Báo cáo sáng kiến một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng

Phát triển vận động là một trong những nội dung quan trọng trong nội dung giáo dục của các trường mầm non nhằm đào tạo nên những thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và sáng tạo trong suy nghĩ, hành động. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ ở giai đoạn mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi ở giai đoạn này thì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều cao, cân nặng, hệ thần kinh, hệ hô hấp, cơ xương Nhận thức được tầm quan trọng đó và để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 - 36 tháng.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng để áp dụng sáng kiến:

Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những điều kiện cần thiết như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, một số nguyên vật liệu

Đối tượng để áp dụng sáng kiến là: Giáo viên, phụ huynh, học sinh.

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021 tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng do tôi phụ trách.

3. Nội dung sáng kiến:

 Sáng kiến nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ cho trẻ 24 - 36 tháng bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Xây dựng kế hoạch tổ chức PTVĐ theo chủ đề, xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ vận động, lựa chọn hình thức sáng tạo

 

doc51 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo sáng kiến một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 - 36 tháng.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vận động
3. Tác giả: 
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thiệp (Nữ)
- Ngày tháng/năm sinh: 02/10/1976
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non công lập Thạch Khôi 
- Điện thoại: 0988172537
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non công lập Thạch Khôi – Phường Thạch Khôi - Thành phố Hải Dương.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non công lập Thạch Khôi.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ phát triển vận động, một số nguyên vật liệu
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2020 đến tháng 02/2021
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thiệp
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Phát triển vận động là một trong những nội dung quan trọng trong nội dung giáo dục của các trường mầm non nhằm đào tạo nên những thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và sáng tạo trong suy nghĩ, hành động. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ ở giai đoạn mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi ở giai đoạn này thì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều cao, cân nặng, hệ thần kinh, hệ hô hấp, cơ xương Nhận thức được tầm quan trọng đó và để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 - 36 tháng.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng để áp dụng sáng kiến:
Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những điều kiện cần thiết như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, một số nguyên vật liệu
Đối tượng để áp dụng sáng kiến là: Giáo viên, phụ huynh, học sinh.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021 tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng do tôi phụ trách.
3. Nội dung sáng kiến: 
 Sáng kiến nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ cho trẻ 24 - 36 tháng bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Xây dựng kế hoạch tổ chức PTVĐ theo chủ đề, xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ vận động, lựa chọn hình thức sáng tạo 
 * Tính mới, tính sáng tạo của đề tài.
Chuyên đề “Phát triển vận động” trong trường mầm non tuy đã được triển khai từ những năm học trước, song việc tổ chức cho trẻ phát triển vận động chưa thực sự có hiệu quả. Trong sáng kiến này có biện pháp được tôi sử dụng giống biện pháp của một số bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên các biện pháp mà tôi đưa ra đều được phân tích, lý giải và có minh chứng cho từng giải pháp mang tính thuyết phục cao. Đặc biệt biện pháp “Lựa chọn hình thức tổ chức sáng tạo, đa dạng, phong phú” và biện pháp “Xây dựng các hoạt động PTVĐ theo hướng tích hợp và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ” là điểm mới của đề tài.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến.
	Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi tại các nhóm lớp khác trong trường và cho tất cả các trường, lớp mầm non khác tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng nhóm lớp, từng trường, tùy vào khả năng của giáo viên và của trẻ.
* Lợi ích thiết thực của sáng kiến.
Với những biện pháp tôi đưa ra đã giúp giáo viên có nhận thức sâu sắc hơn, hiểu được ý nghĩa và có kỹ năng xây dựng, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Giúp trẻ củng cố và phát triển tốt các kỹ năng vận động. 
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Áp dụng đề tài: Một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 - 36 tháng, tại trường mầm non tôi đang công tác đã thu được kết quả khá rõ nét và mang lại hiệu quả đáng kể. Giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách hiệu quả. 
5. Đề xuất khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Để các giải pháp của tôi trình bày được nhân rộng cần có sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và nhà trường để cùng nghiên cứu các biện pháp và triển khai tới toàn thể giáo viên trong các đợt tập huấn, chuyên đề... Đồng thời, nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp trên để mở rộng diện tích khuôn viên trường học, đầu tư thêm một số trang thiết bị, dụng cụ vận động, tăng cường tổ chức cho giáo viên đi thăm quan, học tập ở trường bạn.
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- PTVĐ: Phát triển vận động
- GDMN: Giáo dục mầm non
- VĐCB: Vận động cơ bản
- BTPTC: Bài tập phát triển chung
- TCVĐ: Trò chơi vận động
- CS - GD: Chăm sóc – giáo dục
- GDTC: Giáo dục thể chất
- VĐ: Vận động
- CĐ: Chưa đạt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non - NXB Giáo dục Việt Nam
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN chu kỳ II(2004 - 2007) - Vụ Giáo dục mầm non - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Đặng Hồng Phương - Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư phạm - 2008.
3. Hoàng Thị Bưởi - Phương pháp giáo dục thể chất trẻ em. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001.
	4. Nguyễn Sinh Thảo - Nguyễn Thị Tuất - Các hoạt động phát triển vận động của trẻ Mầm non (Theo chương trình giáo dục mầm non mới). 
5. Đặng Đức Thao, Trần Tân Tiến - Thể dục và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ. NXB Giáo dục - 1998.
	6. Phùng Thị Hường - Đặng Lan Phương - Trò chơi vận động và bài tập thể dục sáng cho trẻ từ 2 - 6 tuổi.
7. TS.Trần Thị Ngọc Trâm - Lê Thu Hương - PGS.TS. Lê Thị ÁnhTuyết - Huớng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 - 36 tháng tuổi.
8. Tài liệu bồi dưỡng mầm non ( 
+ Module MN 1- Đặc điểm phát triển thể chất. 
+ Module MN 21 - Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực giáo dục thể chất.
9. Trần Tân Tiến, Bùi Kim Tuyến - Bài soạn hướng dẫn trẻ mẫu giáo học thể dục. Bộ GD&ĐT, Trung tâm nghiên cứu giáo viên.
10. Đặng Hồng Phương - Sự phát triển thể chất trẻ em. 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
3. Nội dung sáng kiến
* Tính mới tính sáng tạo của đề tài
* Khả năng áp dụng sáng kiến
* Lợi ích thiết thực của sáng kiến
4. Khẳng định giá trị sáng kiến
5. Đề xuất - khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1
1.1. Cơ sở lí luận
1
1.2. Cơ sở thực tiễn
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Điều tra thực trạng
3
3.1. Nội dung điều tra
3
3.2. Kết quả điều tra
3
3.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
3
3.2.1.1. Ưu điểm
3
3.2.1.2. Hạn chế
3
3.2.2. Thực trạng giáo viên trong khối, lớp xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động theo chủ đề.
3
3.2.2.1. Ưu điểm
3
3.2.2.2. Hạn chế
4
3.2.3. Thực trạng khả năng tập trung và hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động, khả năng tích cực vận động, kĩ năng vận động của trẻ.
4
3.2.3.1. Ưu điểm
4
3.2.3.2. Hạn chế
4->5
3.2.4. Thực trạng mức độ nhận thức của phụ huynh về việc quan tâm phát triển vận động cho trẻ.
5->6
4. Các biện pháp thực hiện
6
4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDPTVĐ theo chủ đề
6->8
4.2. Biện pháp 2: Xây dựng các hoạt động phát triển vận động theo hướng tích hợp và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
8>10
4.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục - tạo hứng thú cho trẻ vận động.
10
4.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục PTVĐ ngoài trời và trong lớp.
11->12
4.3.2. Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ.
12->14
4.3.3. Thiết kế một số trò chơi vận động thu hút trẻ tích cực tham gia vận động.
14->16
4.3.4. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua sáng tác lời ca, đồng dao khi tổ chức trò chơi vận động.
16->17
4.3.5. Thường xuyên khuyến khích, động viên, khen ngợi trẻ
17->18
4.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị tốt tác phong, tâm thế trước khi lên lớp
18->19
4.5. Biện pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức sáng tạo, đa dạng, phong phú.
19
4.5.1. Sáng tạo các hình thức tổ chức
19->20
4.5.2. Xây dựng các hoạt động trong tiết học thành một chương trình vui chơi cho trẻ phù hợp với từng nội dung các vận động, từng chủ đề
20->21
4.5.3. Tổ chức cho trẻ tập dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá trình thực hiện các bài tập vận động
22
4.5.3.1. Hình thức tập đồng loạt
22
4.5.3.2. Hình thức tập nối tiếp
22
4.5.3.3. Hình thức tập theo nhóm
22
4.5.3.4. Hình thức tập cá nhân
23
4.6. Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trong giờ giáo dục phát triển vận động.
23->26
4.7. Biện pháp 7: Nâng cao chất lượng giáo dục PTVĐ cho trẻ qua các hoạt động trong ngày.
26
4.7.1. Hoạt động thể dục sáng
26
4.7.2. Trong hoạt động chơi tập có chủ định
27->28
4.7.2.1. Hoạt động nhận biết 
28
4.7.2.2. Hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
28->29
4.7.2.3. Hoạt động cho trẻ làm quen với tạo hình
29->30
4.7.2.4. Hoạt động giáo dục Âm nhạc
30
4.7.3. Hoạt động dạo chơi ngoài trời
30->32
4.7.4. Hoạt động chơi ở các góc
32->33
4.7.5. Hoạt động ăn, ngủ
33
4.7.6. Hoạt động chơi tập buổi chiều
33->34
4.7.7. Thông qua ngày hội ngày lễ
34->35
4.8. Biện pháp 8: Công tác tuyên truyền - phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ.
35
4.8.1. Công tác tuyên truyền
35
4.8.2. Phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ.
35->37
5. Kết quả đạt được
37
5.1. Về cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức hoạt động PTVĐ cho trẻ.
37
5.2. Về phía giáo viên.
37
5.3. Về phía trẻ.
38->39
5.4. Về phía phụ huynh
39
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
39->40
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
41
1. Kết luận
41
2. Khuyến nghị
41->42
2.1. Đối với cấp trên
42
2.2. Đối với nhà trường
42
2.3. Đối với giáo viên
42
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1. Cơ sở lý luận.
	Trong mỗi đứa trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển theo một trình tự nhất định. Những giai đoạn này được ví như những bậc thang. Bởi mỗi đứa trẻ đều ẩn một tiềm năng. Sự chuẩn bị hoàn hảo cho trẻ ở những giai đoạn đầu đều là sự: “Khởi đầu cho những ước mơ” đến con đường thành công cho tương lai của bé. Đây là thời kỳ mấu chốt và quan trọng nhất, ở thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: ăn, nói, nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Chúng ta phải chăm sóc thật tốt, thật chu đáo, người giáo viên mầm non ngoài việc hướng đẫn cho trẻ vui chơi, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động đặc biệt là phát triển vận động. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt với cơ thể đang phát triển như trẻ 24 - 36 tháng.
Học thuyết Mác - Lê nin đã từng khẳng định rằng “Giáo dục vận động là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với sự phát triển con người một cách toàn diện”. Ở Việt Nam, Bác Hồ là người kế tiếp sự nghiệp của C.Mác và các nhà khoa học khác. Bác Hồ nói:“Muốn làm việc được phải luyện tập thể dục thể thao”. Kêu gọi mọi người tập thể dục Bác đã nói:“Muốn có xã hội mạnh khỏe thì con người phải khỏe mạnh...”. Trong nghị quyết trung ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt trú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo dục trẻ mầm non là mức độ ban đầu, là mắt xích của nền giáo dục toàn dân. Nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ phải được thực hiện ngay từ mắt xích đầu tiên này và trên cơ sở đó nó sẽ được tiếp tục thực hiện trong các cấp học tiếp theo.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Theo chương trình GDMN trẻ nhà trẻ mục tiêu của GDMN là tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển về bốn lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Trong đó, giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. 
Từ trước đến nay, giáo dục PTVĐ cho trẻ là một trong những chuyên đề luôn được quan tâm và được thực hiện thường xuyên và liên tục. Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chuyên sâu chuyên đề “Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ trong trường mầm non” với mục tiêu nâng cao chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyên đề vẫn còn gặp nhiều khó khăn: diện tích khuôn viên của nhà trường còn chật hẹp, đồ dùng , dụng cụ vận động còn sơ sài, đơn điệu, chưa thu hút được trẻ. Nhiều giáo viên chưa khai thác hết được tầm quan trọng của phát triển vận động đối với sự phát triển của trẻ. Một số giáo viên chưa tích cực, sáng tạo trong việc tạo môi trường vận động, chưa tạo được nhiều cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. Nhiều giáo viên khi lựa chọn các hoạt động PTVĐ còn cứng nhắc chỉ tập trung vào bài thể dục sáng, BTPTC hay VĐCB, chưa quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các hình thức tổ chức hoạt động PTVĐ phong phú, đa dạng để củng cố và rèn kỹ năng vận động cho trẻ vì vậy chưa phát huy hết được tính tích cực vận động của trẻ.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ cũng như mong muốn được chia sẻ các biện pháp nâng cao chất lượng GDPTVĐ đồng thời nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 - 36 tháng”
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
	Đây là đề tài giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng trong trường mầm non.
3. Thực trạng của vấn đề.
Mục đích của công tác khảo sát điều tra là nắm bắt được tình hình thực tế kết quả trên trẻ để có những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc nâng cao phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng. Vì vậy tôi đã tiến hành điều tra một số nội dung sau:
3.1. Nội dung điều tra. 
- Điều tra thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
- Điều tra thực trạng giáo viên trong khối, lớp xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động theo chủ đề.
- Điều tra thực trạng khả năng tập trung và hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động, khả năng tích cực vận động, kỹ năng vận động của trẻ.
- Điều tra mức độ nhận thức của phụ huynh về việc quan tâm phát triển vận động cho trẻ.
3.2. Kết quả điều tra.
Sau thời gian điều tra thực trạng các nội dung trên tôi thu được những kết quả như sau:
3.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
3.2.1.1. Ưu điểm.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển vận động.
- Môi trường sư phạm sạch đẹp khang trang. Lớp được đầu tư trang thiết bị dạy học, đồ dùng, dụng cụ dạy học phù hợp với trẻ.
3.2.1.2. Hạn chế.
- Một số trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động phát triển vận động còn nghèo nàn, chưa phong phú.
3.2.2. Thực trạng giáo viên trong khối, lớp xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động theo chủ đề.
3.2.2.1. Ưu điểm
- Giáo viên nhiệt tình quan tâm, yêu thương, tôn trọng trẻ.
- Giáo viên được phòng giáo dục và đào tạo, tổ chuyên môn bồi dưỡng cách xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa ngay từ đầu năm học.
3.2.2.2. Hạn chế.
- Trình độ của giáo viên chưa đồng đều. Chưa tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm phát triển vận động cho trẻ.
- Giáo viên lựa chọn nội dung PTVĐ chưa theo nguyên tắc đồng tâm phát triển.
- Phương pháp của giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo, còn cứng nhắc. Chưa quan tâm dạy trẻ “Lấy trẻ làm trung tâm”. Hình thức dạy học chưa quan tâm đến cá nhân trẻ không phát huy được tính tích cực của trẻ.
3.2.3. Thực trạng khả năng tập trung và hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động, khả năng tích cực vận động, kỹ năng vận động của trẻ.
3.2.3.1. Ưu điểm.
- Trẻ học đúng độ tuổi 24 - 36 tháng giúp giáo viên nắm bắt được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ.
3.2.3.2. Hạn chế
- Trẻ 24 - 36 tháng là độ tuổi vẫn còn non nớt, một số cháu còn nhút nhát chưa mạnh dạn thực hiện bài tập, trẻ đến trường còn quấy khóc lâu, hay nôn trớ, sức đề kháng của trẻ còn yếu, trẻ hay nghỉ học vì ốm, nghỉ lâu dài.
- Trẻ nhập học không trong thời gian cố định mà vào rải rác trong năm học nên nhiều trẻ chưa quen cô, quen bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, đa số trẻ chưa có nề nếp, thói quen. 
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, trong quá trình tìm hiểu thực tế, tôi luôn cố gắng tận dụng tối đa mọi hình thức, thời gian, phương pháp để tiến hành việc khảo sát về thực trạng khả năng tập trung và hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động, khả năng tích cực vận động, kỹ năng vận động của trẻ. Tôi đã khảo sát trên 10 trẻ ở thời điểm đầu năm học 2020 – 2021.
Sau khi tiến hành khảo sát, kết quả như sau:
Thời điểm khảo sát
Tổng số trẻ khảo sát
Trẻ có khả năng tập trung và hứng thú khi tham gia hoạt động
Trẻ tích cực trong giờ học với cô
Trẻ khỏe mạnh có thể lực tốt
Trẻ có kỹ năng vận động
Tháng 9/2020
10
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
6
4
5
5
6
4
5
5
60%
40%
50%
50%
60%
40%
50%
50%
Qua số liệu khảo sát trên thấy: Tỷ lệ trẻ có khả năng tập trung và hứng thú khi tham gia hoạt động đạt 60%; tỷ lệ trẻ tích cực trong giờ học với cô chỉ đạt 50%; tỉ lệ trẻ khỏe mạnh có thể lực tốt đạt 60%; tỉ lệ trẻ có kỹ năng vận động đạt 50%. Như vậy tỉ lệ trẻ đạt các tiêu chí trên là rất thấp, số trẻ chưa đạt còn nhiều chiếm tỉ lệ cao.
3.2.4. Thực trạng mức độ nhận thức của phụ huynh về việc quan tâm phát triển vận động cho trẻ.
Khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành điều tra nhận thức của phụ huynh về việc quan tâm hiểu biết tầm quan trọng, tác dụng của vận động đối với sự phát triển của trẻ nhỏ và thu được kết quả như sau:
Thời điểm khảo sát
Số
phụ huynh
Quan tâm
Tỷ lệ
Không quan tâm
Tỷ lệ
Tháng 9/2020
10
3
30%
7
70%
Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy: nhận thức của các bậc phụ huynh về phát triển vận động của trẻ còn thấp. Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ còn cho rằng vận động là phát triển một cách tự nhiên trẻ cứ lớn lên là trẻ khỏe mạnh có kỹ năng vận động nhanh nhẹn bền bỉ không cần phải học tập và rèn luyện. Cụ thể có 10 phụ huynh được khảo sát thì chỉ có 30% phụ huynh quan tâm đến phát triển vận động cho trẻ, số phụ huynh không quan tâm là 70%.
Từ đó tôi đã nghiên cứu nhằm khắc phục những nguyên nhân, hạn chế đó và tôi đã tìm ra “Một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” cho trẻ 24 - 36 tháng” như sau:
4. Các biện pháp thực hiện.
4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động PTVĐ theo chủ đề.
Dựa trên kế hoạch năm học của Ban giám hiệu và giáo viên cốt cán xây dựng; Căn cứ vào nội dung trong chương trình GDMN sau chỉnh sửa theo độ tuổi; Căn cứ vào hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển giáo dục thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho phù hợp với khả năng của trẻ lớp tôi. Tôi lựa chọn những nội dung phù hợp vừa sức của trẻ để rèn cho trẻ thì sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp cho trẻ có hứng thú tích cực tham gia vận động. Các bài tập được trình bày, sắp xếp theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, với các hoạt động khác và các sự kiện. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ như yêu cầu quá cao, quá khó so với lứa 

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_chuyen_de_n.doc