Bộ sưu tập trò chơi nhỏ - Phần 5

thành viên tương ứng trong mỗi Đội sẽ chọn cho mình một con số đếm (từ 1, 2, 3,.) hoặc tên một con vật,. theo thống nhất chung từ trước. Như vậy chúng ta sẽ có mỗi Đội 1 số 1, 1 số 2,.

Ở giữa 2 đội (giữa 2 lằn vạch xuất phát) cắm sẵn 1 cây cờ để làm mục tiêu.

Khi nghe Quản trò hô một con số nào đó, thì lần lượt các con số của hai đội chạy lên để tìm cách cướp cây cờ và chạy về phía phần đất an toàn của mình (sau vạch xuất phát của Đội mình). Quản trò có thể hô số đơn, hoặc 2, 3 số cùng lúc,. Khi nghe quản trò hô tổng số thì toàn bộ Đội viên của các đội đều phải chạy lên tham gia cướp cờ.

Cách tính điểm: đội viên của đội nào được Quản trò hô tên, chạy lên giật được cây cờ chạy về đến nhà được thì được tính thắng 1 điểm. Trong quá trình chạy về (đang cầm theo cây cờ) nếu bị người có số tương ứng ở phía bên kia rượt theo dùng tay đập trúng trước khi về đến vạch xuất phát thì bị tính 1 điểm thua. Khi đội nào đạt được số điểm đã quy định trước thì là đội thắng.

+Ghi chú: điểm chỉ được tính khi những người có cùng số bắt được nhau (ví dụ số 3 bên này đập trúng số 3 của đối phương lúc đang cầm cây cờ chạy thì mới được tính điểm. Những số khác nếu được gọi lên, nhưng không giựt được cờ thì chỉ có nhiệm vụ làm cản trở đối phương cho bạn mình (người cầm cờ) chạy về tới đích an toàn).

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ sưu tập trò chơi nhỏ - Phần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 5 
1/ Trò chơi cướp cờ:
chia mỗi đội làm 2 phe có số người bằng nhau, đứng đối diện với nhau sau 2 lằn vạch xuất phát. Mỗi thành viên tương ứng trong mỗi Đội sẽ chọn cho mình một con số đếm (từ 1, 2, 3,...) hoặc tên một con vật,... theo thống nhất chung từ trước. Như vậy chúng ta sẽ có mỗi Đội 1 số 1, 1 số 2,...
Ở giữa 2 đội (giữa 2 lằn vạch xuất phát) cắm sẵn 1 cây cờ để làm mục tiêu.
Khi nghe Quản trò hô một con số nào đó, thì lần lượt các con số của hai đội chạy lên để tìm cách cướp cây cờ và chạy về phía phần đất an toàn của mình (sau vạch xuất phát của Đội mình). Quản trò có thể hô số đơn, hoặc 2, 3 số cùng lúc,... Khi nghe quản trò hô tổng số thì toàn bộ Đội viên của các đội đều phải chạy lên tham gia cướp cờ.
Cách tính điểm: đội viên của đội nào được Quản trò hô tên, chạy lên giật được cây cờ chạy về đến nhà được thì được tính thắng 1 điểm. Trong quá trình chạy về (đang cầm theo cây cờ) nếu bị người có số tương ứng ở phía bên kia rượt theo dùng tay đập trúng trước khi về đến vạch xuất phát thì bị tính 1 điểm thua. Khi đội nào đạt được số điểm đã quy định trước thì là đội thắng.
+Ghi chú: điểm chỉ được tính khi những người có cùng số bắt được nhau (ví dụ số 3 bên này đập trúng số 3 của đối phương lúc đang cầm cây cờ chạy thì mới được tính điểm. Những số khác nếu được gọi lên, nhưng không giựt được cờ thì chỉ có nhiệm vụ làm cản trở đối phương cho bạn mình (người cầm cờ) chạy về tới đích an toàn).
Quản trò không nhất thiết phải hô số một cách trực tiếp mà có thể nói bâng quơ một câu nào đó có xuất hiện chữ số để tạo sự bất ngờ cho người chơi. Ví dụ, quản trò hỏi: ngày mai là thứ mấy, người chơi trả lời: thứ hai, Quản trò: ờ, thì ra là thứ hai. Tức thì người mang số 2 sẽ chạy lên để giật cờ.
Kết hợp với trò thứ nhất, chúng ta sẽ có biến dạng của trò cướp cờ.
* Biến thể 1:
Dụng cụ thi đấu 4 khăn bịt mắt, 4 dây cột chân
Diễn biến trò chơi
Hai đội dự thi, mỗi đội 4 người chia làm 2 cặp, mỗi cặp cột chân phải của người này vào bên trái của người kia để hai người chỉ còn lại 3 chân. Chọn 1 trong 2 người ai to lớn hơn thì bịt mắt người đó lại. Như vậy cả hai đội có 4 cặp thi đấu tổng cộng 8 người 8 con mắt và 12 cái chân.
Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, hai đội từ vạch xuất phát của mình sẽ tiến về phía trung tâm là một vòng tròn nhỏ vạch dưới đất. Trong vòng tròn có một cây cờ, đội nào cướp được cờ và chặp nhanh về vạch xuất phát của mình là thắng, nhưng nếu bị đội đối phương đuổi theo thì ném cờ cho động đội. Chỉ khi nào đối phương chụp được cờ thì mới thua.
Luật chơi
Không được bỏ băng mắt, không được làm sút dây cột chân ra. Người sáng mắt sẽ đưa cho cờ người mù giữ giùm, nếu bị rượt gắt quá, nếu bị rượt gắt quá, Khi bị đập vào vai là phải cắm cờ lại vào vòng tròn, nếu chưa kịp ném cho đồng đội
* Biến thể hai:
Hai người - ba chân, hai mắt và hai tay. 3 chân, 2 mắt thì biết rồi. Còn hai tay thì có nghĩa là người không bị bịt mắt thì sẽ lại bị cột 2 tay của mình lại về phía sau. Người nhìn thấy sẽ hướng dẫn cho người bị bịt mắt chụp lấy cây cờ và hướng dẫn đường chạy về nhà cũng như đường đuổi theo đối phương khi cờ bị giật.
Luật chơi vẫn diễn ra giống như trò cướp cờ đã mô tả ở trên.
2/Đố nghề:
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
3/ Nhảy bao bố:
Vẽ hai vạch làm vạch xuất phát và vạch đích đến.
Người thi đứng sau vạch đầu tiên, mỗi người đứng ở trong một cái bao bố, sau khi nghe hiệu lệnh còi xuất phát thì cố gắng nhảy thật nhanh về đích (hai tay giữ chặt lấy miệng bao bố), người về đích trước là người thắng cuộc đua.
4/ Đua xe đạp:
Có thể chia làm nhiều biến thể:
- Đua xe đạp nhanh, xe đạp chậm
- Đua xe đạp vượt chướng ngại, đua xe đạp chở nhiều người (chở 1 lúc nhiều người từ vạch xuất phát hoặc đón thêm người trên đường đua)
...
5/ Kéo co:
- Nguyên tắc chung: chia làm hai đội để thi, có vạch quy định, mỗi bên ra sức kéo, cố gắng kéo đội kia qua được vạch quy định thì sẽ thắng.
- Dụng cụ: dây chảo (nếu có) hoặc không có thì có thể dùng tay thay thế dây, tay người sau ôm chặt vào bụng của người đứng trước.
- Biến thể:
* Kéo co 3 người:
- Gồm 3 người thi với nhau. Dụng cụ là một sợi dây đã nối hai đầu lại với nhau, mỗi người kéo căng sợi dây một đầu để hình thành ra một tam giác đều. Vẽ một vòng tròn dưới đất bao quanh 3 đấu thủ. Sau khi nghe hiệu lệnh còi, nếu ai có thể kéo sợi dây về phía mình và vượt qua vòng tròn dưới đất trước thì người đó sẽ thắng.
* Kéo co trên không:
- Chia làm 2 phe bằng nhau.
- Dụng cụ: một dây chảo, một trụ ngang đủ cứng để chịu được sức kéo của cả hai bên. Vắt ngang sợi dây qua trụ rồi hai đội ra sức kéo sợi dây qua lằn mức quy định (nếu không kiếm được trụ thì có thể đặt một cây sắt qua chạc ba của hai cây sát nhau mọc tự nhiên (thông, tùng,...) cũng được)
6/ Đua thuyền trên cạn:
- Đua đứng: mỗi đội xếp theo hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, người sau đặt tay trái lên vai người trước, tay phải cầm lấy chân phải của người trước, đồng thời chân phải của mình co lên và đưa về phía sau để người phía sau giữ lấy chân của mình. Người đứng cuối hàng cũng tự động co chân phải lên. Cứ như thế đoàn thuyền nhảy lò cò về tới đích. Ai về trước thì là người thắng (có thể quy định đoàn thuyền nào chạm đích trước thì thắng hoặc tính điểm thắng chỉ khi nào cả đoàn thuyền vượt qua đích)
- Đua ngồi: mỗi đội xếp theo hàng dọc, tất cả ngồi xuống sau vạch xuất phát. Người sau dùng chân của mình kẹp ngang bụng của người thành một hàng dài. Khi nghe tiếng còi xuất phát, cả đoàn thuyền dùng tay đẩy người về phía trước. Đoàn thuyền nào đến đích trước sẽ thắng.
7/ Đàn kiến:
Vẽ hai làn vạch cách xa nhau, giữa 2 vạch đó để những chiến ghế nối liền hai vạch (nếu không có ghế thì vẽ một đường thẳng ngoằn nghèo giữa hai vạch, hoặc những vòng tròn nhỏ nối tiếp nhau để đàn kiến có thể bước lên).
Khi nghe còi hiệu mỗi đội kiến cử một chú kiến ra "lâm chiến". Chú kiến mỗi đội đi theo đường dẫn đã làm trước (đi trên ghế, đi theo đường vạch ngoằn nghèo, hoặc nhảy theo những vòng tròn). Khi 2 chú kiến đụng đầu nhau ở giữa đường đi thì sẽ chơi "Oẳn tù tì" (Xú xì), chú kiến nào thắng thì sẽ được tiếp tục đi, đội của chú kiến thua sẽ cử ngay một chú kiến khác chạy theo đường đó để chặn chú kiến kia đang "tiến" tới hang ổ của mình, trận chiến thứ hai bắt đầu. Chú kiến nào thắng thì cứ tiến lên phía trước về phía hang ổ địch thủ cho đến khi loại bỏ hết tất cả những chú kiến ở phe bên kia.
Phe nào chết hết trước thì sẽ bị thua.
Lưu ý: chú kiến nào đã bị thua trong cuộc oẳn tù tì thì coi như là đã chết và không được quyền tham gia trở lại cuộc chơi.
8/ Dùng dây thả bóng:
* Dụng cụ: hai sợi dây dài bằng nhau, 1 quả bóng nhựa, một thau (miệng thau to hơn quả bóng).
* Mỗi đội thi đấu cử ra 3 người để thi đấu. Hai người A và B có nhiệm vụ giữ hai sợi dây song song với nhau. Cái thau đặt ở giữa hai sợi dây. Người C còn lại đặt trái bóng lên trên hai sợi dây (ở sát một đầu dây của người A). Hai người cầm dây cố giữ cho 2 sợi dây thăng bằng và dịch chuyển tay lên xuống sao cho trái bóng di chuyển từ phía dây người A và dịch chuyển vào giữa. Sau đó canh và thả trái bóng rớt vào cái thau ở giữa. Điểm được ghi khi trái bóng rớt xuống và nằm gọn trong cái thau. Sau đó người C lại nhanh chóng lượm trái bóng đã rơi ra khỏi sợi dây (cho dù có ghi được điểm hay không) và đặt lại vào vị trí ban đầu (đầu dây sát tay người A) và bắt đầu một lượt thả mới cho tới khi có tiếng còi báo hiệu hết giờ.
9/ Đội nón đá bóng:
* Địa điểm: chơi ngoài trời.
* Dụng cụ: 4 nón lá, 4 quả bóng nhựa, 4 dây cột tay và một khăn bịt mắt.
* Thời gian chơi: chia làm 2 hiệp, mỗi hiệp 5'.
* Cách chơi: chia làm 2 đội A và B. Đội A sút bóng trước thì Đội B giữ khung thành, sang hiệp thứ 2 thì đổi ngược lại.
- Đội A là người sút bóng trước thì cử ra 4 cầu thủ. Mỗi cầu thủ đội nón, hai tay bị cột chặt phía sau lưng, nhận mỗi người 1 quả bóng và tất cả đều đứng sau vạch xuất phát. Mỗi lượt sút là một cầu thủ dẫn bóng lên, vượt qua vạch xuất phát nhưng không được tiến đến xâm phạm vùng cấm địa. Cố gắng giữ nón ở trên đầu đừng để rơi và điều khiển trái bóng cho thật khéo để tiến sát về phía cầu môn và sút bóng(nhưng không được xâm nhập vào vùng cấm địa).
- Đội B cử một người là thủ môn trấn giữ khung thành. Thủ môn này bị bịt mắt, có thể di chuyển tự do (nhưng chú ý đừng có di chuyển quá xa khung thành mà để bị sút cháy lưới, ngoài ra còn phải cẩn thận coi chừng bị sút... trúng mặt)
- Người thứ nhất của Đội A dẫn bóng và sút bóng xong (cho dù có ghi bàn hay không) thì người thứ 2 mới được di chuyển. Trong khi đó người thứ nhất chạy đi nhặt bóng và quay trở lại vạch xuất phát và chờ đến lượt mình dẫn bóng để sút tiếp lượt khác (sau khi người thứ 4 đá bóng xong).
- Sau khi hết 5' thì đổi sang hiệp 2, Đội A giữ khung thành còn Đội B là người sút bóng.
* Những trường hợp không được sút bóng:
- Dẫn bóng vào trong vùng cấm địa.
- Nón bị rơi (trò chơi đặc biệt khó khi trời có gió).
10/ Penalty - Xoay người đá bóng:
* Dụng cụ: một quả bóng, một khăn bịt mắt.
* Đội A sút bóng trước cử ra 5 đến 10 người để thi đấu. Đội B cử ra một người bịt mắt để làm thủ môn giữ khung thành. Khoảng cách từ vị trí đặt bóng đến khung thành thì tùy thuộc vào thỏa thuận của người chơi với nhau.
* Luật chơi: người sút bóng trước khi sút bóng thì cúi gập người xuống, một tay (ví dụ tay trái) nắm lấy lỗ tai ở bên phía ngược với tay của mình (tay trái sẽ nắm lấy lỗ tai phải), tay còn lại (tay phải) lòn qua giữa tay trái và cố gắng chạm xuống mặt đất. Sau đó xoay tại chỗ 10 vòng rồi đứng lên sút bóng. (chú ý, tùy theo thể trạng của người sút bóng mà quy định số vòng quay, vì đôi lúc có một số người khi đứng lên do xoay quá nhiều vòng nên sẽ bị... té lăn chiêng, nên cần có người đứng xung quanh để đỡ)
11/ Chèo thuyền qua sông:
* Dụng cụ: mỗi đội chơi cần 3 cây tre 1m6.
* Số lượng tham gia: mỗi đội cử ra 3 người chơi.
* Luật chơi: vạch 2 vạch cách nhau chừng 15m. Một vạch là vạch xuất phát, một vạch là đích. Các đội tham gia đứng sau vạch xuất phát. Hai người trong mỗi đội cầm lấy 2 đầu cây tre và giữ song song với nhau. Người còn lại tay chống bằng cây tre thứ ba và đứng trên hai thanh tre đó và cố giữ thăng bằng. Hai người kia di chuyển thật nhanh về đích, mang theo hai cây tre (thuyền) có người chèo thuyền đứng trên đó. Đội nào chạy về đích đầu tiên thì là đội thắng cuộc.
12/ Thủ thỉ truyền tin:
* Mỗi đội chơi (chừng 5, 6 người) sắp thành một hàng dọc, khoảng cách giữa mỗi thành viên khoảng 1,5m. Người đứng đầu hàng sẽ lên nhận bản tin từ Quản trò và cố gắng nhẩm cho thuộc. Sau đó chạy về, nói thì thầm vào tai người thứ hai. Người thứ hai nhẩm cho thuộc sau đó sẽ chạy đến truyền bản tin đó cho người thứ ba. Người thứ nhất sau khi truyền tin cho người thứ hai thì phải quay trở lại vị trí cũ của mình. Lần lượt như thế cho đến khi bản tin được truyền đến người cuối cùng, người cuối cùng sẽ chạy lên báo cáo lại nội dung bản tin với Quản trò. Đội nào truyền tin nhanh hơn và nội dung bản tin được truyền chính xác hơn thì sẽ là đội chiến thắng.
* Lưu ý: trong trường hợp bị quên bản tin, người truyền tin có thể chạy lại hỏi người đã truyền tin cho mình. Trò chơi này khá là thoáng nên mọi người chơi phải tuyệt đối tuân thủ luật chơi, cấm ăn gian 
* Bản tin truyền đi có thể mang nhiều nội dung, nhưng từ dễ tới khó. Có thể chọn những bản tin khó phát âm nhanh để tạo thêm sự hứng thú cho trò chơi. Sau đây là một vài ví dụ về bản tin:
- Thả con săn sắt, bắt con cá rô, bắn rắn kêu cái cắt, rất rất rất đẹp mắt.
- Hôm qua qua biểu qua qua mà qua không qua, hôm nay qua không nói qua qua mà qua cứ qua, vì qua có quà nên qua mới qua.
13/ Thổi nến:
* Từng cây nến từ nhỏ tới to bày ra trên một mặt phẳng. Người chơi đứng sau một vạch quy định, cố gắng thổi tắt cây nến trước mặt mình (tuyệt đối không được vượt quá vạch giới hạn). Thổi tắt được cây nến càng to thì được điểm càng nhiều.
* Trò chơi này có thể dùng để tổ chức thành một gian hàng trò chơi.
14/ Xếp hàng ném bóng:
* Mỗi đội chơi (khoảng 10 người) xếp thành một hàng dọc 9 người, khoảng cách giữa các thành viên là 1/2m. Người còn lại là người ném bóng sẽ cầm bóng và đứng đối diện với hàng dọc 9 người đó, khoảng cách giữa người ném bóng với người đầu tiên trong hàng là 3m.
* Cách chơi: lần lượt người ném bóng sẽ ném bóng cho người thứ nhất trong hàng, người đầu tiên trong hàng dọc đó sau khi nhận bóng sẽ ném trả lại cho người ném bóng và ngồi hụp xuống. Người ném bóng lại ném cho người thứ hai, sau đó người thứ hai cũng ném trả lại người ném bóng và ngồi hụp xuống... cứ lần lượt cho đến khi người cuối cùng của hàng nhận bóng và trả bóng lại cho người ném bóng. Đội nào xong trước thì là đội thắng.

File đính kèm:

  • docBỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ 5.doc
  • pptsinh hoat tap the 5.ppt