Biện pháp nâng cao chất lượng "Chăm sóc và nuôi dưỡng"

Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khoẻ trẻ trong các trường Mầm Non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã hội. Chăm sóc nuôi dưỡng – Giáo dục là hai nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng quan trọng, chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khoẻ cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hoà cân đối về thể chất, trẻ khoẻ mạnh và thông minh. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng tốt chính là tạo điều kiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đẩy lùi tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, dư cân – béo phì

Năm học 2010 – 2011 là năm học thứ hai tôi công tác tại môi trường có cơ sở vật chất khang trang, thoáng mát đủ điều kiện nuôi dạy cháu tốt; lớp học, sân chơi vườn trường xanh sạch đẹp hơn. Bếp ăn được xây dựng đảm bảo quy trình bếp một chiều, sạch, đẹp. Đội ngũ Giáo viên – công nhân viên lâu năm tận tâm với nghề nhưng bên cạnh đó cũng có một số giáo viên mới ra trường còn lúng túng trong việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chưa linh hoạt trong xử lý tình huống, chưa chú ý đến việc tổ chức bữa ăn làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 19090 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng "Chăm sóc và nuôi dưỡng", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Taùc giaû :Nguyeãn Theá Yeán
Naêm Sinh : 25/07/1968
Thời gian thực hiện : Từ tháng 9/ 2010 đến tháng 3/2011
PHÒNG GIAÙO DUÏC - ÑAØO TAÏO Q11
 TRÖÔØNG MAÀM NON 5
Taùc giaû : Nguyeãn Theá Yeán
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khoẻ trẻ trong các trường Mầm Non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã hội. Chăm sóc nuôi dưỡng – Giáo dục là hai nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng quan trọng, chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khoẻ cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hoà cân đối về thể chất, trẻ khoẻ mạnh và thông minh. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng tốt chính là tạo điều kiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đẩy lùi tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, dư cân – béo phì 
Năm học 2010 – 2011 là năm học thứ hai tôi công tác tại môi trường có cơ sở vật chất khang trang, thoáng mát đủ điều kiện nuôi dạy cháu tốt; lớp học, sân chơi vườn trường xanh sạch đẹp hơn. Bếp ăn được xây dựng đảm bảo quy trình bếp một chiều, sạch, đẹp. Đội ngũ Giáo viên – công nhân viên lâu năm tận tâm với nghề nhưng bên cạnh đó cũng có một số giáo viên mới ra trường còn lúng túng trong việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chưa linh hoạt trong xử lý tình huống, chưa chú ý đến việc tổ chức bữa ăn làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn..
Làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng của giáo viên để đáp ứng với chương trình mới hiện nay. Vì vậy tôi thấy việc thực hiện có hiệu quả về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một trong những biện pháp để huy động trẻ đến lớp và phải làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc giáo dục trẻ tuổi mầm non. Do đó tôi luôn tìm tòi suy nghỉ ra những sáng kiến để “Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng” ngày càng tốt hơn.
NỘI DUNG CHÍNH
Diễn biến tình huống:
Trường Mầm Non là nơi tập trung đông trẻ với nhiều lứa tuổi và chế độ chăm sóc khác nhau.Vì thế mà công việc đầu tiên của trường là phải đề ra nhiều biện pháp như tổ chức cho trẻ ăn đúng chế độ, đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng, phòng chống SDD-DCBP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh.
Từ thực tiễn công tác, tôi đề ra một số sáng kiến kinh nghiệm trong thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và cũng nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và đồng thời đẩy mạnh công tác phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân – béo phì cho trẻ, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Bên canh đó giúp cho trẻ biết được các công việc lao động tự phục vụ như rửa tay, lau mặt, phụ cô chuẩn bị giờ ăn...Khi thực hiện xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục một số giáo viên ở các lớp còn hạn chế khi đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, chưa linh hoạt xử lý tình huống, chưa sáng tạo, tổ chức còn áp đặt, chưa chú ý phát triển cá nhân, còn lúng túng trong việc tổ chu7c1ca1c hoạt động chăm sóc trẻ như thế nào để đảm bảo trẻ phát triển tốt về mọi mặt.
Biện pháp xử lý:
2.1/ Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng , đảm bảo cho trẻ ăn đủ bữa trong ngày và an toàn:
Tổ chức lớp bán trú cho trẻ tại trường, đảm bảo chế độ ăn cho trẻ theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thục đơn phù hợp. Đặt biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí ấp cúng giúp trẻ luôn có cảm giác như bữa ăn ở gia đình, trẻ ăn ngon miệng.
Tổ chức vườn rau của bé tại các cơ sở có điều kiện để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ. ( như vườn gấc)
Đảm bảo 100% trẻ có đủ nước sạch và thực phẩm an toàn. 
Thực hiện qui trình bếp ăn theo nguyên tắc 1 chiều. Thực phẩm phải được đóng gói và có dấu của công ty
Tăng cường giám sát bếp ăn, thăm lớp dự giờ ăn các nhóm, lớp 
Phối hợp với Trạm Y tế và UBND Phường trong kiểm tra VSATTP bếp ăn
Thực hiện nhiều chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý phù hợp với từng độ tuổi. Có kế hoạch kiểm tra hoạt động hàng ngày của GV về thời gian tổ chức vận động cho trẻ và bếp ăn về chế độ ăn của trẻ SDD, DC-BP. Giáo dục trẻ biết lao động tự phục vụ.
Sử dụng phần mềm dinh dưỡng để thiết kế khẩu phần đủ năng lượng, đủ chất và cân đối. Thiết kế 1 số thực đơn đạt chất lượng và cân đối các chất dinh dưỡng
Tăng cường giám sát cân đo, ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng của trẻ, có biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì cho trẻ một cách hiệu quả: 100% trẻ được cân đo và theo dõi biểu đồ.
Thay đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn cho trẻ “ ăn theo nhu cầu ” (trẻ tự múc thức ăn : cơm, món mặn và món canh) 
2.2/ Chăm sóc sức khoẻ tốt, phòng bệnh, phòng dịch an toàn:
Tổ chức khám sức khỏe tổng quát - tẩy giun cho trẻ và cho tất cả CB.GV.CNV 2 lần/năm học, tổ chức cho các cháu dưới 3 tuổi uống Vitamin A 2 lần/năm học
Tầm soát thị lực các cháu mẫu giáo, nhằm phát hiện các cháu bị giảm thị thông báo cho phụ huynh đưa trẻ khám điều trị và đeo kính kịp thời.
Tạo điều kiện 100% Giáo viên, cấp dưỡng và các thành viên trực tiếp với trẻ tham gia lớp Vệ sinh an toàn thực phẩm, lớp sơ cấp cứu.
Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, phòng dịch; phòng tai nạn thương tích, ngộ độc thực phẩm. 
Tổng vệ sinh, tẩy trùng bằng cloramin B hàng tuần vào thứ sáu. Phát hiện kịp thới các dịch bệnh phát sinh tại lớp, có biện pháp triệt để và thông tin cho các cấp có liên quan để cùng hỡ trợ.
2.3/ Thực hiện tốt công tác truyền thông
Hàng năm nhân các buổi họp đầu năm, nhà trường tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, thông báo sức khoẻ của từng trẻ SDD cân nặng và chiều cao, dư cân – béo phì để phụ huynh nắm được và có kế hoạch cùng nhà trường chăm sóc riêng. 
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền thiết thực như tổ chức thi trắc nghiệm, bản tin tuyên truyền, đã giúp cho các phụ huynh hiểu được một số kiến thức và kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ, như: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi; phương pháp chăm sóc và phòng bệnh trẻ; cách giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát.; các điều kiện chăm sóc trẻ ở trường, ở nhà...Nhà trường cũng đã chủ động phối, kết hợp chặt chẽ với chính quyền cùng các ban, ngành địa phương, nhất là với ngành y tế để xây dựng nội dung và hình thức tuyên truyền cho hiệu quả. 
Nhà trường thường xuyên cung cấp bài, tin phổ biến rộng rãi kiến thức, kinh nghiệm và kết quả chăm sóc trẻ của trường đến cộng đồng. Lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các nhóm trang trí lớp thực hiện tuyên truyền ngay trong lớp học, trong trường bằng các hình thức phù hợp như tranh, ảnh, Pano, áp phích, bảng tin...vv.
Hiệu quả ban đầu:
Giáo viên thực hiện tốt các thao tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Tỉ lệ trẻ SDD – DCBP giảm tương đối cao
Trẻ phát triển thể lực tốt, tăng cân đều hàng tháng
Thực hiện tốt các hoạt động phát triển thể chất, giáo dục dinh dưỡng, lao động tự phục vụ…
Qua công tác tuyên truyền phụ huynh tham gia tích cực vào hoạt chăm sóc chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc vệ sinh…
Kiểm nghiệm:
Cần tăng cường công tác kiểm tra dự giờ giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng hành tuần nhằm rút kinh nghiệm kịp thời các mặt tồn tại
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong phụ huynh, đội ngũ, các cháu.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Hàng tháng định kỳ sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn.
Tự nhận xét kết quả:
Qua thực hiện tốt các biện pháp trên tôi thấy các cháu phát triển về thể lực và các mặt khác đều đạt hiệu quả cao.
Nhà trường luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn thực phẩm và khâu chế biến thực phẩm, nên không có trường hợp ngộ thực phẩm xảy ra.
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần đạt : 55 % 
Không xảy ra trường hợp bệnh dịch trong nhà trường
Kết quả kiểm tra y tế học đường đạt xuất sắc
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nên nhận thức của phụ huynh, học sinh, đội ngũ GV.CNV cũng phần nào được nâng cao.
Thẩm định tay nghề giáo viên :
Cấp Trường : 6/11 xếp loại A
Cấp Quận : 4/11 xếp loại A
Cấp dưỡng : 5/5 xếp loại A cấp Quận.
Kết quả giảm tỉ lệ trẻ SDD – DCBP đạt tương đối cao
MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Đội ngũ Giáo viên, Bảo mẫu, cấp dưỡng nắm vững thêm kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng và được sự quan tâm của cấp trên.
Chưa được đồng thuận của một số phụ huynh trong công tác phòng chống và giảm tỉ lệ trẻ dư cân béo phì, mất nhiều thời gian tuyên truyền cho phụ huynh hiểu và phối hợp cùng với nhà trường thực hiện tốt hơn
NHỮNG BÀI HỌC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN & VẬN DỤNG KINH NGHIỆM :
Tập thể Giáo viên, công nhân viên cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong toàn trường, từ đó đề ra biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của từng nhóm lớp nói riêng và của nhà trường nói chung.
Thường xuyên dự giờ bồi dưỡng và tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng cho đội ngũ GV.CNV để thảo luận, rút kinh nghiệm đưa ra những biện pháp tốt nhất nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong phụ huynh, giúp họ có kiến thức về dinh dưỡng, cách phòng bệnh, nhận rõ trách nhiệm và tham gia cùng với nhà trường thực hiện có hiệu quả hơn.
Tham mưu với cấp trên để hỗ trợ nhiều mặt và phối hợp với các ban ngành có liên quan.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng góp phần quan trọng và tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng.
KẾT LUẬN :
Qua quá trình thực hiện, nhà trường đã xây dựng được cách thức tổ chức chỉ đạo như : xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất, phát động thi đua … thực tế cho thấy muốn “Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng” thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, giữa gia đình – nhà trường, giữa nhà trường – xã hội.
Từ những kinh nghiệm rút ra và kết quả đạt được trong năm học này thì trong năm học tới tôi xin cố gắng hơn nữa trong việc học hỏi và tìm tòi sáng tạo hơn trong công tác, đồng thời cùng tập thể nhà trường đề ra những biện tốt hơn để việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng các cháu ngày càng tốt hơn.
Q11, ngày 10 tháng 03 năm 2011
Người viết SKKN
Nguyễn Thế Yến
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SKKN
( ký tên & đóng dấu )
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Q11
TRƯỞNG PHÒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SKKN
( ký tên & đóng dấu )

File đính kèm:

  • docSKKN mamnon.doc