ rất lo sợ, chưa quen với môi trường mới. Nhiều trẻ khóc nên việc quan tâm rèn cho trẻ kỹ năng đầu năm học là còn rất hạn chế. Trẻ nhỏ chưa biết mọi hoạt động ở trường mầm non. Cha mẹ đưa đến trường được cô đón tay và đưa vào nền nếp cho trẻ ngồi theo vị trí để chuẩn bị cho việc học tập ở trường mầm non. Hầu như 100% trẻ chưa có kỹ năng tự phụ vụ khi đến nhóm, lớp. Đây là nhiệm vụ quan trong mà bản thân tôi là cô giáo giảng dạy trực tiếp phải có biện pháp thực hiện rèn cho trẻ kỹ năng tự phụ vụ đơn giản cho trẻ. 
Khảo sát trẻ tháng 9 năm học 2018-2019. Kết quả trên trẻ về một số kỹ năng tự phục vụ như sau: Tổng số trẻ khảo sát 25 cháu.
STT
Kỹ năng tự phục vụ đơn giản
Số trẻ có kỹ năng
Số trẻ chưa có kỹ năng
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Kỹ năng tự cởi dép và cất dép
2/25
8
23
92
2
Kỹ năng tự lấy cốc uống nước
1/25
4
24
96
3
Kỹ năng tự giác ngồi bô đi vệ sinh
3/25
12
22
88
4
Kỹ năng tự xúc cơm
15/25
60
10
40
5
Kỹ năng tự lấy gối vào vị trí ngủ
5/25
20
22
80
Chính những việc làm của cha mẹ và của các cô giáo thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Vậy ngoài việc nâng cao tính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng tinh thần tập thể biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Đó có thể là những hành động nhỏ của các con nhưng lại mang lại niềm vui và hạnh phúc lớn cho các cô vì thấy các con trưởng thành từng ngày.
1.2.Ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp.
+ Ưu điểm của giải pháp cũ:
Đối với giáo viên: Giải pháp cũ chỉ mang tính chất thực hiện đúng, đủ các nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 
Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ mang tính tích hợp vào hoạt động học có nội dung giáo dục phù hợp của chủ đề. Cách giáo dục trẻ ở trường là không bao giờ đủ nếu nhà trường chỉ dạy kiến thức mà không hướng dẫn con trẻ những kỹ năng cơ bản để phục vụ nhu cầu của cá nhân.
Hình thức rèn trẻ theo hình thức nhóm lớn.
Đối với trẻ: Trẻ học hỏi rất nhanh và thường hiếu động với mọi thứ xung quanh. Trẻ có mong muốn được thể hiện mình, được làm những việc giống như người lớn. 
+ Nhược điểm của giải pháp cũ:
Đối với trẻ 24-36 tháng: Trẻ thụ động không biết tự bảo vệ bản thân, luôn ỷ lại và trông chờ vào người lớn, trẻ chưa tự lấy cơm, tự xúc ăn, tự lên giường đi ngủ, tự lau miệng, đi vệ sinh, tự chuẩn bị quần áo, đồ dùng,..; tự thực hiện công việc cá nhân, chưa tự giải quyết những vấn đề nhỏ của bản thân. Đối với trẻ 24-36 tháng hầu hết trẻ bị phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn.
Đối với giáo viên: Chưa chú trọng rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ đơn giản. Đối với trẻ chưa có kỹ năng cô thường làm thay trẻ và làm hộ trẻ. Chưa khích lệ thường xuyên để trẻ có kỹ năng tốt. Quan điểm của cô trẻ nhỏ làm cho trẻ để kịp thời gian theo chế độ sinh hoạt trong ngày. 
Đối với phụ huynh: Lý do chính của phụ huynh chính là tâm lý e ngại với lối suy nghĩ trẻ còn nhỏ, chưa thể ;àm được mọi thứ, sợ trẻ làm sai, làm hỏng và phụ huynh không đủ thời gian và không đủ kiên nhẫn chờ đợi trẻ làm đã dẫn đến cha mẹ làm hộ, làm thay trẻ trong tất cả các hoạt động ở trong gia đình à đáng lẽ đó là việc cần để cho trẻ làm để trẻ có kỹ năng tốt sau này. Trẻ nhỏ nên nhiều phụ huynh không rèn con, chỉ đưa ra yêu cầu đối với giáo viên chăm sóc tốt con khi con ở trường. Nhiều trẻ phụ huynh tạo cho trẻ có thói quen bị động như: Không biết xin đi tiểu tiện, đại tiện nên nhiều trẻ khi đến trường không có thói quen tốt trong sinh hoạt. Chưa chủ động thực hiện một số thói quen tốt trong cuộc sống. 
Cho nên qua nhiều năm giảng dạy tại nhóm trẻ 24-36 tháng tôi đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và đã đưa ra một số biện pháp mới để rèn cho trẻ 24-26 tháng có kỹ năng tự phục vụ đơn giản ở trường mầm non, để hình thành cho trẻ tính tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ khi được cô yêu cầu. Ngay vào đầu năm học mới tuy có một số trẻ chưa quen với môi trường học tập mới còn quấy khóc, những trẻ thích đến trường lớp thì tôi rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay cho trẻ để trẻ ham thích được làm những công việc vừa sức của mình để phục vụ cho bản thân, hiểu được này các cô luôn khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự lập, khi trẻ đến lớp trẻ biết chào cô, cởi dép và cất dép, ba lô đúng ngăn tủ của mình. Ngoài việc cung cấp cho các con các kiến thức trong các hoạt động các cô rèn cho các con các kỹ năng tự phục vụ bản thân ở mọi lúc, mọi nơi như lấy ghế khi vào hoạt động học hay tự lấy cốc uống nước, đi vệ sinh, rửa tay đúng nơi quy định, các con tự xúc cơm, giờ ngủ trẻ biết vào vị trí ngủ của mình, lấy gối cho mình. Hình thành cho trẻ có thói quen tốt sẽ tạo cho các con có hành vi tâm lý, nhân cách tốt sau này của trẻ. Đây chính là nhiệm vụ cô giáo cần quan tâm trong quá trình giảng dạy tại nhóm trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp: 
- Giúp cho trẻ có kỹ năng sống tốt, có thói quen và kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Giúp cho phụ huynh thay đổi nhận thức, quan niệm trẻ nhỏ không biết làm, không làm được, cha mẹ, người lớn phải làm thay trẻ. Thay đổi trong nhận thức trẻ cần phải rèn trẻ có thói quen tốt ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
- Giúp cho cô giáo nâng cao trách nhiệm trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ ngày đầu đến trường. Phát huy tính tích cực của trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động tự phục vụ. Phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Xây dựng một môi trường giáo dục tốt sẽ là cơ hội cho trẻ được tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục trong ngày để hình thành, phát triển cho trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt nhất. 
2.2. Nội dung giải pháp 
2.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Xuất phát từ những ưu và nhược điểm trên. Tôi cho rằng nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cô giáo về phụ huynh chính là một trong những nhiệm vụ rèn cho trẻ có kỹ năng sống rất cần thiết. Cô giáo cần phối hợp với cha mẹ trẻ dạy và giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ. Khi con trẻ biết tự phục vụ và chăm sóc bản thân, trẻ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống xung quanh, trẻ sẽ chủ động và tự lập trong cuộc sống.
Loại bỏ cách suy nghĩ cũng như nhận thức của người lớn, của phụ huynh có quan điểm cho rằng trẻ nhỏ chưa thể làm được, trẻ làm hỏng, làm sai sẽ làm cho trẻ sống bị động phụ thuộc vào người lớn.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ rèn cho trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt ngay từ ngày đầu tiên trẻ đến trường mầm non. 
2.2.2. Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới.
2.2.2.1. Biện pháp 1: Rèn kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các hoạt động trong ngày. 
Rèn kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của trẻ. Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân thì trẻ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi và thích ứng với môi trường mới ở trường mầm non. 
Nhiệm vụ hình thành kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ chính là tạo ra môi trường giáo dục giúp trẻ hình thành những thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày. Ngay từ nhỏ cham mẹ trẻ và người lớn cần tạo cho trẻ tính tự giác, tự lập đây chính là kỹ năng quan trọng thúc đẩy đứa trẻ hoàn thiện về nhân cách.ô giáo cần lựa chọn nội dung công việc phù hợp với khả năng của từng trẻ để trẻ hoạt động bằng khả năng của trẻ:
+ Thông qua hoạt động đón trẻ:
Cô chủ động rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ cất dép, cất đồ dùng vào đúng nơi quy định của nhóm, lớp. Cô vừa giao tiếp trao đổi với phụ huynh đón trẻ từ phục huynh đồng thời đưa ra yêu cầu nhẹ nhàng tình cảm với trẻ để trẻ tự mình cất đồ dùng cá nhân của mình.
Chẳng hạn: - Cô chào con
 - Hôm nay con ngoan quá, con chào mẹ nào?
 - Con cùng cô cất dép và đồ dùng nhé.
 - Dép đẹp của con để đâu nhỉ?
 - Ngăn tủ của con chỗ nào?
 - Con ngoan quá, đã để dép đúng nơi quy định rồi.
 - Cô cháu mình cùng lấy ghế để vào lớp học nhé.
Sau đó, khen trẻ trước cả lớp. Hôm nay bạn đã rất là ngoan đến lớp không khóc nhè. Biết chào cô, chào tạm biệt mẹ, đặc biệt bạn đã biết cất đồ dùng , cất dép đúng nơi quy định đấy. Chúng mình khen bạn nào 
 Đối với từng trẻ, cô có khích lệ riêng để trẻ hứng thú khi đến trường lớp, biết tự giác cất đồ cá nhân thì yêu cầu đối với cô phải dành thời gian nhất định để trẻ thực hiện, thao tác thường ngày với những yêu cầu nhẹ nhàng gần gũi để trẻ có thói quen tốt. 
Trong giờ đón trẻ tôi đã rèn cho trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép thông qua bài thơ: 
“Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy đến ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cô
Rồi xà vào lòng mẹ”
Hay cô dạy trẻ bài thơ:
 “Đi học hay về nhà
 Bé đều chào cha mẹ
 Cha mẹ khen em ngoan
 Thơm má em dịu dàng”
Thông qua bài thơ cô rèn cho trẻ thói quen tốt về giao tiếp ứng xử. Dạy trẻ biết chào hỏi khi đi học hay đi chơi thì bé biết chào những thành viên ở nhà, khi đến lớp chào cô giáo, khi ra ngoài gặp ai thì chào người đó, tùy theo tuổi tác của người đối diện mà có cách xưng hô phù hợp.
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua bài thơ “Đi dép”
 “Chân được đi dép
 Thấy êm êm là
 Dép cũng vui lắm
 Được đi khắp nhà.”
Cô rèn cho trẻ có thói quen đi dép, giữ gìn sức khỏe, đồng thời rèn cho trẻ có thói quen lấy dép đi ở trong lớp, biết cất gọn dôi dép mà bé đi ở nhà đến trường. Để trẻ có thói quen tốt tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ để trẻ thực hiện tốt nền nếp ở nhóm lớp. 
+ Thông qua hoạt động thể dục sáng:
Trước khi chuyển sang hoạt động thể dục sáng, tô đã rèn cho trẻ thói quen tập thể dục theo nhạc của trường. Nghe thấy tiếng nhạc cất lên trẻ chủ động nhún nhảy theo giai điệu của bản nhạc thể dục sáng, đồng thời đồng hanh đọc bài thơ “ Bé thể dục” trẻ hứng thú đọc bài thơ và tham gia theo yêu cầu của cô theo cô ra sân tập thể dục sáng. 
 “ Nghe lời cô dặn
 Chăm tập thể thao
 Đôi má hồng hào
 Đôi chân thêm khỏe,
 Đôi tay thêm dẻo
 Bé múa rất tài
 Cùng bạn hăng say
 Chăm ngoan học giỏi.”
Ở trường mầm non, tôi hằng ngày cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại các nội dung theo từng hoạt động vừa tạo hứng thú cho trẻ vừa rèn cho trẻ thực hiện tốt giờ nào việc nấy. Trẻ dần có kỹ năng tự phục vụ và tự tin tham gia vào các hoạt động chung của tập thể. 
+ Thông qua hoạt động học có chủ đích:
Thông qua các hoạt động học có chủ đích tôi đã rèn cho trẻ kỹ năng ăn, uống, vệ sinh cá nhân, kỹ năng rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh, kỹ năng mặc quần áo lồng ghép giáo dục các kỹ năng đó thông qua tất cả các hoạt động học:
Hoạt động dạy trẻ làm quen thơ –chuyện: Gắn với từng chủ đề trong năm tôi đưa nội dung rèn kỹ năng ăn uống, vệ sinh cá nhân trẻ phù hợp.
Ví dụ: Nhánh Đồ dùng quen thuộc của bé: 
Cô dạy trẻ làm quen bài thơ: “Bé đánh răng”
“Bàn chải mềm
Kem thơm quá!
Bàn chải êm
Kem ngọt quá”
“Xong hàm dưới
Đánh hàm trên
Đánh thật kỹ
Bé đừng quên”
Qua nội dung bài thơ dạy trẻ kỹ năng đánh răng. Rèn cho trẻ có thói quen tốt sau này. Đối với trẻ nhỏ hơn sau bữa ăn cô cần rèn cho trẻ có thói quen xúc miệng, lau miệng sau khi ăn, uống nước. Đối với trẻ 24-36 tháng tuy trẻ chưa đánh răng ở lớp nhưng tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở trẻ thực hiện các kỹ năng xúc miệng sau khi ăn để phòng tránh các bệnh về răng miệng.
Thông qua việc lựa chọn những câu chuyện, bài thơ đã cung cấp kiến thức vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường cho trẻ. Việc giáo dục lặp đi lặp lại nên từ khi trẻ chưa có khái niệm gì về vệ sinh cá nhân, môi trường, dần dần đã biết để đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập vào nơi quy định, biết rửa tay trước khi ăn. 
Hoạt động Nhận biết – tập nói: Chủ điểm “Đồ chơi của bé “ Tìm hiểu về các đồ dùng, đồ chơi quen thuộc của bé” để lồng ghép giáo dục ý thức lấy và cất đồ dùng đúng quy định, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, biết nhường nhịn bạn khi chơi cùng nhau. 
Hoạt động âm nhạc: Tôi dạy trẻ nội dung bài hát: “Chiếc khăn tay” giáo dục trẻ biết giữ gìn khuôn mặt sạch sẽ, biết rửa mặt hằng ngày để giữ cho đôi mắt, khuôn mặt sách sẽ. Đồng thời cho trẻ thực hành gấp khăn để lồng giáo dục trẻ kỹ năng giặt và phơi khăn giữ vệ sinh sạch sẽ.
Hoạt động ăn trưa, ngủ trưa: 
Trẻ ở ở lứa tuổi mầm non rất thích tự làm những công việc trẻ đang làm để chứng tỏ với các bạn và cô giáo tron lớp. Hiểu được điều này, các cô luôn khuyến khích trẻ để rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Các con rất hào hứng khi được giúp cô giáo những việc đơn giản như: Chuẩn bị bàn, ghế cho giờ học, giờ ăn hay tự mình sắp xếp đồ dùng ngay ngắn để vào hộp đồ dùng. 
Nhưng với trẻ 24-36 tháng đầu năm học tôi rèn cho trẻ tự giác ngồi vào vị trí của mình, Đến giờ ăn trẻ biết ngồi vào bàn để chuẩn bị ăn, tự cầm thìa xúc cơm, biết mời cơm cô giáo, mời cơm các bạn. Trẻ có kỹ năng cầm thìa, cầm bát, xúc cơm không rơi vãi cô thường xuyên nhắc nhở trẻ tập trung ăn, không nói chuyện, không trêuđùa các bạn trong giờ ăn. Nhắc nhở trẻ xúc cơm vừa phải không xúc quá nhiều tránh rơi vãi cơm ra bàn. Trong giờ ăn, các bé được tập cách bê bát ăn cơm một cách cẩn thận về chỗ ngồi của mình và sau khi ăn xong các bé biết tự mang bát đến nơi cất.
Khi trẻ ăn xong, cô nhắc trẻ lấy khăn đúng có kỹ hiệu của trẻ để giửa mặt, lau miệng, nhắc trẻ xúc miệng, uống nước trước khi đi ngủ trưa. Đây là việc làm thường ngày nếu không nhắc nhở thường xuyên, không hướng dẫn trẻ thì trẻ sẽ không có kỹ năng tự phục vụ.
 Đối với giờ ngủ trưa của trẻ: sau khi trẻ vệ sinh cá nhân xong cô bật nhạc không lời các bài hát ru, các bài hát ru trữ tình mang âm hưởng dân ca để đưa trẻ vào giấc ngủ. Mỗi khi trẻ được nghe nhạc là trẻ biết đến giờ ngủ trưa hoặc cho trẻ dọ bài thơ “Giờ đi ngủ” để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào giấc ngủ. Trẻ tự giác lên giường, về đúng vị trí gối của trẻ để trẻ ngủ. Trước khi ngủ cô bao quát từng trẻ để vệ sinh cá nhân như kiểm tra về trang phục, nếu trẻ mặc áo quá dày thì cởi bớt cho trẻ dễ ngủ. Tạo cho trẻ có thói quen ngủ đủ, ngủ đúng cần rèn cho trẻ có thói quen ngủ tốt. Nhắc nhở nhở những trẻ khó ngủ không được đặt tay ở vị trí ngực; Không để trẻ năm sấp quá lâu, Cô thay đổi tư thế ngủ để trẻ ngủ đủ giấc. 
	Để trẻ trong lớp có thói quen ngủ tốt không phải đơn giản mà cần có sự quan tâm tận tình của cô giáo trong quá trình thực hiện rèn nền nếp thói quen cho trẻ.
2.2.2.2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
 Tổ chức cho trẻ vui chơi ở buổi chơi dài: Hoạt động chơi cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ. Khi chơi sẽ giúp trẻ phát triển về: Khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi. Giúp trẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý. Trong khi cho trẻ chơi cô khuyến khích trẻ chơi cùng bạn, biết nhường đồ chơi cho bạn. Khi trẻ chơi cô luôn luôn có mặt bao quát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Các hoạt động trong giờ vui chơi đều thu hút, tập chung được sự hứng thú của trẻ. 
Ở góc chơi “Thao tác vai ” chủ đề: “ Đồ chơi của bé” cô cho trẻ chào bạn búp bê. Cô giáo đăt một số câu hỏi: Đây là cái gì? Với đồ chơi này con có thể chơi trò chơi gì? nếu câu hỏi nào trẻ không trả lời đươc cô có thể gợi mở cho trẻ hoặc cô nói trươc và yêu cầu trẻ nói theo cô.
Trong quá trình chơi: Sau khi đưa trẻ về các góc chơi cô nhanh nhẹn về các goc chơi để hướng dẫn trẻ chơi. Cô nhập vai chơi cùng trẻ để gợi ý cho trẻ cách chơi khi thấy trẻ lúng túng.
 * Góc bé thao tác vai: Trò chơi nấu ăn. Cô quan sát và hướng dẫn trẻ 1 số thao tác trong khi nấu ăn,hướng dẫn trẻ cách bầy thức ăn của bé lên bàn khi nấu xong. Tôi đã rèn cho trẻ kỹ năng bày xếp mâm, khi ăn cô làm mẫu cho trẻ cách mời cơm, cách cầm thìa, cầm bát, cách nhai cơm không vừa nói và vừa, đùa trong khi ăn. Đây là kỹ năng rất cần thiế

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_ren_mot_so_ky_nang_tu_phu.docx
Giáo Án Liên Quan