Bồi dưỡng kĩ năng tập làm văn Lớp 4 cho học sinh Tiểu học

Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. Trẻ em đi vào trong đời sống của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại. Để đạt được mục tiêu sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ giao tiếp và tư duy, trường Tiểu học cần dạy lời nói. Vì vậy ngôn bản nói và ngôn bản viết có vai trò rất quan trọng. Muốn giúp các em có vốn từ trong sáng, diễn đạt lưu loát, bộ môn Tiếng việt đã trau dồi cho các em vốn từ. Ngay từ buổi đầu đến trường, các em đã được học những bài thơ, bài ca dao, bài văn hay, Qua đó mà các em đã biết được những câu văn hay, câu thơ hay. Bộ môn Tiếng Việt là then chốt, là chìa khoá để các em bước vào lĩnh hội, tiếp thu các nguồn tri thức của các môn học khác. Phân môn Tập làm văn có nội dung chủ yếu là dạy học sinh sản sinh các ngôn từ văn bản nói và viết. Để có thể nói và viết được ngôn bản, học sinh phảI hiểu được các ngôn bản tiếp nhận khi giao tiếp. Do đó, Tập làm văn cũng bao hàm cả nội dung lĩnh hội ngôn bản. Song việc dạy sản sinh các ngôn bản vẫn là nhiệm vụ chính, nội dung học tập chính.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng kĩ năng tập làm văn Lớp 4 cho học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. Trẻ em đi vào trong đời sống của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại. Để đạt được mục tiêu sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ giao tiếp và tư duy, trường Tiểu học cần dạy lời nói. Vì vậy ngôn bản nói và ngôn bản viết có vai trò rất quan trọng. Muốn giúp các em có vốn từ trong sáng, diễn đạt lưu loát, bộ môn Tiếng việt đã trau dồi cho các em vốn từ. Ngay từ buổi đầu đến trường, các em đã được học những bài thơ, bài ca dao, bài văn hay, Qua đó mà các em đã biết được những câu văn hay, câu thơ hay. Bộ môn Tiếng Việt là then chốt, là chìa khoá để các em bước vào lĩnh hội, tiếp thu các nguồn tri thức của các môn học khác. Phân môn Tập làm văn có nội dung chủ yếu là dạy học sinh sản sinh các ngôn từ văn bản nói và viết. Để có thể nói và viết được ngôn bản, học sinh phảI hiểu được các ngôn bản tiếp nhận khi giao tiếp. Do đó, Tập làm văn cũng bao hàm cả nội dung lĩnh hội ngôn bản. Song việc dạy sản sinh các ngôn bản vẫn là nhiệm vụ chính, nội dung học tập chính.
 Chính vì hiểu được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Việt, tôi đã đem hết khả năng của mình đi sâu vào việc bồi dưỡng kĩ năng tập làm văn cho học sinh
II. GiảI quyết vấn đề
 Phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng trong bộ môn Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn yêu cầu các em vận dụng vốn từ đã học, viết được những bài văn hay diễn đạt tốt những điều mà bản thân các em đã hiểu, đã quan sát được. Qua giờ Tập làm văn, học sinh có được sự kết hợp hài hoà giữa “ văn cuộc đời” và “ văn nhà trường”. Biết cách viết văn linh hoạt để có thể sống hoà nhập với cuộc sống hiện đại. Muốn có được một bài văn hay, đúng yêu cầu của đề bài đòi hỏi phải luyện tập nhiều kĩ năng đa dạng. Phần lớn các kĩ năng cơ bản viết văn đó học ở nhà trường nhưng với những hiểu biết đú, không phải ai cũmg viết được hay.
Tất cả những bài văn viết hay đều chứa đựng những cảm hứng và hiểu biết của người viết. Người viết lại phải có năng lực vận dụng Tiếng Việt, diễn đạt những cảm hứng và hiểu biết đó thành bài văn, gây được ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc.
Tạo ra được cảm hứng, có vốn hiểu biết phong phú về cuộc sống và về Tiếng Việt là những cơ sở rèn luyện kĩ năng viết văn.
* Tạo cảm hứng để viết văn hay.
 Cảm hứng là động cơ thúc đẩy ham muốn viết văn. Cảm hứng bắt nguồn từ cảm thụ văn học (qua sách báo, kể chuyện, thơ và văn được học và được đọc), từ hiểu biết thực tế cuộc sống hàng ngày diễn ra quanh ta và từ hoạt động Tiếng Việt giàu đẹp trong văn học, trong học tập, giao tiếp.
 Khi đọc một cuốn chuyện, một bài văn, một bài thơ hay, các em cảm nhận được bao điều mới mẻ, lí thú, hấp dẫn. Ham mê đọc sách báo văn học, biết đọc có suy nghĩ, có chọn lọc, học tập cách thể hiện nội dung và diễn đạt ngôn từ tích luỹ cho mình những mẫu mực để rèn luyện kĩ năng viết văn.
Một trong những biểu hiện cảm hứng văn học là biết phát biểu nhận xét đúng đắn, biết bày tỏ cảm xúc chân thật trước một hình ảnh, một chi tiết, một từ ngữ trong cuốn chuyện, bài văn, bài thơ đang học.
Nhờ những cảm thụ tinh tế, sâu sắc mà các em viết được bài văn tốt theo yêu cầu của đề bài
*Tập quan sát.
Cảm hứng gắn liền với quan sát. Tiếp xúc với các tác phẩm thơ văn, các em quan sát cách lựa chọn nội dung, sắp xếp bố cục, cách hành văn,
Tìm ra những lời hay, ý đẹp của tác giả. Tiếp xúc với thực tế cuộc sống, các em làm giàu vốn hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên, về con người, loài vật và làm giàu vốn Tiếng Việt, đáp ứng đòi hỏi diễn tả thực tế bằng lời văn sinh động, gợi cảm.
Quan sát thực tế như thế nào để viết được văn hay?
Trước hết phải xác định đối tượng và mục đích quan sát, căn cứ quan sát để tìm ý cho bài văn. Khi đã có đề tài, em chủ động quan sát sự vật để tìm ý. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, do tiếp xúc, quan hệ với sự vật, em cũng đã tích luỹ được những hiểu biết chi tiết về sự vật đó. Thói quen quan sát sự vật không chỉ thể hiện khi thực sự cần thiết cho việc viết một bài văn mà phải là thói quen thường xuyên khi tiếp xúc với mọi vật xung quanh ta, ở mọi nơi, mọi lúc. Có những chi tiết không thể cảm nhận bằng lối quan sát trực tiếp, mà chỉ hình dung được trong trí óc.
Khi quan sát một sự vật, sự việc, các em phải xem xét sự vật, sự việc đó ở một nơi, một lúc nhất đinh, trong một hoàn cảnh cụ thể và trong mối quan hệ với sự vật, sự việc khác. Tả một con mèo con, ta có thể chú ý những chi tiết khi mèo mẹ nô đùa cùng mèo con, mèo con dụi dụi vào lòng mẹ,, thái độ, cử chỉ của mèo mẹ với con của nó.
Ta có thể quan sát sự vật, sự việc trong cách suy nghĩ, hiểu biết của người khác. Ví dụ như nghe một câu chuyện, biết một vật, một người qua lời nói của người khác hoặc đọc trong sách báo viết về câu chuyện đó, về người, về vật đó. Quan sát qua sự quan sát của người khác là con đường học tập, tích luỹ những hiểu biết cuộc sống. Hằng ngày, ông bà, cha mẹ, bà con lối xóm nói năng, trao đổi, các thầy cô giáo giảng bài trên lớp, bạn bè trò chuyện,Sách báo cung cấp kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sự quan sát trong giao tiếp, trong học tập giúp ích nhiều cho công việc viết văn của em, gợi trí tưởng tượng và kích thích cảm hứng cho bài văn sắp viết ra. Như vậy muốn viết văn hay, em phải đọc nhiều sách báo. Điều đó mở mang trí tuệ cho em, làm cho các em có hiểu biết phong phú hơn rất nhiều.
Biết quan sát là biết chọn chỗ đứng xem xét sự vật. 
Ví dụ: Tả một con thuyền trên sông, em có thể đứng trên bờ sông hoặc trên một con thuyền khác, hoặc ngay trong lòng con thuyền em định tả để quan sát. 
Cần phải quan sát sự vật trong biến đổi: người và vật đang hoạt động, làm việc, sinh hoạt, sự vật đang phát triển, trong trạng thái chuyển động và trong mối quan hệ với con người. Quan sát sự vật không đứng yên giúp cho cảm hứng thêm sâu sắc, sinh động và khi viết bài văn mới có được “cái mới, cái riêng, cái độc đáo” mới viết ra được “những điều mà người bình thường không trông thấy” (Phạm Hổ). Như vậy, ngay khi bắt đầu quan sát để chuẩn bị ý tứ nội dung và trong khi viết văn em phải có tình cảm, hứng thú và duy trì cảm hứng đó ít ra là cho đến khi viết thành công bài văn.
* Phát huy trí tưởng tượng.
Viết văn cần có trí tưởng tượng. Tưởng tượng và quan sát thực tế có liên quan với nhau. Tưởng tượng có cơ sở thực tế (do quan sát, thu thập được và do kinh nghiệm sống tích luỹ được). ở lớp, các em đã được học làm kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng.
Ví dụ: “ Cho ba nhân vật: người mẹ bị ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên. Hãy tưởng tưởng và viết thành câu chuyện.”
Không chỉ “tưởng tượng” khi viết loại văn tưởng tượng, tưởng tượng trong tất cả thể loại: miêu tả, kể chuyện, làm thơ Sự kết hợp trí tưởng tượng phong phú và thực tế tinh tế trong một bài văn là điều kiện cần thiết để viết bài văn hay.
Nói tưởng tượng trong viết văn là những điều người viết nghĩ ra một cách có chủ ý, nghĩa là tưởng tượng phải hợp lí và có mục đích. Tưởng tượng không phải là bịa đặt vô căn cứ, tuỳ tiện.
Ví dụ: Nhân vật Dế Mèn tự kể về chuyện phưu lưu của mình, suy nghĩ và hành động như một con người là do tưởng tượng của nhà văn mà vẫn không xa lạ với đặc điểm của loài dế côn trùng và tuổi trẻ của nhà văn đã nhận biết, quan sát được.
Nói tóm lại, để viết được một bài văn hay (đã xác định được nội dung viết gì, viết về sự vật, sự việc gì), em phải có sự chuẩn bị. Đó là việc tìm hiểu kĩ người, vât, việc, hoàn cảnh cụ thể, diễn biến cụ thể để phát hiện nét mới, nét riêng, nét độc đáo đưa vào bài văn. Kết quả quan sát sự vật phải khơi nguồn cho những sáng tạo nên các hình ảnh sinh động, bằng trí tưởng tượng phong phú và cảm hứng dồi dào.
Chỉ ở lớp 4, học sinh mới thực sự tập làm văn. Vì vậy cần phải nghiên cứu một vài điểm có tính nguyên tắc việc dạy và học tập làm văn lớp 4.
Học sinh là trung tâm của quá trình học tập, là tư tưởng cơ bản của giáo dục hiện đại. Trong việc dạy - học Tập làm văn cũng vậy, học sinh phải thực sự làm chủ quá trình hình thành kĩ năng sản sinh văn bảnThầy giáo chỉ đóng vai trò người tổ chức, dắt dẫn để học sinh làm việc.
Để thực hiện được yêu cầu trên, khó nhất là tạo được hứng thú học tập làm văn cho học sinh.
Mặt khác giáo viên cần tôn trọng sự độc lập suy nghĩ, sự sáng tạo của học sinh qua bài tập làm văn. Mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân học sinh trước một đề tài. Sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách kể, cách tả, cách diễn đạtNgười giáo viên luôn tôn trọng sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo đó nếu nó không biểu lộ những lệch lạc.
*Phải coi trọng yêu cầu thực hành:
ở đây là thực hành kĩ năng viết văn bản. Mỗi tiết Tập làm văn phải là một tiết thực hành, cần tăng thời gian cho sự luyện tập của học sinh. Tuy nhiên, học sinh luôn nắm chắc lí thuyết về từng kiểu bài một cách chính xác, đầy đủ để giúp các em thực hành tốt.
 Phải giúp cho học sinh viết văn có cảm xúc và chân thực:
ở lớp 4, học sinh học chủ yếu các bài thuộc ngôn ngữ nghệ thuật (miêu tả, kể chuyện). Loại văn thuộc ngôn ngữ nghệ thuật đòi hỏi bài viết phải giàu cảm xúc. Tạo nên cái “hồn”, chất văn của bài làm. Muốn vậy phải luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.
Mặt khác các bài làm của học sinh phải chân thực: chân thực khi miêu tả, lúc viết thư hay kể chuyện, lúc phát biểu cảm xúc Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, sáo rỗng. Một biểu hiện cụ thể của căn bệnh này là thói làm bài theo cách sao chép nguyên văn bản mẫu.
Trong trường hợp này, giáo viên cần bình tĩnh chỉ ra các thiếu sót, hướng dẫn để học sinh tự sửa chữa.
 * Quy trình dạy bài tập làm văn lớp 4.
Đặc điểm của quy trình này là:
Mỗi tiết học là một tiết thực hành, một hoặc vài kĩ năng làm văn (kĩ năng viết mở bài, kết bài và đoạn văn trong bài văn).
Coi trọng việc luyện tập, sản sinh văn bản cả hai hoạt động nói và viết.
 Không có tiết dạy lí thuyết riêng như trước đây. Các hiểu biết có tính lí thuyết được rút ra sau khi thực hành và trình bày rải ra qua nhiều tiết trong mục ghi nhớ.
 ưu điểm của quy trình trên là nhấn mạnh tới tính thực hành, chú trọng các kĩ năng. Vì vậy, giáo viên cần chú ý tới phần ghi nhớ để học sinh nắm vững lí thuyết.
Sau đây là quy trình cụ thể: Quy trình bài miêu tả đồ vật:
+ Quan sát và tìm ý tả đồ vật.
+ Quan sát và xếp ý tả đồ vật (Phần thân bài: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật)
+ Mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
+ Làm bài viết tại lớp về miêu tả đồ vật.
+ Trả bài viết.
Từ quy trình trên, chúng ta cần đi sâu vào luyện tập: tìm ý, làm dàn ý, làm bài viết và trả bài.
 1.Phương pháp tìm ý:
Nhiệm vụ của việc tìm ý là thông qua giải quyết một bài cụ thể luyện cho học sinh hai kĩ năng: kĩ năng tìm hiểu một đề bài cụ thể và kĩ năng tìm ý cho đề bài đó để chuẩn bị làm bài. Đồng thời cung cấp cho các em hiểu biết chung nhất mang tính lí thuyết về kiểu bài, loại bài.
-Tìm hiểu đề bài
Việc tìm hiểu đề bài có ý nghĩa quan trọng. Đây là bước định hướng cho quá trình làm bài.
Muốn tìm hiểu đề bài đúng phải đọc nhiều lần đề bài, tìm hiểu ý nghĩa của từ, tiếng, vế câu, chọn ra những từ ngữ quan trọng nhất. Từ đó trả lời mấy câu hỏi sau:
+ Đề bài yêu cầu viết loại văn nào? (miêu tả, kể chuyện hay viết thư cho ai?)
+ Phạm vi bài làm đến đâu? Trọng tâm bài là ở chỗ nào?
 2. Phương pháp làm dàn ý:
Muốn lập được dàn bài, học sinh phải tiến hành lựa chọn sắp xếp thành hệ thống các ý, đưa chúng vào những phần khác nhau của một dàn bài cụ thể.
 Cần cho học sinh làm dàn bài ngay tai lớp, học sinh chỉ chuẩn bị ý ở nhà. Đến lớp, cả lớp cùng giáo viên xây dựng một dàn bài chung. Khi tiến hành công việc này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thao tác cụ thể để lựa chọn ý, sắp xếp các ý theo hệ thống đề mục, hệ thống hoá cách diễn đạt ý.
 3. Lựa chọn từ ngữ
	Từ ngữ Tiếng Việt giàu và đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc điểm cấu tạo là đa dạng về kiểu loại (từ đơn, từ ghép và từ láy), phong phú về ý nghĩa, linh hoạt về sử dụng. Từ trong văn thơ thường có sức gợi tả hình ảnh, âm điệu và gợi cảm xúc mạnh mẽ.
	Chẳng hạn: khi miêu tả một sự vật ngoài việc quan sát đặc điểm của sự vật còn phảI biết lựa chọn từ ngữ miêu tả phù hợp, chính xác, cụ thể để không nhầm lẫn với những sự vật khác.
	Ví dụ: Miêu tả con ngan mới nở. Khi đi miêu tả các bộ phận của con ngan đó cần lựa chọn từ ngữ miêu tả như sau:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hình dáng
chỉ to hơn cái trứng một tí
Bộ lông
Vàng óng, như màu của những con tơ nõn mới guồn
Đôi mắt
chỉ bằng hột cườm. đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa đi đưa lại như có nước
Cái mỏ
Màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ, mọc ngay ngắn đằng trước
Cái đầu
Xinh xinh, vàng nuột
Hai cái chân
Lủn chủn, bé tí, màu đỏ hồng
 4. Dùng các kiểu câu
Khi viết văn cần phối hợp các kiểu câu (câu theo mục đích nói, viết: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm). Khi đặt câu, ngoài thành phần chính, còn cần thiết dùng các thành phần phụ thích hợp diễn tả hoàn cảnh, thời gian, không gian, các tình huống của sự việc nêu trong câu. Các từ ngữ phạt huy được giá trị gợi tả hay gợi cảm khi được đặt đúng vị trí ngữ pháp của chúng trong cấu tạo câu.
 Ví dụ: Một buổi sáng mùa thu mát mẻ, tôi từ trường học về nhà. Bỗng một tiếng “ uỵch” làm tôi sững lại. Một cụ già đèo bó củi ngã lăn xuống vỉa hè. Bó củi văng ra, chiếc xe đạp tuột xích nằm chỏng chơ. Tôi đang ngó nghiêng nhìn cụ thì mấy bạn đang chơi gần đấy vỗ tay khoái trá:
 - Hoan hô, ngã xe đạp! Hoan hô!
Tôi cảm thấy khó chịu. Bỗng từ đâu ba bốn bạn cả nam lẫn nữ chạy ra trách mắng mấy bạn chơi:
	- Nhìn thấy cụ già bị ngã, đã không chạy ra đỡ cụ dậy, còn đứng đấy mà vỗ tay! Giả sử ông hay bà các cậu bị ngã thì các cậu nghĩ sao? 	 (Bài làm của Thanh Tâm)
 Trong đoạn văn trên, Thanh Tâm đã dùng khá chính xác các kiểu câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu hội thoại.
 5. Luyện tập xây dựng đoạn văn
Một bài văn thường được phân chia thành một số đoạn văn, mỗi đoạn diễn tả một ý lớn trong dàn ý của toàn bài. Đoạn văn lại có thể gồm một số câu gắn kết nhau về nội dung và hình thức.ở bài tập làm văn (học theo chương trình quy định), các em đã làm quen với bố cục bài văn có 3 phần, mỗi phần do một đoạn hay một số đoạn văn ngắn tạo thành:
Phần mở bài, gồm một đoạn văn mở bài (đoạn mở bài).
Phần thân bài, gồm nhiều đoạn văn.
Phần kết bài, thường chỉ có một đoạn văn (đoạn kết bài).
Giáo viên giúp học sinh xây dựng các đoạn văn cho bài văn:
- Mở bài: Học sinh có thể viết theo 2 cách (mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp)
- Kết bài: Học sinh luyện viết theo 2 cách (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng).
- Thân bài:
Xây dựng từng đoạn văn cho các nội dung yêu cầu ở phần thân bài.
Ví dụ: ở bài văn miêu tả đồ vật học sinh cần xây dựng được hai đoạn văn: (đoạn miêu tả hình dáng đặc điểm của đồ vật; đoạn miêu tả ích lợi của đồ vật đó).
 6.. Tập viết văn
Nhiệm vụ của các em là làm bài. Giáo viên nhắc nhở học sinh trước khi làm bài, ân cần chỉ bảo phương hướng, khơi gợi nguồn hiểu biết, động viên tinh thần để các em phấn khởi dồn tâm trí vào bài làm. 
Tuỳ theo cảm hứng và vốn sống (do nhận thức và quan sát thực tế tích luỹ được), em dùng Tiếng Việt để viết bài văn. Lời văn, trước hết phải thể hiện được ý nghĩa và hình ảnh của sự vật, sự việc được miêu tả.Trong bài văn nên tránh lối bắt chước, sáo , thiếu sự bộc lộ tình cảm tự nhiên, chân thật. Bài văn được viết ra với tình cảm tự nhiên, chân thật sẽ gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc, tạo ra sức thuyết phục và hấp dẫn người đọc.
Viết văn đòi hỏi một sự kiên trì: kiên trì học hỏi, kiên trì rèn luyện. “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nên bắt đầu bằng ghi chép nhỏ vào sổ nhật kí, sổ viết văn hay và làm thơ
7. Trả bài: Trả bài cũng rất quan trọng. Qua tiết trả bài giúp học sinh rút kinh nghiệm làm bài và định hướng cho kì sau. Cụ thể là:
a.Phân tích, nhận xét ưu điểm
Giáo viên nêu ra và biểu dương thích đáng các ưu điểm về nội dung hình thức của bài làm, nhằm khuyến khích động viên các em.
b.Phân tích sửa chữa các loại lỗi
	- Về nội dung bài tập làm văn, giáo viên nêu những điểm không chính xác, những biểu hiện lệch lạc trong cách miêu tả, trong các chi tiết hoặc nội dung của bài làm có phân tích cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm.
	- Về kĩ năng, giáo viên nêu các lỗi về cả hai loại kĩ năng, kĩ năng xây dựng văn bản và kĩ năng sử dụng từ ngữ đặt câu.
	- Chữa các lỗi chính tả.
	- Chữa các lỗi về cách dùng từ.
	- Chữa các lỗi về câu.
c. Hướng dẫn học sinh tự chữa lỗi trong bài.
III. kết quả:
Qua kinh nghiệm dạy, tôi thấy học sinh làm bài tốt hơn nhiều, nhiều bài văn sáng tạo, giàu cảm xúc, hình ảnh. Tất cả giờ Tập làm văn các em đều rất thích, hứng thú say mê làm bài.
Kết quả đạt được qua các lần kiểm tra thường xuyên:
Bài tập
Số bài kiểm tra
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đề bài 
TLV
26
12
46,2
10
38,5
4
15,3
0
0
IV.Kết thúc vấn đề.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về đề tài “Dạy tập làm văn” cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung. Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài tuy đạt kết quả cao nhưng chưa phải là mĩ mãn.
Tôi tin rằng sau khi thấy được kết quả của đề tài tôi đã nghiên cứu và thực nghiêm đề tài sẽ cùng tôi vận dụng giảng dạy để có một kết quả cao trong những giờ tập làm văn. Điều mà tôi khẳng định lại một lần nữa là biết làm văn hay là sự khởi đầu và vun đắp cho những mầm xanh văn học đất nước. Quá trình học văn là một quá trình nghiêm túc học tập, gắng giỏi vươn lên trong một thời gian dài và gian khổ. Cần một niềm say mê và sáng tạo.
 Có được kết quả nghiên cứu và thực hiện đề tài trên phải kể đến sự giúp đỡ của ban giám hiệu trường tiểu học Xuân Ngọc, tổ chuyên môn và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân tôi. Đề tài nghiên cứu và thực hiện của tôi tuy chưa phải là đặc sắc song tôi nhận thấy đã có kết quả.
Các em học sinh đối tượng nghiên cứu của tôi sẽ bước đi những bước vững vàng để học tập tốt các lớp trên.
Tôi kính mong Ban giám khảo cùng toàn thể các đồng chí bổ sung cho tôi nhiều ý kiến hay hơn để tôi học tập và áp dụng vào đề tài của mình.
Nhận xét và xếp loại của nhà trường
.
.
Xuân Ngọc, ngày 14 tháng 4 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Phương Nam

File đính kèm:

  • docSKKN tap lam van 4.doc
Giáo Án Liên Quan