Bộ sưu tập trò chơi nhỏ

1/ Mưa rơi :

* Vòng tròn chú ý theo người điều khiển .

- Người điều khiển đưa tay xuống thắt lưng, cả vòng tròn vỗ tay nhẹ (mưa nhỏ)

- Người điều khiển đưa tay cao dần, vỗ tay tổ chức dần và nhanh dần.

- Khi người điều khiển đưa tay vòng qua đầu, vỗ tay nhanh và lớn (mưa to)

Chú ý : Người điều khiển có thể đưa lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần với tộc độ nhanh chậm khác nhau tạo nên âm thanh hay.

Để gợi ý sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn thành 2 nhóm và thực hiện theo hai tay của người điều khiển.

Trò chơi cũng có thể biến dạng :

 Mưa nhỏ tiếng động (rì, rì, rì .)

 Mưa lớn tiếng động (ù, ù, ù .)

 Khi người điều khiển tung tay cao tạo thành tiếng sét (đoàng)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ sưu tập trò chơi nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 6 
1/ Mưa rơi :
* Vòng tròn chú ý theo người điều khiển .
- Người điều khiển đưa tay xuống thắt lưng, cả vòng tròn vỗ tay nhẹ (mưa nhỏ)
- Người điều khiển đưa tay cao dần, vỗ tay tổ chức dần và nhanh dần.
- Khi người điều khiển đưa tay vòng qua đầu, vỗ tay nhanh và lớn (mưa to)
Chú ý : Người điều khiển có thể đưa lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần với tộc độ nhanh chậm khác nhau tạo nên âm thanh hay.
Để gợi ý sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn thành 2 nhóm và thực hiện theo hai tay của người điều khiển.
Trò chơi cũng có thể biến dạng :
 Mưa nhỏ tiếng động (rì, rì, rì ...)
 Mưa lớn tiếng động (ù, ù, ù ...)
 Khi người điều khiển tung tay cao tạo thành tiếng sét (đoàng)
2. Kết đoàn :
* Người điều khiển ra giữa vòng tròn và hô to "Đoàn kết, đoàn kết"
Vòng tròn đồng thanh nói "Kết mấy, kết mấy"
Ví dụ :
Hô "kết 1 nam 1 nữ". Khi hồi còi vang lên, các nhóm tập hợp bắt bài hát
Người điều khiển đi kiểm tra, nhóm nào không đủ số là vi phạm luật chơi. Xử phạt.
 Có thể cải biên trò chơi, vòng tròn hô "chụm mấy, chụm mấy"
Người điều khiển hô "chụm 4 mũi với nhau"
 Hay "kết vần, kết vần", vòng tròn hô "vần gì, vần gì"
Người điều khiển "vần H-K-L", người nào có vần H, K, L chụm lại với nhau thành vòng tròn.
3. Theo bước chân anh :
Tất cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người điều khiển chạm đất. Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà vòng tròn có người vỗ tay là vi phạm luật chơi.
4. Du thuyền :
* Tập thể được chia thành 2 hoặc 3 nhóm đều nhau.
- Ba nhóm tập trung ở vạch xuất phát, tất cả đều bịt mắt, chỉ để lại một người không bịt mắt đứng sau hàng.
- Người điều khiển bày các chường ngại vật trên đường thuyên chuyển
- Khi tiếng còi bắt đầu, các đoàn thuyền di chuyển theo sự hướng dẫn của hoa tiêu (người đứng cuối hàng và không bịt mắt)
* Quy ước cho đoàn tàu :
- Người điều khiển vỗ vào vai người trước đều 2 bên và cả đoàn tàu điều vỗ tay 2 bên. (Quy ước đi thẳng)
- Vỗ vai phải, giữ tay trái ( là rẽ phải hoặc sang phải)
- Khi vỗ vai trái, giữ im tay phải (là rẽ trái)
Khi cả vòng tròn vượt tàu bạn 2 bước thì người hoa tiêu cho kéo còi (bóp mạnh vào 2 vai) thì cả đoàn tàu reo theo quy ước. Ví dụ : nhóm 1 là (a, a, a...), nhóm 2 là (i,i, i ...), nhóm 3 là (u, u, u ...)
Đoàn tàu nào về đích trước mà không bị đứt khúc là thắng cuộc.
5. Cao - Thấp - Mập - Ốm :
Cao : Tay phải để ngang tầm mắt. Tay trái để ngang thắt lưng. Lòng bàn tay hứng vào nhau.
Thấp : Hai tay thu biên độ gần nhau theo chiều thẳng đứng.
Mập : Hai bàn tay mở rộng theo hai hướng trái phải.
Ốm : Từ động tác mập thu nạp biên độ theo chiều ngang.
Người điều khiển sẽ thực hiện lời nói và tay làm theo một động tác đã quy ước. Nhưng đột nhiên, người điều khiển nói ốm nhưng tay làm một động tác khác. Nếu ai làm theo tay người điều khiển coi như bị phạm luật chơi và cả vòng tròn thực hiện theo lời nói của người điều khiển.
6. Soi gương :
* Người điều khiển đứng trước mặt người trong vòng tròn thực hiện một động tác và người chơi làm ngược lại.
Ví dụ : Người điền khiển đưa tay phải gãi đầu thì người đối diện tượng trưng tấm gương phản chiếu cũng thực hiện động tác đưa tay trái lên gãi đầu. Nếu người đối diận thực hiện không được hoặc sai, coi như vi phạm luật chơi.
7. Nhóm nhạc hòa tấu :
* Vòng tròn chia thành 4 nhóm :
- Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống : (thùng, thình)
- Nhóm 2 : Thực hiện tiềng đàn : (tùng, tùng ...)
- Nhóm 3 : Thực hiện tiếng mõ : (tóc, tóc ...)
- Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông : (keng, keng ...)
Người điều khiển đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ của mình được phân công.
Để trò chơi thêm hứng thú, người điều khiển có thể một lúc đưa 2 tay và khi đưa tay lên cao đồng loạt 4 nhạc cụ đều kêu lên và ngân dài nhạc cụ của mình, và người điều khiển đưa tay chỉ đất thì tất cả đều phát ra tiếng (hừm, hừm ) và trò chơi lại được tiếp tục.
8. Tập tự chủ
Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và làm được 3 động tác thật hài hước hoặc một câu hỏi dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.
9. Nhà báo tìm dũng sỹ
Vòng tròn cử một người là nhà báo và đi ra khỏi vòng (phòng). Trong phòng cử một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn (phòng) quan sát thật kỹ những đặc điểm của dũng sỹ.
Khi hay tin trong vòng (phòng) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi vòng tròn (từ 3 đến 10 câu) thùy theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hay khẳng định. Ví dụ: Dũng sỹ là nam phải không? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn quàng phải không? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì cả vòng im lặng, lắc đầu, mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ sẽ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể qui định.
10.Trò chơi "Tập làm người Ấn Độ"
+ Trước tiên người quản trò giới thiệu cho mọi người biết về sự khác biệt giữa người Ấn độ và các nơi khác: khi đồng ý thì bạn sẽ nói "đồng ý" và gật đầu, còn ngược lại thì nói "không đồng ý" và lắc đầu. Nhưng người ấn độ sẽ nói "đồng ý" và lắc đâù - "không đồng ý" và gật đầu.
+ Giao luật chơi rõ ràng trước là người chơi phải trả lời sự thật, trả lời bằng tiếng và hành động cùng một lúc => tất nhiên theo người Ấn Độ.
+ Quản trò bắt đầu trò chơi với những câu nói vui và bất chợt hỏi 1 người trong nhóm nào đó, hỏi các nhóm cùng lúc hoặc nhóm nào đó để trả lời.
11. Trò chơi "Tiếng hát từ trái tim"
+ Quản trò bắt một bài hát mà tất cả mọi người thuộc nhất. Giới thiệu luật chơi: khi quản trò xòe bàn tay có nghĩa là mọi người hát rõ và to, nhưng khi quản trò nắm bàn tay lại thì mọi người vẫn hát nhưng không được phát ra tiếng (kể cả uh, à, ì .. cũng không được), không được nhấp môi ... nói chung là hát bằng con tim thôi. Khi quản trò mở tay ở lúc nào thì người chơi phải hát tiếp tục bái hát ở lúc đó
+ Vd, (Xòe tay)Anh em ta về (nắm tay)cùng nhau ta (xòe tay)sum họp này ... 12345 => không được phát ra âm thanh lúc đến khúc hát "cùng nhau ta"
+ Các bạn có thể nâng cấp bằng cách chỉ tay về nhóm nào nhóm đó thực hiện, hoặc chơi bằng 2 tay với mỗi tay mỗi bên.
12. Trò chơi "Câu hát - đứt đuôi"
+ Quản trò bắt một bài hát phổ biến hoặc một bài hát mới nhưng ngắn và hướng dẫn cho mọi người thuộc. Thông báo cách chơi: Bài hát có bao nhiêu câu sẽ thực hiện bấy nhiêu lần, sau mỗi lần hát hết bài sẽ tăng mức độ lên cao hơn nữa. Ở mỗi mức độ sẽ bỏ từng chữ một ở cuối câu hát.
+ Vd, Bài hát "Cả nhà thương nhau"
L1: Ba thương con thì con giống mẹ, mẹ thương con thì con giống ba, cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười.
L2: Ba thương con thì con giống..., mẹ thương con thì con giống..., cả nhà ta cùng thương yêu..., xa là nhớ gặp nhau là....
L3: bỏ 2 chữ cuối mỗi câu, cứ như vậy đội nào hát lâu hơn sẽ thắng ...
13. Trò chơi "Câu hò quê hương"
+ Ở mỗi miền có một câu hò đặc trưng riêng như:
- Hò ho ơ ... Trên trời có đám mấy xanh ... Ở giữa mây trắng ... hò ho ơ ... ở giữa mây trắng ... xung quanh mây vàng ...
- Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ ... hò lơ hó lơ ... Trên trời có đám mây xanh ... a li mà hò lờ ... ở giữa mây trắng ... a li hò lơ ... xung quanh mây vàng ... Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ ... hò lơ hó lơ
- Trời mưa... dô ta ... thì mặc trời mưa... dô ta ... nhưng mà mưa quá ... dô ta ... thì ta đi dù ... dô hò dô hò là hò dô ta dô ta
+ Tùy theo từng cách hò mà bạn yêu cầu các nhóm hát đối nhau.
14. Trò chơi "Giao lưu 3 miền"
+ Ở mỗi miền có một cách gọi khác nhau nên đây là trò chơi giúp cho các miền được gần lại với nhau, cũng là cách cho người chơi hiểu hơn về các miền.
+ Cách hô như sau: "Ở quê tôi, cái ... gọi là ... cái ..."
+ Hai đội hô cho đến khi bất phân thắng bại thì thôi
+ Vd, ở quê tôi cái muỗng gọi là cái môi
ở quê tôi con heo gọi là con lợn
+ Chú ý là cách gọi địa phương chứ không phải giọng nói địa phương như "hà nội" gọi là "hà lội" là không chấp nhận
15. Trò chơi "Bà Ba - Bác Bảy"
+ Trò chơi đấu hai bên. Mỗi bên được chọn 1 tên: Bác Bảy hoặc bà Ba
+ Cách hô: "Bà ba b... Bác bảy" - "Bác bảy b... bà ba"
+ Vd, "Bà ba bợ bác bảy" -> trả lời lại "bác bảy binh bà ba"
+ Chú ý phải chèn vào chữ có vần b ở đầu để hợp câu
16. Trò chơi "Lục Vân Tiên"
+ Trò chơi đấu 2 bên. Mỗi bên chọn hướng đi ra hoặc đi vô(có thể đổi đi vào tùy miền)
+ Cách hô: "Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải cái ...a cõng mẹ đi vô (vào)"
=> trả lời "Vân Tiên cõng mẹ đi vô (vào) gặp phải cái ...ô(ào) cõng mẹ đi ra"
+ Vd, Vân Tiên cõng mẹ đi vô gặp phải gà cồ cõng mẹ đi ra - Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải mác - xa cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vào gặp phải bồ cào cõng mẹ đi ra - Vân Tiên cõng mẹ đi ra gặp phải con ma cõng mẹ đi vào.
17. Trò chơi "Tìm động vật"
+ Quản trò chia làm 3 vùng "Bầu trời, Mặt Đất, Dưới Biển". Khi nhắc đến vùng nào thì các nhóm phải đọc ngay tên của một động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi không được đọc lại, tên độc vật phải rõ ràng như chim gì? cá gì ?
+ Quản trò có thể gọi tắc là "Trời, Đất, Biển" để đẩy trò chơi lên nhanh hơn
+ Vd, Trời => quạ, Đất => Bò, Biển => cá ngựa
18. Trò chơi "Người Việt biết hàng Việt"
+ Tương tự trò chơi ở trên nhưng lần naỳ là quản trò đọc tên một loại sản phẩm hoặc khoanh vùng sản phẩm để các nhóm đọc tên các nhãn hiệu hàng việt Nam về sản phẩm đó mà mọi người phải biết. Khi thấy hai bên đã nêu ra quá nhiều nhãn hiệu thì quản trò sẽ đổi sản phẩm khác
+ Vd, Giày => Bitis, Bitas, ...
Rượu => Nam Vang, Vang Đà Lạt, Bầu Đá Bình Định, ...
+ Yêu cầu của người quản trò khi tổ chức trò chơi này phải có vốn kiến thức thật sự phong phú để xử lý các tình huống kiện tụng.
19.TRÒ CHƠI " ĐÁNH TRỐNG LÃNG "
Thể loại: Phản xạ.
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu "yes-no", dễ "dính" lắm. )
Ví dụ:
QT: "Bạn ăn cơm chưa?"
DV: "Chưa" hoặc "rồi" là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
------> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: "Bồ tui có ở nhà.", "Hôm nay trời đẹp."....
20. Trò chơi "DỘI BOM"
Mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất phát, đến người khác

File đính kèm:

  • docBỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ 6.doc
Giáo Án Liên Quan